Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức



tải về 323.38 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích323.38 Kb.
#2536
1   2   3   4
Kết nối lại thành như sau.
Quy y kính lễ Đấng Phước Trí vẹn toàn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến tri . Thành tựu đại nguyện rộng lớn, diệt trừ tất cả khổ não của chúng sanh, ba đời khen ngợi, chúng sanh được giải thoát.
Lại nữa, trong thần chú Lăng Nghiêm có câu: Nam Mô bạt già phạt đế, bệ sa xà da cu lô phệ trụ rị da, bát ra bà ra xà da, đa tha tha già đa da. cũng chính là đức Dược Sư vậy.( Quy y Kính Lễ Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai)
* Ứng Cúng (đáng thọ nhận sự cúng dường của trời, người ).

* Chánh Biến Tri (thông suốt khắp pháp giới, không có gì mà không thấu rõ, thế gian pháp và xuất thế gian pháp đều biết cả)


Lúc ấy trong luồng ánh sáng diễn chú này rồi, cả đại địa rúng động, phóng ra ánh đại quang minh làm cho tất cả chúng sanh dứt hết bịnh khổ, hưởng được an vui.
Ánh sáng Phật phóng ra nói chú này rồi, quốc độ rung động, lại phóng ra ánh sáng lớn, ánh sáng này làm cho tất cả chúng sanh hết bịnh khổ, hưởng điều an vui.
Này Mạn Thù Thất Lợi! Nếu thấy những người nào đang mắc, vì bịnh nhân ấy tắm gội sạch sẽ và vì họ nhứt tâm tụng chú này 108 biến, chú nguyện trong đồ ăn, trong thuốc uống hay trong nước không vi trùng mà cho họ uống thì những bịnh khổ ấy đều tiêu diệt.
Phật đã nói về hiện hữu của chú rồi, đến phần oai lực của chú. Đức Phật bảo Ngài Mạn Thất Lợi rằng; nếu thấy chúng sanh nào đang mắc bịnh khổ, Phát tâm từ bi cứu độ họ, mà tắm rửa cho sạch và thành tâm tụng trì chú này108 lần vào đồ ăn, thuốc uống, hay nước không có côn trùng (vô thuỷ côn trùng) rồi đem họ dùng thời những thứ bịnh khổ ấy đều được tiêu trừ.
Nếu có ai mong cầu việc gì mà chí tâm tụng niệm chú này thì đều được như ý muốn: Ðã không bịnh lại thêm sống lâu, sau khi mạng chung được sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly, không còn thối chuyển, rồi dần dần tu chứng đến đạo quả Bồ đề.
Nếu có người cần việc gì dùng tâm thành mà trì chú này thời đều được toại nguyện. Không những vậy mà người nầy còn không mắc những thứ bịnh khổ mà tuổi thọ của họ được tăng thêm. Người này sau khi chết được sanh về thế giới của Phật Dược Sư, tâm của họ không thối nơi Đạo Vô thượng Bồ Đề, do nơi không thối chuyển nên người này sớm thành Phật.
Chúng sanh được sanh về đây thì không còn tâm thối chuyển nữa, không thối chuyển tức là không bị lùi sụt trở lại, chỉ quyết tâm bước tới quả vị Phật. Khác với phàm phu chúng ta, phát tâm tu hành hôm qua hôm sau thì không còn muốn bước tới nữa. Nhưng nếu chúng sanh về thế giới của Phật Dược Sư thời không còn có tâm thới chuyển. Có 4 vị bất thối thối:
1. Vị Bất thối: Nếu sanh về nước kia, sẽ hóa sanh trong hoa sen; khi hoa sen ấy nở sẽ thấy Phật, nghe pháp, chứng nhập Vô sanh pháp nhẫn, không còn bị lưu chuyển.
2. Hạnh bất thối: Có một số người đời này tu hành tinh tấn, nhưng đời sau lại biếng nhác, đó là tu hành không có vững chắc. Nhưng sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly thì chỉ có tinh tấn tiến tới mà không dừng ở một chỗ.
3. Niệm bất thối: Ví như người tu hành ở thế giới Ta Bà, hôm nay nghĩ đến việc tu hành đã qua, phát sanh niệm tinh tấn, tinh tấn được một thời gian cảm thấy khổ cực mệt nhọc, tự nghĩ, thôi! nghỉ ngơi cho được thoải mái một chút cần gì tinh tấn quá vậy, rồi không tinh tấn nữa sanh ra ý niệm lười biếng. Hạnh dầu không thối, nhưng niệm bị thối rồi. Nhưng khi sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly, ngày đêm sáu thời đều nghe thuyết pháp thì không thể nào có ý niệm thối thất tâm Bồ-đề được.
4. Cứu cánh bất thối: Khi sanh về thế giới kia được hóa sanh trong hoa sen.Thì không lúc nào cũng không có tâm thối lùi sụt, nghĩa là lui sụt về địa vị của Phàm Phu chúng ta, hoặc quả vị Tam thừa. Tam thừa ở đây chính là: Thiên Thừa, Thanh Văn Thừa và Duyên Giác Thừa; mà chỉ một lòng tu hành Bồ Tát đạo tiến đến quả vị Phật vậy.
Vậy nên, Mạn Thù Thất Lợi, nếu có những người nào hết lòng ân cần tôn trọng, cung kính cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì phải thường trì tụng chú này đừng lãng quên.
Đây là câu phó chúc cho những ai muốn gần gũi hạnh nguyện của Đức Dược Sư Thế Tôn, nếu ai có lòng tin vững chắc vào hạnh nguyện của ngài và muốn cúng dường Ngài thời nên thường thì trì tụng chú này đừng lãng quên.
Lại nữa, nếu có những kẽ tịnh tín nam nữ nào nghe rồi tụng trì danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, ứng chánh đẳng giác, mỗi sớm mai, súc miệng, đánh răng, tắm rửa sạch sẽ, xong lại thắp hương, rãi dầu thơm, các món kỹ nhạc để cúng dường hình tượng, còn đối với kinh điển này thì tự mình hay dạy người khác chép ra, rồi giữ một lòng thọ trì và suy nghĩ nghĩa lý.
Phần trước là đem ý nghiệp thanh tịnh mà cúng dường. Bây giờ phải nói đến sự cúng dường ở bên ngoài vậy.Phải đem thân nghiệp và khẩu nghiệp thanh Tịnh mà cúng dường. thân không sát sanh, miệng không nói dối mà cúng dường thì phước vô lượng. Ba nghiệp thanh tịnh mà cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì chắc chắn rằng người này được vô luợng vô biên công đức, và sau khi mạng chung được sanh vào thế giới của Ngài vậy. Đối Chúng sanh hướng ngoại tìm cầu thì Phật cũng dùng phượng tiện thiện xảo, để đáp ứng nhu cầu của họ; bằng cách là khi dậy súc miệng đánh răng cho sạch và dùng danh hương dầu thơm mà cúng dường tôn tượng Phật.
Kinh nầy có công năng nhổ sạch cội nguồn đau khổ của chúng sanh, làm cho mọi người được an vui; nên Phật phó chúc cho chúng ta nên thay nhau lưu truyền cho mọi người cùng biết, và suy nghĩ nghĩa lý trong kinh.
Đối với vị pháp sư giảng nói kinh pháp thì phải nên cúng dường tất cả những vật cần dùng đừng để thiếu thốn. Hễ hết lòng như vậy thì nhờ chư Phật hộ niệm được mãn nguyện mọi sự mong cầu cho đến chứng đặng đạo quả bồ đề nữa.
Đã nói về sự cúng dường cho Phật, Pháp bây giờ phải nói đến sự cúng dường cho Tăng. Pháp Sư là người nương theo Pháp mà ở, lấy Phật sự làm đầu. Giảng Kinh thuyết pháp cho đại chúng nghe, nên Phật bảo hãy cúng dường những thứ vật dụng cần thiết đừng để thiếu thốn. Vì sao vậy? Vì Vị Pháp Sư này đang truyền hạnh nguyện Như Lai, vì không muốn cho chánh pháp không bị diệt vong, nên chúng ta cần phải hộ trì Pháp hội. Pháp được ba đời Chư Phật giữ gìn nên những chúng sanh nào phát tâm hộ trì như vậy, thì đều nằm trong hạnh nguyện của Như lai; được Chư Phật hộ niệm cầu những gì thì cũng được toại nguyện. Cho đến việc cầu thành tựu được nhứt thiết chủng trí (nghĩa là thành Phật) thì cũng được mãn nguyện.
Lúc bấy giờ Mạn Thù Thất Lợi đồng tử bạch Phật rằng:” Bạch đức Thế Tôn, Con thề qua thời kỳ tượng pháp tương con sẽ dùng đủ mọi phương tiện khiến cho những thiện nam tín nữ có lòng tin trong sạch được nghe danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, cả đến trong giấc ngủ con cũng dùng danh hiệu của đức Phật này, thức tỉnh nơi tai cho họ rõ biết.
Qua thời kỳ Tượng Pháp chính là thời kỳ của chúng ta (Mạt Pháp), Sở dĩ chúng ta hôm nay nghe được danh hiệu Phật Dược Sư gặp được kinh điển đều là nhờ Ngài Mạn Thù Thất Lợi và 12 Đại tướng Dược Xoa gìn giữ và thủ hộ mới có được. Đối với nam lẫn nữ có lòng tin trong sạch thì ngài thệ sẽ dùng phương tiện mà cho người đó biết danh hiệu của Phật Dược Sư. Đối với những chúng sanh đang gieo nghiệp trần, Bồ Tát nguyện cũng dùng danh hiệu này mà làm cho họ thức tỉnh về với chơn tâm. Tuy công việc mọi người ở đây đều bận rộn, mà cuối tuần vẫn trở về đây để tham dự pháp hội nầy, là nhờ sự thu hút uy lực của kinh và sức thệ nguyện của Mạn thù Sư Lợi Bồ Tát và 12 tướng Dược Xoa. Mọi người ở đây đã bị sự phương tiện của ngài Man thù Sư Lợi thu hút, và quí vị cũng là những chúng sanh có lòng tin trong sạch,; vì nếu không quí vị sẽ không thể tham dự pháp hội này.
Tôi rất hoan hỷ khi thấy được những lá sen kia tuy phải chịu gian nan cực nhọc, nhưng vẫn một lòng phụ trợ cho hoa sen được pháp huy; xanh tươi và tỏa hương thơm, trong khi sống trong biển người mênh mông đầy cạm bẫy. Để nói lên lời ca tụng hành vi đó, tôi nguyện mình sẽ thuyết Kinh với tâm chân thành cho quí vị nghe. Nhưng tôi rất ngu si, khi giảng chắc có nhiều chỗ lỗi, tôi rất hoan hỷ thỉnh giáo với bậc chân nhân. Dù xuất gia hay là tại gia. Đừng nghĩ là tôi nói suông, vì chúng ta là những người học Phật; nên trau dồi với nhau những sự hiểu biết của mình, để cùng nhau tiến lên bờ giải thoát. Hãy dập tắt đi những thứ tăng thượng mạng tiềm ẩn trong tâm.

Bạch đức Thế Tôn, nếu ai thọ trì đọc tụng kinh này, hoặc đem giảng nói, bày tỏ cho người khác, hoặc tự mình hay dạy người biên chép kinh này, hết lòng cung kính tôn trọng, dùng những dầu thơm, bông thơm, các thứ hương đốt, tràng hoa, anh lạc, phướng lọng cùng âm nhạc hát múa mà cúng dường hoặc dùng hàng ngũ sắc làm đãy đựng kinh này, rồi quét dọn một nơi sạch sẽ, thiết lập một cái tòa cao mà để lên, thì lúc ấy có bốn vị thiên vương quyến thuộc và cùng vô lượng trăm ngàn thiên chúng ở các cõi Trời khác đều đến đó mà cúng dường và thủ hộ.


"Tứ Đai Thiên Vương" là bốn vị Thiên Vương hộ trì bốn châu thiên hạ. Phía Đông là Trì Quốc Thiên Vương, Phía Tây là Quảng Mục Thiên Vương, Phía Nam là Tăng Trưởng Thiên Vương và Phía Bắc là Đa Văn Thiên Vương.
Những ai làm được như vậy thì sẽ có Bốn vị này với vô lượng trăm ngàn quyến thuộc cùng vô lượng trăm ngàn thiên chúng từ các trời khác đến cúng dường và thủ hộ. Như hôm nay chúng ta đang ngồi đây nghe giảng kinh tức là xưng dương hạnh nguyện của Phật thì có vô luợng vô biên chúng trời vây quanh và hộ niệm. nếu như người có Thiên Nhãn Thông sẽ thấy những cảnh giới nhiệm mầu như vậy. Tại sao tôi nói vậy? vì tôi một lòng tin tưởng với những gì mà những vị hộ pháp đã nguyện với Phật là sẽ gìn giữ và hộ niệm kinh này.Cho nên chúng ta hãy tinh tấn lên và dụng công với tấm chân thật, để có thể khai mở tuệ giác của mình và hiện khắp để hộ trì pháp hội." Lành Thay! Pháp Hội Duợc Sư!!!
Bạch Ðức Thế Tôn, nếu kinh này lưu hành đến chỗ nào có người thọ trì và nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì nhờ công đức bổn nguyện của Ngài mà chỗ ấy không bị nạn hoạnh tử, cũng không bị những ác quỉ, ác thần đoạt lấy tinh khí, và dẫu có bị đoạt lấy đi nữa, cũng được hoàn lại, thân tâm yên ổn khỏe mạnh như thường".
Sau khi đã nghe hạnh nguyện sâu xa của Phật Dược Sư, Ngài Mạn Thù Thất Lợi, dùng trí huệ chứng biết những lời giáo hoá của Đức Như Lai không phải là những lời nói hư vọng; nên Ngài Liền khả ấn cho đại chúng biết. Danh hiệu của Đức thế Tôn kia có công năng như vậy và không thể nào thông suốt cho hết được.Nói đến đây thật lạ kỳ diệu, có người thuyết Pháp và có người chứng Pháp nên mới thành diệu Pháp. Thật là kỳ diệu.
Phật bảo Mạn Thù Thất Lợi: Phải phải, thiệt đúng như lời ngươi nói. Nầy Mạn Thù Thất Lợi! Nếu có những người tịnh tín thiện nam, tín nữ nào muốn cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì trước phải tạo lập hình tượng Ngài, đem để trên tòa cao chưng dọn sạch sẽ các thứ rồi rãi bông, đốt các thứ hương, dùng các thứ tràng phan trang nghiêm chỗ thờ ấy trong bảy ngày bảy đêm, phải thọ tám phần trai giới, ăn đồ thanh trai, tắm gội và y phục chỉnh tề, giữ lòng thanh tịnh, không giận dữ, không sát hại đối với tất cả loài hữu tình phải khởi tâm bình đẳng, đủ cả tâm từ, bi, hỉ, xả làm cho họ được lợi ích an vui đánh nhạc ca hát ngơi khen và do phía hữu đi nhiễu quanh tượng Phật, lại phải nghĩ nhớ công đức bổn nguyện và đọc tụng kinh này, suy nghiệm nghĩa lý mà diễn nói khai thị cho người khác biết.
Đến đây Phật lại ấn chứng cho đại chúng biết rằng những gì mà Mạn Thù Thất Lợi diễn ra đó đều là sự thấy Chơn Chánh, đáng tin cậy. Tám phần trai giới đã nói ở trên. Tại sao gọi là ăn đồ thanh trai, nghĩa phải ăn đồ thanh tịnh không thức có thịt của chúng sanh.; và ăn đúng ngọ(bất thời phi thực) nên gọi là trai.
Làm như vậy thì mong cầu đều được toại ý, như cầu sống lâu, được sống lâu, cần giàu sang, được giàu sang, cầu quan vị, được quan vị, cầu sanh con trai con gái thì sanh được con trai, con gái.
Những ai làm vậy thì cầu chi cũng được thành tựu, cầu sống lâu, được sống lâu, cần giàu sang, được giàu sang, cầu quan vị, được quan vị, cầu sanh con trai con gái thì sanh được con trai, con gái. Xin nói rộng ra một chút, cầu sống lâu được sống lâu cũng tức là trông cầu được quả vị Đại Thừa thì cũng được thành tựu. Cần giàu sang, được giàu sang ý nói muốn cầu được quả vị Tiểu Thừa thì chứng được quả vị Tiểu Thừa. Cầu quan vị, được quan vị chính là muốn cầu được sanh vào các cõi Trời thì được sanh vào cõi Trời vậy. Cầu sanh con trai con gái thì sanh được con trai, chính là muốn sanh lại cõi người hưởng phước thì cũng toại ý.
Lại nếu có người nào trong giấc ngủ thấy những điều chiêm bao dữ, còn khi thức thấy những ác tướng như chim đậu nơi vườn nhà, hoặc chỗ ở hiện ra trăm điều quái dị mà người ấy dùng những của báu cúng dường đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì những ác mộng, ác tướng và những điềm xấu ấy thảy đều ẩn hết, không còn phải lo sợ gì nữa.
Nếu như có những điềm ác như vậy thì nên dùng những của quí báu mà cúng dường tôn tượng Phật Dược Sư, thì những thứ điềm xấu ấy đều ẩn mất tất cả. Những thứ quí báu đó là những gì? Có phải là Vàng, Bạc không? "Chúng diệu tư cụ" có thể nói là những gì mà quí vị yêu thích mà không bỏ được. Thí vụ, đối với một người nào đó, họ cho vàng là quí báu; nhưng đối người khác thì vàng chẳng phải là đồ quí báu. Vậy cái gì là quí báu? Là những việc mà bạn yêu thích nó và không muốn buông bỏ nó thì là của quí báu của bạn. Như có người thích ăn thịt, ngày nào không ăn thì cảm thấy mình yếu đi, nên không thể không ăn thịt. Tuy nhiên, hôm nay phát tâm cúng dường Đức Dược Sư Như Lai mà nguyện không ăn thịt trong một tuần lễ thì đây chình là những việc quí báu của quí vị cũng tức là vật quí báu của quí vị vậy.
Nếu gặp tai nạn nguy hiểm như nạn nước lửa, gươm, đao, thuốc độc và các cầm thú dữ gây sự sợ hãi như: voi, sư tử, cọp, sói, gấu, rắn độc, bò cạp, rít, sên, lằn muỗi, mà hết lòng nhớ niệm và cung kính cúng dường đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì được thoát khỏi những sự sợ hãi ấy; hoặc nếu bị nước khác xâm lăng, nhiễu hại, trộm cướp rối loạn mà nhớ niệm và cung kính đức Phật Dược sư thì cũng được thoát khỏi những nạn ấy.
Nếu như có những sự việc trên không biết nương tựa vào ai. thì nên thành tâm mà niệm danh hiệu của Ngài và phát tâm thanh tịnh cúng dượng cho tôn tượng Phật Dược Sư thì đều được giải thoát.
Lại nữa Mạn Thù Thất Lợi, nếu có thiện tín nữ nào từ khi phát tâm thọ giới cho đến ngày chết, không thờ những vị Trời nào, chỉ một lòng nương theo Phật, Pháp, Tăng, thọ trì giới cấm, hoặc 5 giới, 10 giới, Bồ tát bốn trăm giới, Tỳ kheo 250 giới, Tỳ kheo ni 348 giới nếu có ai hủy phạm những giới pháp đã thọ sợ đọa vào ác thú, hễ chuyên niệm và cung kính cúng dường đức Phật Dược Sư thì quyết định không thọ sanh trong ba đường ác. Lại nếu có người phụ nữ nào đương lúc sanh sản phải chịu cực khổ đau đớn mà xưng danh hiệu, lễ bái và hết lòng cung kính cúng dường đức Phật Dược Sư thì khỏi những sự đau khổ ấy mà sanh con ra cũng được vuông tròn, tướng mạo đoan trang, lợi căn thông minh, an ổn ít bịnh hoạn, ai thấy cũng vui mừng và không bị quỉ cướp đoạt tinh khí.
Giới tiếng Phạn là Thi la(Sila) Tàu dịch là Thanh Lương. Thanh là Thanh Tịnh, Lương là mát mẻ, giới giúp chúng ta ngăn ngừa được việc ác cũng là dừng nghỉ tất cả việc ác, phân biệt được ác và thiện nên không làm việc ác nữa. Tâm không có phiền não mà lại vui vẻ thanh thản nên gọi là thanh lương.
Giới có năm giới của hàng tại gia. Sa di có mười giới Sa Di. Tỳ Kheo có 250 giới , Tỳ Kheo ni có 348 giới. Bồ Tát thì có 58 giới > 10 giới trọng 48 giới khinh . Nhưng nguyên kinh văn chữ hán thì nói là có tới 400 trăm giới (Tứ Bá Giới), tôi cũng không hiểu tại sao. Tuy nhiên chúng ta hiểu là Bồ Tát thì có 10 giới trọng và 48 giới khinh. Ở đây tôi xin không nêu những giới đó ra vì nói ra thì cần phải có thời gian.
Lúc ấy đức Thích Ca cũng bảo ông A Nan rằng: “ Theo như Như lai đã xưng dương những công đức của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai đó là công hạnh rất sâu xa của chư Phật, khó hiểu thấu được, vậy ngươi có tin chăng?” A Nan bạch Phật:”Bạch đức Thế Tôn, đối với khế kinh của Như Lai nói không bao giờ tôi sanh tâm nghi hoặc. Tại sao? Vì những nghiệp thân, khẩu, ý của các đức Như Lai đều thanh tịnh. Bạch đức Thế Tôn, mặt trời mặt trăng có thể rơi xuống, núi Tu Di có thể lay động, nhưng những lời nói của chư Phật nói ra không bao giờ sai được. Bạch Ðức Thế Tôn, nếu có những chúng sanh nào tín căn không đầy đủ, nghe nói đến những công hạnh sâu xa của chư Phật thì nghĩ rằng: " Làm sao chỉ niệm danh hiệu của một đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai mà được nhiều công đức thắng lợi ngần ấy”, vì sự không tin đó, trở sanh lòng hủy báng nên họ phải mất nhiều điều lợi ích, mãi ở trong cảnh đêm dài tăm tối và lại còn bị đọa lạc trong các đường ác thú, lưu chuyển không cùng".
Thích Ca là họ của Phật, Mâu Ni là tên của Phật, đều là tiếng Phạn, Thích Ca Tàu dịch là Năng Nhân, Mâu Ni là Tịch Mặc.
A Nan nói cho đủ là A Nan đà. Tôn giả A Nan là em chú Bác của Phật. A Nan-đà là tiếng Phạn, dịch là Khánh Hỷ, vì ngài ra đời đúng vào ngày Phật thành đạo. Khi Phật chứng quả, mọi người đều vui mừng, cho nên cha ngài lấy điều khánh hỷ đặt tên cho ngài. Tôn giả A Nan là người đa văn bậc nhứt, nên gần gũi Phật nghe Pháp rất nhiều, khi nghe qua ngài có thể nhớ tất cả không quên xót một câu.
Tu Di dịch là Diệu Cao, núi này rất cao và vững chắc. Trong kinh Phật thường dùng núi Tu Di để nói lên cái to lớn, cao cả và vững chắc như núi mà không thể dùng ngôn từ diễn tả được. Núi này vững chắc như vậy mà nó có thể lay động, nhưng lời Phật nói ra chắc thật còn hơn như vậy.
Chúng sanh không căn duyên, cho rằng làm sao chỉ niệm một danh hiệu của Phật Dược Sư, mà được công đức thù thắng như vậy. Do không tin nên sanh ra phỉ báng nên người này phải mất lợi ích và chịu đọa lạc trong đường súc sanh. Cho nên chúng ta cần phải phát lòng tin với Phật vĩnh viễn. Đây cũng là lý do mà tại sao chúng ta không thể ép buộc người khác nghe kinh hay giảng nói những pháp mầu nhiệm cho họ, khi mà họ chưa có chánh tín đối với Tam bảo. vì nếu nói cho họ nghe, họ không có nhân duyên nên sanh tâm phỉ báng thì rất là nguy nên chờ có duyên mới độ được họ.
Phật lại bảo ông A Nan:" Những chúng hữu tình ấy nếu nghe danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chí tâm thọ trì, không sanh lòng nghi hoặc mà đọa vào ác thú thì thật vô lý vậy.
Phật bảo nếu có người nghe danh hiệiu của Phật Dược Sư chí tâm thọ trì, không có lòng nghi mà người này bị đọa vào đường ác thú thì việc này không bao giờ có được.
Này A Nan, đó là công hạnh rất sâu nhiệm của chư Phật, khó tin, khó hiểu mà nay ngươi lãnh thọ được thì biết rằng đó là nhờ oai lực của Như Lai vậy.
Đây là lời ca tụng công hạnh của chư Phật sâu rộng vô cùng, khó tin, khó hiểu, mà A Nan nhận lãnh nên biết là nhờ oai lực của Như Lai. Như chúng ta hôm nay ở Pháp hội này nghe nghe được hạnh nguyện của Như Lai, mà không sanh lòng hủy báng chính là nhờ oai lực của Đức Thế Tôn vậy; nên chúng ta cần phải quí trọng thời gian này.
Này A Nan, tất cả các hàng Thinh văn, Ðộc giác và các bậc Bồ Tát chưa lên đến bậc sơ địa đều không thể tin hiểu đúng như sự thật, chỉ trừ những bậc” nhứt sanh sở hệ Bồ Tát” mới tin hiểu được mà thôi.
Sơ Địa là một trong mười thập địa của hàng Bồ Tát Đại Thừa, nghĩa là mới bước vào cảnh giới của Thập Địa. Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát đã nói ở trên.
Này A Nan, thân người khó đặng, nhưng hết lòng tin kính tôn trọng ngôi Tam bảo còn khó hơn, huống chi nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai lại còn khó hơn nữa.
Đây là sự so sánh chuyện khó có thể có được mà lại có được, thì biết không phải là chuyện dễ mà nghe được danh hiệu của Đức Phật kia; ý nói chúng ta nên phát lòng tin vững chắc nơi danh hiệu của Phật Dược Sư, chớ coi thường mà mất sự lợi ích không thể nghĩ bàn nầy.
Này A Nan, đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai tu không biết bao nhiêu hạnh Bồ Tát, dùng không biết bao nhiêu phương tiện khéo léo, phát không biết bao nhiêu nguyện rộng lớn, nếu ta nói ra trong một kiếp hay hơn một kiếp thì kiếp số có thể mau hết, chớ những hạnh nguyện và những phương tiện khéo léo của đức Phật kia không khi nào nói cho hết được.
Phật cho chúng ta biết những công hạnh, phương tiện khéo léo, những nguyện rộng lớn của Đức Phật kia không thể nào nói cho hết được; cho dù Như Lai nói cho hết kiếp này rồi sang đại kiếp khác cũng không sao nói cho hết, kiếp số có thể hết nhưng hạnh nguyện của Phật Dược Sư không thể nói hết.( nhi quảng thuyết giả, kiếp khả tốc tận).
Lúc bấy giờ trong chúng hội có một vị đại Bồ tát tên là Cứu thoát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vén y để bày vai bên hữu, gối bên mặt quì sát đất cúi mình chắp tay bạch Phật rằng:" Bạch Ðại đức Thế Tôn, đến thời kỳ tượng pháp có những chúng sanh bị nhiều hoạn nạn, khốn khổ, tật bịnh luôn luôn, thân hình gầy ốm, ăn uống không được, môi cổ khô rang, mắt thấy đen tối, tướng chết hiện ra, cha mẹ, bà con, bè bạn quen biết vây quanh khóc lóc. Thân người bịnh vẫn còn nằm đó mà đã thấy sứ giả đến dẫn thần thức đem lại trước mặt vua Diêm Ma pháp vương, rồi liền khi ấy vị thần Câu sanh đem sổ ghi tội phước của người đó dưng lên vua Diêm Ma.
Lúc ấy vua phán hỏi rồi kê tính những tội phước của người kia đã làm mà xử đoán. Nếu trong lúc đó, những bà con quen biết, vì người bịnh ấy, qui y với đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và thỉnh chúng tăng đọc tụng kinh nầy đốt đèn bảy từng, treo thần phang tục mạng năm sắc thì hoặc liền trong lúc ấy, hoặc trải qua bảy ngày, hai mươi mốt ngày, ba mươi lăm ngày, bốn mươi chín ngày, thần thức người kia được trở lại như vừa tỉnh giấc chiêm bao, tự mình nhớ biết những nghiệp lành, nghiệp dữ và sự quả báo đã thọ. Bởi chính đã rõ thấy nghiệp báo như vậy, nên dầu có gặp phải những tai nạn nguy hiểm đến tánh mạng cũng không dám tạo những nghiệp ác nữa. Vậy nên những tịnh tính thiện nam tín nữ đều phải một lòng thọ trì danh hiệu và tùy sức mình cung kính cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai".
"Tượng Pháp Chuyển Thời" cũng có thể nói là thời kỳ Mạt Pháp chứ không nhứt thiết là thời tượng pháp.
Diêm Vương (Diêm Ma Pháp Vương) Diêm Ma Pháp Vương là phiên âm từ Tiếng Phạn Yama-raja dịch là Phược(hình phạt tội nhân) . Diêm Ma Pháp Vương là người có quyền nhứt ở địa ngục( nhà tù dưới đất). Diêm Ma giống như chúng ta vậy chẳng có gì khác cả, cũng là một trong những chúng sanh trôi lăn trong lục đạo luân hồi. Sở dĩ có hiện hữu là cũng do bao nhiêu biệt nghiệp và cọng nghiệp chúng sanh khác mà hiện thành. Giống như vị vua, cũng giống như mọi người, có khác chăng nữa là khác địa vị, vua thay thế cho một quốc gia làm thủ lãnh của một quốc gia; tuy nhiên họ cũng vẫn bị luật nhân quả chi phối. Nếu là do phước mà thành Diêm la thì một ngày cũng chịu mọi thứ khổ sở, nước sôi đổ vào miệng ba lần, còn nếu như do cọng nghiệp của chúng sanh mà tạo ra, tuy có địa vị trong nhà tù, phân xử tội nhân nhưng vẫn không thể nào thoát khỏi hình phạt do ác nghiệp tự cảm vời ra.
Là người chấp hành như pháp bình đẳng không phân biệt nên gọi là Diêm Ma Pháp Vương.
Mỗi người chúng ta khi sanh ra, năm, tháng, ngày, giờ đều khác biệt đều có vị thần sanh theo thì gọi là Thần câu sanh, câu tức là sanh cùng mình. Còn một cách hiểu khác nữa là vốn không có thần câu sanh, có chăng đi nữa cũng là do ngũ uẩn nhân duyên hòa hợp mà thành; mà ngũ uẩn thì không có thật tánh đều là do duy thức biến hiện mà có. Vị thần câu sanh tức là A Lại Gia Thức vậy. Vì thức này cất chứa hết tất cả chủng tử thiện ác mà chúng ta đã huân tập và bị trôi lăn trong vòng sanh tử.

Lại nữa, bổn thức lại tiếp nhận huân tập và chấp trì chủng tử của nghiệp, nên gọi là thần câu sanh. Do nghiệp lực mà ý thức bịnh nhân hiện ra tướng chết (sứ giả Diêm vương, thần thức của mình) cũng chính là Diêm vương và thần cu sanh.


Lúc đó là lúc người thân quyến vì người bịnh sắp chết mà phát tâm làm phước. Thần thức về được, mạng là bổn thức nối tiếp sự sống thức, chết là ý thức vắng lặng không phân biệt được, còn sống là ý thức phân biệt được. Bổn thức có thể đi khắp nơi (biến nhất thiết xứ). Khi mạng chung nơi này rối liền sanh vào chỗ khác. thì làm sao có sự đi qua lại chứ? Lúc có thể thấy những sự việc rõ ràng như thấy trong chiêm bao vậy.Tự thấy rõ ràng là tự mình thấy rõ những hình phạt mà mình phải chịu ở địa ngục. Lại cảm nhận được những phước thiện mà người thân đã vì mình mà làm ở chốn nhân gian. Sự thấy rõ như vậy giống như người mới chết trong vòng 49 này cảm nhận được những sự thống khổ như thế nên dù mình có mất đi tánh mạng cũng không dám làm việc ác. Sở dĩ được như vậy đều là do sức oai thần của đức Như Lai vậy.
Lúc bấy giờ ông A Nan hỏi Cứu Thoát Bồ Tát rằng:" Nầy thiện nam tử, nên cung kính cúng dường đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai như thế nào? Còn đèn và phang tục mạng phải làm cách sao".

Каталог: downloads -> giang-kinh
giang-kinh -> Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 323.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương