Kinh mi tiên vấN ĐÁp milinda panha



tải về 482.04 Kb.
trang10/16
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích482.04 Kb.
#39900
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16

18. Nhân duyên sanh


Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, trên thế-gian này có vật nào bỗng dưng mà tự nhiên sanh ra không?

-- Tâu Ðại vương, không có vật nào bỗng dưng mà tự nhiên sanh ra cả. Hết thảy đều phải có sở nhân.

Nhân đó, Na-Tiên hỏi ngược lại nhà vua rằng:
-- Cái cung điện mà nhà vua đang ngự đây, phải chăng là do tự nhiên sanh ra hay do tay người kiến tạo?

-- Do tay người kiến tạo. Cây thì đốn trong rừng về để làm kèo cột v.v. , đất sét thì gánh ngoài đồng vào để xây tường. Nhân công cả đàn ông lẫn đàn bà xúm lại, kẻ cưa người đẽo, kẻ đắp người tô, ai lo tròn việc ấy, mới kiến tạo xong tòa cung điện này.

-- Cũng như thế đó, con người cũng do yếu tố hòa hợp lại mà thàmh. Mọi vật không thể bổng không mà sanh ra được. Hết thảy đều có sở nhân, chứ không do tự nhiên mà có.

-- Xin cho ví dụ.

-- Ví như thợ gốm làm đồ gốm. Trước hết là lấy đất sét về, hòa với nước mà nhồi cho nhuyễn. Nhồi xong cho lên khuôn mà vo rồi chất vào lò mà hầm. Có như thế mới tạo thành chén bát chậu bồn đủ cỡ. Chứ đâu phải tự nhiên mà sanh ra! Chén bát chậu bồn ấy đều có sỡ-nhân: đó là đất sét, nước, công thợ, củi, lửa v.v. Trên thế gian nầy không có vật nào do tự nhiên sanh ra.

-- Xin cho ví dụ khác.

-- Ví như nhạc công khảy đàn. Nếu không có dây, phiếm và tay người khảy v.v. thì khiến phát ra âm thanh trầm bổng nhặt khoan được không?

-- Thưa không .

-- Bây giờ, nếu với một cây đầy đủ dây phiếm và có nhạc công ngồi khảy thì có phát tiếng được không?

-- Thưa được.

-- Con người và vạn vật trong thế gian này cũng như thế đó. Không thể bỗng dưng mà có sinh ra. Hết thảy đều phải có sở nhân.

Na-Tiên lại hỏi trở lui nhà vua rằng:


-- Nếu muốn cưa cây lấy lửa không có hai thanh gỗ, lại cũng chẳng có bùi nhùi, thì có tạo ra lửa được không?

-- Thưa không.

-- Lại ví như nếu có kính thủy tinh và có ánh sáng mặt trời đương nóng, lại thêm có người chịu khó ngồi cầm kính mà thâu sức nóng ấy cho chiếu xuống đống cỏ khô hay rơm khô thì có tạo ra được lửa không?

-- Thưa được.

-- Lại ví như không có gương, không có ánh sáng , không có người đứng soi thì có hình người lộ ra trong gương không?

-- Thưa không. Phải có gương, có ánh sáng, có người đứng soi thì mới có hình người lộ ra trong gương.

-- Con người và vạn vật ở trong thế gian cũng như thế đó. Không một vật nào bỗng dưng sanh ra. Hết thảy đều phải có sở nhân. Các sở nhân ấy kết hợp lại với nhau, tạo thành sự sự vật vât ngàn sai muôn khác. Ðó là nhân duyên sanh vậy. Không thể nào có tự nhiên sanh.

-- Hay thay! Hay thay!


19. Linh hồn


Vua hỏi:
-- Bạch Ðại đức, trong con người cái gì làm chủ? Phải chăng đó là linh hồn thường tại?

-- Tâu Ðại vương, cái linh hồn thường tại ấy như thế nào?

-- Nó thường ở trong ta, dùng mắt mà nhìn hình sắc, dùng tai mà nghe âm thanh, dùng mũi mà ngửi mùi, dùng lưỡi mà nếm vị, dùng thân mà sờ mó nhám trơn, dùng ý mà hiểu biết và nhớ nghĩ. Nó như Ðại đức và trẫm hiện đang ở trong cung điện này nhưng vì bốn mặt đều có cửa sổ, nên ngang qua cửa sổ ấy, chúng ta thấy được phong cảnh bên ngoài.

-- Như vậy, ý Ðại vương là muốn ví các giác quan nơi con người với các cửa sổ của cung điện nầy chăng? Ngang qua bất cứ cửa sổ nào, ta cũng thấy được cảnh vật bên ngoài. Thế thì ngang qua bất cứ giác quan nào, linh hồn thường tại cũng phãi thấy được ngoại cảnh giống như thế chớ gì? Vậy linh hồn thường tại có thấy được hình sắc bằng tai, mũi, lưỡi, thân và ý chăng?

-- Thưa không.

-- Linh hồn thường tại có nghe được âm thanh bằng mắt, mũi, lưỡi, thân và ý chăng?

-- Thưa không.

-- Linh hồn thường tại có ngửi được mùi bằng mắt, tai, lưỡi, thân và ý chăng?

-- Thưa không.

-- Linh hồn thường tại có sờ biết nhám trơn bằng mắt, tai, mũi, lưỡi và ý chăng?

-- Thưa không.

-- Linh hồn thường tại có suy nghĩ bằng mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân chăng?

-- Thưa không.

-- Như vậy thời lời lẽ của Ðại vương trước sau không xứng hợp nhau! Lại nữa, trong khi Ðại vương và bần tăng cùng ngồi trong cung điện nầy, nếu phá bỏ hết tất cả các cửa sổ ở bốn phía thì tầm mắt của chúng ta rộng xa thêm ra không?

-- Thưa có.

-- Vậy, phá bỏ một cái cửa nơi thân ta là cặp mắt chẳng hạn, thì linh hồn thường tại có thấy rộng xa thêm không?

-- Thưa không.

-- Và nếu phá bỏ thêm mấy cái cửa khác nơi thân ta là tai, mũi, lưỡi, thân, ý, thì linh hồn thường tại có nhờ đó mà nghe rộng thêm, ngửi nhiều hơn, nếm tăng lên, sờ nhiều ra và suy nghĩ rộng hơn không?

-- Thưa không.

-- Như vậy là lời lẽ của Ðại vương trước sau lại không xứng hợp nhau! Lại còn điều này nữa: giả sử có quan giữ kho vào cung, tiến tới trước mặt Ðại vương, cái linh hồn thường tại của Ðại vương có biết y đã lui về không?

-- Thưa biết.

-- Nếu chầu xong, y lui trở về kho, linh hồn thường tại của Ðại vương có biết y đã lui về không?

-- Thưa biết y đã lui về.

-- Người ta khi để đồ ăn vào lưỡi, linh hồn thường tại của người ấy có biết vị chua, đắng, mặn, ngọt của đồ ăn không?

-- Thưa biết.

-- Khi đồ ăn đã vào đến bao tử, linh hồn thường tại của người ấy có còn nhận ra mùi vị như thế nào không?

-- Thưa không.

-- Như vậy, lời lẽ của Ðại vương trước sau lại cũng không xứng hợp nhau! Lại còn điều này nữa: giả sử có người gánh đổ hằng trăm hũ rượu ngon vào một cái bồn lớn. Ðổ rượu xong lại bắt một người nghiền rượu trói lại bỏ vào bồn với mức rượu không lên cao tới cằm. Như vậy y có biết được rượu trong bồn là ngon hay dở không?

--Thưa không?

-- Vì sao vậy?

-- Vì y đâu có uống vào miệng, đâu có nếm bằng lưỡi mà biết được rượu ngon hay đở.

-- Như vâỵ, thêm một lần nữa, lời lẽ của Ðại vương trước sau không xứng hợp nhau!

-- Bạch Ðại đức, trẫm tài sơ trí thiển, không đủ sức đương đầu với Ðại đức. Kính mong Ðại đức giải thích cho nghe.

Na-Tiên bèn giải rằng:


-- Con mắt và hình sắc gặp nhau khiến tâm thần kích động. Tâm thần kích động thì liền sanh cảm thọ khổ vui. Với lỗ tai và âm thanh, hoặc với mũi và hương, lưỡi và vị, thân và nhám trơn, ý và điều nhớ nghĩ, cũng lại như thế. Tâm thần kích động thì liền sanh cảm thọ khổ vui. Do cảm thọ khổ vui liền sanh ý niệm. Do ý niệm triển chuyển thành tựu cho nhau mà tạo nên một ông chủ vô thường là cái Giả Ngã. Cái gọi là linh hồn thường tại dính dáng gì ở đây!

-- Hay thay! Hay thay!



Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-khac
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
kinh-khac -> Kinh hiền nhân theo lời tựa, Kinh nầy do ông Ngô-nguyệt-Chi Hán dịch, và thầy Lê-phước-Bình (ht thích Hành-Trụ) Việt dịch Nguồn

tải về 482.04 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương