Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ


Cải cách doanh nghiệp nhà nước



tải về 3.48 Mb.
trang45/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47

Cải cách doanh nghiệp nhà nước

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là trọng tâm trong tranh luận chính sách tại Việt Nam trong những năm qua. Các phát biểu về chính sách đều nhấn mạnh đây là ưu tiên cho những năm tới. Mặt khác, những tiến bộ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn tương đối hạn chế trong khi họ tiếp tục chiếm lĩnh nền kinh tế Việt Nam. Nói chung, cổ phần hóa ở Việt Nam hướng đến các doanh nghiệp nhà nước nhỏ thay vì doanh nghiệp lớn, và không xử lý vấn đề hiệu quả của sở hữu nhà nước vì Nhà nước vẫn là cổ đông kiểm soát của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Các nhà đầu tư châu Âu thường không quan tâm đến việc đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước khi họ không thể có được một lượng cổ phiếu đủ lớn để có tầm ảnh hưởng thật sự trong việc ra quyết định của công ty.

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong ba lĩnh vực kinh tế lớn cần tái cơ cấu khẩn cấp và toàn diện222, cùng với khu vực ngân hàng và đầu tư công. Đây cũng là yếu tố thiết yếu để Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường (Market Economy Status – MES), mục tiêu mà Việt Nam đang hướng đến. Thực tế, điều kiện để được công nhận là nền kinh tế thị trường có thể được xác định như sau: (i) tầm ảnh hưởng của Chính phủ đối với phân bố nguồn lực và quyết định của doanh nghiệp ở mức thấp; (ii) không có những sự méo mó trong hoạt động của doanh nghiệp xuất phát từ phía Nhà nước liên quan tới quá trình tư nhân hóa và sử dụng thương mại phi thị trường và hệ thống trợ cấp; (iii) sự tồn tại và triển khai một đạo luật công ty minh bạch và không phân biệt đối xử, bảo đảm quản trị doanh nghiệp thích hợp; (iv) sự tồn tại và triển khai một nhóm các luật thống nhất, hiệu quả và minh bạch bảo đảm tôn trọng quyền tài sản và một cơ chế phá sản có hiệu lực; và (v) sự tồn tại của một ngành tài chính thực chất, hoạt động độc lập với Nhà nước và đặt dưới những điều khoản đảm bảo đầy đủ và giám sát thích hợp.

EuroCham khuyến nghị Việt Nam tiếp tục theo đuổi cải cách doanh nghiệp nhà nước mà Việt Nam đã khởi xướng để bảo đảm sự công bằng trong cạnh tranh. Chúng tôi hiểu rằng các doanh nghiệp nhà nước có thể xử lý những vấn đề “nhạy cảm” hoặc “có điều kiện”, nhưng theo quan điểm của EuroCham các doanh nghiệp này không nên được hưởng lợi ích từ những lợi thế như hỗ trợ tiếp cận vay vốn, trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp của Chính phủ, v.v… EuroCham công nhận những nỗ lực tích cực của Chính phủ trong quản trị doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp mới được ban hành, nhưng chúng tôi khuyến khích những cải cách lớn hơn đối với môi trường kinh doanh ở Việt Nam bằng việc hình thành một sân chơi bình đẳng trong tất cả các ngành nghề kinh doanh giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. EuroCham kêu gọi các chính sách minh bạch và có trách nhiệm và tiếp tục cải cách hành chính.


  1. Thủ tục tố tụng

Một cách phổ biến để xử lý các tranh chấp đầu tư ở nhiều nước trên thế giới là đệ đơn kiện tới tòa án dân sự hoặc thương mại. Lựa chọn này cũng tồn tại ở Việt Nam, nhưng nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài. Việc thiếu minh bạch trong quá trình xét xử ở tòa án Việt Nam là một trong những lý do cho lựa chọn này. Vấn đề này sẽ được làm rõ hơn ở phần sau, hệ thống tổng thể tại Việt Nam không may vẫn chưa phát triển và cần được cải thiện để tăng lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài.

  1. Trọng tài ở Việt Nam

Các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng coi hoạt động trọng tài ở Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (Vietnam International Arbitration Centre - VIAC) như là một phương thức linh hoạt và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thay vì khiếu kiện tại các tòa án Việt Nam. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp giá trị khiếu nại không bù đắp được chi phí và thời gian cần thiết cho thủ tục trọng tài quốc tế.

Tuy nhiên, các tòa án Việt Nam đang tăng cường can thiệp vào quy trình của VIAC. Trong nhiều trường hợp, điều này dẫn đến việc chấm dứt quá trình trọng tài trước khi phán quyết được ban hành hoặc bỏ qua phán quyết trong khi nó đã được một tòa án VIAC ban hành.

Sự thoải mái của tòa án Việt Nam khi can thiệp để chấm dứt quy trình của VIAC mà không có cơ sở hợp pháp và quyền kháng cáo thể hiện một trở ngại lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tìm giải pháp khiếu kiện thông qua trọng tài ở Việt Nam.


  1. Công nhận và thực thi phán quyết của trọng tài nước ngoài ở Việt Nam

Trọng tài quốc tế thường được các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lựa chọn khi gặp những tranh chấp đối với các hợp đồng giá trị lớn. Phán quyết của trọng tài quốc tế thường có hiệu lực tại phần lớn các khu vực tài phán trên thế giới theo Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài (New York Convention of 1958 on the Recognition and Enforcement of Foreign Arbitral Awards - NYC). Đa phần các nước thành viên NYC áp dụng các điều khoản NYC, các nước công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài trong phạm vi quyền tài phán của nước họ. Tuy nhiên, cộng đồng kinh doanh châu Âu tại Việt Nam bày tỏ quan ngại về những khó khăn trong việc đạt được sự công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài quốc tế thông qua tòa án Việt Nam. Vấn đề này đặc biệt liên quan đến các hợp đồng giá trị lớn trong lĩnh vực hàng hóa (sợi bông, cà phê, gạo, trà...).

Trước hết, theo các điều khoản của NYC, nếu bên phải thi hành phán quyết phản đối việc thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài, thì bên này cần đưa ra những bằng chứng để chứng minh cho sự phản đối của họ. Tuy nhiên, trong thực tế, gánh nặng về bằng chứng bị các tòa án Việt Nam đảo ngược và bên được thi hành phán quyết bị yêu cầu chứng minh sự phản đối của bên phải thi hành phán quyết là không hợp pháp và không thể áp dụng được. Điều này khuyến khích bên phải thi hành phán quyết đưa ra phản đối nhiều nhất có thể để bên được được thi hành phán quyết phải bác bỏ. Thực tiễn này vừa tốn thời gian vừa tốn kém chi phí cho bên được thi hành phán quyết.

Ngoài ra, NYC đưa ra những cơ sở rất hạn chế và mang tính đặc biệt khi bác bỏ một đơn xin công nhận và thi hành phán quyết. Tuy nhiên, dường như các tòa án Việt Nam thường ban hành quyết định bác bỏ đơn xin công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài dựa trên những cơ sở thiếu thống nhất với điều khoản của NYC.

EuroCham hoan nghênh những tín hiệu tích cực gần đây, như việc ban hành Công văn số 246/TANDTC-KT về xử lý các yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết trọng tài thương mại và kinh doanh nước ngoài tại Việt Nam do Tòa án nhân dân tối cao ban hành, công văn yêu cầu các thẩm phán áp dụng chặt chẽ các điều khoản của NYC. EuroCham hy vọng hướng dẫn này sẽ được các tòa án ở cấp thấp hơn trên khắp Việt Nam tuân thủ và ứng dụng thống nhất trong thực tế.

Nhằm cải thiện hơn nữa việc công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài thương mại và kinh doanh nước ngoài, EuroCham khuyến nghị Việt Nam theo sát các thực tiễn quốc tế liên quan đến vấn đề này. Việc tự động tham chiếu Tòa phúc thẩm trong mọi trường hợp khi đơn bị Tòa sơ thẩm bác bỏ có thể là một giải pháp khác để cải thiện tình trạng này. Các hội nghị và khóa đào tạo cho thẩm phán của Tòa án nhân dân địa phương và Tòa phúc thẩm sẽ bảo đảm đào tạo bài bản về nội dung này.


  1. Quyền sở hữu trí tuệ

Việc bảo vệ mạnh mẽ quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property rights - IPR) rất cần thiết để khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tiếp theo việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organisation - WTO) và sau khi gia nhập Hiệp định của WTO về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights - TRIPs), Việt Nam đã cải cách khung pháp lý và thi hành quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và thi hành luật về quyền sở hữu trí tuệ vẫn là một vấn đề với cả doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam. Điều này dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho đời sống của các công dân Việt Nam.

EuroCham khuyến nghị Việt Nam nỗ lực trong việc bảo đảm bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ nhằm phát triển các ngành công nghệ cao và phát huy tính sáng tạo. Điều này sẽ thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và phát triển, đồng thời sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các hoạt động sáng tạo. Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể làm suy giảm danh tiếng của một công ty do rủi ro khi các bản nhái sản phẩm kém chất lượng được sản xuất. Thực thi bảo vệ tốt quyền sở hữu trí tuệ chỉ có thể đạt được bằng cách đảm bảo vi phạm về thương hiệu và bản quyền sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt thích đáng của pháp luật.

Vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trực tuyến đang trở nên ngày càng nghiêm trọng cùng với sự gia tăng số người sử dụng Internet. Việc thi hành các quy định về sở hữu trí tuệ đặc biệt khó khăn, nhất là khi liên quan đến việc mua bán phi pháp các tác phẩm đã đăng ký bản quyền hoặc mua bán hàng nhái, chưa kể đến những vi phạm trên các trang mạng điện tử, trong đăng ký và duy trì tên miền. Trong khi nhận thức của công chúng và các nhà chức trách đang được cải thiện, những cải cách sâu sắc hơn vẫn rất cần thiết. EuroCham đề xuất tăng mức phạt hành chính đối với những cá nhân vi phạm bản quyền và củng cố việc thi hành luật chống lại các trang mạng điện tử vi phạm. Việc hình thành một hệ thống chính sách giải quyết tranh chấp về tên miền thống nhất để xử lý tranh chấp tên miền “.vn” hoặc một cơ chế xử lý hiệu quả hơn từ phía các cơ quan hành chính cũng rất đáng hoan nghênh.

EuroCham cũng kêu gọi tăng cường chống lại hàng giả để đảm bảo các công dân Việt Nam được tiếp cận với những sản phẩm có chất lượng cao. Điều này đặc biệt quan trọng đối với dược phẩm và thuốc bảo vệ thực vật, hai loại hàng hóa có thể ảnh hưởng độc hại đến bệnh nhân và người tiêu dùng.

Người tiêu dùng Việt Nam cũng nên được bảo vệ khỏi các gian lận, đặc biệt thông qua việc giới thiệu và bảo vệ các chỉ dẫn địa lý chính (geographical indications - GIs) đối với những sản phẩm cụ thể. Các doanh nghiệp châu Âu trong ngành rượu vang và rượu mạnh đặc biệt nhấn mạnh vấn đề này. Tương tự, những sản phẩm trông giống nhau có thể gây ra các vấn đề cho ngành hàng tiêu dùng nhanh vì chúng có thể khiến người tiêu dùng nhầm lẫn và lựa chọn nhầm một sản phẩm tương tự nhưng chất lượng thấp thay cho sản phẩm gốc.

Giải pháp mà cộng đồng kinh doanh châu Âu đưa ra để xử lý những vấn đề nêu trên bao gồm việc thi hành một khung quy định hiệu quả về quyền sở hữu trí tuệ, việc hình thành danh sách các chỉ dẫn địa lý, việc bảo vệ các thương hiệu và dữ liệu quy chuẩn, và việc thi hành hiệu quả các luật về sở hữu trí tuệ. EuroCham muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi những tiêu chuẩn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mạnh mẽ ở Việt Nam để thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích sáng tạo, từ đó dẫn đến sự tăng trưởng trong thu thuế.



  1. Phát triển lực lượng lao động Việt Nam

Việt Nam muốn hướng tới khu vực dịch vụ và những ngành kỹ thuật có giá trị gia tăng cao, do vậy cần có sự đào tạo thích hợp cho lực lượng lao động đầy tiềm năng của đất nước.

Tuy nhiên, những ước tính gần đây vẫn cho thấy gần 37 triệu người Việt Nam, chiếm 82% lực lượng lao động Việt Nam, đang trong tình trạng có “việc làm phi chính thức” 223. Việc làm phi chính thức được định nghĩa là tình trạng một người có thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu và không được hưởng bảo hiểm y tế.

Trong ASEAN, Việt Nam nằm ở nửa cuối bảng xếp hạng về phát triển nguồn nhân lực. Trong Báo cáo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum - WEF) năm 2014-2015, 10,2% số người phản hồi khi được hỏi trong cuộc khảo sát lựa chọn 5 vấn đề lớn nhất khi kinh doanh tại Việt Nam đánh giá lực lượng lao động chưa được đào tạo thích hợp là một trong những vấn đề chính mà họ gặp phải.

Cải thiện và nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam rất quan trọng để đưa đất nước trở thành nền kinh tế tri thức. Một vài lĩnh vực hoạt động đã nhấn mạnh những khó khăn của họ trong việc tìm kiếm người lao động với kỹ năng cao. Ngành công nghệ thông tin chỉ ra rằng sự phát triển của ngành vẫn bị kìm hãm vì thiếu vắng những tiêu chuẩn ở cấp quốc gia về năng lực kỹ thuật và đánh giá sinh viên. Các công ty Việt Nam và nước ngoài đều chịu ảnh hưởng bởi vấn đề này khi họ thường phải cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo bổ sung rất tốn kém và mất thời gian. Ngành du lịch và khách sạn cũng kêu gọi phát triển các tiêu chuẩn giáo dục, để đảm bảo sức cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn nghề Du lịch đã được các nước ASEAN ký kết.

Hơn nữa, các doanh nghiệp nước ngoài thường kêu gọi sự linh động hơn về thời gian làm thêm giờ được cho phép tại Việt Nam để duy trì sức cạnh tranh. So sánh với những quốc gia khác trong khu vực ASEAN, Việt Nam có giới hạn pháp luật cho phép hàng năm thấp nhất. Ủy ban Ngành nhân lực và Đào tạo của EuroCham đã thực hiện một khảo sát không chính thức với các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài cho thấy họ mong muốn Việt Nam cho phép từ 450 đến 800 giờ làm thêm hàng năm, trong khi giới hạn hiện tại là 300 giờ.

Cuối cùng, các thủ tục và điều kiện để người nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam vẫn là mối quan tâm lớn đối với các doanh nghiệp châu Âu. Những thay đổi gần đây trong hệ thống pháp luật áp dụng với việc đến, đi, di chuyển và định cư của người nước ngoài tại Việt Nam vẫn gây nhiều băn khoăn vì chúng có thể mâu thuẫn với những quy định hiện tại và gây khó khăn hơn khi đăng ký giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.

Trong dài hạn, sự phát triển của Việt Nam có thể chịu tác động từ những khó khăn ngày càng tăng trong việc tuyển dụng lao động nước ngoài, điều này sẽ ngăn cản việc chuyển giao tri thức và kỹ năng cho lực lượng lao động Việt Nam. Ngoài ra, việc tăng thời gian làm thêm giờ và khuyến khích cho thuê lại lao động cũng là những cách để giúp người lao động Việt Nam có kinh nghiệm thực tế.


  1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

  1. Sở hữu nước ngoài trong ngành ngân hàng

Theo những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, nhà đầu tư nước ngoài được quyền thành lập doanh nghiệp 100% sở hữu nước ngoài ở Việt Nam từ năm 2012. Theo Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012, nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu 100% vốn điều lệ của các công ty chứng khoán, hoặc hình thành công ty môi giới 100% vốn nước ngoài.

Tuy nhiên, sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp chứng khoán) vẫn ở mức 49%. Ngành ngân hàng bày tỏ quan ngại về những rủi ro pháp lý tiêu cực khi sở hữu một lượng cổ phiếu nhỏ đối với các đối tượng nước ngoài. Ủy ban Ngành kêu gọi Việt Nam tăng giới hạn sở hữu nước ngoài để mang lại khả năng kiểm soát vốn có hiệu quả. Thêm vào đó, việc tăng mức sở hữu có thể là một bước tiến trong quản lý ngân hàng và sẽ giúp tăng cường hoạt động và sự hiện diện của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.



  1. Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành dược phẩm

Việc hình thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (foreign-invested enterprise - FIE) là một vấn đề trong lĩnh vực dược phẩm. Khung pháp lý hiện tại áp dụng cho các doanh nghiệp dược phẩm có vốn đầu tư nước ngoài còn gây bối rối. Thực tế, chưa rõ những doanh nghiệp này có được quyền: (a) nhập khẩu các sản phẩm của họ và (b) quảng bá các sản phẩm của họ, như những chức năng cơ bản của công ty dược phẩm hay không.

Những quy định chính thức chưa bao giờ được ban hành mặc dù Bộ Y tế đã nỗ lực đưa ra dự thảo Thông tư hướng dẫn quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp dược phẩm có vốn đầu tư nước ngoài. Khung pháp lý hiện tại, quy định tại Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 còn chưa đầy đủ. Thực tế, Nghị định mới chỉ điều chỉnh các công ty dược phẩm trong nước và văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong ngành dược phẩm ở Việt Nam. Các văn phòng đại diện này không được phép nhập khẩu sản phẩm thuốc và vắc-xin. Văn phòng đại diện nước ngoài vì thế phải dựa vào một nhóm các cách thức phức tạp để công ty mẹ ở nước ngoài nhập khẩu thuốc và vắc-xin vào Việt Nam.

EuroCham kêu gọi triển khai đầy đủ và hoàn thiện các cam kết WTO hiện tại của Việt Nam, theo đó nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, pháp luật Việt Nam nên cho phép doanh nghiệp nước ngoài được:


  • Độc lập nhập khẩu các sản phẩm thuốc và vắc-xin vào Việt Nam;

  • Xây dựng hoặc sử dụng nhà kho của bên thứ ba để đảm bảo các yêu cầu thực tiễn về bảo quản hàng hóa để lưu trữ, phân phối và thực hiện các hoạt động logistic liên quan đối với sản phẩm thuốc và vắc-xin nhập khẩu;

  • Bán sản phẩm thuốc và vắc-xin cho các nhà bán buôn dược phẩm hoặc công ty có quyền phân phối tại Việt Nam;

  • Tự do đàm phán hợp đồng với các nhà phân phối cho phép doanh nghiệp nước ngoài kiểm soát quá trình phân phối

  • Tham gia hoàn chỉnh vào việc cung cấp các hoạt động giáo dục y tế cho các cán bộ chăm sóc sức khỏe, bao gồm bác sĩ và dược sĩ;

  • Trực tiếp tuyển dụng các đại diện y tế cho những mục đích nêu trên; và

  • Thực hiện các nghiên cứu/thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo sản phẩm thuốc và vắc-xin phù hợp với bệnh nhân Việt Nam.

Không hoạt động nào nêu trên là điều kiện cho một hoạt động khác. Các yêu cầu về giấy phép kinh doanh có điều kiện để thực hiện các hoạt động kinh doanh nói trên cần được làm rõ, chỉ nên mất 6 tháng kể từ ngày đăng ký đến khi ban hành giấy phép hoặc chứng nhận đầu tư.

Việc triển khai các cam kết quốc tế sẽ tăng cường lòng tin của các công ty nước ngoài, kéo theo sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư của các công ty dược phẩm tại Việt Nam có thể tăng lên trong những năm tới, nếu họ cảm thấy yên tâm về tính chắc chắn của pháp luật. Cuối cùng, sự gia tăng đầu tư có thể dẫn đến hình thành các công việc chất lượng cao, tăng thu từ thuế và một ngành y tế có sức cạnh tranh hơn.



  1. Kết luận

EuroCham tin tưởng rằng các quyết định kinh tế được ban hành trong những năm tới sẽ có ảnh hưởng quyết định tới tương lai của Việt Nam, cũng như năng lực cạnh tranh quốc tế và mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần khuyến khích đầu tư nước ngoài nhiều hơn với chất lượng cao hơn. Vì thế, EuroCham khuyến khích các nhà chức trách Việt Nam xử lý các vấn đề đưa ra trong bài viết nào, và bảo đảm một Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam tích cực sẽ hình thành và được triển khai thống nhất, để củng cố các kỳ vọng của cộng đồng kinh doanh châu Âu thể hiện trong khảo sát Chỉ số Môi trường Kinh doanh mới nhất của chúng tôi. Sách Trắng năm 2015, xuất bản vào tháng 12/2014, đã đưa ra rất nhiều khuyến nghị từ các thành viên của chúng tôi để đạt được điều này. Những khuyến nghị này cũng nằm trong mối quan tâm dài hạn của Việt Nam và công dân Việt Nam vì việc triển khai có hiệu quả sẽ mang lại một môi trường kinh doanh được cải thiện hơn. Nhân dịp này, EuroCham bày tỏ sự ủng hộ với các nhà chức trách Việt Nam và sẵng sàng cung cấp tư vấn và chuyên gia khi cần thiết trong tương lai. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Phái đoàn Châu Âu để đảm bảo tiếng nói của các doanh nghiệp châu Âu được lắng nghe và cung cấp cho Chính phủ Việt Nam những khuyến nghị mang tính xây dựng./.

CHIEF REPRESENTATIVE, JETRO HANOI REPRESENTATIVE OFFICE VICE CHAIRMAN, JAPAN BUSINESS ASSOCIATION IN VIETNAM JAPANESE INVESTORS’ ASSESSMENT OF VIETNAM’S BUSINESS AND INVESTMENT ENVIRONMENT

Atsusuke KAWADA

I would like to explain about Japanese investors’ assessment on Vietnam’s business and investment environment. From October to December in 2014, JETRO conducted a survey, evaluating the business environment in their host countries. JETRO sent a questionnaire to 7,815 Japanese companies, which have invested in 15 different countries in ASEAN, Southwest Asia and Oceania. We received valid responses from 3,208 companies. In Vietnam, we sent the questionnaire to 720 Japanese-affiliated companies and received responses from 458 companies. (Table 1)

Regarding the content of the questionnaire, I would like to bring up the four following issues. In particular:

(1) What are the merits of the Vietnam’s investment environment from the perspective of Japanese companies?

(2) What do Japanese-affiliated companies in Vietnam see as risks in the investment environment?

(3) What is the current situation of local procurement of materials and components?

(4) And the fourth is increased wages.

On the first issue, “What are the merits of the Vietnam’s investment environment from the perspective of Japanese companies?” Please refer to page 6 (Table 2). “Political and social stability” was identified by 57.5% of the companies, as an advantage of Vietnam’s investment environment. The second advantage was “cheaper labor cost”, which was identified by 53.7% of the companies, with more than half of the companies considering it a strength. At present, Vietnam’s GDP per capita stands at $2,000; however, considering the country’s population of 90 million and the considerable growth in its middle class, 46.8% of the companies regarded “market scale and growth potential” as a strength. Furthermore, only 5.9% of the companies included “few linguistic and communication problems” in the category of advantages, making it the attribute to receive the lowest number of votes. Personally, I have heard that Japanese managers are facing many language and communication obstacles when working with Vietnamese staff. I hope that Vietnamese employees will continue to improve their English language skills.

Considering the second issue, that is “What do Japanese companies investing in Vietnam see as risks in Vietnam's investment environment?” Please refer to page 7 (Table 3). Among the Japanese-affiliated companies in all 15 of the countries in Asia and Oceania, including Vietnam, when asked about “risks in the investment environment”, 58.1% referred to an “increase of labor costs”, 42.4% brought up “ time-consuming administrative procedures”, 38.9% referred to '' insufficient infrastructure”, 38.4% mentioned “time-consuming tax procedures”, and 36.5% cited “underdeveloped legal systems and unclear legal system operation ”. On the other hand, there has been some improvement in these areas compared to the previous survey, though over 40% of Japanese companies investing in Vietnam still pointed out problems. The most significant issue is “underdeveloped legal systems and unclear legal system operation”, which was identified by 60.3% of Japanese investors in Vietnam as shown in table 3, page 6. This figure puts Vietnam among the three countries with the biggest problems in this area - 79.6% and 75% of Japanese companies in Myanmar and Cambodia respectively recognized this area as a problem. So, we can see that compared to Myanmar and Cambodia, Vietnam’s legal system has been established and is much clearer. However, Vietnam’s legal system is still less well-developed and transparent, compared with Indonesia and Bangladesh,and so on.

In addition, as shown in the middle of page 7 (Table 4), compared to the previous survey in 2013, the percentage of responses in areas, such as “underdeveloped legal systems and unclear legal system operation ”, “increase of labor cost”, “time-consuming administrative procedures”, “ time-consuming tax procedures” and “insufficient infrastructure” have gone down. But, I think the numbers are still high and need “further improvement”.

At the time of the previous survey in 2013, problems such as difficulties with the procedures for obtaining work permits were prominent. I think this is very unfortunate. It is possible that concerns about issues such as the import regulations for used machinery issued in July 2014 may be the reason for the figures on these types of problems remaining high.

At the bottom of page 7 (Table 5), “problems with doing business in Vietnam” following the survey results for 2013 are shown. Over 60% of companies reported problems such as “wage increase”, “difficulty in local procurement of raw materials and parts” and “complicated customs clearance procedures”, and they are becoming barriers to doing business.

Details of the problems and risks facing Japanese companies

Considering the issue of the “under-developed legal system”, there were comments about problems surrounding the application of import regulations for used machinery such as “the lack of proper consideration for the contents of regulations prior to their promulgation”, “unclear regulations and inconsistent application”and“the retroactive application of rules” regarding penalties in the area of tax inspection. Additionally, there were also comments concerning “time-consuming administrative procedures” such as “the need to pay unofficial fees” to tax authorities, “the unclear duration of examination time” when there are changes in or extensions to investment permits, or “vague criteria for screening” of investment permits for companies engaging in commercial services. Further, regarding the issue of “time-consuming tax procedures”, there were comments such as “frequent changes in the system”, “different interpretations of the law by the officials in charge”, “the requirement for all documents to be translated into Vietnamese and notarized” and “complex VAT refund procedures and tardy tax refunds”. I hope to see further improvement in regards to these issues.

Regarding “local procurement of materials and components”, please see page 8 (Table 6). The proportion of “labor costs”, “material costs” and other costs that make up the production costs in most countries is 2:6:2. Now, please refer to page 8 (table 7). The rate of local procurement of materials and components in Vietnam is 33.2%, just a 1% point increase. Although the rate is higher than that of the Philippines (28.4%), it is lower than that of China (66.2%), Thailand (54.8%), Indonesia (43.1%), and Malaysia (40.7%). In addition, details about the local procurement of materials and components are shown on page 9 (Table 8). The proportion supplied by local companies in Vietnam is 43.5%, still within the range of 40-45%, and this has not increased for a long time. In order for Japanese companies in Vietnam to improve their cost competitiveness, it is essential to increase the rate of procurement from local companies in Vietnam. Therefore, I hope that the Vietnamese government will provide further support in terms of providing loans for local businesses and developing human resources.

Regarding the fourth issue, that is “increased wages” - first of all the increases in the basic rate of salary are shown on page 9 (Table 9). In 2014, 371 Japanese companies increased the basic rate of salary by an average of 9.9% in Vietnam. By sector, the increases were 11.3% in the manufacturing sector and 7.7% in the non-manufacturing sector. Although, compared to the previous survey, the rate of increase has gone down, I think it is still significantly higher than consumer price index.

With respect to actual annual costs shown on page 10 (Table 10), in the manufacturing sector, a worker’s wages amounted to around $3,000 and an engineer’s salary was $5,800 - less than half as much as those in China, Malaysia and Thailand. In addition, a manager’s salary was $13,499 - around half and 60% of those in Thailand and China respectively. Employees’ and managers’ salaries in the non-manufacturing sector remained about half as much as those in China.

On the other hand, I have heard many times from Japanese companies in Vietnam that the demand for workers can be met easily. However, it is extremely difficult to recruit managers, who are fluent in Japanese or English in the provinces surrounding Hanoi. Major Japanese manufacturers who have invested in Hai Phong are unable to recruit Vietnamese employees who can speak Japanese, so the situation is quite challenging. Actually, Hai Phong is not alone - other provinces within an hour of Hanoi are also finding it difficult to secure employees who can speak Japanese.

On another point from the survey results, regarding thoughts of Japanese companies in Vietnam on their “future business plans”, please refer to page 10 (Table 11). 66.1% of Japanese companies investing in Vietnam have plans to expand their business operations. They also look at Vietnam as an important business destination. When asked about the key reasons for their plans to expand business operations, 84.4% of the companies cited “increased sales”, and 44.7% (or 67.5% if only non-manufacturing companies are taken into account) cited the “high growth potential ”.

In conclusion, I would like to raise 3 points in summary of the results.

1. Despite some reduction in the risks in the investment environment that are faced by Japanese companies, “underdeveloped legal systems and unclear legal system operation” are still considered the biggest risks for investment in Vietnam. As for “administrative procedures” and “tax procedures”, the majority of Japanese companies see them as problems that need rapid improvement. In particular, I think problems regarding the legal system, with the import regulations of used machinery being a typical example, not only have negative effects on Japanese companies considering new or expanded investment in Vietnam, but may also have a negative impact on the Vietnamese government’s efforts to attract investment. I hope that the Vietnamese government will be more cautious when drafting laws.

2. There was no significant increase in last year’s rates of local procurement of materials and components, and supporting industries still require government support.

3. Around 60% of Japanese companies have plans to expand their business operations in Vietnam in the future. Japanese companies will abide by the law and strive to do business in an open and fair way so as to co-exist with Vietnamese society. The JBAV, JETRO and I hope that the Vietnamese government will maintain its ongoing support for Japanese companies investing in the country.

In addition, JBAV believes that the business environment committee should seek to reduce problems in Vietnam’s business environment faced by its member companies; in particular, a sub-committee on legal matters and labor issues should be established and efforts to improve the legal system should be continued. In the context of the realization of the AEC and the major changes taking place in the environment of Vietnam's industries, JBAV is gathering suggestions from Japanese companies which, through a project to improve Vietnam’s investment environment, wish to contribute to the socio-economic development of Vietnam.

With a view to helping Japanese companies to invest in Vietnam and support the country’s economic development, JETRO Hanoi is contributing by:

(1) Dispatching investment missions from Japan to Vietnam.

(2) Dispatching business environment inspection missions (in October last year missions were dispatched to Thai Nguyen Province, and in March this year another mission also dispatched to Bac Giang Province) in order to assist with the acceleration of investment in Vietnam’s provinces, in collaboration with JBAV, with the major targets being Japanese companies investing in Vietnam.

(3) We have also put a massive effort into a project to select 1600 Japanese SMEs to invest in developing countries, including Vietnam. This was a special project with its focus targeting SMEs. Vietnam is becoming a popular and favored destination for many SMEs and an increase in the number of projects, not only in the manufacturing sector but also the non-manufacturing sector, is expected.

Also, for your reference, I would like to announce that in a bid to improve the business environment in Hai Duong Province, based on requests from the Chairman of the Provincial People’s Committee, JETRO has put together a list of problems that are being faced by Japanese companies in the province. In October 2014, we held a round-table discussion between the Chairman of the Hai Duong People’s Committee and Japanese companies investing in the province to exchange ideas. We have also made recommendations to improve the business environment. Furthermore, in Quang Ninh and Ha Nam, a meeting was also held for the provinces, JETRO and Japanese companies to exchange ideas aimed at improving the business environment and increasing investment from Japanese companies.

In addition, with a view toward developing supporting industries, we organized an exhibition and business matching on the procurement of components in Ho Chi Minh City last October. This year, we are going to hold a similar event in Hanoi in September. On top of this, in order to introduce local Vietnamese companies which would be potential business partners for Japanese companies, we have made plans to compile a “directory of sufficient local companies in Vietnam” in Japanese./.



Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương