Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ



tải về 3.48 Mb.
trang12/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Tấn Dũng (2014). Báo cáo của Thủ tướng về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII (http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/noidungtinhhinhthuchien?categoryId=100003029&articleId=10053663).

  2. Daron Acemoglu & James A. Robinson (2013): Tại sao các quốc gia thất bại. NXB Trẻ; Trang 108.

  3. Nguyễn Chí Hải (2014): Nâng cao năng lực cạnh tranh – Yêu cầu cấp thiết đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Tạp chí Phát triển Nhân lực, số 04 (41); Trang 34 – 37.

  4. Paul A. Samuelson – William D.Nordhaus (2007): Kinh tế học; Tập II. NXB CTQG, Hà Nội.

  5. N. Gregory Mankiw (2006): Kinh tế vĩ mô. NXB Thống kê, Hà Nội.

  6. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – UNDP (9/2014): Diễn dàn Kinh tế Mùa Thu 2014. Tái cơ cấu nền kinh tế: Kỳ vọng chuyển biến mạnh mẽ (Kỷ yếu Hội thảo).

  7. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2015): Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2014-2015.

  8. Trung tâm Năng suất Việt Nam (2003): Đo lường năng suất tại doanh nghiệp. NXB Thế giới.

  9. Chu kỳ kinh tế (https://voer.edu.vn/m/chu-ky-kinh-te/aab21a65).

  10. Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam (http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2014/12/01/000406484_20141201143505/Rendered/PDF/928250VIETNAME00Dec020140Vietnamese.pdf).

  11. APO Productivity Databook 2014 (http://www.apo-tokyo.org/publications/ebooks/apo-productivity-databook-2014/

  12. World Economic Forum: The Global Competitiveness Report 2013 – 2014. (http://www.weforum.org/reports/global-competitiveness-report-2013-2014).

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2014

TS. Trần Văn, Phó Chủ nhiệm

Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội

1. Hãy định nghĩa thành công theo cách của bạn

Trước hết tôi xin được điểm qua những kết quả tích cực của chính sách tài khóa năm 2014, vốn được coi là một năm khó khăn đối với nền kinh tế của Việt Nam do phải đối mặt với nhiều thách thức cả trong và ngoài nước.

Trước thực tế tình hình, Quốc hội và Chính phủ đã có những điều chỉnh kịp thời trong chính sách tài khóa nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, và đặc biệt đã tích cực tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, doanh nghiệp. Việc điều chỉnh chính sách thu ở một số sắc thuế đã bù đắp sự giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong khi vẫn tiếp tục thực hiện lộ trình giảm thuế đúng với cam kết theo các hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương. Tổng thu NSNN năm 2014 ước đạt trên 863 nghìn tỷ đồng, bằng 110,3% dự toán. Trong đó, thu nội địa bằng 108,3% dự toán, thu từ dầu thô bằng 117,5% dự toán, thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 112,6% dự toán. Hầu hết các địa phương đều thu đạt và vượt dự toán được giao.

Thủ tục hành chính thuế, hải quan được cải cách và số giờ thu nộp ngân sách của doanh nghiệp đã xuống còn 370 giờ/năm9. Công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT và chống chuyển giá đã được đẩy mạnh. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá và doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết cũng đã được thực hiện thanh tra, kiểm tra, công tác quản lý nợ thuế cũng được nâng cao với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế bằng nhiều hình thức khác nhau.

Chi cân đối ngân sách nhà nước đạt 1.087,52 nghìn tỷ đồng, trong đó chi NSNN cho đầu tư phát triển cả năm đạt 124,9% dự toán, tập trung hoàn thành các công trình, dự án quan trọng. Trước những khó khăn của nền kinh tế nên mặc dù thu ngân sách tăng so với dự toán, Quốc hội vẫn quyết định giữ nguyên mức bội chi NSNN 2014 là 5,3% GDP, bằng 224 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, trước tình hình Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Quốc hội đã quyết định chi 16.000 tỷ đồng từ nguồn vượt thu NSNN năm 2013 để đóng tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư và hỗ trợ ngư dân đóng tàu cá10.

Năm 2014, công tác huy động vốn trong nước có nhiều thuận lợi do mặt bằng lãi suất huy động giảm, trái phiếu chính phủ đạt trên 248 nghìn tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2013. Chủ trương xã hội hóa đầu tư hạ tầng dần trở thành hiện thực. Đi đầu trong lĩnh vực này là ngành giao thông vận tải đã huy động được 194 nghìn tỷ vốn đầu tư từ khu vực tư nhân theo các hình thức hợp tác công - tư (PPP) đã được huy động trong thời gian qua, nhất là trong các dự án cải tạo, nâng cấp QL.1A, QL.14 - đường Hồ Chí Minh - đoạn qua Tây Nguyên theo Nghị quyết của Quốc hội11 và hiện nay đã có trên 100 doanh nghiệp đăng ký tham gia thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa nhiều dự án trong tổng số hơn 50 dự án được ngành giao thông vận tải nghiên cứu triển khai theo hình thức PPP thuộc các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng hải và hàng không12.

Vấn đề nợ công đã dành được sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội. Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội ngay trong năm 2013 đã tổ chức phiên họp giải trình về nợ công và có báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội và tháng 4 năm 2014 đã có báo cáo giám sát về nợ công gửi Quốc hội. Với 77 nghìn tỷ đồng vay mới để đảo nợ với kỳ hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn đã góp phần giảm áp lực nợ quốc gia trong ngắn hạn. Tính đến cuối năm 2014, nợ công của Việt Nam, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, đảm bảo các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép13.

2. Những điểm cần quan tâm

(1) Bên cạnh những kết quả đạt được năm 2014, điều đáng chú ý đầu tiên trong chính sách tài khóa có lẽ là vấn đề nợ công, vốn đang có xu hướng tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ (tăng từ 54,9% GDP năm 2011 đến năm 2015 là 64% GDP), chưa tính các khoản nợ thuộc trách nhiệm phải trả của ngân sách nhà nước như nợ quỹ hoàn thuế, nợ quỹ bảo hiểm xã hội, nợ cấp bù chênh lệch lãi suất cho các ngân hàng chính sách.

Tốc độ tăng nợ công nhanh hơn tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trong khi tốc độ tăng GDP thấp ảnh hướng tới tính bền vững. Nghĩa vụ trả nợ và các khoản nợ phải trả hàng năm tăng nhanh dẫn đến phải vay đảo nợ với khối lượng lớn, năm sau cao hơn năm trước tạo áp lực cho cân đối, bố trí nguồn trả nợ hàng năm. Cơ cấu nợ công chưa hợp lý khi vốn vay trong nước ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao, lãi suất vay khá cao nhưng lại được sử dụng cho các công trình, dự án hạ tầng kinh tế - xã hội có thời hạn thu hồi vốn dài, dẫn đến áp lực trả nợ cho ngân sách nhà nước. Việc quản lý, sử dụng vốn vay cũng chưa thật sự đạt hiệu quả cao thể hiện qua nhiều dự án chậm tiến độ làm tăng tổng mức đầu tư, tăng chi phí lãi vay, kéo dài thời gian thu hồi vốn, tạo thêm gánh nặng trả nợ. Còn có vụ việc thất thoát, tham ô, tham nhũng, kể cả đối với nguồn vốn ODA lâu nay vốn được các nhà tài trợ quốc tế kiểm soát chặt chẽ.

(2) Cơ cấu chi NSNN còn chưa hợp lý với tỷ trọng chi thường xuyên những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh. Số người hưởng lương từ NSNN cũng tăng cho thấy kết quả của quá trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế chưa đạt yêu cầu. Ngoài ra, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nhu cầu chi cho đảm bảo an sinh xã hội, chi hỗ trợ đối tượng chính sách, đối tượng nghèo tăng. Cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp chậm được đổi mới dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính NSNN trong khu vực sự nghiệp còn hạn chế, việc thực hiện lộ trình giá dịch vụ, xã hội hóa đối với các dịch vụ sự nghiệp công còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

(3) Những rủi ro của ngân sách nhà nước/chủ sở hữu là nhà nước, rủi ro của tài chính quốc gia từ khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn còn tiềm ẩn do tình hình tài chính của nhiều DNNN quá khó khăn, rủi ro từ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, các khoản Chính phủ vay về cho vay lại, vay ưu đãi có hỗ trợ lãi suất, trái phiếu doanh nghiệp... của DNNN. Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, xử lý nợ xấu thực hiện còn chậm so kế hoạch, mục tiêu đề ra, hoặc có CPH nhưng chỉ mang tính hình thức, biểu tượng do tỷ lệ vốn nhà nước chiếm giữ còn quá cao, không thu hút được các nhà đầu tư chiến lược để thay đổi cơ bản về quản trị và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới vào phát triển doanh nghiệp.

(4) Cuối cùng, mặc dù Điều 56 của Hiến pháp 2013 đã hiến định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước” và trước đó đã có Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội tổ chức giám sát việc thực hiện hàng năm, nhưng tình trạng lãng phí trong khu vực công vẫn diễn ra với nhiều công trình, dự án, hội nghị, lễ hội hoành tráng quá mức cần thiết14,… trong khi cân đối ngân sách còn rất khó khăn và một bộ phận người dân còn nghèo khó. Cho dù nhiều cơ quan, đơn vị biện luận rằng đã “xã hội hóa”, nhưng chung quy lại vẫn là những nguồn lực vật chất của xã hội đang bị lãng phí.



3. Chính sách tài khóa năm 2015

Từ kinh nghiệm thực tế của chính sách tài khóa năm 2014, chính sách tài khóa năm 201515 hiện đang tập trung vào thực hiện mục tiêu sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính quốc gia, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Để đạt được mục tiêu này chính sách tài khóa năm 2015 đang được điều hành theo hướng:

- Tạo nguồn thu vững chắc cho ngân sách qua việc tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Tăng cường quản lý thu, chi ngân sách thông qua kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận thuế, nợ đọng thuế và rà soát, cơ cấu lại, phân bổ các khoản chi ngân sách hợp lý hơn theo các thứ tự ưu tiên chi.

- Trong lúc cân đối ngân sách tiếp tục căng thẳng16, đảm bảo chi tiêu ngân sách nhà nước chặt chẽ, căn cơ, hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật” và theo đúng dự toán được giao theo quy định tại Điều 55 Hiến pháp 2013 “Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phải được dự toán và do luật định”. Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công và không ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước khi chưa có nguồn bảo đảm.



- Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nợ công chặt chẽ, cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm chi phí vốn vay; bảo đảm nợ công trong giới hạn theo Nghị quyết của Quốc hội và thường xuyên theo dõi, đánh giá về an toàn nợ công theo Luật quản lý nợ công. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định của Luật đầu tư công17. Đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nguồn lực Nhà nước giao quản lý, khai thác và sử dụng theo Luật sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp18, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ19 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gắn với đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, các hình thức đầu tư, đẩy mạnh hình thức hợp tác công - tư (PPP) để huy động tối đa nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển20.

Tóm lại, không quá kỳ vọng vào sự thay đổi “một sớm, một chiều” trong điều hành ngân sách nhà nước, nhưng chắc chắn sẽ phải có những chuyển biến tích cực sau những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trước tình hình thực tế đáng báo động trong sử dụng tài chính công và tình trạng “đội sổ”21 trong ASEAN về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan.

Năm 2015 là năm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 với kế hoạch tài chính và kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ được xây dựng theo quy trình, chuẩn mực mới chắc chắn sẽ nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng tiền thuế của dân, chống thất thoát, lãng phí và tiêu cực trong phân bổ nguồn lực vật chất quốc gia vô cùng quan trọng này./.



CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý

CHO NĂM 2015

TS. Hà Huy Tuấn

Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia

  1. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh tế Việt Nam năm 2014

  1. Kinh tế thế giới

- Kinh tế toàn cầu năm 2014 khởi sắc hơn. Hoạt động thương mại toàn cầu tăng trưởng nhanh hơn năm 201322; sản xuất công nghiệp từng bước hồi phục23... khủng hoảng nợ công có dấu hiệu ổn định hơn mặc dù cải thiện chưa đáng kể24.

Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu, 2008-2014



Ngun: IMF

- Điểm sáng của bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2014 là kinh tế Mỹ tăng cao hơn dự báo, ước đạt 2,2%. Fed tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức rất thấp (0–0,25%/năm) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khu vực ASEAN-5 cũng được coi là một điểm sáng khác trong bức tranh kinh tế toàn cầu khi mức tăng trưởng bình quân ước đạt 4-5%, trong đó Philippines, Malaysia và Indonesia tăng trưởng 5-6%, Singapore đạt trên 2% và chỉ có Thailand tăng ở mức thấp (0,7%).



Biểu đồ 2: Tăng trưởng GDP của Mỹ, 2014 (QoQ) Biểu đồ 3: Tăng trưởng GDP

khu vực ASEAN-5, 2014



Nguồn: Trading economic Nguồn: www.statista.com

- Kinh tế Eurozone và Nhật Bản hồi phục chậm. Tăng trưởng GDP năm 2014 của khu vực Eurozone khoảng 0,9% (số liệu sơ bộ) và của kinh tế Nhật Bản là giảm 0,8% (số liệu sơ bộ) sau khi rơi vào suy thoái kỹ thuật (tăng trưởng âm) trong 3 quý cuối năm 2014.



Biểu đồ 4: Tăng trưởng kinh tế khu vực Eurozone và Nhật Bản (Q.o.Q), 2012-2014



Nguồn: Trading economic

- Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc, đạt 7,4% năm 2014 (năm 2013 là 7,7%); Tăng trưởng kinh tế các nền kinh tế mới nổi khu vực Nam Mỹ giảm tốc do chịu ảnh hưởng bởi cầu yếu ở các thị trường xuất khẩu chủ yếu như châu Âu và Trung Quốc.



Biểu đồ 5: Tăng trưởng GDP của Trung Quốc (Q.o.Q)



Nguồn: Trading economic

Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2014 đã hồi phục tốt hơn năm 2013, nhưng tốc độ hồi phục còn chậm do tăng trưởng không đồng đều giữa các nước và các khu vực trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu do: (i) Giá cả hàng hóa sụt giảm gây khó khăn cho nhiều quốc gia xuất khẩu 25; (ii) Tình trạng trì trệ kéo dài tại các nền kinh tế phát triển và tốc độ tăng trưởng không như mong đợi tại các nền kinh tế phát triển và mới nổi; (iii) Xung đột và căng thẳng địa chính trị ở một số quốc gia và khu vực gây ảnh hưởng đến sự hồi phục tăng trưởng của nhiều quốc gia trên thế giới.



  1. Kinh tế Việt Nam năm 2014:

Kinh tế Việt Nam năm 2014 chịu ảnh hưởng nhất định từ bối cảnh địa chính trị và kinh tế thế giới không mấy thuận lợi. Song, chúng ta đã nỗ lực đạt và vượt hầu hết các mục tiêu đề ra:

- Tăng trưởng GDP năm 2014 đã có sự hồi phục khá tốt đạt 5,98% (mục tiêu tăng trưởng là 5,8%). Phân tích cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP hàng quý (loại bỏ yếu tố mùa vụ) duy trì được xu hướng tăng nhanh kể từ quý 2/2014 và xu hướng này cũng được thể hiện rõ nét qua phân tích yếu tố chu kỳ của tăng trưởng 26.



Biểu đồ 6: Tăng trưởng và tăng trưởng loại bỏ tính mùa vụ Q1/2011-Q4/2014, % tăng GDP so cùng kỳ

Biểu đồ 7: Tăng trưởng do chu kỳ

Q1/2011-Q4/2014, % tăng GDP so cùng kỳ

Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương