Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ


Đồ thị 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2014 (%)



tải về 3.48 Mb.
trang8/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   47

Đồ thị 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000-2014 (%)

Tăng trưởng ổn định dưới tiềm năng không chỉ diễn ra trong toàn nền kinh tế mà còn diễn ra ở tất cả các khu vực. Trước hết hãy nhìn khu vực nông lâm ngư nghiệp. Mặc dù tăng trưởng năm 2014 đã lên tới xấp xỉ 3,5% nhờ mưa thuận gió hòa, nhưng vẫn kém xa các năm 2005-2008. Tình hình tương tự diễn ra trong khu vực tiếp theo là công nghiệp. Riêng khu vực dịch vụ, xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng vẫn liên tục kéo dài từ năm 2005 tới nay; điều này rất đáng quan tâm vì nó phản ánh nhu cầu vẫn chưa thoát khỏi trì trệ và do đó sẽ hạn chế sự phục hồi, từng bước đi lên vững chắc của toàn nền kinh tế. Đáng tiếc nếu như năm 2013 khu vực dịch vụ đã có bước bứt phá về tốc độ tăng trưởng, dấu hiệu cho thấy cầu bắt đầu được cải thiện, thì năm 2014 điểm sáng này đã không phát huy lên được, thậm chí bị thụt lùi.

Hậu quả là cơ cấu kinh tế có những chuyển dịch theo hướng tiến bộ nhưng quá chậm chạp: Tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ trong GDP đều tăng không đáng kể sau gần 10 năm phát triển (2006-2014). Tính chung tỷ trọng khu vực nông nghiệp sau gần 10 năm chỉ giảm được 1,2%.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quá chậm gắn liền với tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động cũng rất chậm. Đến hết năm 2014, vẫn còn tới 46,6% lực lượng lao động đang làm việc trong khu vực nông nghiệp. Tính chung sau 10 năm, tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp chỉ giảm được 8,6%. Riêng năm 2014, nhìn vào dòng cuối của bảng dưới đây, có thể thấy hầu như không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động so với năm 2013.



Đồ thị 2: Tốc độ tăng trưởng của các khu vực giai đoạn 2000-2013 (%)



Bảng 1: Tỷ trọng các khu vực trong nền kinh tế (%)




Cơ cấu GDP (%)

Cơ cấu lao động (%)

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

2005

19,30

38,14

42,56

55,2

17,6

27,2

2006

18,73

38,59

42,68

54,1

18,0

27,9

2007

18,66

38,52

42,82

53,0

18,9

28,1

2008

20,42

37,08

42,50

52,3

19,3

28,4

2009

19,17

37,38

43,45

51,5

20,0

28,5

2010

18,89

38,23

42,89

49,6

20,9

29,5

2011

20,08

37,90

42,00

48,3

21,3

30,4

2012

19,67

38,63

41,69

47,3

21,3

31,4

2013

18,38

38,31

43,32

46,8

21,2

32,0

2014

18,12

38,50

43,38

46,6

21,4

32,0

Để hiểu rõ hơn thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hãy xem xét tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Trong năm 2014, cả nước có 74,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 432,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% về số doanh nghiệp và chỉ tăng 8,4% về số vốn đăng ký so với năm 2013. Bên cạnh đó còn có 22,8 nghìn lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 595,7 nghìn tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2014 là 1027,9 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên trong năm 2004 có tới 67,8 nghìn doanh nghiệp phải giải thể, hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp... Như vậy, một mặt số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới so với doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động không cao hơn đáng kể. Mặt khác, mặc dù số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung thêm khá lớn nhưng đó mới là số vốn hứa hẹn trên sổ sách, trong khi những doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động đã và đang thực sự gây ra nhiều tổn thất cho nền kinh tế và toàn xã hội.

Thêm nữa, tình trạng tồn kho của các doanh nghiệp trong rất nhiều lĩnh vực còn khá lớn và tiếp tục tăng. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/12/2014 vẫn tăng tới 10% so với cùng thời điểm năm 2013 (cùng thời điểm năm 2013 tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 11 tháng đầu năm 2014 cũng rất cao (74,5%). Sự phục hồi của nền kinh tế đang rất mong manh, chủ yếu vẫn là nhờ những đóng góp của các doanh nghiệp FDI.

Về phía tiêu thụ, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2014 tăng 10,6%; nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,3%, cao hơn mức 5,5% của năm 2013. Do vậy tăng tiêu dùng là nhân tố quan trọng góp phần làm tốc độ tăng trưởng GDP năm 2014 tăng thêm 0,56% so với năm 2013. Nếu so sánh tốc độ tăng trưởng tiêu dùng (6,3%) và tốc độ tăng trưởng kinh tế (5,98%), có thể thấy tiếp tục có sự cân đối về tăng trưởng giữa hai chỉ tiêu này như đã thực hiện trong năm 203.

Tính chung tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 tiếp tục được cải thiện, chủ yếu từ một số cải thiện nhỏ về phía cầu; trong khi đó khu vực doanh nghiệp vẫn hết sức khó khăn; cung vẫn vượt cầu; khu vực dịch chưa thể phục hồi; cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động hầu như không chuyển biến. Như vậy, tăng trưởng ổn định về lượng chưa đi đôi với những thay đổi mạnh mẽ về chất như mong đợi. Chất lượng tăng trưởng vẫn rất yếu kém.

2.Tỷ lệ đầu tư được giữ ở mức hợp lý; hiệu quả chậm được cải thiện

Đầu tư vừa là nhân tố cung, vừa là nhân tố cầu, và cũng là nhân tố chính tạo ra tốc độ tăng trưởng khá cao của nền kinh tế nước ta trong nhiều năm qua nhờ tỷ lệ đầu tư trên GDP đã tăng lên rất nhanh và liên tục đứng ở mức rất cao. Việc phát triển kinh tế thị trường và đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa đã tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn ra làm giàu, đóng góp vào quá trình phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy một khi vốn đầu tư đã trở nên quá dồi dào thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm xuống, tất yếu dẫn tới việc phải điều chỉnh lại chiến lược đầu tư.

Sau một số năm triển khai đầu tư ồ ạt (2006-2010) dẫn tới hai cuộc khủng hoảng lạm phát lớn 2008 và 2011 (xem đồ thị 6), từ năm 2011, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP đã giảm rất nhanh và liên tục; từ mức 42,7% năm 2007 và 38,5% năm 2010 xuống chỉ còn 33,3% năm 2011 và ổn định khoảng 30,5-31% năm 2013-2014, thấp nhất kể từ năm 2000. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thế giới, tỷ lệ đầu tư các năm 2013-2014 được xem là phù hợp với một nền kinh tế đang phát triển ở trình độ trung bình thấp như nước ta; nếu giữ ổn định được tỷ lệ đầu tư này dài hạn đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì chắc chắn tốc độ tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế sẽ cao hơn đáng kể.

Đồ thị 3: Tỷ lệ đầu tư trên GDP và tốc độ tăng trưởng GDP (%)

Điểm sáng chủ yếu về đầu tư năm 2014 là tỷ trọng vốn đầu từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước đã phục hồi trở lại sau hai năm giảm liên tiếp, trong khi tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực nhà nước sau hai năm tăng liên tiếp đã bắt đầu giảm xuống. Tình hình này đối ngược với năm 2013. Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài năm 2014 tiếp tục ổn định khoảng 22% trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội. Riêng trong khu vực kinh tế nhà nước, chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn đầu tư tiếp tục theo hướng hiệu quả hơn, tức là giảm tỷ trọng vốn tín dụng ưu đãi nhà nước và vốn của các doanh nghiệp nhà nước; đồng thời tăng tỷ trọng nguồn vốn ngân sách để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo.



Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế (%)




Tổng số

Kinh tế 
Nhà nước


Kinh tế ngoài 
nhà nước


Khu vực có vốn 
đầu tư nước ngoài


2005

100,0

47,1

38,0

14,9

2006

100,0

45,7

38,1

16,2

2007

100,0

37,2

38,5

24,3

2008

100,0

33,9

35,2

30,9

2009

100,0

40,5

33,9

25,6

2010

100,0

38,1

36,1

25,8

2011

100,0

37,0

38,5

24,5

2012

100,0

40,3

38,1

21,6

2013

100,0

40,4

37,6

22,0

2014*

100,0

38,2

38,4

21,7

Chú thích (*): Riêng năm 2014 còn có nguồn vốn khác khoảng 20,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Điểm yếu nổi bật về đầu tư năm 2014 là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong năm có 1588 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15,6 tỷ USD, tăng 24,5% về số dự án và tăng 9,6% về vốn so với năm 2013. Đồng thời có 594 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký bổ sung gần 4,6 tỷ USD vốn đầu tư. Như vậy tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 20,3 tỷ USD, giảm 6,5% so với năm 2013. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2014 ước tính đạt 12,4 tỷ USD, chỉ tăng 7,4% so với năm 2013. Như vậy so với năm 2013, hiệu quả công tác thu hút đầu tư nước ngoài đã giảm sút.

Thêm nữa, nếu như trong năm 2013, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào ngành trọng điểm để phát triển kinh tế thì năm 2014, tình hình đã đảo ngược. Tỷ trọng vốn đăng ký vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo giảm từ 76,9% xuống còn 71,6%; ngược lại tỷ trọng vốn đầu tư vào bất động sản và xây dựng tăng lên tới 17,8%. Các ngành còn lại (kể cả sản xuất, phân phối điện, khí đốt) chỉ chiếm 10,6%.

Hơn nữa, nếu như trong năm 2013 nhiều quốc gia công nghiệp phát triển đã tăng cường đầu tư trở lại vào nước ta, thì năm 2014 hầu hết chỉ là những nước trong khu vực hoặc các nước có công nghệ khá. Trong 57 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam năm 2014, tốp dẫn đầu đều từ nội bộ khu vực châu Á: Hàn Quốc với 6,1 tỷ USD, chiếm 39,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu Hành chính Hồng Kông với 2,8 tỷ USD, chiếm 17,9%; Singapore 2,3 tỷ USD, chiếm 14,8%; Nhật Bản 1,2 triệu USD, chiếm 7,7%; Đài Loan 0,5 tỷ USD, chiếm 3,3%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 0,4 tỷ USD, chiếm 2,5%...



Đồ thị 4: Tiến triển của hệ số ICOR

Về sử dụng, các nguồn đầu tư xã hội năm 2014 được tập trung hơn cho những mục tiêu tái cơ cấu lại nền kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất, dự báo trong 1-2 năm tới đây sẽ phát huy hiệu quả tới tăng trưởng. Nguồn vốn ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ hơn nhờ triển khai thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. 2014 cũng là năm thứ 3 thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có nhiệm vụ tái cơ cấu đầu tư đi đôi với giảm dần tỷ lệ đầu tư công, giảm tỷ trọng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, hoàn thiện thể chế về đầu tư nhằm huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Đặc biệt, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư công, chuyển sang quản lý đầu tư theo kế hoạch trung hạn, áp dụng từ 1/7/2015, chắc chắn sẽ tạo thêm thuận lợi để nâng cao chất lượng đầu tư phát triển.

Những cố gắng xiết chặt đầu tư công và tăng cường huy động đầu tư ngoài nhà nước trong 2 năm 2013-2014 đã mang lại kết quả thiết thực: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được cải thiện dù chưa nhiều. Hệ số ICOR đã giảm mạnh từ 7,26 năm 2009 xuống khoảng 5,9 trong 3 năm 2010-2012, rồi 5,61 năm 2013 và 5,18 năm 2014. Hệ số này so với các nước trong khu vực thì không còn quá cao, song so với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế nước ta thì cần phải tiếp tục hạ xuống nhiều nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng, qua đó nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, ICOR năm 2014 vẫn cao hơn mốc 2005 và những năm đầu thập kỷ 2000 nên tiềm năng giảm xuống còn lớn.

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, trong lĩnh vực đầu tư, đang nổi lên một số khó khăn cần khẩn trương tháo gỡ trong năm 2015. Cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư chưa có bước tiến đột phá; luật pháp không ổn định, các văn bản dưới luật quá nhiều và thường xuyên thay đổi; môi trường đầu tư chậm được cải thiện và nhiều rủi ro; phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế vẫn lớn, chưa đủ hấp dẫn đối với thành phần kinh tế ngoài nhà nước nên tỷ trọng đầu tư ngoài nhà nước trong 10 năm qua không thể tăng lên được, thậm chí có nhiều năm giảm mạnh. Các khu vực trọng điểm, có lợi thế hoặc còn nhiều tiềm năng chưa được quan tâm hỗ trợ thích đáng nên hiệu quả đem lại thấp. Cải cách hành chính liên quan đến đầu tư nhìn chung vẫn chậm trễ; tham nhũng gây khó dễ cho nhà đầu tư vẫn tràn lan... Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước chưa thật sự phát huy vai trò là vốn mồi để thu hút các nguồn vốn khác nhằm dẫn dắt hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý, có hiệu quả, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn. Việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng chưa nghiêm...



3.Năng suất lao động đã đóng vai trò chủ lực trong quá trình tăng trưởng

Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế tại các nước đang phát triển đều khẳng định vai trò to lớn của nguồn nhân lực trong quá trình tăng trưởng và công nghiệp hoá. Trong giai đoạn đầu phát triển, khi nguồn vốn còn khan hiếm, nguồn nhân lực thường đóng vai trò rất quan trọng, như là một nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng chủ yếu của nền kinh tế. Trong giai đoạn công nghiệp hoá, vai trò của vốn đầu tư tăng lên nhưng không vì thế mà vị trí của nguồn nhân lực bị xem nhẹ; lúc này chất lượng nguồn nhân lực lại trở thành nhân tố cơ bản tạo ra công nghệ và kỹ thuật mới làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đặc biệt, khi khoa học và công nghệ đã thực sự trở thành động lực chủ yếu của quá trình tăng trưởng thì vai trò nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu của nguồn nhân lực sẽ cực kỳ quan trọng.



Đồ thị 5: Thay đổi tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm 2008-2014 (%)

Ở nước ta, tình hình cũng không phải là ngoại lệ. Trong những năm 2008-2010, khi tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP rất cao (khoảng 38-42%), vốn đầu tư đã phần nào thay thế lao động, làm cho tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn đứng ở mức cao (năm 2009 hai tỷ lệ này lần lượt là 4,6% và 6,5%).



Bảng 3: Đóng góp của lao động và năng suất lao động tới tăng trưởng GDP (%)




2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

GDP, giá 2010, nghìn tỷ đồng

1589

1700

1821

1924

2028

2158

2292

2413

2544

2696

Lao động, triệu người

42,8

44,0

45,2

46,5

47,7

49,0

50,4

51,7

52,4

53,0

NSLĐ (GDP/Lao động, triệu đồng, giá 2010)

37,1

38,6

40,3

41,4

42,5

44,0

45,5

46,7

48,5

50,9

Tốc độ tăng trư­ởng GDP (%)

7,55

6,98

7,13

5,66

5,40

6,42

6,24

5,25

5,42

5,98

Tốc độ tăng trư­ởng lao động đang làm việc trong nền kinh tế (%)

2,88

2,82

2,79

2,77

2,76

2,73

2,66

2,68

1,36

1,14

Tốc độ tăng NSLĐ (%)

4,54

4,05

4,22

2,81

2,57

3,59

3,49

2,51

4,01

4,79

Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP (%):

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

- Lao động

38,10

40,38

39,15

48,95

51,15

42,55

42,59

50,98

25,09

19,06

- NSLĐ

60,17

57,98

59,19

49,68

47,54

55,92

55,93

47,74

73,90

80,05

- Sai số tính toán

1,73

1,63

1,65

1,38

1,31

1,53

1,49

1,28

1,01

0,89

Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay, với việc tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP giảm rất mạnh, đồng thời các ngành sử dụng ít lao động (công nghiệp và xây dựng) cũng tăng trưởng chậm lại, trong khi các ngành sử dụng nhiều lao động (nông nghiệp và dịch vụ) tăng trưởng nhanh hơn, làm cho nhu cầu lao động tăng, dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm. Năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị giảm xuống còn 3,4% trong khi tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn giảm còn 3%.

Số liệu trong bảng trên cho thấy nguồn nhân lực và năng suất lao động đã và đang đóng vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế nước ta, trong đó đóng góp của năng suất lao động (nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu) thường cao hơn rất nhiều so với đóng góp của số lượng lao động (nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng). Một mặt, tốc độ tăng trưởng năng suất lao động thường xuyên cao hơn tốc độ tăng của lực lượng lao động sử dụng. Mặt khác, mặc dù tỷ lệ đóng góp của năng suất lao động vào tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2006-2012 có xu hướng giảm khá nhanh (từ 60,2% năm 2005 xuống còn 47,7% năm 2012), nhưng riêng hai năm 2013-2014 đã tăng rất mạnh trở lại, lên tới 73,9% và 80% tức là gấp 3-4 lần mức đóng góp của nhân tố số lượng lao động. Nếu như những số liệu về suy giảm tốc độ tăng trưởng nguồn lao động là đúng (tốc độ tăng trư­ởng lao động đang làm việc trong nền kinh tế chỉ còn khoảng 1,2% trong 2 năm 2013-2014) thì điều này chứng tỏ từ năm 2013, đặc biệt năm 2014, bước đầu đã có phục hồi về chất lượng tăng trưởng, đồng thời năng suất lại trở thành là nhân tố quan trọng nhất quyết định quá trình tăng trưởng mặc dù chưa thực sự mạnh mẽ và ổn định như trường hợp các nước khác trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.



Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương