Kính thưa quí bạn



tải về 39.7 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích39.7 Kb.
#30828
Kính thưa quí bạn,
Thưa quí bạn thời buổi ngày nay chữ nghĩa nhiều như là bèo trên mặt nước. Ít ai chịu viết ngắn, bài nào cũng dài thòng, do vậy ai cũng ngán đọc. Cuối cùng người viết nhiều hơn độc giả. Do đó mới phát sinh ra tạp chí Reader Digest. Tạp chí nầy bán lấy tiền, nhưng tôi làm tạp chí MTC biếu không cho các bạn ghi tên vào mailing list. Xưa nay tôi cũng theo kiểu viết ngắn tóm tắt giúp quí bạn những chuyện những tin không biết có khi có hại. Hôm nay là một.

Tôi gởi quí bạn vài ba tin có khi rất cần:
1. Tin thuốc xuống máu nhóm ARBs có thể làm tăng nguy cơ mắc bịnh ung thư. Liên hệ tới nhiều bạn cao huyết áp, kiểm lại coi có đang uống hay không.
2. Gạo lức giúp cho người bị đái đường, tin ngày hôm nay.
3. Coi chừng những chai nước ngọt bỏ bậy chung quanh nhà, hay bất cứ đâu. Coi cái gì kỳ vậy? Xin đọc chi tiết thì biết liền. Liên hệ tới con cháu nhỏ của quí bạn.
4. Chuyện bị phun nước miếng vào mặt (tại khu chợ Việt Nam, Mỹ).
5. Đó là bốn chuyện dưới đất, và chuyện thứ năm là chuyện trên trời (hay chuyện chọc thiên hạ).

Chuyện thứ nhất: Tôi tình cờ đọc được tin nầy khá quan trọng cho người có tuổi như chúng ta. Đó là có một nhóm thuốc chống áp huyết cao có thể gây thêm nguy cơ mắc bịnh ung thư, nhất là ung thư phổi. Dưới đây là nguyên văn tiếng Anh, bản tin của CNN ngày 13-Jun-2010. Các bạn đọc tiếng Anh cho rõ ràng, dịch sai tai hại. Bên dưới cùng là tên thương mại của nhóm thuốc nầy do tôi tìm ra. Các bạn xem coi có uống cái nào không, nếu có thì hỏi ý kiến bác sĩ gia đình của quí bạn.

Chuyện thứ hai: Tin ngày 14-Jun-2010 Dr. Qi Sun, M.D., nhà nghiên cứu về dinh dưỡng của trường Harvard School of Public Health, in Boston, Massachusetts nói rằng nếu người bị bịnh tiểu đường đổi gạo trắng thành gạo lức ăn vào mỗi tuần chỉ hai lần thôi, thì nguy cơ bịnh tiểu đường giảm đi 36%. Xin đọc chi tiết dưới cùng.

Chuyện thứ ba: Chuyện có thể xãy ra, và theo tin tôi biết là đã xãy ra vài nơi trên nước Mỷ trong tháng năm và tháng sáu nầy rồi, rằng có kẻ xấu chế tạo bom bằng chai nước ngọt đem bỏ chung quanh nhà người khác. Trẻ con không biết đụng tới nó phát nổ có khi bị hại, phỏng da, phỏng mặt hay hư mắt. Họ dùng phản ứng của thuốc chống nghẹt mấy cái bồn rửa mặt hay bồn nhà bếp Drano bỏ vào chau nước ngọt, thêm chút nước và giấy nhôm. Thành phần chính của Drano là sud, NaOH, phản ứng với giấy nhôm (Al) theo công thức: 2NaOH + 2Al + 2H2O → 3H2 + 2NaAlO2, sinh ra Hydrogen, khí hydrogen làm cho chai plastic nổ, mấy chất trộn chung trong đó có thể tung vào mặt vào mắt nguy hiểm.

Chuyện thứ tư: Trong khu chợ Việt Nam …tôi không ghi tên vào đây., hôm qua có một người đi vòng vòng trong đám đông, thình lình phun nước miếng vào mặt người khác. Một em trai chừng mười ba mười bốn tuổi đi chợ với bà ngoại và chị (tôi đoán) bị phun nước miếng vào mặt. Tình cờ khi em nầy đi ngang nói với bà ngoại tôi nghe thoáng. Tôi hỏi, em rất hồn nhiên nói gặp ai người nầy cũng thình lình phun nước miếng hết chớ không riêng chi em. Tai hại là cả ba tỉnh bơ. Tôi vội vả bảo em trai nầy bước ngay vô quán ăn, vào restroom lấy xà bông rửa cho thật sạch. Lát sau em tình cớ gặp lại tôi, cám ơn rất lể phép. Đố các bạn tại sao tôi bảo như vậy. Thưa trong hệ thống nhà tù, cũng có tù nhân phun nước miếng vào những nhân viên làm việc trong đó. Những người bị dính nước miếng thường được theo dõi và điều trị cẩn thận (có khi nước miếng có siêu vi HIV). Tại sao tôi gởi các bạn tin nầy? Thưa giúp được chút nào hay chút nấy, lỡ các bạn hay thân nhân các bạn bị như vậy mà tỉnh bơ thì tôi hơi e ngại. Biết mà làm thinh cũng có tội.

Chuyện thứ năm là chuyện đùa dai và chọc ghẹo: Số là như vầy (bổn cũ soạn lại), có người bạn hỏi chuyện dưới đây nên tôi lấy ra hỏi lại các bạn:

Bắt đầu:

Kính thưa các bạn,


Tôi kể chuyện nầy có thật các bạn coi như chuyện vui cũng được.
Số là một lần nọ tôi đi dự lễ cúng thất của một người quen (tháng 7 năm 2009). Trong khi chờ đợi tôi đi vòng vòng sân chùa, chợt thấy ba tấm bia vừa khắc chữ Anh lẫn chữ Việt “14 Điều Phật Dạy”. Tôi đọc thử sơ qua, chợt nghĩ liền sao Ông “Phật nơi chùa nầy” dạy những điều vừa “dính bụi trần” mà có khi còn khá trái “đạo” (Phật). Tôi có chụp mấy tấm ảnh, giờ tìm chưa thấy, nhưng vì thắc mắc về tìm trong Internet thấy ở Việt Nam có khá nhiều chùa ghi mấy câu nầy trên bia hay trên tường.

Thiệt khó hiểu, tôi không biết ngôi chùa vừa kể và những chùa trong nước tu theo “Đạo Phật” nào mà ghi những lời nầy. Với những gì tôi biết thì tôi không cho là do Đức Thích Ca Mâu Ni nói. Tôi không là Phật tử, nhưng với tôi giáo lý nhà Phật đâu có khó hiểu. Đại để là đừng tham, đừng sân, đừng si, việc thiện nên gắng làm, việc ác nên từ bỏ, và bỏ bớt lục dục thất tình. Có vậy thôi, hể tôi thấy câu nào sai những điều nầy thì tôi cho không phải là Đạo Phật. Những câu trong cái gọi là 14 điều Phật dạy nầy đáng nghi lắm.

Thứ nhất 14 điều nầy không phải là lời dạy. Dạy là bảo nên làm cái gì, không nên làm cái gì. Mười câu bên dưới đây đâu có dạy chi đâu. Nhưng thấy đâu đâu cũng ghi là “14 điều Phật dạy”.

Thứ hai là hai vế màu xanh trước và màu đỏ sau trong nhiều câu thiệt là chẳng ăn nhậu chi nhau: thí dụ bi ai lớn nhất đời người là ganh tị, hay như câu an ủi lớn nhất đời người là bố thí. Ganh tị tại sao dính vô bi ai thì chỉ có người viết ra câu nầy hiểu mà thôi. Còn câu tự đánh mất mình không phải là một hạnh tu hành sao? Sao lại cho đó là sai lầm. Té ra có một số Sư, Ni và Phật tử nếu căn cứ theo điều 5 bên dưới thì đã sai lầm xưa nay mà không biết. Ý tôi muốn nói tới hai chữ vô ngã trong đạo Phật (vô ngã là không có cái tôi; ngược lại, chấp ngã là có cái tôi).

Thứ ba nữa sao nghe những câu nầy chỉ dạy đời, dính vào tham sân si nhiều quá. Suy nghiệm cho kỷ thì những câu nầy ý tứ thấy “non non”, và là những câu không hẳn là quan trọng đứng đầu trong cuộc đời nầy. Các bạn nghĩ lại đi, thiếu chi lời dặn quan trọng hơn 14 điều nầy. Thí dụ nếu dạy thì câu đứng số 1 phải là không được giết người.
 
Chắc hẳn nhiều vị Phật tử đọc mấy hàng trên tò mò muốn biết 14 điều nầy ra sao, mà chắc cũng có nhiều vị Phật tử đã biết rồi và đang nổi tam bành lục tặc chửi thầm HCĐ tôi, lý do là xưa nay quí vị Phật tử nầy tin như đinh đóng cột rằng đó là những câu của Đức Thích Ca dạy, sao HCĐ dám nghi ngờ. Thưa các bạn chùa chiền ngày trước, tôi cho là hồi 1950 trở về trước, không ai, không nơi nào biết được là Ông Phật có dạy mấy điều “dính nhiều bụi trần” nầy.

Bây giờ tôi không nói tại sao trong dây có những câu, mà theo sự hiểu biết giới hạn của tôi, tôi thấy trái với giáo lý nhà Phật. Chờ các bạn góp ý. Xin kể hai câu thôi:


Câu điển hình chắc ai cũng thấy là câu 11. Lục dục thất tình (trong đó có ái dục) thì nhà Phật dạy nên bỏ. Nhưng nợ tình (câu 11) thì phải giữ trong lòng, nếu có siêu sinh về lạc quốc hay đắc quả Phật nhập niết bàn cũng phải mang theo và phải trả lại cho được. Nếu về miền cực lạc trả thì phải mang người đã “ban nợ tình” theo luôn. Ni cô tu đắc đạo thì mang theo một người nam “đã ban nợ tình” cho ni cô trong đời kiếp nào đó. Còn sư ông tu đắt đạo thì theo câu “Phật” dạy trên phải mang theo một người nữ “đã ban nợ tình” cho sư. Bậy bạ hết sức.Tôi đùa thôi nghe, đâu có thật.
Câu làm tôi chú ý và chụp hình là câu 1. Đạo Phật là đạo từ bi, thế mà xáng ngay chữ kẻ thù ngay hàng số 1, nghe sao trần tục quá. Đọc hết mấy câu nầy tôi thấy nó lai đạo Khổng với những thứ đạo hổn tạp khác.
Tôi còn non kém, thấy sao nói vậy, mong chu liệt vị lên tiếng cho mọi người cùng có lợi.
Chờ các bạn góp ý
HCD (14-Jun-2010)

--------------------------------


Từ 14 câu mà tôi cho là hổn tạp và vướng nhiều bụi trần nầy người ta chế ra 14 câu mẹ dạy con trai như sau (không phải tôi đâu nghe), tìm trong Internet thấy cả đống những câu sau đây:

14 điều răn của mẹ

1.- Kẻ thù lớn nhất của con là nó (vợ con).
2.- Ngu dốt lớn nhất của đời con là không hiểu ra được nó.
3.- Thất bại lớn nhất của đời con là không bỏ được nó.
4.- Bi ai lớn nhất của đời con là phải sống với nó.
5.- Sai lầm lớn nhất của đời con là quyết định lấy nó.
6.- Tội lỗi lớn nhất của đời con là nghe nó.
7.- Đáng thương lớn nhất của đời con là bị nó sai khiến.
8.- Đáng khâm phục lớn nhất của đời con là con vẫn chịu được nó.
9.- Phá sản lớn nhất của đời con là cuộc đời con đã mất trong tay nó.
10.- Tài sản lớn nhất của đời con là những thứ nó đang giữ.
11.- Món nợ lớn nhất của đời con là tờ giấy ly hôn.
12.- Lễ vật lớn nhất của đời con là sự hết lòng của con với nó.
13.- Khiếm khuyết lớn nhất của đời con là con không lấy được hai vợ.
14.- An ủi lớn nhất của đời con là thằng con trai nó đẻ ra.
Các bạn thấy chưa 14 câu nầy vế trước ăn với vế sau một cách hợp lý chặc chẻ và khôi hài. Trong khi những câu được cho là Phật dạy lại lõng lẻo gượng ép và dính nhiều bụi quá.
 
Bộ hôm nay HCĐ ăn trúng món gì mà đụng chạm tùm lum, không sợ thiên hạ quở hay sao.

----------------------------------


Thưa quí bạn đây là câu chuyện hồi 12-Jul-2009, gần năm nay rồi, có nhiều bằng hữu góp ý nhưng tôi chọn ra cái email nầy để gợi ý các bạn bàn cho vui. Coi2n như các bạn thiếu Bi Trí Dũng thì chúng ta dẹp sang chuyện chơi khác.

From: tmp1 [mailto:tmp_1@sbcglobal.net]
Sent: Sunday, July 12, 2009 11:43 PM
To: 'Huynh Chieu Dang'
Subject: RE: chuyen vui buoi sang ngay 12-Jul-09 va nhung loi Phat day tam xam.

Anh Đẳng,

Xin góp ý cùng anh.



1- Lời Phật dạy phải có thể trích từ Kinh điển của Phật giáo nguyên thủy,

2- Phật giáo đại thừa hay Phật giáo mật tông. Bạn nào quy chiếu được một trong 14 điều nầy trong Kinh điển Phật giáo, tôi xin đa tạ.

3- Đây là 14 câu tuyên bố, chớ không phải lời dạy như: không nói dối, làm lành lánh dữ…

4- Câu nào cũng ở thể tuyệt đối “nhất” thì khó có thể từ Phật khẩu.

5- Phật không dạy sai. Nếu có 1 điều sai, liệu có tin được 13 điều còn lại là lời dạy của Phật không?

6- Điều 3: Ngu dốt nhất không là dối trá. Theo Từ Điển Phật Học Đạo Uyển, Vô minh (ngu dốt, u mê) được xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của Khổ. Ðó là tình trạng tâm thức không thấy sự vật “như nó là”, cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra Khổ. Vô minh sinh Ái và đó là yếu tố cơ bản sinh ra sự tái sinh.

7- Điều 6: Dối người (Theo bản của Thuvienhoasen.org, điều 6: Bất hiếu chớ không phải Dối người. Sao bản chùa này lại khác bản của chùa kia?) không nằm trong 5 tội lớn của Phật giáo: 1. Giết cha ; 2. Giết mẹ ; 3. Giết một vị A-la-hán ; 4. Làm tổn thương đổ máu Phật và 5. Chia rẽ Tăng-già .

8- Điều 14: Bố thí không là an ủi. Hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí huệ cho người khác, được xem là hạnh quan trọng nhất trong Phật pháp. Bố thí là một trong sáu hạnh Ba-la-mật-đa (Lục độ) và là một đức hạnh quan trọng để nuôi dưỡng Công đức và đến giải thoát.

9-Điều 1 và điều 11, anh Đẳng có nhận xét rồi. Tất cả các điều còn lại, thú thật tôi chưa tìm được chắc chắn điều nào do Phật dạy cả. Phật pháp bao la, có thể do mình học đạo chưa đến nơi.

Kính thư,
PMTâm

Huỳnh Chiếu Đẳng (14-Jun-2010)


---------- Tham khảo thêm------------


June 13, 2010
Blood pressure drugs may raise cancer risk, study finds
Posted: 06:36 PM ET
By Miriam Falco
CNN Medical Managing Editor

Certain blood pressure medications may be linked to a modestly increased risk of cancer, according to a study published in the British medical journal The Lancet Oncology on Sunday.
However, researchers cannot say the exact risk of cancer for each of these drugs, so they are calling for more research. Some leading cancer and heart experts don't necessarily agree with the conclusions of this study.
The drugs in question are called angiotensin-receptor blockers or ARBs. ARBs block the chemical angiotensin II from having any effect on the heart and blood vessels, thus preventing blood pressure from going up. These drugs are commonly prescribed to patients with high blood pressure, heart failure and diabetes-related kidney disease.
Researchers at The University Hospitals Case Medical Center in Cleveland, Ohio, reviewed nine existing studies involving ARBs. "We were able to compile data of more than 60,000 patients," says lead study author Dr. Ilke Sipahi.
Sipahi, a heart failure expert, tells CNN that he and a few colleagues decided to analyze the published data about this class of drugs because several studies from the past few years suggested an increased cancer risk, and millions of people in the United States and around the world are taking these drugs.
He says their analysis found a 1.2 percent increased cancer risk for patients taking these drugs over four years. Sipahi says the current data suggest an "overall 10 percent increase in the risk of cancer diagnosis in patients on ARBs compared to placebo." The study also concludes that the risk for lung cancer was the highest. However, the study authors could not explain why these drugs might be causing cancer.
In an accompanying editorial, Dr. Steven Nissen, chairman of the Department of Cardiovascular Medicine at the Cleveland Clinic (which is not associated with UH Case Medical Center), suggests the results of this analysis require "urgent regulatory review."
Dr. Nicholas Vogelzang, an expert on several cancers and spokesman for the American Society of Clinical Oncology disagrees. He says he's fairly skeptical about the study conclusion because the only statistically significant rise was in lung cancer and "there's no direct mechanism to lung cancer should go up, but breast cancer went down. He adds that most cancers take 40 years to develop. "ARBs were not even on the market before 1995," says Vogelzang. "This gives me some pause."
The American Cancer Society's Dr. Michael Thun raises the same concern. "If the drugs caused this, then the increased cancer risk appeared much more quickly than is usually the case for solid tumors."
The American Heart Association's President Dr. Clyde Yancy actually takes ARBs to control his high blood pressure. He tells CNN in a statement, "These data raise a question, and a question only, regarding ARBs and the risk of cancer. Only non-small cell lung cancer was statistically increased and the extent of the increase was quite modest. We usually describe these kinds of findings as a 'signal' but given the modest result, perhaps this is more of a 'hint.'"
Yancy says the results of this study do not change anything for him – he will continue to take his blood-pressure lowering ARB. Study author Sipahi says he will continue to prescribe ARBs because for many patients the risk of dying from heart failure outweighs the possible risk of cancer development.
All the experts CNN spoke with recommend patients stay on their medications and talk to their doctor if they have any concerns.
CNN requested comment from several manufacturers of ARBs.
One company – Boehringer Ingelheim, which makes the drug telmisartan, responded, saying that it "strongly disagrees" with the analysis and noted that in three of the studies, no association with an increased risk of cancer was found with its drug.
Editor's Note: Medical news is a popular but sensitive subject rooted in science. We receive many comments on this blog each day; not all are posted. Our hope is that much will be learned from the sharing of useful information and personal experiences based on the medical and health topics of the blog. We encourage you to focus your comments on those medical and health topics and we appreciate your input. Thank you for your participation.
Posted by: Miriam Falco - CNN Medical Managing Editor
========================
Danh sách một số thuốc trong nhóm có thể làm tăng nguy cơ bịnh ung thư đã đề cập trong bài. Danh sách nầy không phải do tác giả viết ra mà do tôi tìm thêm.HCD
Angiotensin receptor blockers (ARBs)
Angiotensin II receptor blockers (ARBs) are medications that block the action of angiotensin II by preventing angiotensin II from binding to angiotensin II receptors on the muscles surrounding blood vessels. As a result, blood vessels enlarge (dilate), and blood pressure is reduced.
Examples of ARB drugs include:
losartan (Cozaar),
irbesartan (Avapro),
valsartan (Diovan),
candesartan (Atacand),
olmesartan (Benicar),
telmisartan (Micardis), and
eprosartan (Teveten)
===========================
Brown rice instead of white may lower diabetes risk
By Denise Mann, Health.com
June 14, 2010 4:20 p.m. EDT


Researchers note that brown rice intake was associated with "a more health-conscious lifestyle" and diet.
STORY HIGHLIGHTS
White rice causes blood-sugar levels to rise more rapidly than brown rice does
Doctor: At least half of your daily grain intake should be whole grains
Check ingredients and nutrition labels when food shopping
RELATED TOPICS
(Health.com) -- The next time you order Chinese food or need a side dish to serve with dinner, you're better off choosing brown rice instead of white. Eating more brown rice and cutting back on white rice may reduce your risk of diabetes, a new study reports.
"People at risk of diabetes should pay attention to carbohydrates in their diet and replace refined carbohydrates with whole grains," says the lead author of the study, Dr. Qi Sun, M.D., a nutrition researcher at the Harvard School of Public Health, in Boston, Massachusetts.
If you eat a little more than two servings of white rice (about 12 ounces) per week, switching to brown rice will lower your risk of developing type 2 diabetes by 16 percent, Sun and his colleagues estimate. And if you replace those servings of white rice with whole grains in general, they estimate, your diabetes risk will decline even further, by 36 percent.
White rice is produced by removing the husk-like outer layers of brown rice. Those discarded layers contain nutrients (such as magnesium and insoluble fiber) that have been shown to guard against diabetes, which may in part explain the study's findings, Sun says.
White rice may also contribute to diabetes risk because it causes blood-sugar levels to rise more rapidly than brown rice does. (This is known as having a higher glycemic index.)
Type 2 diabetes occurs when your body loses its sensitivity to insulin, a hormone that helps convert blood sugar (glucose) into energy. The result is that blood sugar, which is toxic at high levels, can creep into the danger zone. Eating lots of foods with a high glycemic index-- such as refined carbohydrates-- has been linked to diabetes risk in the past.
Health.com: 9 factors that affect how insulin works
"White rice is digested much faster and converted into sugar in your blood much quicker, so your body puts out a lot more insulin in response to white rice," says Alissa Rumsey, R.D., a nutritionist at New York-Presbyterian Hospital, in New York City. "Whole grains like brown rice are broken down into glucose a lot slower."
In the study, which is published in the Archives of Internal Medicine, Sun and his colleagues analyzed survey data from nearly 200,000 nurses and health professionals who participated in three long-running studies. Roughly 5 percent of the participants were diagnosed with type 2 diabetes during the studies, which lasted from 14 to 22 years.
Health.com: Carbs that help you lose weight
People who ate five servings or more of white rice per week had a 17 increased risk of developing diabetes compared to those who ate little or no white rice, the researchers found. On the other hand, people who ate at least two servings of brown rice had an 11 lower risk of diabetes compared with those who ate barely any brown rice.
Although the researchers controlled for a number of diet and lifestyle factors (such as red meat intake, smoking, and physical activity), it's possible that the findings partly reflect the type of people who tend to prefer white versus brown rice.
Health.com: 25 diet-busting foods you should never eat
For instance, the researchers note that brown rice intake was associated with "a more health-conscious lifestyle" and diet. People who ate the most brown rice tended to be more physically active, were slimmer, and ate more whole grains, while they were less likely to smoke or have a family history of diabetes.
Indeed, though brown rice is more nutritious than white rice, the study doesn't necessarily prove that white rice will contribute to diabetes, says Dr. Loren Wissner Greene, M.D., a clinical associate professor of medicine at New York University's Langone Medical Center, in New York City.
Health.com: Kick cigarettes without gaining a pound
"More brown rice is helpful because it is higher in fiber and that may protect against diabetes, but white rice may not increase the risk," Greene says.
At least half of your daily grain intake should be whole grains, Rumsey says.
Health.com: 5 truths about low-carb diets
"Look for brown foods such as whole-wheat bread, whole-wheat wraps, or whole-grain or blended pastas," she suggests. "There are a lot of whole grains-- such as barley, bulgur, oatmeal, and quinoa-- that are easy to cook with."
Check ingredients and nutrition labels when food shopping, Rumsey says. The first ingredient should say "whole grain" or "whole wheat," and the foods should have at least 3 grams of fiber per serving.
"Whole grains have so much more fiber, vitamins, minerals, and protein, so you get a lot more nutritional bang for your buck than with refined carbohydrates like white rice or white bread," she says.

tải về 39.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương