Kinh mi tiên vấN ĐÁp milinda panha


Liên hệ giữa căn và tâm thần



tải về 482.04 Kb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích482.04 Kb.
#39900
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16

20. Liên hệ giữa căn và tâm thần


Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, khi con mắt thấy thì tâm thần có cùng thấy không?

-- Tâu Ðại vương, có.

-- Nhưng cái nào thấy trước?

-- Con mắt thấy trước. Tâm thần thấy sau.

-- Phải chăng con mắt đã nói với tâm thần rằng: "Này tâm thần! Tôi thấy chỗ nào thì anh cứ nương theo chỗ đó mà thấy sau"? Hoặc, tâm thần đã nói với con mắt: "Này mắt! Anh hãy nhìn trước đi, tôi sẽ nương theo anh mà thấy sau"?

-- Tâu Ðại vương, hai bên đâu có giao hẹn gì với nhau.

-- Thế thì vì sao Ðại đức lại nói rằng cái nọ thấy trước cái kia? Nếu không giao hẹn với nhau thì làm sao xẩy ra như thế được?

-- Ấy là vì bốn sự kiện sau đây khiến cho chúng cùng nhau nhận thấy mà không có giao ước gì hết. Một là đường lài (hạ hành), hai là một chiều (hướng môn), ba là vết cũ (hành triệt), bốn là quen chừng (xúc).

-- Ðường lài là như thế nào?

-- Ðại vương có biết khi trời mưa thì nước mưa từ trên núi cao chảy xuống ra sao không?

-- Nước mưa chảy theo đường dốc lài.

-- Những lần mưa khác, nước mưa chảy xuống như thế nào?

-- Lại cũng theo đường dốc lài như trước.

-- Vậy chớ nước của trận mưa trước có nói với nước của trận mưa sau rằng: "Hễ tôi chảy chỗ nào thì anh chảy theo chỗ đó" không? Hoặc nước của trận mưa sau có giao hẹn với nước của trận mưa trước rằng: "Chỗ nào anh chảy qua, tôi sẽ chảy theo" không?

-- Thưa không. Chúng nó không hề hẹn nhau. Chúng nó chỉ theo đường lài mà chảy thôi.

-- Con mắt và tâm thần cũng như thế đó. Chúng nó cứ theo đườn lài mà nhận biết, chứ không hề có giao ước gì với nhau. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý đối với tâm thần cũng đều có đường lài riêng mà nhận biết, giống như thế.

-- Bạch Ðại đức, còn một chiều là như thế nào?

-- Ví như đồn lũy ở chốn biên thùy có tường cao hào sâu, nhưng vào ra chỉ do một cổng lớn duy nhất mà thôi. Người ở trong đồn muốn đi ra ngoài phải đi cách nào?

-- Phải do cổng lớn ấy.

-- Nếu có người thứ hai, thứ ba, v.v. muốn đi ra ngoài nữa, thì phải đi cách nào?

-- Cũng chỉ do một cổng ấy.

-- Họ có giao hẹn với nhau trước không?

-- Thưa không. Họ chỉ theo một chiều mà đi ra. Vì chiều ấy có cổng.

-- Con mắt và tâm thần cũng như thế đó. Chúng nó cứ theo một chiều mà nhận biết, chứ không hề giao ước gì với nhau. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý đối với tâm thần cũng lại giống như thế.

-- Bạch Ðại đức, còn vết cũ là như thế nào?

-- Ví như có một xe bò đi qua, để lại một vết đất lúa trên đường. Tiếp theo, xe sau đi tới phải đi như thế nào?

-- Theo vết cũ đã có mà đi.

-- Hai xe có giao hẹn trước với nhau không?

-- Thưa không.

-- Con mắt và tâm thần cũng như thế đó. Chúng nó cứ theo vết cũ mà nhận biết, không hề giao ước gì với nhau. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý đối với tâm thần lại cũng giống như thế.

-- Bạch Ðại đức, còn quen chừng là như thế nào?

-- Trong các môn học như làm toán, tập viết, v.v. ban đầu thì ai cũng vụng về. Nhưng về sau, nhờ cố gắng và chú ý, người ta tự tạo cho mình một thói quen đan mau và trở nên nhậm lẹ, tính nhẩm được nhiều con số cũng như đặt bút xuống là viết ngay, không cần phải nghĩ ngợi. Ðó chính là sự quen chừng. Con mắt và tâm thần cũng như thế đó. Nhờ sự quen chừng ấy, chúng nó cùng nhận biết rất lẹ, không hề giao hẹn gì với nhau hết. Tai, mũi, lưỡi, thân và ý đối với tâm thần cũng như thế đó.


21. Xúc


Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, khi con mắt thấy thì cái gì cảm thọ khổ vui có đồng thời nẩy sanh với tâm thần không?

-- Tâu Ðại vương, có. Hễ tâm thần nhận biết thì có căn cùng hiệp mới nẩy sanh cảm thọ.

-- Hiệp là thế nào?

-- Là hai đằng chạm nhau, xúc nhau.

-- Xin cho ví dụ.

-- Ví như hai con dế giao đấu với nhau, hay như hai bàn tay vỗ vào nhau. Hay như hai cái xập xỏa áp vào nhau. Một con dế trong hai con dế ví như con mắt; con dế kia ví như hình sắc. Ðối với hai bàn tay hoặc hai cái xập xỏa, cũng giống như thế. Phàm hai đằng chạm vào nhau, hiệp với nhau, thì gọi là Xúc. Con mắt với hình sắc, lỗ tai với âm thanh, lỗ mũi với mùi hương, cái lưỡi với mùi vị, thân thể với vật nhám trơn, ý nghĩa với tư tưởng, hễ có va chạm nhau, có hiệp lại với nhau thì thảy đều gọi là Xúc hết. Do đó mới sanh ra cảm thọ khổ vui của tâm thần, Xúc chính là cái gạch nối giữa hai bên.


22. Cảm thọ


Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, cảm thọ vui là như thế nào?

-- Tâu Ðại vương, là tự mình nhận biết và hưởng thụ cái vui ấy.

-- Xin cho ví dụ.

-- Ví như có người lập được nhiều công trạng lớn lao với Ðại vương, Ðại vương lấy làm bằng lòng và ban cho nhiều vàng bạc của cải và phong cho chức tước cao sang. Ðược hưởng vinh hoa phú quý, người ấy tự lấy làm vui thích, bèn suy nghĩ rằng: "Nhờ tôi ra công giúp vua, được vua ban cho quyền cao bổng hậu, nên nay mới được hưởng lạc thú nầy, lạc thú kia."

Lại vì như có người bình sanh tâm thường niệm điều lành, miệng thường nói điều lành, thân thường làm điều lành. Sống một đời sống hiền hòa như thế, sau khi chết được thác sanh lên cõi trời. Tại đây, người ấy toại chí đến cực độ, nếm hết mọi điều khoái lạc, bèn suy nghĩ rằng: "Hồi còn ở thế gian, nhờ ăn ở hiền đức cho nên bây giờ mới được sanh lên đây và được hưởng tất cả các lạc thú như thế này."

Cảm thọ vui tức là tự mình nhận biết và hưởng thụ lấy cái vui ấy.


23. Giác


Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, giác là như thế nào?

-- Tâu Ðại vương, cái đi theo cái biết là giác (tùng tri vi giác), tức là nhận rõ sự vật.

-- Xin cho ví dụ.

-- Ví như ông quan giữ kho, sau khi nhận lãnh chức vụ, bước vào kho vua, tự mình soát xét kiểm điểm từng món vàng bạc châu báu gấm vóc trong kho. Kiểm điểm xong thì nhận biết món nào để đâu, hình dáng ra sao, màu sắc thế nào, số lượng bao nhiêu. Như vậy gọi là giác.


24. Sở niệm


Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, Sở niệm là như thế nào?

-- Tâu Ðại vương, là điều suy tư toan tính. Sở niệm tức tư tưởng. Vì phải có tư tưởng đã rồi mới có làm ác hay làm lành.

-- Xin cho ví dụ.

-- Ví như có người chế ra một chất thuốc độc. Sau khi chế xong, tự mình uống thuốc độc ấy và khiến người khác bắt chước uống theo. Như thế không những chỉ tự mình làm khổ mình mà còn làm khổ kẻ khác. Chế thuốc độc ví như tư tưởng ác. Mình uống và khiến người khác bắt chước uống theo, đó là làm việc ác. Người có tư tưởng ác, toan tính điều ác và làm điều ác, đến khi chết, chắc chắn phải đọa địa ngục. Những người bắt chước làm theo cũng đều không tránh khỏi ác báo ấy. Bởi vậy người ta thường hay nói: "Hễ tư-tưởng độc ác thì đưa đến hành động độc ác."

Ngược lại, nếu có người chế ra thức uống ngọt ngon bổ dưỡng, rồi tự mình uống lấy một cách sảng khoái. Kẻ khác bắt chước làm theo cũng được sảng khoái như thế. Chế thức uống ngọt ngon bỗ dưỡng ví như tư tưởng thiện. Mình uống và khiến kẻ khác bắt chước làm theo, đó là việc làm thiện. Ðến khi chết, cả hai đều được hưởng phước báo ở cõi trời. Bởi vậy cho nên người ta cũng thường hay nói: "Hễ tư tưỡng lương thiện thì đưa đến hành động lương thiện."


Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-khac
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
kinh-khac -> Kinh hiền nhân theo lời tựa, Kinh nầy do ông Ngô-nguyệt-Chi Hán dịch, và thầy Lê-phước-Bình (ht thích Hành-Trụ) Việt dịch Nguồn

tải về 482.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương