Kinh tế phát triển 2,phan tiến ngọc,dhkinhtehn


) Thực hiện mô hình công nghiệp hóa kết hợp giữa thay thế nhập khẩu với



tải về 253.72 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2022
Kích253.72 Kb.
#50580
1   2   3   4   5   6
kinh-te-phat-trien-2 phan-tien-ngoc mot-so-kinh-nghiem-rut-ra-tu-mo-hinh-cong-nghiep-hoa-cua-cac-nuoc-dong-a - [cuuduongthancong.com]
BD-8
2) Thực hiện mô hình công nghiệp hóa kết hợp giữa thay thế nhập khẩu với 

hướng vào xuất khẩu và hướng tới công nghệ cao-  Kinh nghiệm của các NICs

 

Các nước và vùng lãnh thổ Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, và Xinh-ga-po được gọi là 



các nước công nghiệp mới (NICs) thuộc thế hệ thứ nhất ở Châu Á đã tạo nên những 

nền công nghiệp tăng trưởng nhanh chưa từng thấy trong lịch sử. Thời gian để hoàn 

CuuDuongThanCong.com

https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com



thành quá trình công nghiệp hóa tại các quốc gia và lãnh thổ này chỉ mất khoảng 30 

năm. 


Ngược  dòng  lịch  sử,  vào  những  năm  trước  1960  các  nước  NICs  cũng  là  những  nước 

nông  nghiệp,  với  tỷ  trọng  ngành  nông  nghiệp  chiếm  tới  75%  lao  động  và  trên  30% 

GDP. Tuy có những điểm khác nhau, nhưng tất cả các nước đều có điểm chung là thực 

hiện kết hợp và chuyển đổi giữa các mô hình CNH thay thế nhập khẩu, CNH hướng về 

xuất khẩu, và CNH hướng tới công nghệ cao phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đặt ra 

trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể. Điều đó đã tạo nên thành công của sự nghiệp công 

nghiệp hóa tại các nước này. Bài học thành công này của ASEAN đã cung cấp những 

kinh  nghiệm  quý  báu  cho  các  nước  đi  sau  để  rút  ngắn  thời  kỳ  công  nghiệp  hóa  của 

mình. 

Bước đi của các NICs là trong giai đoạn đầu, họ thực hiện mô hình CNH thay thế nhập 



khẩu- CNH hướng nội (đây cũng là mô hình được áp dụng phổ biến tại nhiều nước vào 

những  năm  giữa  thế  kỷ  XX  về  trước).  Mô  hình  này  đã  giúp  cho  các  nước  giải  quyết 

được các vấn đề về vốn và kỹ thuật để phát triển một số ngành công nghiệp và đáp 

ứng nhu cầu cơ bản của dân chúng về việc làm và thu nhập… Đến cuối thập niên 1960, 

với xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, mô hình CNH thay thế nhập khẩu đã bộc 

lộ những hạn chế, thì các NICs đã bắt đầu chuyển sang thực hiện mô hình CNH hướng 

vào xuất khẩu (CNH hướng ngoại), mà Xinh-ga-po là nước đầu tiên trong nhóm thực 

hiện bước chuyển này. Mục tiêu mô hình này là khai thác lợi thế về nguồn lao động và 

tài  nguyên  dồi  dào,  giá  rẻ  để  xuất  khẩu,  tạo  nguồn  vốn  tích  lũy  cho  phát  triển  công 

nghiệp. Còn từ giữa thập niên 1990 đến nay, NICs đã chuyển sang mô hình CNH hướng 

tới công nghệ cao, bằng việc tập trung phát triển các ngành có hàm lượng khoa học 

cao như: sản xuất xe hơi, máy công cụ, máy kỹ thuật số, người máy…, làm đầu tàu cho 

tăng trưởng. 

Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất của NICs đối với các nước đi sau là ở chỗ biết kết 

hợp khéo léo, thay thế lẫn nhau giữa các mô hình CNH bằng chính sách bổ sung lẫn 

nhau giữa hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, trong đó hướng về xuất khẩu là 

trọng tâm. CNH đi từ bước nhỏ đến bước lớn, từ điểm đến tuyến rồi đến diện, từ thị 

CuuDuongThanCong.com

https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com




trường trong nước đến thị trường khu vực rồi thị trường thế giới, từ công nghệ có hàm 

lượng lao động cao đến công nghệ có hàm lượng vốn và khoa học cao. CNH kết hợp 

giữa thay thế nhập khẩu, hướng vào xuất khẩu và hướng tới công nghệ cao được thực 

hiện bằng các bước đi lần lượt theo một  trình tự có  tính chu kỳ là:  bắt đầu từ nhập 

khẩu, đến thay thế nhập khẩu, rồi xuất khẩu

(1)


. Các quá trình này được diễn ra theo 

cách thay thế liên tục cho nhau, với trình độ kỹ thuật – công nghệ chu kỳ sau cao hơn 

chu  kỳ  trước.  Cụ  thể  là,  đầu  tiên  các  nước  này  thực  hiện  xuất  khẩu  các  sản  phẩm 

truyền thống của nền kinh tế nông nghiệp như lương thực, thực phẩm  thô (bước 1); 

tiếp đến là tự sản xuất các sản phẩm vốn trước đó phải nhập khẩu như quần áo, giày 

dép và các hàng hóa tiêu dùng thông dụng khác (bước 2); đến xuất khẩu các sản phẩm 

chế biến có nguồn gốc từ nông nghiệp như giấy, đồ gồ, dệt may, mía đường... (bước 

3); sau đó đến sản xuất hàng công nghiệp chế tạo lâu bền để thay thế nhập khẩu như 

máy móc, dụng cụ... (bước 4); và cuối cùng là  xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo 

cao cấp như tivi, tủ lạnh, xe hơi, phần mềm... (bước 5). Tại Hàn Quốc và Đài Loan, quá 

trình chuyển từ bước 1 sang bước 2 diễn ra vào khoảng những năm 1950 – 1960; bước 

3 vào đầu thập niên 1960 – 1970; bước 4 bắt đầu từ nửa cuối của thập niên 1970; và 

bước 5 là từ những năm cuối 1980 đầu 1990. 

Việc kết hợp, thay thế lẫn nhau giữa các mô hình CNH nêu trên đã giúp các NICs phát 

huy được tiềm năng nội sinh và cơ hội ngoại sinh để đẩy nhanh quá trình CNH. Tại Đài 

Loan, sau 10 năm thực hiện mô hình CNH hướng nội (những năm 1950), với trọng tâm 

chính là thúc đẩy phát triển nông nghiệp (lợi thế của nước này lúc đó), tăng tích lũy từ 

nông nghiệp, lấy nông nghiệp  nuôi công nghiệp; đến những năm 1960 họ đã chuyển 

từ  mô  hình  CNH  thay  thế  nhập  khẩu  sang  từng  bước  mở  cửa,  hướng  về  xuất  khẩu. 

Thông  qua  việc  thành  lập  các  khu  chế  xuất  (Cao  Hùng  năm  1966;  Đài  Trung  năm 

1969), Chính phủ khuyến khích các dự án đầu tư quy mô nhỏ, sử dụng nhiều lao động, 

quay vòng vốn nhanh (nhất là các ngành giấy, kính, nhựa...), nền kinh tế Đài Loan đã 

có bước phát triển khá nhanh. Vào những năm 1960  - 1970, Đài Loan đã  xuất khẩu 

sang thị trường Mỹ khoảng 40 - 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của họ. Mặc dù 

vậy, họ vẫn chú trọng phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất hàng tiêu dùng, 

CuuDuongThanCong.com

https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com




vật tư kỹ thuật và tư liệu sản xuất cho nông nghiệp, sử dụng được hàng ngàn lao động 

ở nông thôn. Còn Hàn Quốc thì, trong thời gian đầu vẫn phụ thuộc vào nước ngoài (chủ 

yếu với Nhật) thông qua hình thức liên doanh vốn để chế tạo động cơ và máy kéo nhỏ; 

còn sau đó, khi đã đủ sức họ dần dần tự sản xuất trong nước phần lớn các máy móc 

chủ  yếu  cho  nông  nghiệp.  Tại  Xinh-ga-po,  do  đặc  điểm  riêng  mà  sự  phụ  thuộc  vào 

nước ngoài là rất chặt, thậm chí họ còn phải dựa vào các công ty và nhà quản lý nước 

ngoài để xuất khẩu. Hàng năm, các công  ty nước ngoài chiếm đến 70% giá trị hàng 

xuất khẩu công nghệ của Xinh-ga-po. 

Việc thực hiện chuyển giao công nghệ thông qua con đường khuyến khích đầu tư trực 

tiếp nước ngoài là con đường phổ biến tại nhiều nước, nhưng Hàn Quốc lại thực hiện 

điều đó chủ yếu bằng các hợp đồng nhập khẩu công nghệ và bằng sáng chế kỹ thuật. 

Vì vậy, nếu các dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp đưa công nghệ vào Hàn Quốc thì 

phải chấp nhận điều kiện là tỷ lệ góp vốn của đối tác chỉ dưới 49%. Để làm được như 

vậy,  Chính  phủ  Hàn  Quốc  đã  ban  hành  qui  chế  giám  sát  cần  thiết  để  lựa  chọn  công 

nghệ tiên tiến với giá cả phù hợp; đồng thời đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực 

để tiếp thu, học hỏi và phát triển công nghệ. Ngoài ra, Chính phủ cũng tăng cường bỏ 

vốn đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển với mục tiêu là phát  triển và hoàn 

thiện các công nghệ được du nhập từ nước ngoài và thành lập các cơ quan quản lý, các 

viện  nghiên  cứu  để  phổ  biến,  khai  thác  và  hướng  dẫn  chuyển  giao  công  nghệ.  Nhìn 

chung, các NICs đều chú trọng việc nghiên cứu, phân loại tính chất công nghệ và đặc 

điểm  các  kênh  chuyển  giao  để  tránh  nhập  những  “công  nghệ  rác”,  mà  đi  thẳng  vào 

công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Điều đó đã có tác dụng làm chuyển dịch cơ cấu 

kinh tế các NICs theo hướng hiện đại, tạo ra những ngành công nghiệp  mới có giá trị 

gia tăng cao, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia của họ. 

Để  hội  nhập  có  hiệu  quả  vào  nền  kinh  tế  thế  giới,  hầu  hết  các  NICs  đều  thực  hiện 

nghiêm ngặt nguyên tắc “Xuất khẩu hay là Chết”. Nguyên tắc này vừa  nhằm đề cao vai 

trò trách nhiệm của doanh nghiệp, vừa tạo ra sức ép đối với các doanh nghiệp trên con 

đường hội nhập kinh tế quốc tế. Theo nguyên tắc đó, nếu doanh nghiệp nào không tạo 

được những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì sẽ không có cơ hội 

CuuDuongThanCong.com

https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com




tồn tại, bởi Chính phủ không “chạy theo” doanh nghiệp mà chỉ thực hiện hỗ trợ cho một 

ngành công nghiệp nào đó, hay thậm chí một công ty cá biệt nào đó trong thời kỳ đầu 

khi còn non trẻ, còn sau đó một vài năm thì các công ty sẽ phải tự tồn tại bằng cách 

xác lập vị trí của mình trên thị trường thế giới. Cho nên, những công ty nào chỉ quen 

dựa dẫm vào vị thế độc quyền trên thị trường nội địa nhờ vào sự hỗ trợ của nhà nước 

mà không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh... thì sớm muộn cũng sẽ bị thất bại

(2)



Như vậy, rõ ràng mô hình CNH kết hợp thay thế nhập khẩu, hướng về xuất khẩu và 



hướng tới công nghệ cao đã cho phép các nước đang phát triển có thể vận dụng được 

những hạt nhân hợp lý của mỗi mô hình, trong đó đặt trọng tâm vào mô hình hướng về 

xuất khẩu, hướng tới công nghệ cao và lấy mô hình thay thế nhập khẩu để bổ sung. Sự 

kết hợp các mô hình này cũng là cách để các nước đang phát triển tham gia sâu rộng 

vào quá trình phân công lao động quốc tế nhằm tranh thủ khai thác tối ưu các nguồn 

lực  từ  bên  ngoài,  đồng  thời   phát  huy  được  nguồn  lực  từ  bên  trong,  tạo  ra  sức  bật 

mạnh mẽ và khả năng to lớn để thực hiện CNH bền vững. Ngày nay, đối với các nước 

thực  hiện  CNH  muộn,  việc  thực  hiện  mô  hình  công  nghiệp  hóa  xen  kẽ  giữa  thay  thế 

nhập khẩu và hướng về xuất khẩu đã trở thành xu thế tất yếu, nhưng kết hợp thế nào 

để đạt đến thành công sự nghiệp CNH thì lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 

vai trò của các Chính phủ. Vì vậy, kinh nghiệm của các nước đi trước là bài học bổ ích 

cho các nước đi sau trong vấn đề này. 




tải về 253.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương