Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ



tải về 3.48 Mb.
trang5/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47

2.4. Nợ công Việt Nam 2014


Theo số liệu cập nhật từng giây của Đồng hồ đếm nợ công toàn cầu (Global public debt clock) trên trang The Economist thì tổng số nợ công trên toàn cầu tăng với tốc độ chóng mặt, từ 0.5–1 triệu đô la/giây, tức là cứ khoảng mỗi giây lại có công dân ở một quốc gia nào đó phải gánh một khoản nợ công tăng thêm. Qua lịch sử các cuộc khủng hoảng nợ công, từ các nền kinh tế mới nổi đến các quốc gia đang phát triển ở Đông Á cuối thập niên 1990, và gần đây nhất là ở các nước phát triển như Hy Lạp, Ai-len, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, có thể thấy rằng, nợ công đã và đang là một vấn đề kinh tế đe doạ sự phát triển bền vững của mọi quốc gia trên thế giới.

Theo Đồng hồ nợ công toàn cầu, tính đến tháng 1/2015, nợ công của Việt Nam ở mức 87.063 tỷ USD, chiếm 46.9% GDP, tăng 10.2% so với năm 2013; bình quân nợ công đầu người 960 USD. Những con số này vẫn nằm trong phạm vi an toàn theo tiêu chuẩn về ngưỡng trần nợ công/GDP 65% do Bộ Tài chính đặt ra. Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn về đặc điểm và cách tính nợ công của Việt Nam, cũng như đặt vấn đề hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều yếu kém như hiện nay, sẽ thấy đây là một thực trạng đáng quan ngại hơn nhiều so với các con số trên.

Trước hết, về tổng số nợ công và quy mô của nợ công so với GDP – tỉ lệ thường được sử dụng để đánh giá mức độ “an toàn” nợ công của một quốc gia. Theo các số liệu được công bố trong Bản tin nợ công số 03 được Bộ Tài chính phát hành tháng 8/2014, và Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính trước Quốc hội vào tháng 10/2014, số liệu về nợ công qua các năm cũng như dự báo về diễn biến nợ công trong các năm tới ở Việt Nam đều cho thấy tỉ lệ nợ công/GDP luôn ở dưới mức 65% (Bảng 2.5). Bên cạnh đó, tính thanh khoản nợ công của Việt Nam được đánh giá khá tốt với trên 80% các khoản nợ nước ngoài là dài hạn với lãi suất thấp.

Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam

Đơn vị: %


 

2010

2011

2012

2013

2014*

2015*

2016*

2020*

Ngưỡng

an toàn

Tổng nợ công/GDP

56.3

54.9

55.7

54.2

60.3

64

64.9

60.2

65

Nợ Chính phủ/GDP

44.6

43.2

43.3

42.3

46.9

 

 

 

 

Nợ Chính phủ/Thu

ngân sách



158

162

172

198

253

 

 

 

 

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp

và gián tiếp của Chính phủ/

Thu ngân sách


23.1

22.3

24.4

 

26.2

30

 

 

 

Nợ nước ngoài/GDP

42.2

41.5

41.1

37.3

39.9

 

 

 

50

Nguồn: Bản tin Nợ công số 03 – MoF (8/2014); Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính trước Quốc hội (10/2014); Báo cáo triển vọng thị trường – VPBank Securities (19/01/2015); *: ước tính

Trong năm 2014. đã có nhiều thay đổi pháp lý liên quan đến việc vay nợ của Chính phụ và nợ được Chính phủ bảo lãnh. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 477/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 phê duyệt kế hoạch vay và trả nợ trong nước của Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia. Trong đó, đối với các khoản nợ trong nước, số tiền vay để bù đắp thâm hụt ngân sách tăng 32.2%. Nguyên nhân chính là do mức thâm hụt ngân sách đã được điều chỉnh tăng từ 4.8% GDP lên 5.3% GDP từ năm 2013; đồng thời, giá trị GDP tăng thêm 9-10% sau khi sử dụng phương pháp thống kê mới cũng từ năm 2013. Bên cạnh đó, vay để đầu tư được điều chỉnh tăng 122.2% do chủ trương kích cầu của Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu tăng tưởng GDP 5.8% trong năm 2014, thể hiện ở kế hoạch phát hành trái phiếu trị giá 170 tỷ đồng trong giai đoạn 2014-2016. Các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh cũng được điều chỉnh giảm 21.7%, trong khi đó các khoản vay nợ của Chính phủ được điều chỉnh tăng 52.4% so với kế hoạch trước đó do chi phí vay nợ của Chính phủ luôn thấp hơn so với các tổ chức khác.

Ngoài ra, kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ cũng được điều chỉnh tăng 2 lần trong năm 2014. Theo Nghị quyết 78/2014/QH13 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, kể từ năm 2015, sẽ không thực hiện các khoản vay kỳ hạn ngắn mà chỉ phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 5 năm trở lên nhằm bù đắp bội chi ngân sách và giảm mức vay đảo nợ. Tính đến hết năm 2014, tổng lượng phát hành trái phiếu và tín phiếu Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh là 267.343 tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm 2013. nhưng giảm gần một nửa về tốc độ tăng trưởng so với năm 2013 (VPBS, 01/2015).

Nhìn vào các con số thống kê kể trên, có thể đưa ra nhận xét rằng khả năng Việt Nam rơi vào một cuộc khủng hoảng nợ công là không cao. Mức độ nợ công luôn được báo cáo ở dưới ngưỡng an toàn, các điều chỉnh về mặt pháp luật là tương đối hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh cũng như điều kiện hiện tại. Tuy nhiên vấn đề không nằm ở con số nợ công là bao nhiêu, mà là ở xu hướng tăng trưởng của nợ công (Bảng 3) và khả năng trả nợ. Nghĩa là cần cân nhắc trong tương lai ngắn hạn rất có khả năng nợ công của Việt Nam sẽ tăng vượt ngưỡng 65% và khả năng trả nợ của chúng ta là rất khó khăn và hạn chế, xét trên những rủi ro về nợ công, quản lý nợ công và vấn về thâm hụt ngân sách.



Bảng 2.5. Tốc độ tăng nợ công Việt Nam qua các năm

Đơn vị: %

 

2011

2012

2013

2014

2015*

Tốc độ tăng nợ công

24.8

18.4

17.9

23.3

19.9

Nguồn: Báo cáo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trước Quốc hội (10/2014); *: ước tính.

Rủi ro về nợ công và quản lý nợ công

a. Rủi ro về cấu trúc nợ công

Mức nợ công của Việt Nam hiện vẫn đang được đánh giá là trong phạm vi kiểm soát, nhưng nếu xét trên cấu trúc nợ của Việt Nam, thực tế có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều. “Hiện nay về cách tính nợ công của Việt Nam và quốc tế có sự vênh nhau, không khớp với nhau. Điều đó có nghĩa nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ của một số chính quyền địa phương hoặc tổ chức thuộc nhà nước được nhà nước không tính vào đó. Trước quốc tế thực chất hiện nay với khối nợ của doanh nghiệp nhà nước cực kỳ lớn thì trong tình hình như vậy mức nợ công không phải là dưới 65%. Thực tế các chuyên gia, các nhà khoa học không phải tổ chức nước ngoài người ta tính toán nợ công trên 100% tức là trên mức báo động rất nhiều. Với tỷ lệ nợ công so với GDP như vậy đồng thời với những khó khăn thách thức cũng như xu hướng nợ công tăng, khả năng chi trả và việc xử dụng không hiệu qủa thì đây là tình trạng đáng báo động…” (Theo Ngô Trí Long8).

Bên cạnh đó, các tính toán về nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam có những sai lệch ở các nguồn khác nhau và tại các thời điểm khác nhau. Vì vậy, việc đánh giá rủi ro đối với nợ công Việt Nam không thể dựa trên các khoản nợ ghi nhận trên sổ sách. Những khoản nợ xấu của khu vực DNNN dù không được Chính phủ bảo lãnh, nhưng khi gặp vấn đề về khả năng thanh toán, có thể vẫn phải dùng đến ngân sách nhà nước để trả nợ.

b. Rủi ro trong chi tiêu công

Chi tiêu công của nước ta hiện ở mức rất cao so với các nước. Nhìn chung, các nhà kinh tế đều thống nhất cho rằng quy mô chi tiêu công tối ưu đối với các nền kinh tế đang phát triển nằm trong khoảng 15-20% GDP (Phạm Thế Anh, 2008). Số liệu của ADB (2011) cho thấy, Hồng Kông, Đài Loan, Inđônêxia và Singapore là những nước có quy mô chi tiêu chính phủ nhỏ nhất, từ 15-18% GDP. Trong khi đó, chi tiêu chính phủ của Việt Nam luôn vượt xa mức tối ưu này, và chiếm tới hơn 30% GDP trong những năm gần đây (Báo cáo về nợ công của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội và UNDP, 2013). Mức bội chi ngân sách tiếp tục tăng từ mức dự kiến 224000 tỷ đồng trong năm 2014 lên 226000 tỷ đồng năm 2015 (Nguồn: Bộ Tài chính).

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2014 ước tính đạt 968.5 nghìn tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 158 nghìn tỷ đồng (chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm gần 97% tổng chi đầu tư phát triển); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể ước đạt 690.5 nghìn tỷ đồng (chiếm 71.3% tổng chi ngân sách); chi trả nợ và viện trợ 120 nghìn tỷ đồng. Trong khi tỷ trọng chi đầu tư phát triển có xu hướng giảm dần từ 25.5% năm 2010 xuống còn 22.0% năm 2011 và ước tính 17% năm 2014 nhờ nỗ lực cắt giảm chi tiêu công, thì tỷ trọng chi thường xuyên lại tăng nhanh, từ mức 64.9% và 67.2% trong năm 2010 và 2011 lên mức 71.3% năm 2014. Điều này cho thấy việc điều chỉnh và cắt giảm chi tiêu công có cải thiện nhưng chưa hiệu quả, bộ máy công quyền hiện vẫn cồng kềnh và tốn kém.

Bên cạnh đó, thu ngân sách lại thiếu bền vững. Tổng thu thuế và phí của nước ta chủ yếu đến từ ba nguồn chính: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, và thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu. Tỷ trọng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp có xu hướng giảm dần trong khi tỷ trọng thu từ thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt tăng. Điều này tiềm ẩn nguy cơ thâm hụt ngân sách trong những năm tới tăng mạnh một khi Việt Nam phải thực hiện các cam kết về giảm thuế xuất nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của hội nhập thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, các khoản thu từ dầu thô và các tài nguyên khác là không bền vững do các nguồn này là hữu hạn, đặc biệt giá dầu thô phụ thuộc vào thị trường thế giới. Vừa qua, giá dầu thế giới liên tục giảm mạnh, gây thất thoát không nhỏ cho thu ngân sách: thu từ dầu thô giảm từ 28.8% tổng thu ngân sách xuống còn 11.6% trong năm 2011 và ước khoảng 10.2% cho năm 2015 (Theo Cơ cấu thu - chi ngân sách dự kiến năm 2015 – Bộ Tài chính). Mặt khác, thu từ viện trợ không hoàn lại cũng không bền vững do bản chất ngắn hạn không ổn định, nhất là các khoản này có nguy cơ giảm mạnh khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp.



c. Rủi ro trả nợ công

Đối với nợ trong nước: Hệ thống ngân hàng gặp vấn đề về tính thanh khoản và nợ xấu. Nợ trong nước có tỷ trọng tăng nhanh, hiện chiếm tới hơn 50% (bảng 2) nhưng chủ yếu là dưới hình thức trái phiếu Chính phủ mà NHTM mua. Mặc dù đã có những điều chỉnh nhằm tăng lượng trái phiếu Chính phủ dài hạn trong tương lai, song ở thời điểm hiện tại thì các khoản nợ này chủ yếu vẫn là lãi suất khá cao (8-10%) và ngắn hạn (2-5 năm). Với rủi ro lãi suất cao và kỳ hạn ngắn, nghĩa vụ trả nợ trong nước sẽ vô cùng nặng nề, áp lực tăng cung tiền trả nợ dẫn đến lạm phát.



Bảng 2.6. Nợ công của Việt Nam 2010 – 2013

 

2010

2011

2012

2013

Triệu USD

%

Triệu USD

%

Triệu USD

%

Triệu USD

%

Tổng dư nợ

58914.07

100

66391.18

100

77903.99

100

90895.53

100

Nợ nước ngoài

32741.27

56

37643.91

57

42157.8

54

45243.02

50

Nợ trong nước

26171.8

44

28747.27

43

35746.19

46

45652.51

50

Nguồn: Bản tin nợ công 03 – MoF (8/2014)

Về vấn đề trả nợ nước ngoài, áp lực trả nợ nước ngoài hiện giảm nhẹ một phần nhờ việc Chính phủ phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm ra thị trường vốn quốc tế với lãi suất ở mức 4.8% (ngày 06/11/2014). Việc này giúp giải quyết một số nghĩa vụ nợ ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo (2016-2020), hai lô trái phiếu quốc tế phát hành trước đó sẽ đáo hạn (1 lô trị giá 750 triệu USD năm 2005 và 1 lô 1 tỷ USD năm 2010) (hình 1), tiếp đó là lô thứ ba này đáo hạn năm 2024. Có thể khẳng định rằng áp lực trả nợ nước ngoài dưới hình thức trả nợ trái phiếu quốc tế sẽ rất lớn và trường kỳ, có khả năng đưa Việt Nam rơi vào nguy cơ của một cuộc khủng hoảng nợ tại các thời điểm nóng về đáo hạn nợ (Hình 1).



Hình 2.4. Dự kiến nghĩa vụ nợ nước ngoài hàng năm của Chính phủ (triệu USD)



Nguồn: Bản tin Nợ nước ngoài số 07 – MoF (7/2011)

d. Vấn đề rủi ro tỷ giá và lãi suất

Sự điều chỉnh tỷ giá VND/USD tác động trực tiếp đến nợ công và quản lý nợ công, mà cụ thể ở phần nợ nước ngoài. Nhưng đến thời điểm hiện tại, quyết định tăng tỷ giá và rủi ro tỷ giá đến nợ nước ngoài sẽ không đáng ngại. Nguyên nhân là: dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay cơ bản gắn liền với USD và đạt 36 tỷ USD thời điểm cuối năm 2014. Khoản dự trữ này sẽ đảm bảo sự can thiệp và điều chỉnh thị trường ngoại hối ngắn hạn, trong đó có việc trả nợ vay nước ngoài. Vì khả năng trả nợ phụ thuộc vào số ngoại tệ tích lũy kiếm đủ (hoặc dư) tính theo năm, chứ không phụ thuộc nhiều vào thời điểm tỷ giá tăng giảm trong năm đó, rủi ro tỷ giá hiện chưa gây áp lực nhiều đến trả nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay (Châu Đình Linh, 2015).

Trong khi đó, với việc các khoản vay ODA đối với Việt Nam ngày càng bị thu hẹp, Việt Nam sẽ dần phải tiếp cận với các khoản vay ít ưu đãi và các khoản vay với điều kiện vay thương mại hoặc các khoản vay có lãi suất thả nổi. Do đó, rủi ro lãi suất, chứ không phải rủi ro tỷ giá, có thể là một yếu tố quan trọng cần được tính đến trong những năm tới.

Như vậy, có thể thấy rằng, nợ công của Việt Nam mặc dù vẫn trong ngưỡng an toàn, nhưng lại tiềm ẩn những rủi ro về bội chi ngân sách và khả năng thanh toán nợ trong tương lai trung và dài hạn xuất phát từ cách nhìn nhận chưa thực sự đúng đắn về quản lý và hoạch định chính sách về nợ công hiện nay. Rõ ràng, thách thức đầu tiên đối với vấn đề nợ công của Viêt Nam chính là xây dựng một hệ thống phân tích và quản trị nợ công một cách minh bạch, chính xác và có hiệu quả./.

Ngân hàng TMCP Á Châu

Tổ Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô



TÌNH HÌNH KINH TẾ QUÍ I/ 2015 VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN XỬ LÝ CHO 9 THÁNG CÒN LẠI

TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG


TS. Lê Đình Ân

Nguyên Giám Đốc Trung tâm

thông tin và dự báo KT-XH Quốc gia

I. Kinh tế thế giới

Kinh tế vĩ mô quốc tế

Những số liệu cập nhật về tăng trưởng kinh tế cuối năm 2014 và cả2 tháng đầu năm 20145 nhìn chung cho thấy chiều hướng phục hồi chậm hơn dự báo và không đồng đều của kinh tế toàn cầu sẽ còn tiếp diễn trong năm 2015. Đáng lưu ý là giá dầu mỏ thế giới cũng như giá đồng đô la diễn biến khó lường sẽ tác động đến các nền kinh tế của thế giới.

1. Mỹ

Sản xuất công nghiệp của Mỹ tháng 2 tăng 0,1% so với tháng 1/2015. Con số này khả quan hơn mức giảm 0,3% của tháng trước đó. Nhu cầu sưởi ấm vào mùa đông đã khiến cầu về các thiết bị liên quan tăng, trong khi sản xuất ô tô giảm tháng thứ ba liên tiếp.

Doanh số bán lẻ tháng 2 giảm 0,6% so với tháng trước, trong khi tháng trước ghi nhận mức giảm 0,8%. Nguyên nhân được cho là do thời tiết giá lạnh khiến người tiêu dùng ngại đi mua sắm hơn. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2012 doanh số bán lẻ giảm 3 tháng liên tiếp.

Tỷ lệ thất nghiệp tháng 2 là 5,5%, giảm từ mức 5,7% của tháng trước. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 5/2008. Chỉ số này liên tiếp giảm cho thấy đà phục hồi bền vững của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên việc làm tạo thêm tháng 3 lại thấp nhiều so với tháng 2, tương ứng là 195000 và 295000, khiến cho dự báo về khả năng tăng lãi suất của FED bị đẩy lùi xa hơn, đồng USD giảm giá, vàng và dầu lại tăng giá nhẹ.



Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ trong vòng một năm qua



Nguồn: Cục thống kê lao động Mỹ

2.

Khu vực đồng euro

Theo khảo sát gần đây của Markit, kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eorozone) đã bắt đầu khởi sắc, trong khi đó áp lực lạm phát và thất nghiệp giảm đáng kể với chỉ số sức mua (PMI) đạt mức 54,1 điểm trong tháng 3.

Thặng dư thương mại của khu vực đồng euro tháng 1/2015 tăng tới 7,9 tỷ EUR, so với mức thặng dư 0,83 tỷ EUR cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể xuất khẩu không tăng, giữ mức 148,2 tỷ EUR trong khi nhập khẩu giảm 6% xuống 140,3 tỷ EUR.

Giá cả tiêu dùng ở khu vực đồng euro trong tháng 2 giảm 0,3% so với cùng kỳ 2014, ít hơn so với mức giảm 0,6% của tháng trước. Giá cả tháng 2 tăng 0,6% so với tháng 1/2015.

Tỷ lệ thất nghiệp tháng 2 là 11,3%, giảm so với mức 11,4% điều chỉnh của tháng 1. Đây là tháng có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất kể từ tháng 5/2012. Tỉ lệ thất nghiệp hiện thấp nhất ở Đức (4,8%) và Áo (5,3%), cao nhất ở Hi Lạp (26,0% - tháng 12/2014) và Tây Ban Nha (23,2%).

ECB nâng mức dự báo tăng trưởng khu vực lên 1,5% trong năm 2015 và 1,9% trong năm 2016.



Tỷ lệ thất nghiệp tháng đầu năm 2015 đứng ở mức 11,2%, giảm so với mức 11,3% của tháng trước đó và 11,8% của tháng 1/2014. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2012. Tỉ lệ thất nghiệp hiện thấp nhất ở Đức (4,7%) và Áo (4,8%), cao nhất ở Hi Lạp (25,8% - tháng 11/2014) và Tây Ban Nha (23,4%).

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đồng euro giai đoạn 2012-2015



Nguồn: Eurostat

3. Châu Á

Trung Quốc:

Tỉ lệ lạm phát tháng 2 của Trung Quốc đã tăng lên 1,4% từ mức thấp nhất trong 5 năm ghi nhận ở tháng trước là 0,8%. Giá lương thực tăng 2,4%.

Tháng 2 ghi nhận mức thặng dư thương mại kỷ lục 60,6 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái thâm hụt 22,9 tỷ USD. Nguyên nhân là do xuất khẩu tăng trong khi nhập khẩu giảm. Cụ thể trong tháng 2, kim ngạch xuất khẩu tăng 48,3% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 1691,9 tỷ USD trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm 20,5% xuống 1085,72 tỷ USD do giá cả hàng hóa thế giới giảm.

Quốc hội Trung Quốc đã chính thức thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2015 là 7,0%, thấp nhất trong vòng 25 năm qua và thấp hơn mức đạt được năm 2014 (7,4%) cũng như dự báo của các tổ chức tài chính quốc tế.



Nhật Bản:

Tăng trưởng GDP quý 4/2014 của Nhật Bản được điều chỉnh giảm xuống còn 0,4% so với mức 0,6% công bố trước đó do chi tiêu công không đủ để bù đắp mức tăng yếu của tiêu dùng tư nhân.

Thâm hụt thương mại tháng 2 giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, từ 806 tỷ JPY xuống còn 425 tỷ JPY do xuất khẩu tăng 2,4% và nhập khẩu giảm 3,6%.

4.

Thương mại và tài chính quốc tế

Giá vật tư hàng hóa cơ bản, nhất là dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ đã giảm xuống ở mức thấp, có dấu hiệu chững lại thay vì giảm sâau như các dự báo trước đây nhưng chưa thể phục hồi trong ngắn hạn.

Giá vàng trong quý I/2015 sau khi tăng lên mốc $1.300/oz vào nửa cuối tháng 1 do số liệu kinh tế Mỹ suy giảm trong quý IV/2014, và giảm sâu đến giữa tháng 3 và chỉ hồi phục nhẹ trong nửa cuối tháng.từ đó đến nay, giá vàng liên tục giảm. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do đồng đôla tăng giá, chứng khoán Mỹ và Châu Âu phục hồi, thâm hụt thương mại tăng nhưng nhu cầu trong nước có triển vọng sáng sủa hơn.

Từ mức đỉnh tháng 1, vàng đã mất gần 9,87,9%% giá trị mặc dù có dấu hiệu cho thấy Fed sẽ chưa nâng lãi suất cơ bản cho tới tháng 6/2015. Có vẻ như giá vàng sẽ xoay quanh mức 1200 USD/OZ. Có nhiều dự báo về khả năng ở mức bình quân cao hơn; những dự báo vàng giảm sâu dường như chưa khả thi.



Giá vàng trong 3 tháng qua



Nguồn: nasdaq.com

Trung Quốc và Ấn Độ hiện chiếm 2/3 nhu cầu trang sức vàng toàn cầu và dự báo nếu giá vàng tiếp tục giảm xuống $1.120/oz thì sức mua của hai thị trường này sẽ tăng, đặc biệt tại Trung Quốc. Trong khi đó nguồn cung vàng sẽ ổn định hoặc giảm nhẹ trong vài năm tới khi các nhà sản xuất vàng có thể giảm đầu tư vào các dự án mới do giá thấp và áp lực chi phí. Tuy nhiên trong ngắn hạn, nếu Fed tăng lãi suất, giá vàng sẽ theo đó tăng lên.



Giá dầu và khí đốt:

Sau khi giá dầu thô lao dốc trong tháng 1 xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008, tháng 2 giá có hồi phục đôi chút nhưng đến tháng 3 giá dầu lại tiếp tục lao dốc và chỉ tăng nhẹ vào cuối tháng. Nguyên nhân chính là do các công ty dầu mỏ của Mỹ cắt giảm sản lượng khai thác, sản lượng dầu thô của OPEC cũng giảm do thời tiết bất lợi khiến hoạt động bốc xếp và vận chuyển dầu tại miền Nam Iraq bị gián đoạn nhưng từ đầu tháng 3 tới nay giá dầu lại quay đầu giảm sâu hơn so với tháng 1 do sự tăng giá mạnh của đồng đôla. Tính đến hết quý 1/2015, giá dầu WTI tại Mỹ giảm mạnh tới 19,38% trong khi giá dầu Brent tại London cũng giảm tới 14,33,5%.



Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương