KẾt hợp nghiên cứu và giáo dục biếN ĐỔi khí HẬu trong trưỜng phổ thông pgs. Ts. Nguyễn Đức Vũ Trường Đhsp huế



tải về 37.25 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích37.25 Kb.
#30663

Hà Nội 10.2009 HộI thảo Nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó

vớI v ới nh ững thách thức của biến đổI khí hậu




KẾT HỢP NGHIÊN CỨU VÀ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
PGS. TS. Nguyễn Đức Vũ

Trường ĐHSP Huế
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU VÀ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Biến đổi khí hậu là nguy cơ lớn làm giảm năng suất nông nghiệp, gia tăng tình trạng thiếu nước, gia tăng các hiện tượng cực đoan của thời tiết, phá vỡ tình trạng cân bằng của các hệ sinh thái và làm gia tăng bệnh tật. Theo dự báo, trong thế kỷ 21, nhiệt độ thế giới có thể tăng thêm 50C, trong khi ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiểm là tăng thêm 20C. Nếu vượt qua ngưỡng này, các thảm họa sinh thái sẽ xảy ra và cuộc sống con người bị đe dọa nghiêm trọng. 

Biến đổi khí hậu đang đe doạ trực tiếp đến VN. Theo nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), TP Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10 thành phố bị đe doạ nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu (bao gồm Calcutta và Bombay của Ấn Độ, Dacca của Bangladesh, Thượng Hải, Quảng Châu của Trung Quốc, TPHCM của Việt Nam, Bangkok của Thái Lan và Yangon của Myanmar). Theo bản báo cáo về phát triển con người 2007 - 2008 của UNDP, nếu nhiệt độ trên Trái Đất tăng thêm 20C, thì sẽ có 22 triệu người ở VN mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập trong nước biển. Các hiện tượng như : lượng mưa thất thường và luôn biến đổi, nhiệt độ tăng cao hơn, tình hình thời tiến khốc liệt hơn, tần suất và cường độ của những đợt bão lũ, triều cường tăng đột biến, các dịch bệnh xuất hiện và lan tràn.... trong những năm gần đây đều có liên quan nhiều đến việc biến đổi khí hậu.

Nhận thức được sâu sắc vấn đề biến đổi khí hậu (nguyên nhân, hậu quả và giải pháp ứng phó) là hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân cư,... để có các hành động cụ thể góp phần vào việc ứng phó với sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhà trường phổ thông, với sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài ; với mạng lưới rộng khắp đất nước ; với hệ thống chương trình, nội dung, kế hoạch và phương pháp giáo dục ; với đội ngũ hùng hậu của những người làm công tác giáo dục đóng một vai trò to lớn và có tầm ảnh hướng sâu rộng đến việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho học sinh.



II. MỤC ĐÍCH VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Mục đích

Việc nghiên cứu và giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trường phổ thông nhằm làm cho học sinh có những hiểu biết và nhận thức về biến đổi khí hậu trên toàn cầu và những giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó, các em có những hành động thích hợp tham gia vào các hoạt động về ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng và với thiên tai nói chung.

Mục đích cao nhất của nghiên cứu và giáo dục biến đổi khí hậu là học sinh có được một ý thức trách nhiệm cao và có các hành động cụ thể, sáng tạo để cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Nội dung nghiên cứu và giáo dục biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là vấn đề có tính toàn cầu, liên quan đến rất nhiều vấn đề môi trường nói chung, như : bảo vệ rừng và trồng rừng, sử dụng hợp lý đất đai, củng cố và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm và xóa đói, giảm nghèo,...

Trên bình diện quốc tế, Hội nghị thượng đỉnh tại Copenhagen nhằm mục tiêu thông qua một hiệp ước về thay đổi khí hậu toàn cầu sẽ được tổ chức vào tháng 12 tới đây. Các nhà đàm phán đang nỗ lực đạt được sự nhất trí thay thế Nghị định thư Kyoto về hạn chế khí thải carbon. Trên thế giới, Trung Quốc và Mỹ, mỗi nước chiếm 20% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ tiêu thụ than đá, khí tự nhiên và dầu. EU chiếm 14%, tiếp theo là Nga và Ấn Độ chiếm 5%. Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định "Nếu chúng ta linh hoạt và thực tế, nếu chúng ta có thể giải quyết bằng cách làm việc không mệt mỏi trong những nỗ lực chung, thì sau đó chúng ta sẽ hoàn thành mục tiêu chung của chúng ta: một thế giới an toàn hơn, trong sạch hơn, vững bền hơn thế giới mà chúng ta đã thấy".

Ở các lãnh thổ khác nhau, những hành động cụ thể của người dân địa phương là việc làm cần thiết để cải thiện môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nội dung nghiên cứu và giáo dục biến đổi khí hậu cần đề cập đến cả hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả và các giải pháp. Nhìn chung, các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cần được triển khai ở cả ba cấp độ : cộng đồng (nâng cao năng lực thích ứng ở các vùng bị ảnh hưởng, ví dụ như xây dựng nhà cửa thích hợp ở đồng bằng sông Cửu Long ; lồng ghép thông tin biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển, kết hợp với nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của cộng đồng), chính sách (xây dựng chiến lược ở cấp quốc gia, địa phương) và năng lực thể chế, hành động địa phương (Ví dụ : để hạn chế thiệt hại do nước biển dâng cao, trước mắt cần trồng rừng ngập mặn và quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản, phát triển các khu bảo tồn sinh thái; không quy hoạch khu định cư  gần bờ biển, cửa sông; xây đê cao 1 - 1,2 m để bảo vệ cảng biển, di tích, điểm du lịch... trong vùng ngập do nước biển dâng. Tổ chức các hoạt động của học sinh, thanh niên như hội thảo về các chủ đề biến đổi khí hậu, như  vấn đề nước biển dâng, Trái Đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính, những biểu hiện, nguyên nhân, cách thích nghi và những biện pháp đối phó với biến đối khí hậu...)

III. CÁC HÌNH THỨC NGHIÊN CỨU VÀ GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NHÀ TRƯỜNG

1. Về nghiên cứu biến đổi khí hậu

Công việc này được tiến hành bởi hoạt động tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên, đặc biệt các môn có liên quan trực tiếp như : Địa lí, Sinh học, Công nghệ, Giáo dục công dân, Thể dục, Ngữ Văn,...

Việc nghiên cứu được tiến hành chủ yếu thông qua hoạt động tổ chuyên môn và tự bồi dưỡng của GV. Các sinh hoạt chuyên đề tại tổ chuyên môn hay chủ đề tự bồi dưỡng của giáo viên cần tập trung vào nội dung liên quan trực tiếp đến biến đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ôdôn, lũ lụt, hạn hán,....

Cần thiết có sự trao đổi nội dung nghiên cứu dưới hình thức xê-mi-na tại tổ chuyên môn liên trường hoặc cụm trường. Ở mức độ cao hơn, trong kế hoạch nghiên cứu khoa học hằng năm của các tỉnh, cần bố trí nội dung nghiên cứu biến đổi khí hậu cho các sở GD&ĐT. Kết quả nghiên cứu được áp dụng trực tiếp vào dạy học bộ môn và giáo dục biến đổi khí hậu tại chỗ.



2. Về giáo dục biến đổi khí hậu

Định hướng dạy học theo hướng đề cao chủ thể hoạt động nhận thức của học sinh tạo cơ hội để GV tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động liên quan đến nội dung biến đổi khí hậu ngay cả ở bài dạy học trên lớp lẫn hoạt động ngoài giờ học.

a) Thông qua các môn học trong nhà trường, tiến hành giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh.

Trong nhà trường hiện nay, có nhiều môn học có nội dung liên quan trực tiếp hoặc gần gũi với biến đổi khí hậu. Thông qua các môn học trong nhà trường có thể tiến hành giáo dục về biến đổi khí hậu cho học sinh. Việc giáo dục biến đổi khí hậu cũng như nhiều loại hình giáo dục khác qua các môn học được tiến hành theo phương thức khai thác những nội dung có liên quan đến biến đổi khí hậu trong từng môn học, chứ không phải đưa thêm nội dung vào chương trình, vào bài học bộ môn. Vì vậy, không làm nặng thêm chương trình, không sợ "quá tải".

Việc khai thác các nội dung có liên quan đến biến đổi trong bài học để tiến hành giáo dục dục cho học sinh được tiến hành bằng các phương pháp khác nhau. Trong đó, có thể sử dụng một số phương pháp có hiệu quả như : thuyết trình với sự tham gia tích cực của học sinh; đàm thoại gợi mở; khảo sát, điều tra; thảo luận; tranh luận; động não; báo cáo; đóng vai; giải quyết vấn đề; dự án. Đây là những phương pháp đề cao hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong học tập.

Trong bài giảng trên lớp, giáo viên tạo cơ hội cho học sinh làm việc cá nhân, trao đổi thảo luận nhóm, thuyết trình trước lớp các nội dung học tập có tích hợp biến đổi khí hậu (ví dụ vấn đề biến đổi khí hậu trong bài Địa lí lớp 11, hay các chất gây hiệu ứng nhà kính trong bài Hóa học 10,..). Việc làm này một mặt đề cao vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong học tập, mặt khác rèn luyện cho các em thói quen học tập giải quyết vấn đề.

b) Thông qua hoạt động ngoại khóa để tiến hành giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh

Ngoại khóa là hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, không qui định bắt buộc trong chương trình, hoạt động dựa trên sự tự nguyện tham gia của một số hay số đông học sinh có hứng thú, yêu thích vấn đề cần tìm hiểu và ham muốn tìm tòi, sáng tạo các nội dung học tập bộ môn, dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Hoạt động ngoại khóa được phân biệt với các hình thức tổ chức dạy học khác bởi những nột chủ yếu sau: là hoạt động ngoài giờ học trên lớp, không được qui định trong chương trình nội khóa; là hoạt động tự nguyện của cá nhân hay nhóm học sinh có cùng hứng thú, sở thích, mối quan tâm về một vấn đề nào đó của nội dung học tập; giáo viên không trực tiếp hoạt động cùng học sinh, nhưng phải là người hướng dẫn, tổ chức, tư vấn và có thể trong nhiều trường hợp cần thiết cũng là người chỉ đạo, điều khiển các hoạt động ngoài giờ học của học sinh; nội dung hoạt động ngoại khóa thường liên quan với nội dung học tập trong chương trình và phù hợp với hoàn cảnh của địa phương và đặc điểm của các em tham gia hoạt động; không tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa với các hình thức tương tự trên lớp học.

Hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông có một vị trí rất quan trọng, đặc biệt đối với giáo dục biến đổi khí hậu. Đây là một trong những con đường để học sinh bổ sung, mở rộng thêm những kiến thức cần thiết cho mình, hiểu biết thêm thiên nhiên, con người ở địa phương mình, khám phá thêm những kiến thức thực tế cần thiết về biến đổi khí hậu.

Các hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông rất đa dạng. Mỗi loại có nội dung riêng, được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp. Nhằm mục tiêu về giáo dục biến đổi khí hậu, có thể tiến hành các hoạt động ngoại khoá như : đố vui về hiệu ứng nhà kính, câu lạc bộ giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu toàn cầu, thi hùng biện có nội dung về biến đổi khsi hậu,... Các hoạt động này được thực hiện ngoài giờ, có sự phối hơp với các tổ chức Đoàn, Đội, Hội học sinh... trong nhà trường sẽ thu được nhiều hiệu quả thiết thực.

3. Để tiến hành có hiệu quả các hình thức nghiên cứu và giáo dục biến đổi khí hậu trong nhà trường, cần có một số điều kiện cần thiết

- Nâng cao nhận thức của giáo viên về biến đổi khí hậu toàn cầu. Giáo viên là nhân tố đóng vai trò quyết định đến thành công của công tác giáo dục biến đổi khí hậu trong các trường học. Những hiểu biết của họ về biến đổi khí hậu có tác động rất lớn đến nhận thức của người học.

- Tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo về giáo dục biến đổi khí hậu. Lãnh đạo nhà trường cần quán triệt việc giáo dục biến đổi khí hậu đến tứng cán bộ và giáo viên trong toàn trường, tổ chức các hoạt động thân thiện với môi trường, cải thiện môi trường tại trường học, từ đó xây dựng các tổ chức, các hoạt động gắn với giáo dục biến đổi khí hậu nói riêng và giáo dục môi trường nói chung.

Xây dựng và ban hành các qui chế, chế độ khen thưởng và đãi ngộ thoả đáng cho các cán bộ quản lí, giáo viên có thành tích về giáo dục biến đổi khí hậu.



3. Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục biến đổi khí hậu trong các trường học, kết hợp với nguồn lực về giáo dục môi trường, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp và tăng cường phối hợp nhà trường và cộng đồng trong công tác cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

- Huy động kinh phí cho giáo dục biến đổi khí hậu, đảm bảo nhu cầu tài chính cần thiết cho các hoạt động giáo dục biến đổi khí hậu trong các nhà trường.

- Biên soạn và phát hành rộng rãi các tài liệu phục vụ giáo dục biến đổi khí hậu đến tận từng giáo viên và học sinh trong các trường học.

- Phối hợp chặt chẽ với địa phương và cộng đồng dân cư trong khu vực trường đóng về giáo dục biến đổi khí hậu, kết hợp giáo dục biến đổi khí hậu với giáo dục môi trường, trên cơ sở các trường học tự mình xây dựng trở thành một trung tâm hạt nhân về biến đổi khí hậu tại địa phương.






Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 37.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương