Kinh tế phát triển 2,phan tiến ngọc,dhkinhtehn


)  Thực hiện mô hình công nghiệp hóa kết hợp giữa cơ chế thị trường và chủ



tải về 253.72 Kb.
Chế độ xem pdf
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2022
Kích253.72 Kb.
#50580
1   2   3   4   5   6
kinh-te-phat-trien-2 phan-tien-ngoc mot-so-kinh-nghiem-rut-ra-tu-mo-hinh-cong-nghiep-hoa-cua-cac-nuoc-dong-a - [cuuduongthancong.com]
BD-8
4)

 Thực hiện mô hình công nghiệp hóa kết hợp giữa cơ chế thị trường và chủ 

nghĩa xã hội, gắn chặt công nghiệp hóa với cải cách và mở cửa - Kinh nghiệm 

Trung Quốc

 

CuuDuongThanCong.com



https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com




Sau thất bại của mô hình CNH theo mô hình “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng” của 

những năm 1950, đến năm 1978 Trung Quốc đã thực hiện những cải cách kinh tế theo 

hướng tập trung khai thác thế mạnh nền kinh tế nông nghiệp của mình với việc chuyển 

thứ tự ưu tiên phát triển từ “công nghiệp nặng - công nghiệp nhẹ - nông nghiệp” sang 

“nông nghiệp - công nghiệp nhẹ - công nghiệp nặng”, nhờ đó kinh tế có sự tăng trưởng 

cao. Trung Quốc đã thực hiện chính sách khoán sản phẩm nông nghiệp đến hộ nông 

dân, thúc đẩy cải tạo kỹ thuật, từng bước tăng đầu tư để tăng cường cơ sở vật chất - 

kỹ thuật cho nông nghiệp... nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, sớm đưa nông 

nghiệp lên sản xuất lớn hiện đại, phù hợp với đặc điểm nông thôn Trung Quốc. Những 

cải cách kinh tế của Trung Quốc với nội dung phát triển hướng vào nông nghiệp đã tạo 

cho đất nước này một bước nhảy vọt không chỉ trong nông nghiệp mà trong toàn bộ 

nền kinh tế quốc dân. Và như vậy, Trung Quốc là nước đầu tiên trong số các nước tiến 

hành CNH theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung thực hiện thành công cải cách thể chế 

kinh tế, mà nội dung chủ yếu là chuyển sang kinh tế thị trường và mở cửa nền kinh tế, 

xây  dựng  xã  hội  xã  hội  chủ  nghĩa  mang  màu  sắc  Trung  Quốc.  Các  bước  chuyển  đó 

được tiến hành một cách thận trọng, dần dần và chắc chắn. Cụ thể: 

+ Sự chuyển hướng mô hình công nghiệp hóa của Trung Quốc được bắt đầu từ bước 

chuyển các “công xã nhân dân” thành “kinh tế nông hộ”. Cơ chế đó đã có tác dụng tích 

cực trong việc làm tăng sản lượng nông nghiệp, đảm bảo ổn định lương thực và thực 

phẩm cho hơn 1,2 tỷ người; và quan trọng hơn là chuyển được một bộ phận đông đảo 

lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ (khoảng 150 triệu người) 

+ Thành công nhất và cũng độc đáo nhất trong quá trình thực hiện CNH theo hướng 

cải cách và mở cửa kinh tế của Trung Quốc là việc thành lập và phát triển các xí nghiệp 

hương  trấn  (XNHT)  bộ  phận  cấu  thành  hữu  cơ  của  mô  hình  CNH  Trung  Quốc.  Thực 

chất đây là bước đi đầu tiên để chuyển mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý 

theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường. Với nguyên tắc hoạt động 

là “lời ăn lỗ chịu” nên mô hình XNHT đã tạo được tính tự chủ cao của xí nghiệp. 

Sự phát triển các XNHT ở Trung Quốc đã đem lại hiệu quả cao, góp phần quyết định 

vào việc làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn Trung Quốc. Đó là sự chuyển 

CuuDuongThanCong.com

https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com




dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông, sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, sử 

dụng được phần lớn lao động dư thừa của nông nghiệp ngay trên địa bàn nông thôn, 

thúc  đẩy  quá  trình  HĐH  nông  nghiệp  truyền  thống.  Có  thể  nói,  các  xí  nghiệp  hương 

trấn  đã  đóng  một  vai  trò  đáng  kể  trong  sự  phát  triển  năng  động  của  kinh  tế  Trung 

Quốc trong thời cải cách mở cửa, là bằng chứng về sự sáng tạo độc đáo mang màu sắc 

Trung Quốc: kết hợp giữa CNXH và thị trường. 

+ Bước chuyển từ mô hình CNH theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang mô 

hình mới- mô hình kết hợp giữa thị trường và CNXH ở Trung Quốc thể hiện tập trung 

nhất là ở sự chuyển đổi khu vực quốc hữu sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Bước 

chuyển này được tiến hành từ từ từng bước, bắt đầu từ những năm 1984 và tạo sự đột 

phá thật sự là từ năm 1993. Trung Quốc vẫn luôn xác định vai trò trụ cột của các xí 

nghiệp quốc hữu, do đó việc cải cách khu vực này được tính toán một cách rất thận 

trọng, đi từ làm thử ở nhóm nhỏ trước, rồi sau đó mới mở rộng ra theo hướng nới lỏng 

dần các thiết chế kiểm soát của thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, đồng thời cởi trói dần 

(hay mở rộng dần sự tự chủ) cho các doanh nghiệp nhà nước trong kinh doanh. Thực 

chất, đây là sự mở rộng chế độ khoán sản phẩm từ khu vực nông nghiệp sang khu vực 

công  nghiệp  theo  kiểu  “lấy  nông  thôn  bao  vây  thành  thị”.  Phương  châm  của  Trung 

Quốc trong cải cách quan hệ sở hữu là “quốc thoái dân tiến”, và “nắm lớn, buông nhỏ”. 

Các xí nghiệp quốc hữu sau khi hoàn thành kế hoạch pháp lệnh về nghĩa vụ nộp thuế 

cho Nhà nước thì được quyền quyết định việc sản xuất “cái gì”, “cho ai” và “thế nào” để 

đạt hiệu quả cao nhất. Một cuộc cải cách như vậy đã tạo động lực mạnh mẽ cho hoạt 

động của các doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 

+ Thực hiện CNH gắn chặt với cải cách mở cửa nền kinh tế được thể hiện rõ nét nhất 

qua  các  chính  sách  cải  cách  hệ  thống  thương  mại  và  khuyến  khích  đầu  tư  trực  tiếp 

nước ngoài. 

Về thương mại, Chính phủ Trung Quốc đã từ bỏ chính sách độc quyền ngoại thương 

thông qua việc cho phép hàng ngàn công ty được phép buôn bán quốc tế; và cùng với 

nó là việc bãi bỏ các chỉ tiêu kế hoạch về sản phẩm nhập khẩu và giảm đáng kể hàng 

rào  thuế  quan  đối  với  hoạt  động  này.  Cụ  thể,  Chính  phủ  thực  thi  nhiều  chính  sách 

CuuDuongThanCong.com

https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com




khuyến khích, như: duy trì chính sách tỷ giá hối đoái thực tế có lợi cho xuất khẩu; cho 

phép các doanh nghiệp được giữ lại một phần ngoại tệ từ hoạt động này; cho phép các 

ngân hàng tham gia  giao  dịch ngoại  tệ... Nhờ những chính sách như vậy, hoạt động 

ngoại thương của Trung Quốc đã phát triển rất nhanh. Kim ngạch xuất khẩu cả nước đã 

tăng từ 36 tỷ USD năm 1978 lên 300 tỷ USD năm 1995 và 986 tỷ  USD năm 2007. Vị trí 

của Trung Quốc trên bản đồ ngoại thương thế giới đã thay đổi. Tỷ lệ xuất khẩu trên 

GDP của nước này đã tăng từ 7% năm 1980 lên 15% năm 1990 và lên tới gần 30% 

những  năm  gần  đây.  Từ  năm  2002,  Trung  Quốc  là  nước  có  thị  phần  lớn  nhất  trong 

tổng nhập khẩu của Nhật Bản. Hiện nay Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn thứ ba trên 

thế giới, với tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu lên tới 1.760 tỷ USD, trong đó xuất siêu 

212 tỷ USD. 

Về đầu tư, Trung Quốc mở rộng việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 

(FDI) thông qua phát triển mạnh các đặc khu kinh tế. Trung Quốc xác định các đặc khu 

kinh tế là những “cửa sổ” để tạo lập các kênh chuyển giao kỹ thuật, quản lý, và tri thức 

vào sâu trong lục địa. Chính đây là nét nổi bật của kinh tế thị trường XHCN mang màu 

sắc Trung Quốc. Thực tế là, ngay từ đầu thập kỷ 1980, Trung Quốc đã thành lập 4 đặc 

khu  kinh  tế  (lúc  đầu  chỉ  là  khu  chế  xuất)  là:  Thâm  Quyến,  Chu  Hải,  Sán  Dầu  và  Hạ 

Môn, sau thêm Hải Nam (đảo). Đến giữa thập kỷ đó, Trung Quốc đã hình thành được 

một  “cánh  cung”  khổng  lồ  các  đặc  khu  kinh  tế  và  các  thành  phố  mở  cửa  ven  biển 

hướng ra Thái Bình Dương. Hiện nay, Trung Quốc là một trong số những nước thu hút 

FDI nhiều nhất của thế giới. Năm 2007, dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc 

(không kể lĩnh vực tài chính ngân hàng) đạt 67,3 tỷ USD (năm 2005: 53 tỷ; 2000: 40 tỷ 

USD). Các dự án đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tăng nhanh, góp phần quan trọng 

vào việc thay  đổi cả chất và lượng của nền kinh tế nước này. Hiện nay khu vực FDI 

chiếm  hơn  30%  tổng  giá  trị  sản  xuất,  và  trên  50%  tổng  kim  ngạch  xuất  khẩu  công 

nghiệp của Trung Quốc. Trung Quốc đã dần dần thay thế vị trí của Nhật Bản về lĩnh 

vực này

(3)


.  Điều đó đã khẳng định khả năng sản xuất hàng giá rẻ và chất lượng cao 

của Trung Quốc, đặc biệt là đồ điện gia dụng trên thị trường tiêu thụ của thế giới. Ngay 

từ cuối thập niên 1990, Trung Quốc đã được cả thế giới biết đến như là một “nhà máy 

CuuDuongThanCong.com

https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com




sản xuất khổng lồ của thế giới”, và vào năm 2000 Trung Quốc chiếm 40% tổng lượng 

sản xuất máy điều hoà không khí của thế giới, 24% tivi màu, 22% VTR, 11% máy tính 

cá nhân, 10% điện thoại di động... Đồ điện, điện tử gia dụng, đồng hồ, máy tính cá 

nhân, xe máy và các loại máy móc khác chiếm tới 43% tổng xuất khẩu năm 2003. 

Nhờ việc thực hiện CNH gắn chặt với cải cách, mở cửa nền kinh tế, trong vòng  20 năm 

cuối thế kỷ XX Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong lịch 

sử  phát  triển  của  họ,  và  cũng  là  cao  nhất  thế  giới  (bình  quân  tăng  9,8%/năm,  năm 

2007 tăng 11,4%). Năm 2004, GDP của Trung Quốc đạt 1.649 tỷ USD, xếp thứ bảy trên 

thế giới; và năm 2007 là 4.430 tỷ USD, đứng thứ tư (sau Mỹ, Nhật và Đức), với GDP 

bình quân đầu người 2.200 USD

(4)



Như vậy, Trung Quốc đã trải qua hai thời kỳ, ứng với những  mô hình CNH khác nhau 



và kết quả CNH đạt được cũng khác nhau. Nếu mô hình CNH những năm trước 1980 là 

thất bại, thì ngược lại mô hình CNH Trung Quốc thực hiện từ những năm 1980 đến nay 

đã rất  thành công, trở thành một mẫu mô hình CNH mới của Trung Quốc. Đó là mô 

hình CNH kết hợp giữa cơ chế thị trường và chủ nghĩa xã hội, gắn chặt công nghiệp hóa 

với cải cách và mở cửa nền kinh tế. Rõ ràng, những thành công của CNH Trung Quốc 

trong hơn hai mươi năm gần đây là nhờ sự lựa chọn và chuyển đổi mô hình CNH một 

cách khéo léo và uyển chuyển. Trung Quốc đã tiến nhanh vào cơ chế thị trường, nhất 

là trong lĩnh vực sản xuất một cách khá hoàn hảo. 

Kinh nghiệm của các nước đi trước đã cung cấp cho Việt Nam những bài học vô cùng 

quý báu. Tuy nhiên, chúng ta đang thực hiện CNH trong một bối cảnh mới: toàn cầu 

hóa, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ và kinh tế tri thức, 

nên việc học tập kinh nghiệm các nước không đơn giản. Những yếu tố vừa nêu đã làm 

đảo lộn cả tư duy và thực tiễn phát triển trong nhiều lĩnh vực, nó có ảnh hưởng lớn, và 

thậm chí ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành cơ cấu kinh tế cũng như cách thức 

tiến hành CNH của mỗi nước; làm thay đổi cơ cả cấu lực lượng tham gia quá trình CNH. 

Vì vậy, học tập kinh nghiệm là cần thiết để tránh việc phải mò mẫm, đi đường vòng 

mất nhiều thời gian. Nhưng nếu học hỏi mà thiếu sáng tạo, áp dụng kinh nghiệm các 

nước  một  cách  máy  móc,  nguyên  xi,  không  “thích  ứng  chuyển  đổi”  được  các  yếu  tố 

CuuDuongThanCong.com

https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com



ngoại  lực  thành  nội  lực  thì  thời  gian  còn  kéo  dài  hơn,  thậm  chí  thất  bại.  Vấn  đề  là, 

chúng ta sẽ có rất nhiều cơ hội do các nước đi trước tạo ra, nhưng nắm bắt cơ hội thế 

nào để đẩy nhanh quá trình CNH ở nước ta lại đòi hỏi phải có một Nhà nước đủ năng 

lực và bản lĩnh. 

 

CuuDuongThanCong.com



https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com



tải về 253.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương