Kinh tế phát triển 2,phan tiến ngọc,dhkinhtehn



tải về 253.72 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2022
Kích253.72 Kb.
#50580
1   2   3   4   5   6
kinh-te-phat-trien-2 phan-tien-ngoc mot-so-kinh-nghiem-rut-ra-tu-mo-hinh-cong-nghiep-hoa-cua-cac-nuoc-dong-a - [cuuduongthancong.com]
BD-8
Trung Quốc

,  sau  30  năm  thực  hiện  Công  nghiệp  hoá  (CNH)  theo  cơ  chế  kế 

hoạch hóa tập trung bao cấp họ đã tự rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý 

báu.  Vào cuối thập niên 1970, Trung Quốc bắt đầu thực hiện những cải cách mở cửa 

để phát huy lợi thế sẵn có về tài nguyên thiên nhiên và sức lao động dồi dào, giá rẻ; 

đồng thời tranh thủ tối đa nguồn vốn, công nghệ và đặc biệt là tri thức từ bên ngoài 

thông qua ba hướng chủ yếu là: thương mại, đầu tư và du học. Cả ba hướng đó đều 

tập trung vào một mục tiêu chung là tiếp thu, học tập những tri thức, những thành tựu 

khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới của thế giới để đẩy mạnh tiến trình công nghiệp 

hóa đất nước. 

Để triển khai hướng thứ nhất (mở rộng thương mại), Chính phủ Trung Quốc đã sớm từ 

bỏ chính sách độc quyền ngoại thương và từng bước tự do hóa hoạt động xuất, nhập 

khẩu. Đặc biệt, Trung Quốc rất chủ động trong vệc mở cửa nền  kinh tế. Để không bị 

phụ thuộc quá sâu vào một thị trường nào đó, Trung Quốc thực hiện đa dạng hóa sản 

phẩm và đa dạng hóa thị trường. Sự thay đổi trong chính sách thương mại như vậy đã 

thúc  đẩy  quan  hệ  buôn  bán  hai  chiều  giữa  Trung  Quốc  và  các  nước  phát  triển  rất 

nhanh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng từ 20,6 tỷ USD năm 

1978 lên 510 tỷ USD năm 2001;  1.155 tỷ USD năm 2004, và Trung Quốc đã vượt lên 

trên Nhật Bản để trở thành cường quốc ngoại thương thứ ba của thế giới, chỉ sau Mỹ và 

CuuDuongThanCong.com

https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com




Đức.  Năm  2007,  tổng  kim  ngạch  xuất,  nhập  khẩu  của  nước  này  đạt  mức  kỷ  lục,  với 

1.760 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 986 tỷ USD, chiếm 7,25% tổng kim 

ngạch xuất khẩu của thế giới. Từ năm 2002, trên thị trường Nhật Bản, Trung Quốc đã 

vượt Mỹ và trở thành nước có thị phần lớn nhất trong tổng nhập khẩu của nước này. 

Còn Mỹ thì trở thành nước có thị phần lớn nhất của Trung Quốc từ năm 2003, với 21% 

tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc. Riêng tại thị trường ASEAN, kim ngạch xuất 

khẩu  hàng  công  nghiệp  của  Trung  Quốc  đã  tăng  7  lần  trong  vòng  10  năm  (1992  – 

2002). 


Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng thiên về hàng công nghiệp. Tỷ 

trọng hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1980 chiếm 48%, năm 

1990  tăng  lên  78%  và  2003  đã  lên  tới  92%.  Còn  trong  giá  trị  kim  ngạch  hàng  công 

nghiệp xuất khẩu, thì các sản phẩm đồ điện, điện tử gia dụng, đồng hồ, máy tính cá 

nhân, xe máy và các loại máy móc khác chiếm tới 43%. 

Thực hiện hướng thứ hai (mở rộng đầu tư), Trung Quốc đã mở rộng cửa nền kinh tế để 

thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trung Quốc đã rất coi trọng nguồn vốn 

và  công  nghệ  của  phương  Tây  và  xác  định  “mở  cửa”  là  để  lợi  dụng  vốn  và  kỹ  thuật 

nước ngoài phục vụ hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, trong suốt thập kỷ 1980 Trung 

Quốc đã sử dụng nhiều hình thức như vay vốn, hợp tác liên doanh, thành lập các đặc 

khu kinh tế, các thành phố mở cửa… đi đôi với kiện toàn pháp luật kinh tế đối ngoại, 

thực hiện tốt các chính sách ưu đãi, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn từ nước 

ngoài. Với các chiến lược như “phát triển kinh tế 3 ven”, hay “làm tổ cho chim phượng 

hoàng vào đẻ trứng”, Trung Quốc đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài, và 

đi cùng với chúng là kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Hiện nay đã có gần 

200  quốc  gia  và  vùng  lãnh  thổ  trên  thế  giới  đầu  tư  vào  Trung  Quốc,  trong  đó  có 

450/500 công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. 

Con đường “thích ứng chuyển đổi” công nghệ nước ngoài của Trung Quốc được thực 

hiện theo một chu trình gồm ba giai đoạn: 

đầu tiên, thu hút FDI để lắp ráp sản phẩm, 

gia  công  theo  thiết  kế  chế  tạo  gốc; 

tiếp  theo,  thông  qua  các  quan  hệ  liên  kết,  liên 

doanh để chuyển sang sản xuất trong nước các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao 

CuuDuongThanCong.com

https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com




và vẫn giữ nguyên thương hiệu gốc của các tập đoàn nước ngoài; 

cuối cùng, tiến tới 

sản  xuất  các  sản  phẩm  thuộc  lĩnh  vực  công  nghệ  cao  nhờ  các  liên  kết,  liên  doanh 

nhưng do Trung Quốc tự thiết kế và mang thương hiệu riêng của Trung Quốc. Có thể 

thấy, con đường để tiếp cận công nghệ mới của  Trung Quốc cũng có phần giống với 

Nhật  Bản,  đó  là  bắt  chước  công  nghệ  và  “thích  ứng  chuyển  đổi”  nó.  Bằng  cách  đó, 

Trung Quốc đã trở thành “mô hình” mẫu về “sản xuất hàng nước ngoài ở trong nước” 

để tiêu thụ ở nước ngoài. Với cách đi đó mà ngày nay sản phẩm của Trung Quốc đã có 

mặt tại hầu khắp các nước trên thế giới, kể từ những sản phẩm có hàm lượng lao động 

giản đơn cao như quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em..., đến những sản phẩm có hàm 

lượng công nghệ cao như ôtô, xe máy, tivi, tủ lạnh, máy điện toán… Thậm chí nhiều xí 

nghịêp tại các nước phát triển cũng đã phải chịu thất bại trước hàng giá rẻ của Trung 

Quốc. 

Còn 


hướng thứ ba (mở rộng chương trình du học) được thực hiện qua con đường học 

hỏi và kế thừa tiến bộ khoa học công nghệ của phương Tây (chủ yếu là Mỹ). Mục tiêu 

phát triển giáo dục của Trung Quốc được xác định theo 3 hướng: Giáo dục hướng về 

hiện đại (giáo dục nhằm mục tiêu đáp ứng yêu cầu Hiện đại hoá (HĐH) nền kinh tế); 

Giáo dục hướng tới tương lai (giáo dục phải đón đầu được để đáp ứng các yêu cầu của 

nền kinh tế thế giới đang vận động và phát triển); và Giáo dục hướng ra thế giới (giáo 

dục vừa tuân theo những đặc trưng của Trung Quốc vừa chú ý đến xu thế phát triển 

của khoa học, kỹ thuật và giáo dục của các nước khác trên thế giới). Phương châm giáo 

dục đó đã giúp cho Trung Quốc mở cửa giao lưu rộng rãi với thế giới bên ngoài để tận 

dụng cơ hội do thời đại tạo ra, mà vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. 

Đó chính là bản chất của quá trình công nghiệp hóa kết hợp giữa phát huy nội lực và 

“thích ứng chuyển đổi” các yếu tố ngoại lực để thực hiện thành công công nghiệp hóa 

rút ngắn tại Trung Quốc. 

Để “học hỏi” một cách hiệu quả, một mặt Trung Quốc đưa người ra nước ngoài, nhất là 

đến các nước phát triển để học tập; và mặt khác họ mời người nước ngoài đến Trung 

Quốc  giảng  dạy,  hoặc  đầu  tư  vào  lĩnh  vực  giáo  dục  -  đào  tạo. 

Về  hướng  thứ  nhất, 

Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi nhất để tăng cường số lượng du học sinh, trải thảm 

CuuDuongThanCong.com

https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com



đỏ đón du học sinh trở về, mời gọi Hoa kiều đóng góp tiền bạc và trở về phục vụ đất 

nước, khuyến khích các nhà khoa học và các nhà đầu tư bỏ thời gian công sức, tiền bạc 

và trí tuệ vào nghiên cứu, phát minh, sáng tạo khoa học phục vụ CNH, HĐH. 

Về hướng 

thứ hai, Chính phủ tạo môi trường để các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Trung 

Quốc, nhất là chuyên gia trong các ngành công nghệ cao ; kêu gọi người nước ngoài bỏ 

vốn  đầu  tư  phát  triển  nguồn  nhân  lực.  Nhờ  đó,  một  số  công  ty  lớn  như  Siemens, 

Ericson, Motorola... đã không chỉ đến Trung Quốc để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, 

mà còn xây dựng cả trường học để đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực chất lượng cao, và 

thành  thạo  nghề  nghiệp  cho  Trung  Quốc.  Quá  trình  học  hỏi,  chuyển  giao  công  nghệ 

nước ngoài theo cách đó đã giúp Trung Quốc tiết kiệm được thời gian và tiền của cho 

việc nghiên cứu công nghệ mới, cũng như tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Về điều 

này, thì rõ ràng Trung Quốc đã đi trước khá xa so với nhiều nước khác của Châu Á. 

Từ thực tế trên, có thể đi đến khẳng định: việc kết hợp một cách khéo léo giữa sức 

mạnh nội lực và ngoại lực, và biết “thích ứng chuyển đổi” các yếu tố ngoại lực là một 

nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thành công của mô hình công nghiệp hóa rút ngắn 

tại Nhật Bản và Trung Quốc. Sự kết hợp hai yếu tố đó đã phát huy được tính tương hỗ 

giữa chúng, tạo nên sức mạnh to lớn cho phát triển, trong đó việc dựa vào và phát huy 

yếu tố nội lực sẽ cho phép bảo đảm được các cân đối chủ yếu, tạo sự phát triển ổn 

định, bảo vệ được nền kinh tế quốc  gia trước những ảnh hưởng  mạnh mẽ của nước 

ngoài, và là cơ sở để các yếu tố tích cực từ bên ngoài được đưa vào nền kinh tế hiệu 

quả hơn. Còn “sự thích ứng chuyển đổi” là thể hiện sự hội nhập có chuẩn bị, hội nhập 

chủ động nên sẽ đảm bảo cho đất nước có thể duy trì quyền sở hữu (độc lập, tự chủ), 

tính liên tục của xã hội và bản sắc dân tộc. 




tải về 253.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương