Kinh tế phát triển 2,phan tiến ngọc,dhkinhtehn


)  Thực  hiện  mô  hình  công  nghiệp  hóa  kết  hợp  giữa  phát  huy  nội  lực  và



tải về 253.72 Kb.
Chế độ xem pdf
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2022
Kích253.72 Kb.
#50580
1   2   3   4   5   6
kinh-te-phat-trien-2 phan-tien-ngoc mot-so-kinh-nghiem-rut-ra-tu-mo-hinh-cong-nghiep-hoa-cua-cac-nuoc-dong-a - [cuuduongthancong.com]
BD-8
1)  Thực  hiện  mô  hình  công  nghiệp  hóa  kết  hợp  giữa  phát  huy  nội  lực  và 

“thích ứng chuyển đổi” các yếu tố ngoại lực: Kinh nghiệm Nhật Bản và Trung 

Quốc

 

Ai cũng biết



, Nhật Bản

 ngày nay là nước đứng đầu Châu Á và đứng thứ hai thế giới về 

phát  triển  kinh  tế,  nhưng  cách  đây  hơn  100  năm  về  trước  thì  Nhật  Bản  cũng  là  một 

nước nông nghiệp cổ truyền tự cấp, tự túc, sản xuất manh mún, với những hộ nông 

dân qui mô nhỏ như Việt Nam, thậm chí về điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết để phát 

triển sản xuất nông nghiệp còn có phần khó khăn hơn cả Việt Nam (70% diện tích đất 

đai  là  đồi  núi,  đồng  bằng  nhỏ  hẹp,  bị  chia  cắt  bởi  nhiều  con  sông  chảy  xiết).  Vậy 

nhưng, Nhật Bản đã nhanh chóng chuyển được nền nông nghiệp cổ truyền kiểu Đông Á 

thành  nền  nông  nghiệp  hiện  đại,  đưa  nền  kinh  tế  thuần  nông  trở  thành  nền  kinh  tế 

công nghiệp, dịch vụ. Có được thành công đó là do Nhật Bản biết lựa chọn và thực hiện 

mô hình công nghiệp hóa dựa trên sự tương tác năng động của hai hệ thống nội lực và 

ngoại lực, đồng thời chuyển hóa thành công các yếu tố ngoại lực thành nội lực. 

Nhật Bản tiến hành CNH từ nửa cuối thế kỷ XIX, và đến đầu thế kỷ XX thì sự nghiệp 

CNH  tại  Nhật  Bản  đã  đạt  được  nhiều  thành  tựu  quan  trọng,  trong  đó  một  số  ngành 

công nghiệp nặng  đã  đạt được  trình độ hiện đại của thế giới. Nhưng rồi, cuộc Chiến 

tranh Thế giới thứ Hai nổ ra và đã để lại hậu quả nặng nề và lâu dài cho đất nước này: 

34%  máy  móc  trong  công  nghiệp,  81%  tàu  bè,  25%  công  trình  xây  dựng  đã  bị  phá 

hủy...; tổng sản phẩm quốc dân năm 1946 chỉ bằng 61%, sản lượng công nghiệp bằng 

14%, và thu nhập quốc dân bình quân đầu người bằng 55% so với trước chiến tranh. 

Trước tình hình đó, Chính phủ Nhật Bản đã xác định là vừa phải tiến hành khôi phục 

nền kinh tế với mục tiêu “đảm bảo an ninh lương thực và cải cách kinh tế nông thôn”; 

vừa phải tiếp tục đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa đất nước nhằm tạo ra một trật tự 

công nghiệp mới, linh hoạt nhằm thích ứng với những biến động của kinh tế trong nước 

và quốc tế. 

Thực hiện mục tiêu thứ nhất, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nhiều đạo luật và thực 

thi nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển và bảo vệ lợi ích của nông nghiệp, 

nông dân và nông thôn, như: Luật tài trợ cho nông dân trong trường hợp gặp thiên tai, 

CuuDuongThanCong.com

https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com




Luật tăng cường độ màu mỡ của đất, Luật đất đai nông nghiệp (năm 1947); thực thi 

chính  sách  phát  triển  nông  nghiệp  toàn  diện,  lấy  an  ninh  lương  thực  làm  mục  tiêu 

chính... nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển cao hơn nữa (năm 1975). Nhờ những 

chủ trương đúng đắn đó mà 15 năm sau chiến tranh, nông nghiệp Nhật Bản đã đảm 

bảo được 102% nhu cầu về gạo, 91% nhu cầu về thịt, 101% nhu cầu về trứng, 98% 

nhu cầu về sữa và 100% nhu cầu về rau... 

Thực hiện mục tiêu thứ hai, Chính phủ Nhật Bản tiến hành nhiều biện pháp nhằm khai 

thác tối đa các nguồn lực từ bên ngoài và làm cho chúng thích ứng với điều kiện Nhật 

Bản theo phương châm kết hợp “kỹ thuật phương Tây” với “Tinh thần Nhật Bản”. Kết 

quả  là,  chỉ  trong  vòng  3  thập  kỷ  kể  từ  Chiến  tranh  Thế  giới  thứ  hai  kết  thúc,  công 

nghiệp hóa tại Nhật Bản đã trở thành hiện tượng “thần kỳ” trước sự ngạc nhiên của cả 

thế giới. Vào năm 1972, Nhật Bản đã trở thành nước sản xuất lớn nhất thế giới về sợi 

tổng hợp, sản phẩm cao su, phôi kim loại, ôtô khách và là nhà sản xuất lớn thứ ba thế 

giới về bột giấy, xi măng, thép, đồng và nhôm. Sản xuất công nghiệp không chỉ tăng về 

số lượng mà còn rất đa dạng về chủng loại từ cao su tổng hợp, sợi tổng hợp hoá dầu, 

các sản phẩm điện tử như ti vi mầu và các sản phẩm mới khác, đưa Nhật Bản trở thành 

một trong những nước có nhiều lợi thế nhất thế giới về công nghiệp. 

Phương pháp chủ yếu và xuyên suốt của Nhật Bản trong việc tiếp cận với kỹ thuật tiên 

tiến phương Tây là bằng con đường nhập khẩu với nhiều hình thức khác nhau: nhập 

khẩu trực tiếp công nghệ, mua bằng phát minh sáng chế, khuyến khích người Nhật đi 

du học để tiếp thu những tri thức mới của phương Tây, và “nhập khẩu" cả chuyên gia 

giỏi từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Cách thức cụ thể là, Chính phủ “câu” nhân 

tài các nước bằng chế độ lương bổng ưu đãi; khuyến khích các cá nhân và tổ chức tiếp 

cận với những người nước ngoài có bằng sáng chế và có bản quyền thích hợp, thu hút 

họ đến Nhật Bản làm việc; thu hút trở lại những người đi du học ở nước ngoài… Bằng 

cách đó, số người nước ngoài đến làm việc tại Nhật Bản ngày càng nhiều, từ cố vấn kỹ 

thuật, giáo viên, nhà đầu tư,  cho đến nhà quản lý và thợ lành nghề. 

Nhật Bản đã không chỉ nhập khẩu máy móc thiết bị để sử dụng, mà còn nhập khẩu cả 

bằng phát minh sáng chế để triển khai, hoặc để nghiên cứu, bắt chước; không chỉ học 

CuuDuongThanCong.com

https://fb.com/tailieudientucntt

cuu duong than cong . com




tập phương Tây về kỹ thuật, mà họ đã học tất cả các mặt tiên tiến khác về thể chế kinh 

tế, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm phát triển giáo dục…. Điều đặc biệt là, Nhật Bản 

không bắt chước nguyên mẫu của nước ngoài, mà họ luôn tìm cách cải tiến công nghệ 

nhập khẩu để thích nghi chúng (thích ứng chuyển đổi). Vì thế, sự ra đời và phát triển 

của các ngành công nghiệp mới rất nhanh, và rồi nó cũng lại nhanh chóng bị thay thế 

bởi một ngành công nghiệp khác mới hơn. Đây là bí quyết thành công để rút ngắn thời 

kỳ công nghiệp hóa của Nhật Bản, bởi vì nếu tự mò mẫm để chế tạo công nghệ mới thì 

sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền của; nhưng nếu bắt chước vụng về, nguyên xi thì lại 

sẽ muôn đời là nước đi sau. Cho nên, đối với Nhật Bản việc bắt chước công nghệ và cải 

tiến công nghệ cho phù hợp với điều kiện nội tại là con đường ngắn nhất để tiến tới 

nền kinh tế hiện đại. 

Đối  với 




tải về 253.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương