Kinh ngày chúa nhật hôm nay



tải về 232.23 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích232.23 Kb.
#13306
1   2   3   4

Lời nhắn nhủ:

1) “Từ nguyên thuỷ, Thiên Chúa đã dựng nên trời đất”. (Gen 1,1). “Con phải thờ phượng Thiên Chúa và phải phụng sự một mình Người”. (Mt 4,10; Lc 4,8).

2) Ta chớ tin nhảm ma thần, mà cúng vái; bói khoa, xin quẻ, cậy nhờ phù thuỷ, đồng bóng, song đặt hoàn toàn tin tưởng vào một lòng nhân hậu từ bi của Chúa.

VIII. - MỘT ĐỨC CHÚA TRỜI BA NGÔI

1) Mạc khải và lý trí, cho ta biết được có một Thiên Chúa, bản tính vô cùng, toàn năng toàn thiện. Nhờ Thiên Chúa thương ta, vén màn bí ẩn, bày tỏ những điều sâu nhiệm thuộc bản tính cao xa bất đạt của Người. Người tuy có một bản tính vô cùng, nhưng bản tính vô cùng ấy thuộc về Ba Ngôi; vì vậy chúng tôi tuyên xưng một Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần. Mầu nhiệm cao cả này, là nguồn gốc và cứu cánh tất cả mầu nhiệm trong đạo thảy thảy. Chúng tôi biết chắc có một Thiên Chúa Ba Ngôi, vì chính Con Một Chúa Cha, và Ngôi Ba Thánh Thần, đã mạc khải điều ấy rõ ràng. Khi Chúa Giêsu Ngôi Hai ra đời, chịu phép rửa vừa xong, Ngôi Ba Thánh Thần, lấy hình bồ câu, xuống đổ trên đầu, và trên trời tiếng Chúa Cha phán tỏ: “Này là Con Ta yêu dấu và đẹp lòng Ta mọi đàng”. (Mt 3,17). Khi Đức Chúa Giêsu hòng ngự về trời, Người dạy các Tông đồ: “Hãy đi khắp thế dạy dỗ muôn dân, rửa tội cho họ, Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.



2) Ngôi nghĩa là gì?

Ai ai cũng biết, việc thiêng liêng hoàn toàn khác hẳn việc vật chất, như việc hiểu biết, ước muốn, không thể đồng loại với việc ăn uống, ngủ nghỉ. Việc thiêng liêng đòi phải có nguồn gốc thiêng liêng, việc vật chất do bởi cơ quan thể xác xuất hiện. Nhưng trong một người, có thể gặp được cả hai thứ việc: cả thiêng liêng, cả vật chất, hết thảy đều thuộc về trách nhiệm chung cùng một người, vì trong người ấy, có cái “tôi” độc nhất: Tôi ăn, tôi ngủ, tôi nói, tôi làm, tôi học, tôi hiểu, tôi muốn, tôi thương, cái tôi ấy làm như cột trụ đứng vững, các thứ hành động khác loại đều được treo móc vào đó. Cái tôi ấy, triết lý gọi là ngôi vị. Mỗi cái tôi đứng riêng biệt, khác hẳn với cái tôi khác: mỗi cái tôi, có phạm vi hành động riêng hẳn của mình. Khi nói có Ba Ngôi trong một Chúa, ta có xưng ra, theo lời mạc khải: trong một bản tính Thiên Chúa có Ba vị, Ba Tôi: Tôi thứ nhất: Đức Chúa Cha hằng sinh ra Đức Chúa Con, trao phó toàn sự sống mình cho Đức Chúa Con. Phần việc riêng hẳn của Ngôi Cha là sinh ra Ngôi Con. Ngôi Thứ Hai: Đức Chúa Con nhận lãnh sự sống của Đức Chúa Cha; Ngôi Thứ Ba: Đức Chúa Thánh Thần, là sự thương mến vô cùng, giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con cùng nhau trao đổi. Ta được đưa vào trong bản tính Thiên Chúa mà biết những điều Mầu nhiệm là nhờ Đức Chúa Giêsu, bởi cung lòng Đức Chúa Cha sinh ra, dạy ta như vậy.




Lời nhắn nhủ:

1) “Thầy sẽ xin cùng Đức Chúa Cha sai đấng an ủi, Thánh Thần sự thật; Người sẽ ở cùng chúng con, và dạy dỗ chúng con mọi lẽ chân chính”. (Gio 14,16,17,26).

2) Tôn trọng thánh danh Chúa Cả Ba Ngôi; làm dấu Thánh giá cho tử tế, kính dâng mọi việc cho cả sáng danh Chúa. Trước khi tra tay làm việc gì, tự hỏi: Chúa Ba Ngôi có hài lòng không?

IX. – TIN NGÔI HAI RA ĐỜI LÀM NGƯỜI


  1. Ngôi Hai ra đời nghĩa là làm sao?

Ngôi Hai Con một Chúa Cha, muốn cứu nhân loại khỏi vòng nô lệ tội lỗi, khấng xuống trần gian mặc lấy lốt người thường dân, có hồn xác, sinh sống trong một gia đình nghèo khổ.

Xác Người sinh bởi Nữ Trinh Maria, do công việc Ngôi Ba Thánh Thần, không theo lề lối tự nhiên; “không phải bởi xác thịt tự nhiên, cũng không bởi ý muốn người nam, song bởi quyền phép Thiên Chúa”. (Gio 1,13). Có sinh trưởng, cần ăn uống, biết đau, biết cực, nghe nhọc mệt vất vả. Hồn Người trong sạch, chẳng chút bợn nhơ; kết hợp chặt chẽ với Thiên tính trong Ngôi Hai, thông minh sáng suốt, suy luận mến yêu, thông cảm quyến luyến, hoàn toàn tuỳ phục Thánh ý Đức Chúa Cha, đến đỗi vâng lời Chúa Cha, chịu chết tử hình trên thập giá. Muốn cảm hoá người ta cho có hiệu lực, Người chung sống lẫn lộn, chia sẻ vui buồn với ta. Chúa Giêsu muốn đưa chúng ta lên chức Thiên tử, đã muốn trở nên con người thật như ta mọi đàng, với các sự yếu hèn chúng ta, trừ tội. Chúa Giêsu nêu gương mỗi ngày, cho chúng ta bắt chước, có thể hiến dâng tất cả trong ngoài ta, để làm rạng danh Chúa Cha, lập công đáng thưởng trên trời và đền tội cho mình và cho kẻ khác.

Mọi việc trọng hèn khó dễ nếu làm với Chúa Giêsu, vì công nghiệp Người, sẽ biến thành những việc mến thương đẹp lòng Chúa Cha mọi bề.


  1. Xác hồn Chúa Giêsu có đứng biệt lập thành Ngôi không?

Mỗi người trong chúng ta, xác hồn hiệp lại, làm thành một ngôi vị, một tôi riêng biệt; phạm vi trách nhiệm đều là của riêng một mình tôi, không ai giành giựt: Làm lành cũng tôi; làm dữ cũng tôi, không đổ lại cho ai. Trong Đức Chúa Giêsu không phải vậy: Tuy xác hồn, Người có trọn vẹn như chúng ta, là người thật, nhưng hồn xác ấy không đứng biệt lập thành một TÔI, song hoàn toàn thuộc riêng của Ngôi Hai Thiên Chúa. Mỗi việc xác hồn Chúa Giêsu làm, mọi sự Chúa Giêsu chịu, đều thuộc quyền sở hữu của Ngôi Thứ Hai; chính Ngôi Thứ Hai nhận lãnh hoàn toàn trách nhiệm: “Tôi (là Ngôi Thứ Hai) làm chịu điều ấy”. (Gio 8,29; Mc 9,18; Lc 22,19). Vì vậy đức tin dạy ta: “Đức Chúa Giêsu có hai tính trong một Ngôi”. (C. Lat. I, C. 6; Kinh tin kính Athanasiô). Mọi việc Chúa Giêsu làm mang giá trị vô cùng lớn lao; vì là việc con một Chúa Cha. Cả hồn cả xác Đức Chúa Giêsu đều đáng cho ta thờ lạy, vì việc kính thờ ấy đưa thẳng đến Ngôi vị Chúa Con, là Đức Chúa Trời thật. Bởi vậy, Đức Trinh Nữ Maria tuy chỉ sinh thể xác Đức Chúa Giêsu, mà cũng được gọi là Đức Mẹ Chúa Trời.

Lời nhắn nhủ:

1) “Này bà sẽ chịu thai và sẽ sinh con trai; trẻ ấy sẽ gọi là con Đấng Chí Tôn”. (Lc 1,31). “Thầy là Con Đức Chúa Trời hằng sống”. (Mt 16,16).

2) Ta hãy thờ lạy Đức Chúa Giêsu, Con một Đức Chúa Cha và Mẹ Maria; hãy cám ơn Người đã mặc lấy xác hồn như ta, để thông ban thiên tính cho nhân loại.

X. – SINH BỞI BÀ MARIA ĐẶT TÊN LÀ GIÊSU

1) Trinh Nữ Maria, dòng dõi vua Đavít, gá bạn cùng thợ mộc Giuse, người làng Nazareth. Thiên sứ Gabirie đến chào kính Người: “Kính mừng Bà, đầy ơn phước, Đức Chúa Trời ở cùng Bà; Bà có phước lạ hơn mọi người nữ”. (Lc 1,28). Maria bỡ ngỡ bối rối, không hiểu tại sao Sứ thần chào mừng như vậy. Thiên thần giải thích đó là công việc Chúa Thánh Thần, Bà sẽ thụ thai, sinh con đặt tên Giêsu. Người con ấy sẽ cứu độ dân mình và cả thiên hạ; nước Người chẳng bao giờ cùng tận. Maria hiểu rõ lệnh trên, khiêm tốn vâng phục: “Này tôi là tôi tá Chúa, Tôi xin vâng như lời Người dạy”. (Lc 1,38). Tức thì Ngôi Hai ngự xuống đầu thai trong lòng trinh khiết Đức Mẹ. Đến kỳ mãn nguyệt, Maria sinh hạ Chúa Giêsu nơi hang đá Bêlem, giữa mùa đông giá rét, vì trong quán, không nơi trú ngụ. Chúa Giêsu ra chào đời, giữa cảnh hèn mạt tối đen; Thiên thần mừng hát xướng ca, mục đồng đem nhau đến thờ lạy. Ít lâu sau, ngôi sao lạ mọc lên, hướng dẫn những vị quan khách phương Đông, đi tìm thờ lạy, và hiến dâng những vật quý báu. Ngoại trừ một vài tia sáng ló rạng, màn đen cảnh tối trùm bao đời sống ẩn dật người con Thiên Chúa giáng trần.

2) Tên Giêsu nghĩa là gì?

Giêsu nghĩa là Cứu Thế. Sinh được tám ngày, bà con xóm giềng tề tựu, dự lễ đặt tên. Gia trưởng là thợ Giuse, xướng kinh cảm tạ ơn Chúa, cầm dao nhỏ cắt thịt trẻ con: ấy là phép cắt bì, nghi lễ gia nhập dòng họ Israel, vào sổ dân riêng của Chúa. Người long trọng đặt cho con trẻ tên Giêsu, thể lệnh Thiên thần tiên báo cho mình và cho bạn mình. Bà con họ hàng, chỉ thấy cảnh nghèo gia thất, mà không nhận biết những điều cao trọng, tàng ẩn bên trong, không khỏi xầm xì chế nhạo: “Đã nghèo cực tột mức, mà còn làm le, lựa tên hay bảnh, mà đặt cho con nữa”.

Thật sự, tên Giêsu, Chúa Cha đã chọn, đặt cho con mình rất đúng, vì chỉ có một mình Người, đủ sức giàn hoà mọi tội lỗi cùng Chúa Cha, dư công đền tội cho cả thiên hạ, thừa ơn ban cho ai nấy làm lành lánh dữ, có quyền đón rước mọi người vào nơi vinh phước. Tên Giêsu có sức đưa dẫn tới Toà Đức Chúa Cha, để kêu nài đủ mọi giống ơn; cao trọng đến đỗi trên trời dưới đất, và trong hoả ngục, phải quỳ gối cúi đầu thờ lạy, khi nghe xướng lên tên ấy; vị thuốc linh thiêng, chữa đã mọi tật nguyền; uy quyền lớn phép, làm cho mọi thù địch khiếp run sợ hãi. Tên Giêsu cắt đôi nhân loại: Kitô tín hữu và các tôn giáo khác.

Lời nhắn nhủ:

1) “Ông sẽ gọi tên con trẻ là Giêsu”. (Mt 1,12). “Họ chịu phép Thánh tẩy nhân danh Giêsu”. (Act 8,12; 10,48).

2) Tôn trọng, mến yêu tên cực trọng Giêsu. Mỗi lần bị cám dỗ, gặp nỗi vui buồn, hãy chạy đến cùng tên Giêsu.

XI. - Ở THẾ GIAN 33 NĂM

Đời sống Đức Chúa Giêsu chia làm ba giai đoạn:



  1. Ẩn dật.

  2. Công khai.

  3. Vinh hiển.

1) Đời sống ẩn dật. Kể từ ngày sinh, cho đến lúc ra giảng đạo, chừng độ 30 năm. Phúc Âm lược thuật một vài câu truyện trong khoảng thời gian dài dặc này, như tích trốn sang Ai Cập, trở về định cư ở Nazareth, lạc mất ở Giêrusalem hồi 12 tuổi đầu, Thánh kinh tóm lại chỉ trong vài tiếng: “Tùng phục mẹ cha”. (Lc 2,51). “Người càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan duyên dáng trước mặt Thiên Chúa và người ta”. (Lc 2,52; Mt 11,19).

2) Đời sống công khai Chúa Giêsu. Bỏ nơi ẩn dật Nazareth, Người xuống sông Giudong, chịu phép thuỷ tẩy bởi tay Thánh Gioan, lẫn lộn giữa đám người tội lỗi. Người lên núi cao, ăn chay cầu nguyện. Để nêu gương chiến đấu với tà ma, Chúa ban phép cho Satan lại gần cám dỗ. Người lanh lẹ chống trả, dạy ta chớ dại nghe theo nguỵ thần. Đoạn Người đi rảo khắp làng mạc thị thành, mà rao giảng Phúc Âm, dạy cho biết cách cải thiện đời sống, ăn ở xứng đáng người con Thiên Chúa. Người nghèo khó quê mùa, sẵn sàng nghe Chúa giảng dạy, đón nhận lời Người như một hột giống tốt lành rơi xuống trên đất phì nhiêu; còn đầu mục Thầy cả, biệt phái thông tư, vì lòng tự ái kiêu hãnh ghen ghét Thầy Giêsu, được nổi tiếng hơn mình, chúng hằng theo dõi rình mò tìm phương bắt bẻ, kiếm cách sát hại. Để chứng minh chức vụ Thiên sứ của mình, Người làm nhiều phép lạ: chữa đã bệnh tật, xua trừ quỷ ma, cho kẻ chết sống lại. Người tiên phán nhiều điều hậu lai, nhất là về cái chết nhục nhã của mình, ngày thứ ba sống lại; về Giáo Hội sẽ tồn tại giữa trăm ngàn bách hại giông tố: và mọi sự đều xảy đến y như lời Người tiên báo. Người dạy chúng ta về bản thể Thiên Chúa, về sứ mệnh cứu tinh của Người, truyền cho ta mến Chúa trên hết mọi sự, yêu người như chính bản thân, làm lành cho người làm dữ; cuộc đời công khai, Chúa đã phó mình trong tay kẻ dữ chịu hành hạ đau khổ hết sức; sau cùng chịu đóng treo vào thập giá, chết tất tưởi giữa hai người trộm cướp.

Lời nhắn nhủ:

  1. “Hãy học với Thầy cho biết Thầy hiền lành khiêm nhượng trong lòng”. (Mt 11,29).

  2. Sống trong gia đình, ta năng tự hỏi: Chúa Giêsu ở đây, Người làm thế nào?

XII. - CHUỘC TỘI CHO THIÊN HẠ

  1. Chúa Giêsu chuộc tội cho thiên hạ cách nào?

Ta phạm đến ai, nếu người bị xúc phạm là vị cao cấp, tội ta càng trọng: điều ta vi phạm càng to tát, lỗi ta càng nặng nề. Nhân loại nhỏ hèn, mống lòng lộng lược phỉ báng Chúa cả Trời đất, không thèm tuân vâng luật Chúa, cố tình làm theo ý mình, tội nặng tày trời nan phương đền cho cân xứng: Tội cả nhân loại chồng chất như núi, thẳm sâu như biển, làm sao đáng Chúa thứ tha? Ta chớ ngã lòng, có Chúa Giêsu thuộc dòng con cháu Adong, liên đới với ta. Chúa Giêsu là con thật Chúa Cha; mọi việc Người làm, sự khốn khó Người chịu, đều mang nặng giá trị vô biên, đủ thế lực làm nguôi cơn thịnh nộ Chúa Cha, và đền bồi các sự lầm lỗi chúng ta, một cách dư dã. Tự sức ta là loài phản bội, không làm nên trò dáng gì nên thân; nhờ công nghiệp Chúa Giêsu, chung cùng với Người, các việc làm của ta, được tăng giá trị. Ta chỉ cần tháp nhập vào Người, dựa cậy vào công huân Người, ta sẽ huỷ diệt tội lỗi, đền bồi cân xứng, và lãnh nhận ơn Chúa thứ tha: vì cái chết của Chúa Giêsu thừa sức cứu vãn tất cả mọi người.

  1. Chúa sống lại nghĩa là làm sao?

Hai môn đệ được phép quan trấn thủ, bắt thang hạ xác Chúa xuống, ướp thuốc thơm tho, mai táng vào trong huyệt đá mới của Giuse đã sắm sẵn cho mình. Các kẻ đầu mục, đến niêm yết tảng đá lấp mồ và đặt một toán lính canh. Nhưng lòng sâu độc của người thù ghét, không sức chống đối nổi với uy quyền của Chúa Giêsu. Rạng ngày thứ ba, giờ nào không rõ, linh hồn Chúa Giêsu trở về, hiệp với xác, ra khỏi mồ oai nghi sáng láng: Nhưng để chứng minh cho thiên hạ biết, mình đã sống lại, không lẽ để cửa mồ đóng kín bị niêm phong, Chúa sai Thiên thần đến lăn tảng đá, và ngồi lên trên, mặt mũi sáng chói, như ánh huy hoàng. Quân canh cả khiếp chạy về loan báo: “Đứng trước quyền phép linh thiêng, chúng tôi làm gì chống nổi?” Rạng ngày, mấy bà bưng bình thuốc thơm, chạy ra thăm mộ, ngõ hầu ướp xức xác Thầy, để mai táng lại phải thể hơn, xứng với lòng thương mến của mình. Ngó tới đàng xa, thấy cửa mồ đã mở, các người khiếp sợ; lại gần được gặp Thiên thần và nghe: “Các Bà chớ sợ, Giêsu Nazareth các Bà tìm kiếm tại mồ, còn đây đâu nữa? Người đã sống lại như Người đã phán trước nhiều lần”. (Mt 28, 5-6). Các bà về loan báo cho môn đệ hay tin hoan lạc này. Họ cho các bà nói sảng. Mađalena trở lại một mình, gặp hai Thiên thần và chính Thầy Giêsu, nhưng vì nước mắt chan hoà, không nhìn rõ ai, tưởng đâu là bác giữ vườn. Chúa liền gọi đích danh: “Hỡi Maria” (Gio 20,16). Nhận ra là chính tiếng Thầy mình, Maria ngước mắt lên nhìn kỹ, lòng đầy hỉ hoan, miệng kêu lên: “Thầy” (Ibid); đầu cúi sát đất, hai tay ôm lấy chân Thầy; cũng nội ngày ấy, Chúa Giêsu hiện ra với hai môn đệ đi làng Êmau, đến thăm thánh Phêrô và các Tông đồ; một tuần sau đó, Chúa hiện về cùng các môn đệ, có cả Tôma nữa. Mỗi lần môn đệ hoài nghi, đoán là tinh ma, nên đâm ra sợ hãi. Chúa Giêsu lại gần, chỉ trỏ năm dấu đinh thương cho môn đệ xem rõ; Người biểu hãy rờ, hãy xem kỹ: tinh ma đâu có xương thịt thế này! Các môn đồ nhận thật Thầy Giêsu đã mai táng trong mộ, đã chết thật như kẻ khác; nay họ thấy mộ trống; lại nhiều người đã gặp Chúa Giêsu sống động, tất nhiên phải công nhận: Người ở trong cõi chết, đã sống lại thật. Mộ Người trống không nằm trên đồi “núi Sọ”, còn nguyên vẹn đó, chứng minh mầu nhiệm Phục sinh. Đức Chúa Cha hoàn toàn chấp nhận công huân cứu vãn của Người, nên đã cho Người sống lại. Đồng thời cũng là triệu chứng: ngày sau ta sẽ sống lại vinh hiển với Người, nếu bây giờ ta quyết tâm đóng đanh dục tình, và đồng sanh đồng tử với Chúa.

Lời nhắn nhủ:

1) “Người thương tôi trước nên phó mình chịu chết vì tôi” (1 Gio 4,10; Eph 5,2). “Người sống lại như lời tiên báo; Người sẽ về trước ở Galilêa” (Mt 28,6-7).

2) Siêng năng làm dấu Thánh Giá. Cố sức làm cho tử tế, nhớ tưởng sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Khi gặp rủi ro: ta nên giục lòng nhớ ngày sống lại.

XIII. - KHỎI BỐN MƯƠI NGÀY LÊN TRỜI


  1. Đức Chúa Giêsu sống lại, có ngự về trời liền không?

Trên con đường lữ khách, linh hồn còn ở trong xác, bị thể xác hạn chế cản trở, hành động lệ thuộc vào các cơ quan thể xác. Nhưng khi ta sống lại vinh hiển xác ta thay đổi không còn yếu đuối nặng nề, nó sẽ nhẹ nhàng theo linh hồn lanh chóng. Xác Đức Chúa Giêsu sống lại, không còn lệ thuộc với các định luật trần gian, không cần ăn uống ngủ nghỉ, không thể bị đả thương, đau khổ như hồi trước nữa. Xác đã sống lại vinh hiển ấy phải về nơi thiên quốc, mà hưởng nhận vinh quang đời đời. Song Đức Chúa Giêsu còn khấng lưu lại trần gian, thêm 40 ngày, để cho môn đệ vững lòng mạnh tin, dạy thêm các Tông đồ mọi lẽ chân chính, giải thích cho họ ý nghĩa Thánh Kinh, và lập đủ mấy phép nhiệm tích, ban bố những ơn quý trọng, do sự chết và sống lại của Người lập ra.

  1. Đức Chúa Giêsu lên trời ở đâu?

Ngày cuối cùng, Chúa dùng bữa với các môn đệ. Họ mong chờ Người lập một nước thịnh vượng ở giữa trần gian. Người rằng: “Chúng con hãy dọn mình đón nhận Đức Chúa Thánh Thần và sẽ chứng minh Thầy cho đến tận cùng thế gian”. (Act 1,8). Ý định Người là các Tông đồ sẽ đi khắp thế mở rộng nước Chúa, không phải lo lập nước thế gian đâu. Thầy trò đưa nhau trèo lên núi cây dầu phía đông đền thờ, dặn bảo mấy lời tâm quyết cuối cùng, và chúc lành hết thảy, Đức Chúa Giêsu hồn xác bay ngự về trời. Cả triều thần thánh vui mừng đón rước, Đức Chúa Cha đặt Người bên hữu mình, ban thưởng trọng hậu Con một dấu yêu, vì mọi công nghiệp Người đã sáng lập, và triệt để vâng lệnh Chúa Cha. Rày ở trên trời, Chúa Giêsu cầu bàu cho ta, theo dõi mọi người trong ta, dọn chỗ tiếp đón chúng ta. Ta có một vị môi giới thế lực: dựa cậy vào Giêsu khởi hoàn, ta sẽ đủ sức chiến đấu. Gặp nỗi gian truân, ta chớ phàn nàn; hãy ngước mắt ngó lên, ta sẽ chóng quên những của trần tục.

Lời nhắn nhủ:

1) “Thầy về cùng Đức Chúa Cha, dọn chỗ cho chúng con; nay mai chúng con về với Thầy”. (Gio 14,2-3).

2) Mỗi lần gặp nỗi khó khăn, ta chớ cụp mặt xuống đất, phải đưa mắt lên trời: Quê ta ở đó.

XIV. - MƯỜI NGÀY LẠI CHO ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG


  1. Mười ngày tiếp sau các Thánh Tông đồ làm gì?

Các Tông đồ tề tựu nhà tiệc ly, hiệp cùng Mẹ Maria, sốt sắng cầu nguyện, mong chờ Đấng An Ủi đến. Trí lòng đưa nhắc về trời, cầu xin Ơn Trên cho mình đủ sức đi khắp thế giảng đạo. Tuy dẫu đã gặp Thầy mình sống lại lên trời, nhưng trí còn tối tăm yếu đuối, lòng đầy sợ sệt, chưa dám công khai rao giảng danh Người; cửa nhà đóng kín, sợ người Do Thái đột nhập bắt bớ. Ta muốn đón nhận Ngôi Ba Thánh Thần, ta hãy bắt chước các Thánh Tông đồ, siêng năng cầu nguyện, tránh xa những chỗ ồn ào; kêu nài Đức Mẹ giúp sức.

  1. Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống làm gì?

Năm mươi ngày sau Chúa sống lại, giữa lúc cầu nguyện sốt sắng, bỗng chốc một luồng gió thổi mạnh vào nhà tiệc ly. Mọi người giật mình chăm chú thì Đức Chúa Thánh Thần lấy hình bầu lửa ngự đến, chia ra từng ngọn hình lưỡi, đổ xuống trên đầu mỗi người: như lửa luyện vàng, đốt cháy những đồ dơ bẩn, thông ra sức nóng của mình, thì Chúa Thánh Thần ngự xuống, đốt lòng các Thánh Tông đồ, luyện sạch mọi bợn nhơ tội lỗi, khai quang tâm trí, cho họ hiểu sâu xa những sự mầu nhiệm Chúa Giêsu dạy truyền, thêm sức cho họ can đảm lướt thắng mọi trở lực, đặt vào miệng lưỡi những lời đanh thép hùng hồn, cao rao danh Giêsu chịu đóng đinh và đã sống lại.

“Và Hội Thánh mới lập”. (Act 2,1). Hội Thánh Đức Chúa Giêsu lập sau 3 năm truyền bá đức tin, vỏn vẹn chỉ có 500 người.

Chính ngày hiện xuống, Thánh Phêrô đứng lên rao giảng Chúa Giêsu chịu chết, sống lại. Nội ngày có 3.000 người xin chịu phép rửa tội. Tín đồ mỗi ngày tăng số; nhằm lúc bắt bớ, các Tồng đồ và tín hữu tản mác nhiều nơi, đem vào Giáo Hội một số đông đảo. Thánh Phêrô, Phaolô sang tận La Mã rao giảng tin lành. Các Tông đồ truyền đạo ở đâu, đặt người thay thế tiếp tục việc mình. Suốt 20 thế kỷ đạo Chúa được giảng khắp nơi. Kitô hữu, dưới quyền chỉ huy các vị Giám mục, với sự cộng tác của hàng linh mục, có Đức Giáo Hoàng đại diện Đức Chúa Giêsu lãnh đạo tối cao, lập thành một đoàn thể lớn lao, gọi là Hội Thánh Chúa Giêsu. Giáo Hội nhờ sự chỉ dẫn soi sáng của Chúa Thánh Thần, hằng dạy những điều chân chính, rút trong kho tàng mạc khải và áp dụng những nhiệm mầu bí tích, phân phát ơn Chúa tràn trề. Ở trong Hội Thánh ai tuân giữ những điều Hội Thánh truyền, khỏi đi sai lạc, và lãnh nhận ơn Thiên Chúa giúp mình nên Thánh.

Lời nhắn nhủ:

1) “Lòng thương của Chúa đổ tràn vào tâm hồn ta, nhờ ban Chúa Thánh Thần xuống cho ta”. (Rom 5,5).

2) Giáo Hội là Mẹ nhân lành, ta hết lòng mến yêu, tuân giữ mọi điều, Người dạy: chớ hề chống báng. Giáo Hội ở giữa trần gian, các phần tử thảy là người phàm dương thế, không thể cởi bỏ mọi khuyết điểm nhân tính, chớ vội đoán xét nhặt nhiệm mà hoài nghi khinh bỉ.

XV. – AI CHẲNG THÔNG CÔNG CÙNG HỘI THÁNH ẤY THÌ CHẲNG ĐẶNG RỖI LINH HỒN


  1. Thông công cùng Hội Thánh ấy nghĩa là gì?

Hội Thánh là Hội Chúa Giêsu sáng lập, đưa dẫn người lữ khách trần gian tiến về nước trời. Muốn khỏi nắng mưa, ta phải vào nhà núp ẩn. Toà nhà của Chúa xây dựng ở giữa trần gian, là Giáo Hội; ai ở trong Giáo Hội ấy, được làm con Chúa, được biết những điều phải tin, được sức mạnh dồi dào, để tuân giữ luật Chúa, chống trả với mọi giống thù địch. Muốn vào trong Hội Thánh, cần phải có ơn Chúa thúc đẩy tự sức không thể nào được; lại cần phải tin những điều Chúa dạy, chịu phép Thánh tẩy thật sự, ít ra với lòng ước muốn. Ai biết rõ những điều cần kíp, nếu khăng khăng một mực không muốn tin vâng, kẻ ấy chẳng được ở trong Hội Thánh; nhưng cũng có kẻ tuy không biết Chúa, chưa chịu phép Rửa tội, song thành thật vâng giữ những điều lương tâm chỉ vẽ, tuy dầu bề ngoài, chưa được gia nhập Hội Thánh, nhưng thật sự bên trong, đã được ơn Thánh sủng, nên cũng được gọi là trong Hội Thánh, xét theo nghĩa rộng. Vì vậy ta chớ ngã lòng: Rất hy vọng Ông Bà Tổ Tiên ta, chưa nghe biết Chúa, mà cũng được ơn cứu rỗi.

  1. Chẳng đặng rỗi linh hồn nghĩa là gì?

Chúa đã phán: “Nếu ai không tái sanh, chẳng được nhập vào nước trời”. (Gio 3,5). Nhập vào nước trời, hay là được cứu rỗi, cũng là một. Giờ lâm chung, ai chết trong ơn thánh Chúa, kẻ ấy được sống đời đời, và được làm con cái Chúa, thừa kế sự nghiệp Chúa Cha. Vậy ai biết rõ, mà cả lòng tự loại mình ra, không ở trong Giáo Hội của Chúa, không tuân giữ luật Người, thì không thể nào đạt được ơn cứu rỗi. Nhiều người vì lòng ngạo mạn, vì tánh tự đắc, vì dục tình, tự ý tách lìa ra khỏi Giáo Hội, chống báng, vì nhận thấy đôi điều khuyết điểm nơi vài phần tử Giáo Hội, đành bỏ Giáo Hội lập ra đạo lạc, bè rối, hoặc xuyên tạc chế biếm những lẽ đức tin, kẻ ấy không còn ở trong Giáo Hội; thế tất chẳng đặng rỗi linh hồn. Ta phải cám ơn Chúa, vì Người cho ta ở trong Giáo Hội Người; chớ dại nghe theo lời quyến rũ, mà hoài nghi những lẽ đức tin; lại cố sức hướng dẫn nhiều người còn xa Giáo Hội, vui lòng nhập tịch ràn chiên của Chúa.

Lời nhắn nhủ:

1) “Thầy sẽ xây Giáo Hội trên đá này, và các quỷ hoả ngục không tài nào lay chuyển”. (Mt 16,18).

2) Ta hãy siêng năng cầu nguyện cho bà con xa gần, gia nhập Đạo Thánh Chúa. Thật lòng thương yêu giúp đỡ người nghèo khó, thiếu hụt, nhất là về phần thiêng liêng.

XVI. – LINH HỒN LÀ TÍNH THIÊNG LIÊNG, CHẲNG HỀ CHẾT ĐẶNG


  1. Linh hồn là gì?

Con người có hai phần: Thể xác, Linh hồn. Phần xác do cha mẹ sinh ra, nuôi nấng, phải nhờ lương thực vật chất, mới có thể sống được. Thể xác gồm có trên ba triệu tế bào, kết cấu thành những cơ quan tinh xảo, sinh hoạt với với những mục đích riêng biệt. Vì có nhiều tế bào hợp thành cơ thể, lúc bệnh hoạn già nua, có những bộ phận tê liệt thương tích, phát ra nhiều chứng bệnh, sinh ra sự chia rẽ, đem lại cái chết tán loạn. Linh hồn là tính thiêng liêng, hiểu biết, mến yêu những sự vô hình, thật là đơn thuần, không cảm giác; không tan rã, đời đời tồn tại; Hiệp cùng thân xác, tạo nên con người; giúp xác sống động, khi hồn lìa xác để xác trơ trọi nát thối; ra trước toà Chúa, hồn lãnh nhận bản án định đoạt kiếp sống đời sau. Được chết trong ơn thánh Chúa, hồn lên Thiên đàng, hưởng phước vui vẻ. Nếu chưa vẹn sạch, tạm vào luyện ngục một khoảng thời gian, sau mới về cùng Chúa. Rủi mang tội trọng, phải trầm luân hoả ngục, chịu phạt đời đời, chẳng bao giờ được vào nhà Cha cả trên trời.

2) Đến ngày tận thế xác sẽ sống lại... Theo định luật tự nhiên xác ta một phen tan rã, trở về bụi đất, nan phương gặp lại sự sống. Thiên Chúa yêu thương định đoạt cách khác. Người ta cho biết: Đến ngày tận thế, hồn ai trở lại xác ấy, từ Adong cho tới người rốt cùng; mọi người sống lại, đều đến trình diện trước toà Chúa Giêsu. Vì xác ta cộng tác chặt chẽ với hồn thiêng, làm lành lánh dữ, thì cả hai cùng được hợp nhất, đời đời sống mãi: Để lãnh phần thưởng hoặc mang án phạt đời đời.

Lời nhắn nhủ:

1) “Hỡi các kẻ Cha Ta chúc lành, hãy vào nhận lãnh nước Cha Ta sắm để từ ngày tạo lập thế gian. Hỡi đồ khốn nạn, đáng chúc dữ, hãy ra khỏi mặt Ta, vào trong lửa đời đời, đã sắm dọn cho quỷ dữ và bộ hạ nó”. (Mt 24,34-41).

2) Trước khi toan làm việc gì, ta hãy tự hỏi: làm việc này xong, đến trước toà Chúa, tôi sẽ ra thế nào?


Каталог: tulieu
tulieu -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 08/07/2013
tulieu -> -
tulieu -> TỰ do nội tâm jacques Philippe Người dịch, Lm. Minh Anh (Gp. Huế) TỰ do nội tâM
tulieu -> Lm. Giuse nguyeãn höÕu trieáT 01/02/2013
tulieu -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viªt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
tulieu -> LƯỢc sử giáo phận huế khai sinh và phát triểN 50 NĂm qua (1960-2010) I. LỊch sử KHAI SINH giáo phận huế
tulieu -> TỔng giáo phận huế khai sinh và phát triển I. LỊch sử khai sinh giáo phận huế
tulieu -> BÁo cáo về hoạT ĐỘng của bộ TƯ pháp trong ba tháng đẦu năM 1948 ĐẠi hội nghị TƯ pháp toàn quốc lần thứ nhất các cuộC Đi kinh lý
tulieu -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
tulieu -> LUẬt công đOÀN 1990 VÀ 2012 ĐỐi chiếU

tải về 232.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương