Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ


Bảng 6: Tỷ lệ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giai đoạn 2006-2013



tải về 3.48 Mb.
trang17/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   47

Bảng 6: Tỷ lệ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giai đoạn 2006-2013




Tổng

nguồn vốn

31/12

Nợ

phải trả

Nguồng

vốn chủ

sở hữu

Tỷ lệ

nợ phải trả /Vốn

chủ sở hữu

GDP

Nợ/GDP

A

1



3









Tổng số

 

 

 

 







Năm 2013

17,977,367

12,132,049

5,845,318

2.08







Năm 2012

16,058,217

11,094,737

4,963,480

2.24

3,245,419

341.9%

Năm 2011

15,278,057

10,461,912

4,816,145

2.17

2,779,880

376.3%

Năm 2010

12,089,281

8,353,932

3,735,349

2.24

2,157,828

387.1%

Năm 2009

8,963,483

6,119,377

2,844,106

2.15

1,809,149

338.2%

Năm 2008

6,716,548

4,548,273

2,168,275

2.1

1,616,047

281.4%

Năm 2007

4,801,124

3,309,585

1,491,538

2.22

1,246,769

265.5%

Năm 2006

3,362,152

2,326,871

1,035,281

2.25

1,061,565

219.2%

Theo sở hữu



















1. DNNN



















Năm 2013

4,433,509

3,037,546

1,395,963

2.18




84.7%

Năm 2012

5,385,324

4,016,243

1,369,080

2.93




123.8%

Năm 2011

5,131,830

3,976,610

1,155,220

3.44




143.0%

Năm 2010

3,968,790

3,024,246

944,544

3.2




140.2%

Năm 2009

3,473,305

2,618,026

855,279

3.06




144.7%

Năm 2008

2,949,814

2,169,279

780,535

2.78




134.2%

Năm 2007

2,151,136

1,661,090

490,046

3.39




133.2%

Năm 2006

1,742,171

1,328,466

413,705

3.21




125.1%

2. Ngoài NN



















Năm 2013

9,925,022

6,801,773

3,123,249

2.18




190%

Năm 2012

7,960,726

5,430,354

2,530,372

2.15




167%

Năm 2011

7,759,571

5,053,077

2,706,494

1.87




182%

Năm 2010

6,214,203

4,104,470

2,109,733

1.95




190%

Năm 2009

4,158,280

2,720,898

1,437,382

1.89




150%

Năm 2008

2,679,964

1,724,470

955,494

1.8




107%

Năm 2007

1,797,330

1,139,356

657,974

1.73




91%

Năm 2006

964,524

622,284

342,240

1.82




59%

3. FDI



















Năm 2013

3,618,836

2,292,730

1,326,106

1.73







Năm 2012

2,712,167

1,648,140

1,064,027

1.55







Năm 2011

2,386,656

1,432,226

954,431

1.5







Năm 2010

1,906,288

1,225,217

681,071

1.8







Năm 2009

1,331,898

780,453

551,446

1.42







Năm 2008

1,086,769

654,524

432,246

1.51







Năm 2007

852,657

509,140

343,517

1.48







Năm 2006

655,456

376,120

279,336

1.35









  1. Chỉ số lan tỏa của các loại hình doanh nghiệp

Thú vị hơn cả là khi xem xét vấn đề một cách toàn diện dựa trên mô hình cân đối liên ngành cập nhật cho năm 2012, mô hình này cho biết ảnh hưởng lan tỏa của các nhân tố của nhu cầu cuối cùng bao gồm tiêu dùng cuối cùng, đầu tư (trong đó chia ra đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực FDI) và xuất khẩu đến giá trị sản xuất (sản lượng) và thu nhập từ sản xuất (giá trị gia tăng). Kết quả tính toán cho thấy khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tuy lan tỏa đến giá trị sản xuất thấp nhất nhưng lại lan tỏa đến thu nhập cao nhất và lan tỏa ít nhất đến nhập khẩu. Nguyên tắc cơ bản khi chọn ngành trọng điểm hoặc chọn các nhân tố của phía cầu cuối cùng là xem ngành nào hoặc nhân tố nào của cầu có hệ số lan tỏa đến thu nhập cao và lan tỏa đến nhập khẩu thấp, để từ đó các nhà hoạch định chính sách có thể can thiệp để kích thích sản xuất và giảm thiểu nhập khẩu. Từ năm 2007 đến nay, các chính sách của Nhà nước luôn miệt mài với việc quản lý cầu, hết kìm chế lạm phát lại kích thích tăng trưởng. Việc quản lý cầu để kích thích sản xuất trong ngắn hạn không sai nhưng theo lý thuyết tổng quát của Keynes thì việc quản lý cầu chỉ nên mang tính thời điểm và không nên thực hiện trong thời gian dài. Quan trọng hơn cả là khi muốn can thiệp vào phía cầu thì can thiệp vào yếu tố nào sẽ có lợi nhất cho nền kinh tế. Trong nhiều năm qua, khi Chính phủ muốn kích thích tăng trưởng thường thông qua tăng cường đầu tư công, trong khi đầu tư công thực ra lan tỏa đến thu nhập ít nhất, đầu tư 100 đồng chỉ lan tỏa đến thu nhập 27 đồng, trong khi 100 đồng đầu tư vào khu vực ngoài Nhà nước lan tỏa đến thu nhập 35 đồng (bảng 4). Các chính sách thuế dành cho xuất khẩu dường như là một sai lầm, trong một nền kinh tế chủ yếu là gia công thì xuất khẩu thực chất là xuất khẩu hộ nước khác; việc ưu tiên cho xuất khẩu không những mang lại hàm lượng giá trị gia tăng thấp mà còn kìm hãm khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phát triển và tăng thâm hụt thương mại cũng như thâm hụt cán cân thanh toán.

Bảng 7. Hệ số lan tỏa của các nhân tố của cầu cuối cùng85




Tiêu dùng cuối cùng

Đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước

Đầu tư của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước

Đầu tư của khu vực FDI

Xuất khẩu

Lan tỏa đến GTSX

1,63

1,70

1,62

1,68

1,69

Lan tỏa đến thu nhập

0,35

0,27

0,35

0,28

0,27

Lan tỏa đến thu nhập

1,36

1,50

1,38

1,48

1,50

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên các thông số kinh tế vĩ mô

  1. Tỷ suất lợi nhuận của các loại hình doanh nghiệp

Tính toán tỷ suất lợi nhuận trên vốn của các loại hình doanh nghiệp trong những năm gần đây (bảng 5) cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thấp nhất và có xu hướng ngày càng thấp. Điều này lý giải tại sao trong 2 năm gần đây khi tỷ lệ để dành trên GDP và đầu tư trên GDP tương đương nhau nhưng nền kinh tế vẫn rất khó khăn về vốn, và tại sao các doanh nghiệp ngoài Nhà nước nếu không phải là sân sau của các doanh nghiệp Nhà nước thì chết hàng loạt. Với tỷ suất lợi nhuận như vậy, không một doanh nghiệp ngoài Nhà nước nào sản xuất kinh doanh tuân thủ đúng qui định pháp luật chịu được mức lãi suất trên 20% những năm trước đây và khoảng 10% trong hiện tại. Như vậy, lượng kiều hối và lượng tiền trong dân thực chất chỉ là “tiền tệ”, không thành vốn để đi vào sản xuất do các doanh nghiệp ngoài Nhà nước không có động cơ đầu tư mở rộng sản xuất do lãi suất huy động 7-8% và lãi suất phải trả ngân hàng trên 10% trong khi tỷ suất lợi nhuận trên vốn của họ chỉ là 1-2%. Tỷ suất lợi nhuận sụt giảm chính là do các loại chính sách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách tiền tệ, hầu hết đều mang tính “giật cục”, ngắn hạn, đồng thời với chi phí vận chuyển tăng cao do giá năng lượng liên tục tăng vì các doanh nghiệp độc quyền về năng lượng luôn luôn kêu lỗ. Như vậy, người dân và các doanh nghiệp ngoài Nhà nước ngoài việc đóng thuế để nuôi các ông “vua” không ngai, lại còn phải chịu mua những sản phẩm độc quyền với giá cao và giá trị thấp; đồng nghĩa là người dân và doanh nghiệp ngoài Nhà nước đang phải oằn lưng gánh chịu hậu quả của doanh nghiệp Nhà nước do quản lý kém cỏi và nạn tham nhũng mang lại.

Bảng 8. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu




Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn (%)

Tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thu (%)

Doanh nghiệp Nhà nước







2011

3,0

5,2

2010

2,9

5.3

2009

3,8

7,9

2008

2,9

5,1

2007

3,6

6,8

2006

0,4

0,6

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước







2011

1,1

1,5

2010

1,9

2,7

2009

1,8

2,3

2008

1,3

1,2

2007

2,6

2,8

2006

2,0

1,7

Doanh nghiệp FDI







2011

4,4

5,1

2010

6,6

8,8

2009

9,1

11,0

2008

9,7

10,6

2007

11,7

13,1

2006

13,1

14,2

Nguồn: tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Kết luận

Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nền kinh tế Việt Nam bước sang một thời kỳ mới khi Chính phủ thực hiện chính sách “đổi mới”, nền kinh tế chuyển từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường như người được “cởi trói”, đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống người dân. Đặc biệt, nhiều cải cách lớn trong giai đoạn 2000-2006 mang tinh thần trọng cung mạnh mẽ như cho phép các doanh nghiệp trực tiếp xuất nhập khẩu, ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2000, dỡ bỏ những rào cản trong việc thành lập doanh nghiệp, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN, v.v. Tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2000-2006 vào khoảng 7,5% và lạm phát khoảng xấp xỉ 5%. Đến giai đoạn 2007 - 2012 tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước giảm sút còn 5.9% và lạm phát trung bình tăng lên xấp xỉ 13%. Hiện nay hầu như các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách thường đánh đồng ý niệm tăng trưởng kinh tế với tăng trưởng GDP86, chỉ tiêu GDP chỉ tính đến các đơn vị thường trú trên lãnh thổ Việt Nam nhưng quên rằng cái mà một quốc gia thực sự được hưởng là Tổng thu nhập Quốc gia (Gross National Income – GNI) và Thu nhập Quốc gia khả dụng (National Disposable income – NDI) chứ không phải chỉ tiêu “có tính hình thức” như GDP; nếu trong giai đoạn 2000–2006 tăng trưởng GDP và tăng trưởng GNI có độ chênh lệch chỉ khoảng 1% (tăng trưởng GNI trong giai đoạn này khoảng 7,4%), thì độ chênh lệch về tăng trưởng GDP và GNI trong giai đoạn 2007–2012 lên đến 6 điểm phần trăm (tăng trưởng GNI ước tính 5,3%).

Một trong những nguyên nhân quan trọng của sự sụt giảm này là do các chính sách của Việt Nam xoay chuyển từ tinh thần trọng cung87 sang quản lý tổng cầu. Việc xoay chuyển này, cùng với việc tiềm lực đã bung ra hết sau khi được “cởi trói” và những tiềm ẩn rủi ro do cấu trúc nền kinh tế lệch lạc từ trước và đầu tư không hiệu quả ngày càng có xu hướng gia tăng, cộng với việc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sự lệch lạc này ngày càng bộc lộ nhiều hơn. Nghiên cứu của nhóm chuyên gia kinh tế thuộc Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, gồm các tác giả Vũ Thành Tự Anh, Phạm Duy Nghĩa, Huỳnh Thế Du, Đỗ Thiên Anh Tuấn, Ben Wilkinson, Dwight Perkins và David Dapice cho rằng thể chế yếu kém chính là nguyên nhân sâu xa đã dẫn tới những bất ổn của nền kinh tế và nguy cơ suy thoái kinh tế hiện nay. Các nguy cơ về kinh tế, chính trị và xã hội ngày nay đều có thể lý giải được bởi những cuộc cải cách thể chế bị trì hoãn hoặc chưa được tiến hành triệt để trong quá khứ. Báo cáo cũng cho rằng trong bốn động cơ tăng trưởng thì ba động cơ “nội” gồm khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế tư nhân trong nước và nông nghiệp đang trục trặc. Chỉ có một động cơ “ngoại” - khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang chạy tốt. Điều này có thể có lợi cho chỉ tiêu “ít ý nghĩa” là tăng trưởng GDP, nhưng nó làm cho tốc độ tăng trưởng của Tổng thu nhập Quốc gia (GNI) ngày càng thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP, góp phần làm mức độ để dành (saving) của trong nước ngày càng giảm và nếu loại trừ kiều hối thì tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng trên dưới 20% GDP. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế bắt đầu chậm lại và lạm phát luôn bị “buộc tội” là rào cản của tăng trưởng kinh tế. Vấn đề tăng trưởng và lạm phát luôn làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách, nhưng liệu giá cả có phải là “thủ phạm” chính?

Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng đóng góp lớn trong GDP, trong đó phần lớn nhờ khu vực kinh tế cá thể, đã chỉ rõ thực trạng thực sự của nền kinh tế còn manh mún. Tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới vừa qua khiến hàng loạt các doanh nghiệp ngoài Nhà nước phải phá sản, các doanh nghiệp còn trụ lại được cũng đang rất khó khăn, qui mô ngày càng thu hẹp, từ doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ trở thành siêu nhỏ. Nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào gia công sẽ khiến phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, bị sa vào bẫy công nghệ thấp và bẫy thu nhập trung bình, thực tế giá trị gia tăng Việt Nam thu được rất ít từ hoạt động xuất khẩu hàng gia công bởi phần lợi nhuận chính đã thuộc về các doanh nghiệp FDI – thành phần kinh tế đóng góp chính cho xuất khẩu của Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp FDI đang tìm mọi cách trốn thuế thông qua chính sách chuyển giá. Điều này cho thấy để Việt Nam có thể phát triển bứt phá trong giai đoạn tới là hết sức khó khăn.

Các doanh nghiệp ngoài Nhà nước mặc dù có tỉ trọng đóng góp GDP cao nhất, tạo ra được nhiều việc làm nhất, nhưng lại phải đối mặt với vô vàn khó khăn, vừa phải tìm mọi cách sống sót trong điều kiện nguồn vốn tín dụng vừa khó tiếp cận, vừa phải chịu lãi suất cao, trong khi làm ăn rất khó khăn, lợi nhuận thấp khó bù đắp được chi phí vay ngân hàng, đồng thời còn bị các doanh nghiệp khu vực Nhà nước và khu vực FDI chèn ép trong cuộc cạnh tranh không bình đẳng bởi hai các doanh nghiệp hai khu vực này được hưởng nhiều ưu đãi từ chính sách của Nhà nước. Từ phân tích các động cơ tăng trưởng của nền kinh tế cho thấy, khu vực kinh tế Nhà nước đã bộc lộ sự kém hiệu quả và đã phát triển đến tới hạn, khu vực FDI chỉ nhằm khai thác tài nguyên, nhân công giá rẻ và lợi dụng kẽ hở chính sách cũng như ưu đãi của Chính phủ để thu lợi, cần thiết phải có thay đổi tư duy về xác định động lực mới, động lực chính cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới, đó là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Từ đó, cần tư duy lại về phương thức tạo lập môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tiếp cận đầu tư vào tất cả các lĩnh vực mà khu vực kinh tế Nhà nước không nắm giữ nữa, với sự hỗ trợ đầu tư mồi của Nhà nước, nhất là đối với đầu tư hạ tầng dùng chung ở trong hàng rào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quy hoạch theo hướng chuyên môn hóa sâu, những hạng mục đòi hỏi đầu tư lớn để đảm bảo về tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, mà ở đây chủ yếu là các doanh nghiệp có qui mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ có thể đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chuyên môn hóa đó, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ./.


Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương