Kinh mi tiên vấN ĐÁp milinda panha



tải về 482.04 Kb.
trang9/16
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích482.04 Kb.
#39900
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16

15. Danh và thân tương liên


Vua hỏi:

-- Bạch Ðại đức, trong một đoạn trước, Ðại đức đã nói về Danh (tên gọi) và Thân (sắc chất). Vậy những gì là Thân và những gì là Danh?

-- Tâu Ðại vương, những gì mắt thấy được là thân; những gì tâm cảm niệm được là danh.

-- Vì sao chỉ riêng danh là có tạo tác đến đời sau mà sanh trở lại, còn thân thì không?

-- Tuy thân không tạo tác, nhưng danh phải nương vào thân mới tạo tác được. Cũng như thân phải nương vào danh mới có trước sau tương liên nhau. Cả hai luôn luôn nương nhau, chớ không rời nhau.

-- Xin cho ví dụ.

-- Ví như gà con. Nếu không có cái mầm sống phối hợp với sắc chất của gà thì làm sao kết thành trứng và nở ra gà con cho được? Mầm sống và sắc chất nương nhau và cùng sanh ra với nhau. Cũng giống như thế , danh và thân của con người tương liên nhau, nương tựa nhau, cùng sanh ra với nhau và khiến có sanh tử luân hồi kéo dài vô cùng vô tận trong thời gian.

-- Hay thay! Hay thay!


16. Thời gian


Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, Ðại đức vừa nói thời gian dài vô cùng vô tận, vậy thời gian là gì?

-- Quá khứ, hiện tại và vị lai. Quá khứ dài vô cùng vô tận. Vị lai cũng dài vô cùng vô tận. Chỉ hiện tại là không dài.

-- Xét cho cùng lý, có thời gian hay không?

-- Có khi có, có khi không.

-- Khi nào thì có và khi nào thì không?

-- Với những vị tu hành đắc đạo vào Niết Bàn thì không có thời gian. Với những kẻ chưa đắc đạo, còn ra vào trong sanh tử, thì còn có thời gian. Khi thời gian còn có, thì nếu đời nầy thích làm việc bố thí và ăn ở hiếu thuận với cha mẹ, đời sau hẳn phải được hưởng phước báo.

-- Nguồn gốc của thời gian quá khứ hiện tại và vị lai là cái gì?

-- Ấy là cái ngu si mê muội. Vì ngu si mê muội sanh ra nên liền sanh thần. Thần sanh thân. Thân sanh danh. Danh sanh sắc. Sắc sanh lục tri tức sáu cái biết. Một là biết của mắt, hai là biết của tai, ba là biết của mũi, bốn là biết của lưỡi, năm là biết của thân, sáu là biết của tâm. Cả sáu cái biết này đều hướng ngoại. Mắt hướng sắc, tai hướng thanh, mũi hướng hương, lưỡi hướng vị, thân hướng trơn nhám, tâm hướng tham dục. Liền hướng đến là liền hiệp lại, mà biết khổ biết vui. Do biết khổ biết vui mới sanh ân-ái. Do ân ái sanh tham dục. Do tham dục mới hình thành cái nguyên nhân tái sanh (hữu). Do tái sanh nên có già chết, khóc lóc, lo rầu, khiến nội tâm bị bi thống. Tất cả những cần khổ bi thống ấy hiệp lại mà thành con người. Vì vậy mà con người chết đi sanh lại hết đời này sang đời khác, không bao giờ chấm dứt. Trong cái thời gian dài vô tận và không thể phanh ra đầu mối ấy, tìm trở lại cái bản thân trước kia của con người quả thật là một việc bất khả đắc.

-- Bạch Ðại đức, Ðại đức vừa nói không thể phanh ra đầu mối của thời gian, vậy xin ví dụ cho nghe.

-- Như trong việc trồng lúa. Hột lúa gieo xuống đất, tự nó nẫy mầm, đâm rễ, lên cây, trổ lá, đơm bông, ngậm sữa, phơi mao, kết hột. Hột lúa mới, gieo trở lại xuống đất, sanh ra những hột lúa mới khác nữa. Nếu cứ gieo trồng như thế hết năm nầy sang năm khác, sự liên tục của hột lúa có bao giờ ngưng nghỉ được không?

-- Không.

-- Con người sanh ra qua thời gian cũng như vậy đó. Trước sau triển chuyển tương sanh không dứt. Trong dòng kiết sanh tương tục ấy, tìm cho ra đầu mối của sanh tử là một việc bất khả đắc.

-- Xin cho ví dụ khác.

-- Ví như gà đẻ trứng. Trứng gà ấp nở ra gà con. Gà con lớn lên, lại đẻ trứng mới, lại nở gà con. Từ trứng nở ra gà, từ gà đẻ lại trứng, cứ như thế tiếp tục mãi không bao giờ ngừng. Con người sanh ra rồi lại chết đi, chết xong lại sanh trở lại, lộn lui lộn tới trong vòng sanh tử, cũng giống như thế. Không thể nói đâu là đầu mối và đâu là tận cùng.

-- Xin cho ví dụ khác.

Na-Tiên cúi xuống vẽ một hình bánh xe dưới đất, rồi chỉ vào hình vẽ mà hỏi vua rằng:


-- Trên cái vòng tròn này, Ðại vương có thấy đâu là điểm bắt đầu không?

-- Thưa không.

-- Cũng như thế đó. Trong vòng sanh tử, không thể nào biết được đâu là thủy, đâu là chung. Phật dạy rằng con người sanh tử tử sanh, lộn đi lộn lại, lộn tới lộn lui, như bánh xe lăn, triển chuyển tương sanh, không bao giờ ngừng nghỉ, bởi thế mà đau khổ kéo dài mãi chẳng bao giờ ngừng. Tạng luận giải thích sự-kiện nầy như sau:

Do con mắt và hình sắc tiếp giáp nhau nên thức liền thấy biết. Ba cái ấy hiệp lại gọi là xúc. Bời có xúc nên có cảm thọ khổ vui. Bởi cảm thọ khổ vui nên sanh ra ân ái. Bởi ân ái nên sanh ra tham dục. Bởi tham dục nên một nghiệp mới được un đúc và hình thành dần dần: đó là hữu. Bởi hữu nên mới có sanh. Bởi sanh nên có các việc làm thiện ác. Rồi do các việc làm thiện ác cho nên mới phải tái sanh trở lại để thọ báo.

Do lỗ tai và âm thanh tiếp giáp nhau nên thức liền nghe biết. Ba cái ấy hiệp lại gọi là xúc. Bởi có xúc nên có cảm thọ khổ vui như trên và cũng trước sau tiếp nới nhau cho đến quả tái sanh.

Cũng giống như thế, với mũi là hương, lưỡi là vị, thân và vật trơn nhám, ý và điều nhớ nghĩ. Và hễ có cảm thọ khổ vui thì có tác động dây chuyền đưa đến quả tái sanh. Tất cả đều triển chuyển tương sanh và trước sau tương tục, không bao giờ dứt nghỉ. Cho nên trong thời gian dài dằng dặc, tìm cho ra đầu mối của sanh tử là một việc bất khả đắc.


17. Ðầu mối của sanh tử


Vua hỏi:
-- Ðại đức vừa nói tìm đầu mối của sanh tử là việc bất khả đắc. Nghĩa ấy như thế nào?

-- Tâu Ðại vương, nếu có đầu mối thì không có tái sanh. Vì không có đầu mối cho nên người ta mới phải tạm mượn quá khứ để làm đầu mối đấy thôi.

-- Theo trẫm, không có đầu mối mới không có sanh tử chứ! Nhưng theo Ðại đức, phải có đầu mối thì mới không có tái sanh. Mà đã tạm cho rằng đầu mối ấy bắt đầu trong quá khứ thì như thế cũng đã là có rồi. Và vẫn theo Ðại đức, đã có đầu mối tức không có tái sanh. Cái gọi là tái sanh đó, chẳng qua là vì cái đầu mối kia chưa dứt mà thôi.

-- Nhưng nó đã ở trong quá khứ! (ý nói: tiếp tục cái đầu mối ấy trong hiện tại, tức là tái sanh vậy. )

Vua lại hỏi:
-- Trong dòng sanh tử, con người có nhờ những trợ giúp nào bên ngoài để mỗi ngày mỗi tăng nên nhiều thêm không?

Na-Tiên hỏi lại:


--Trong loài bò hay máy cựa trong thế gian có nhờ sự trợ giúp nào bên ngoài mà tăng lên nhiều thêm không?

-- Trẫm không hỏi các loài kia. Trẫm chỉ hỏi đầu mối sanh tử của loài người mà thôi.

-- Cây do cây sanh. Lúa do lúa sanh. Vạn vật trong thế gian, giống nào sanh ra giống ấy theo từng chủng loại. Con người thì bắt gốc từ lục tình ân ái. Là con người thì có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Mắt với hình sắc và thức hợp lại, đó là xúc. Tai với âm thanh và thức hợp lại, đó là xúc. Mũi với hương và thức hợp lại, đó là xúc. Lưỡi với vị và thức hợp lại, đó là xúc. Thân với vật trơn nhám và thức hợp lại, đó là xúc. Ý với điều nhớ nghĩ và thức hợp lại, đó là xúc. Do xúc sanh ra cảm thọ khổ vui. Từ cảm thọ khổ vui sanh ra ân ái. Từ ân ái sanh ra tham dục. Từ tham dục hình thành một nghiệp mới, dẫn dắt đến tái sanh để chịu bao nhiêu ưu bi chồng chất do già nua bệnh tật và chết chóc gây nên.

Nếu mắt với hình sắc và thức không hợp lại thì không có xúc. Nếu tai với âm thanh và thức không hợp lại thì không có xúc. Nếu mũi với hương và thức không hợp lại thì không có xúc. Nếu lưỡi với vị và thức không hợp lại thì không có xúc. Nếu thân với vật trơn nhám và thức không hợp lại thì không có xúc. Nếu ý với điều nhớ nghĩ và thức không hợp lại thì không có xúc. Ðã không có xúc thì không có cảm thọ khổ vui. Không khổ vui thì không khát khao ân ái. Không ân ái thì không tham dục. Không tham dục thì không hình thành nghiệp mới (hữu). Không nghiệp mới thì không tái sanh và không già chết. Không già chết thì không rên khóc lo rầu. Không lo rầu than khóc thì lòng thanh thản an vui. Như thế tức là độ thoát sanh-tử, đắc đạo Niết Bàn.



Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-khac
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
kinh-khac -> Kinh hiền nhân theo lời tựa, Kinh nầy do ông Ngô-nguyệt-Chi Hán dịch, và thầy Lê-phước-Bình (ht thích Hành-Trụ) Việt dịch Nguồn

tải về 482.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương