Kinh tế phát triển 2,phan tiến ngọc,dhkinhtehn


)Thực  hiện  công  nghiệp  hóa  kết  hợp  giữa  sức  mạnh  của  thị  trường  và  sự



tải về 253.72 Kb.
Chế độ xem pdf
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2022
Kích253.72 Kb.
#50580
1   2   3   4   5   6
kinh-te-phat-trien-2 phan-tien-ngoc mot-so-kinh-nghiem-rut-ra-tu-mo-hinh-cong-nghiep-hoa-cua-cac-nuoc-dong-a - [cuuduongthancong.com]
BD-8
3)Thực  hiện  công  nghiệp  hóa  kết  hợp  giữa  sức  mạnh  của  thị  trường  và  sự 

dẫn dắt của  Nhà nước– Kinh nghiệm một số nước ASEAN

 

Trong khối ASEAN thì In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, và Thái Lan là những nước 



tuy kém phát triển hơn NICs nhưng lại phát triển cao hơn các nước khác trong khối. 

Tốc  độ  công  nghiệp  hóa  tại  các  nước  này  trong  những  năm  gần  đây  tiến  triển  rất 

nhanh, đưa các nước này trở thành những “con hổ” Châu Á. Các nước ASEAN đều tiến 

hành CNH có khác với NICs về thời điểm (muộn hơn khoảng 1 thập kỷ), về bối cảnh 

quốc tế (có sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học  - kỹ thuật và xu hướng 

khu vực hoá, toàn cầu hoá thương mại đang diễn ra rất sôi động). Mô hình CNH mà các 

nước này áp dụng là kết hợp sức mạnh của thị trường với sự dẫn dắt của Nhà nước. 

CuuDuongThanCong.com

https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com




Trong mối quan hệ đó, Nhà nước với ưu thế về tính kế hoạch thống nhất sẽ điều tiết thị 

trường, còn thị trường với ưu thế năng động và linh hoạt sẽ điều tiết các doanh nghiệp, 

khắc phục những thiếu khuyết của Nhà nước. Như vậy có nghĩa là, tốc độ hoàn thành 

CNH nhanh hay chậm của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào vai trò của nhà nước tại 

chính quốc gia đó. 

Vai trò Nhà nước tại các nước ASEAN trong CNH khác với Nhà nước Liên Xô trước đây. 

Đó là, Nhà nước Liên Xô đóng vai trò là người trực tiếp tổ chức, quản lý và thực hiện 

quá trình CNH với công cụ chủ yếu là kế hoạch hoá tập trung cao độ; thì tại các nước 

ASEAN vai trò Nhà nước được phát huy trong điều kiện gắn với quan hệ thị trường. Hệ 

thống điều tiết của Nhà nước tại các nước này được thiết lập không phải chỉ dựa vào 

sức mạnh quyền lực và chi phối tuyệt đối quá trình CNH, mà Nhà nước căn cứ vào thị 

trường  để  định  hướng,  quy  hoạch,  kiểm  soát  và  hỗ  trợ  CNH  theo  các  mục  tiêu  của 

mình, thông qua việc ban hành các luật lệ, chính sách kinh tế và xây dựng bộ máy điều 

hành.  Mục  tiêu  can  thiệp  của  các  Nhà  nước  ASEAN là  nhằm  làm cho  thị  trường  hoạt 

động  có  hiệu  quả  hơn,  nhờ  đó  sẽ  khai  thác  triệt  để  hơn  các  nguồn  lực  phục  vụ  quá 

trình CNH. Cũng khác với Nhật Bản, Nhà nước các nước ASEAN không chỉ là người đầu 

tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đưa ra các chính sách khuyến khích tiếp thu kỹ 

thuật, công nghệ của nước đi trước, tôn trọng và nuôi dưỡng sáng kiến cá nhân, mà 

còn có những chính sách cụ thể nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp, tiếp nhận 

chuyển giao công nghệ và mở rộng luồng vốn tài chính từ nước ngoài để đẩy nhanh tốc 

độ CNH đất nước. 

Để thu hút kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước đi trước phục 

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa nước mình một cách hiệu quả nhất, Nhà nước các nước 

ASEAN đã chủ trương mở rộng thị trường, tạo môi trường để dòng vốn, công nghệ và 

chuyên gia của nước ngoài “chảy” vào nền kinh tế một cách nhanh chóng, thuận lợi. 

Chẳng  hạn,  để  tăng  năng  lực  công  nghệ  quốc  gia,  nâng  cao  chất  lượng  nguồn  nhân 

lực, một mặt Nhà nước tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho các hoạt động nghiên 

cứu - triển khai; và mặt khác, khuyến khích  tư nhân đầu tư vào lĩnh vực đó... Ngoài ra, 

các nước còn thực hiện các chính sách khuyến khích, kêu gọi các nhà khoa học, chuyên 

CuuDuongThanCong.com

https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com




gia kỹ thuật đang ở nước ngoài về nước làm việc, và “nhập khẩu” cả các chuyên gia, kĩ 

sư giỏi của nước ngoài với chế độ đãi ngộ đặc biệt. Đó thực sự là những đột phá cho 

việc đẩy nhanh tiến trình HĐH nền kinh tế tại các nước ASEAN. 

Để thu hút FDI, Chính phủ các nước ASEAN đã mở rộng cửa nền kinh tế đi kèm với 

nhiều  chính  sách  ưu  việt  như:  mở  cửa  không  hạn  chế  đầu  tư  nước  ngoài,  tạo  bầu 

không khí thuận lợi cho đầu tư, khuyến khích vật chất... để các công ty đa quốc gia lựa 

chọn đất nước mình làm “công xưởng” của thế giới.  Chính phủ các nước ASEAN đều 

ban hành các chính sách phát triển khoa học  - công nghệ phù hợp với điều kiện của 

nước mình. Chẳng hạn, tại Xinh-ga-po Chính phủ bỏ ngân sách để xây dựng công viên 

khoa  học  -  công  nghệ,  còn  In-đô-nê-xi-a  và  Phi-lip-pin  thì  xây  dựng  các  khu  chế 

xuất.v.v… Kết quả là nhiều công ty từ các quốc gia phát triển đã tìm đến ASEAN, trong 

đó nhiều nhất là từ Nhật Bản và Mỹ. Tại Ma-lai-xi-a, nhờ biết tận dụng những ưu việt 

của  cơ  chế  thị  trường  và  hội  nhập  quốc  tế,  cơ  cấu  kinh  tế  -  xã  hội  đã  nhanh  chóng 

chuyển dịch theo hướng hiện đại, vững vàng bước vào nền kinh tế tri thức. Có thể thấy, 

việc tập trung nỗ lực  phát  triển các ngành  công nghiệp điện tử, vi  tính, thông tin và 

viễn thông trên cơ sở nguồn công nghệ trực tiếp và chủ yếu từ Nhật Bản và các công ty 

đa quốc gia là sự lựa chọn mang tính quyết định hướng tới tương lai của Ma-lai-xi-a. 

Đối với Thái Lan, có thể nhận thấy một sự kết hợp hết sức khéo léo giữa mục tiêu CNH 

và thu hút đầu tư nước ngoài qua chính sách thu hút FDI năng động, liên tục được điều 

chỉnh để thích nghi với từng thời kỳ phát triển đất nước. Thành công của Thái Lan trong 

lĩnh vực này là chính sách thông thoáng và được thực hiện bởi một bộ máy Nhà nước 

hiệu quả. Thái Lan luôn xác định đối tác trọng điểm để thu hút đầu tư, từ đó xây dựng 

các bộ phận chuyên trách riêng biệt cho từng nguồn xuất xứ của nhà đầu tư. Chính sự 

chuyên môn hóa và tổ chức này đã đáp ứng nhu cầu cụ thể của các nhà đầu tư nước 

ngoài có quốc tịch khác nhau. 


tải về 253.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương