Kinh mi tiên vấN ĐÁp milinda panha


Vì sao Sa môn săn sóc cái thân?



tải về 482.04 Kb.
trang15/16
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích482.04 Kb.
#39900
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

40. Vì sao Sa môn săn sóc cái thân?


Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, chư Sa môn các ngài có nưng niu cái thân của mình không?

-- Tâu Ðại vương, không.

-- Không nưng niu thân mình, thế thì vì sao khi nằm nghỉ, các ngài cũng chọn chỗ êm ấm, khi ăn uống các ngài cũng thích ăn những thức ăn ngon lành? Vì sao vậy?

-- Ðại vương tùng cầm quân ra trận nhiều lần rồi đấy chứ?

-- Thưa vâng.

-- Và cũng từng nhiều phen bị thương rồi đấy chứ?

-- Thưa, vâng.

-- Mỗi khi bị thương như thế, Ðại vương có chữa vết thương không? và chữa ra sao?

-- Lấy thuốc cao mà đắp lên, và lấy bông gòn và giẻ sạch mà rịt vết thương lại.

-- Phải chăng vì Ðại vương yêu mến và nưng niu vết thương nên săn sóc nó cẫn thận như vậy?

-- Thưa, không phải vì yêu mến vết thương.

-- Nếu không phải vì yêu mến vết thương, thế thì vì cớ gì mà Ðại vương lại săn sóc kỹ lưỡng như vậy?

-- Ấy là vì trẫm muốn cho nó mau lành mà thôi.

-- Cũng như thế đó, sa môn không yêu mến cũng không nưng niu thân mình, nhưng phải săn sóc nuôi dưỡng nó. Tuy vẫn ăn uống nhưng không lấy việc ăn uống làm vui. Không cầu ăn sang. Không mong ăn ngon. Nhưng cũng không thể để cho nó đói. Mục đích ăn uống cốt là chỉ cốt để duy trì cái thân và dùng nó mà hành đạo. Ðức Phật có dạy rằng: "Con người ta có chín lỗ (cửu khổng) ví như chín cái ung nhọt ngày đêm thường tiết rỉ ra những chất xú uế tanh hôi". Vì vậy mà phải săn sóc nó, giống như Ðại vương săn sóc vết thương vậy.


41. Tại sao Phật không giống cha mẹ?


Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, Ðại đức có chắc rằng Ðức Phật có ba mươi hai phước tướng trang nghiêm , tám mươi vẻ đẹp tùy thuộc, toàn thân nước da vàng rực và có vừng hào quang tỏa chiếu chung quanh không?

-- Tâu Ðại vương, quả có như thế.

-- Vương phụ và Vương mẫu Phật có các tướng phước như thế không?

-- Thưa, không.

-- Nếu cha mẹ không có thì làm sao con có được? Con không giống cha thì giống mẹ, hoặc giống bà con nội ngoại gần nhất. Căn cứ theo lời Ðại đức, cả Vương phụ lẫn Vương mẫu Phật đều đã không có các phước tướng như thế, thì quyết định Phật cũng không thể có được!

-- Tuy Vương phụ và Vương mẫu Phật không có các phước tướng ấy, nhưng Phật thì chắc chắn có. Ðại vương đã thấy cây sen chưa?

-- Thưa, có.

-- Cây sen sanh ra trong bùn, lớn lên giữa nước bẩn. Thế mà khi trổ hoa thì sắc tuyệt đẹp, hương tuyệt thơm. Sắc ấy, hương ấy, có giống gì với sắc hương của nước đục bùn dơ không?

-- Thưa, không.

-- Ðức Phật cũng như thế đó. Tuy Vương phụ và Vương mẫu Ngài không có các phước tướng, nhưng Ngài thì chắc chắn là có. Giống như hoa sen, Phật sanh ra giữa thế gian , lớn lên giữa thế gian, nhưng không giống với bất cứ ai giữa thế gian.

--Hay thay! Hay thay!

42. Chơi chữ


Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, phải chăng Ðức Phật là bậc chuyên tu phạm hạnh, không giao hội với phụ nữ, giống như vua trời Phạm Thiên trên tầng trời thứ bảy?

-- Tâu Ðại vương, đúng như thế. Ngài sa lìa nữ giới, giới hạnh Ngài rất thanh tịnh, không mảy may tỳ vết.

-- Sở hành của Ngài giống như sở hành của vua Trời Phạm Thiên, như vậy thì Ngài là đệ tử của Phạm thiên chứ?

-- Tâu Ðại vương, vua trời Phạm Thiên có bồ đề tâm (tức tâm Phật) không?

-- Thưa có.

-- Thế thì chúa Trời Phạm Thiên và chư thiên trên thượng giới là đệ tử của Phật chứ gì?

Na Tiên tiếp hỏi:
-- Tiếng chim kêu như thế nào?

-- Giống như tiếng chim nhạn.

-- Như thế Ðại vương có cho rằng tất cả các loài chim thảy đều là nhạn, hoặc là đệ tử của nhạn cả không?

-- Thưa không.

-- Cũng giống như vậy, Phật không phải là đệ tử của vua Trời Phạm Thiên.

-- Hay thay!


43. Ai truyền giới cho Phật?


Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, hẳln là Phật phải có biết rồi mới theo đó mà phụng hành giới luật chứ?

-- Tâu Ðại vương, vâng.

-- Ai là Thầy truyền giới cho Phật?

-- Phật không có Thầy. Ngài không học với ai hết. Ngài tự mình tu học cho đến khi đắc đạo dưới gốc cây bồ đề, thì hoát nhiên đại ngộ mà tự biết các giới luật. Ngài không giống như các đệ tử của Ngài phải học nơi Ngài rồi mới biết mà phụng hành giới luật cho đến già. Vì vậy Phật mới là bậc vô thượng giác vương.


44. Giọt nước mắt lành


Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, ngưòi ta khi có cha mẹ chết thì ưu sầu khổ, gào khóc thảm thê, nước mắt ràn rụa. Lại có người khi mới nghe được Pháp Phật và nhờ đó mà tỉnh ngộ, cũng lại nước mắt đầm đìa, lệ tuôn lả chả. Cả hai trường hợp đều có lệ rơi. Vậy hai dòng lệ ấy có khác nhau không?

-- Tâu Ðại vương, nước mắt tuông ra khi cha mẹ chết là nước mắt của sầu ưu khổ thống, do niệm ân ái gây nên. Ðó là chất độc của ngu si tiết rỉ ra. Còn nước mắt ứa trào ra khi nghe được pháp Phật là nước mắt của lòng từ tâm, vì nhớ nghĩ đến khổ đau của thế gian mà tuông ra. Ðây là loại nước mắt an lạc, thanh tịnh. Cũng đồng thời là nước mắt nhưng một bên thì nóng bức đố hiêu, một bên lại mát mẻ an lành và tăng thêm phước đức.

-- Hay thay! Hay thay!

45. Mê ngộ khác nhau

Vua hỏi:

-- Bạch Ðại đức, người đã giải thoát và người chưa giải thoát khác nhau chỗ nào?

-- Tâu Ðại vương, hạng trước không còn lòng tham dục, còn hạng sau thì nặng trĩu lòng tham dục. Người nặng trĩu lòng tham dục thì suốt đời và bất cứ ở đâu cũng đuổi bắt miếng cơm manh áo, lo toan cho mạng sống được sung sướng mà thôi.

-- Trẩm thấy trong thế gian này, bất cứ là ai dù xuất gia hay tại gia, thảy đều cho là mình sung sướng, thảy đều muốn ăn ngon ăn bổ mà chẳng bao giờ biết nhàm chán.

-- Hai đằng đều cần ăn như nhau. Vì có ăn mới duy trì được thân mạng, Nhưng với kẻ chưa giải thoát thì thú vui tối thượng là được ăn no và ăn ngon. Ăn được càng nhiều món sang vật lạ bao nhiêu càng vui thích bấy nhiêu. Với bậc đã giải thoát thì ăn chỉ là ăn. Ăn cốt để nuôi sống mà tiến tu. Ăn, không chú ý tới sự ngon dở. Ngon càng tốt, nhưng dở cũng chẳng sao. Miễn là được sống để lo độ mình và độ đời.

-- Hay thay! Hay thay!


Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-khac
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
kinh-khac -> Kinh hiền nhân theo lời tựa, Kinh nầy do ông Ngô-nguyệt-Chi Hán dịch, và thầy Lê-phước-Bình (ht thích Hành-Trụ) Việt dịch Nguồn

tải về 482.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương