KIỂm toán nhà NƯỚc số 228/bc-ktnn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


C. KẾT QUẢ KIỂM TOÁN CÁC DNNN VÀ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG



tải về 0.63 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.63 Mb.
#17714
1   2   3   4   5   6   7   8

C. KẾT QUẢ KIỂM TOÁN CÁC DNNN VÀ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

I. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Năm 2015, KTNN đã kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước năm 2014 của 234 doanh nghiệp thuộc 38324 tập đoàn (TĐ), tổng công ty (TCT), công ty; 02 chuyên đề (việc quản lý, sử dụng Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường than - khoáng sản giai đoạn 2010-2014 của TKV; việc thực hiện đề án “Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là TĐ kinh tế, TCT nhà nước giai đoạn 2011-2015”) và kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi công bố giá trị 03 doanh nghiệp cổ phần hóa. Kết quả kiểm toán được khái quát như sau:



1. Kiểm toán tài chính

Năm 2014, bối cảnh tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Trong nước, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao đã gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh nên hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp giảm sút325; 05/38 TĐ, TCT, công ty kinh doanh thua lỗ326; 33/38 TĐ, TCT, công ty kinh doanh có lãi327, bảo toàn được vốn328, tiếp tục đóng góp vào phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô.

Kết quả kiểm toán, KTNN điều chỉnh tăng tổng tài sản, nguồn vốn 1.854 tỷ đồng (1.668.623/1.666.769 tỷ đồng); tổng doanh thu, thu nhập tăng 1.518 tỷ đồng (790.027/788.509 tỷ đồng); lãi trong công ty liên doanh, liên kết tăng 44 tỷ đồng (5.258/5.214 tỷ đồng); tổng chi phí tăng 68 tỷ đồng (707.155/707.087 tỷ đồng); lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 1.494 tỷ đồng (88.130/86.636 tỷ đồng); các khoản thuế và phải nộp NSNN tăng 6.220 tỷ đồng329 (26.346/20.126 tỷ đồng).

Nhiều TĐ, TCT quản lý nợ chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ phải thu quá hạn330, nợ khó đòi lớn331; một số đơn vị xóa nợ chưa đủ điều kiện332, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi không đúng quy định333, chưa ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu334; nợ tạm ứng tồn đọng nhiều năm với số tiền lớn chưa được thu hồi335; Công ty Siêu thị Hà Nội thuộc Công ty mẹ Hapro chưa xử lý tài sản thiếu từ lâu 3,4 tỷ đồng.

Một số TĐ, TCT quản lý, sử dụng hàng tồn kho chưa hiệu quả, tồn kho lớn, ứ đọng, chậm luân chuyển336; trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa đúng quy định337; không xây dựng quy chế quản lý vật tư, hàng hóa338; kiểm kê hàng tồn kho chưa đầy đủ339; một số đơn vị còn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhưng không có nguồn bù đắp340.

Một số TĐ, TCT sử dụng tài sản sau đầu tư không hiệu quả gây lãng phí vốn, thua lỗ341; mua sắm, thanh lý tài sản không đúng quy định342; bên cạnh một số đơn vị đầu tư tài chính có hiệu quả343, còn nhiều đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp344; vốn góp của các đơn vị vào nhiều doanh nghiệp khác có tình trạng tài chính xấu345, có nguy cơ ngừng hoạt động hoặc phải giải thể346; Công ty Cổ phần Mía đường La Ngà đầu tư chứng khoán trái quy định, không hiệu quả347; một số đơn vị trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính không đúng quy định348, cho vay vốn không đúng chức năng, nhiệm vụ349; một số khoản cho vay, bảo lãnh tiềm ẩn nguy cơ khó đòi, mất vốn350.

Hầu hết các TĐ, TCT có hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản còn dự án chậm tiến độ351; một số dự án phải tạm dừng triển khai, gây lãng phí vốn đầu tư352; việc triển khai dự án đầu tư còn tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án353.

Hoạt động kinh doanh của nhiều TĐ, TCT chủ yếu dựa vào vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, dẫn đến hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao354; một số đơn vị chưa góp đủ vốn điều lệ355, trong khi một số đơn vị có vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ được phê duyệt nhưng chưa được xử lý356; EVN, PVN chưa mở tài khoản tại ngân hàng để theo dõi riêng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp theo quy định357; một số đơn vị chưa tuân thủ quy định về quản lý tiền lương theo Thông tư 18/2013/TT-BLĐTBXH và Thông tư 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội358, trích vượt quỹ tiền lương359.

Hầu hết các TĐ, TCT phản ánh không đúng doanh thu, chi phí; Mobifone chưa thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến mại360, về xác định và báo cáo giá thành, giá cước dịch vụ viễn thông361; TCT Dầu Việt Nam - Công ty TNHH MTV thuộc PVN kinh doanh xăng dầu chưa đúng quy định362, áp dụng tỷ lệ hao hụt định mức trong bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia đã lạc hậu, không phù hợp363.

Một số TĐ, TCT chưa sử dụng hết diện tích đất đang quản lý364, sử dụng không hiệu quả365, không đúng mục đích366, bị lấn chiếm, tranh chấp367, chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý368 và chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất369; TCT Lâm nghiệp giao khoán đất chưa đầy đủ hồ sơ, còn tình trạng lấn chiếm, chặt phá rừng nhưng việc xử lý gặp nhiều khó khăn.

Hầu hết các TĐ, TCT được kiểm toán đã ban hành quy chế giám sát tài chính và hiệu quả hoạt động, công khai tài chính, thực hiện đánh giá xếp loại doanh nghiệp, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của người đại diện vốn nhà nước; người đại diện vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cơ bản đã thực hiện quyền và nghĩa vụ, chế độ báo cáo theo quy định. Song công tác giám sát tại một số đơn vị còn hạn chế 370; người đại diện vốn chưa thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ371, 02 đại diện vốn của Hfic tại Công ty cổ phần Cao su thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Việt Á không hoàn thành nhiệm vụ.

Cơ bản các doanh nghiệp được cổ phần hóa đã xử lý các vấn đề tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp và giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định. Song việc xử lý tài chính của Công ty mẹ - HUD còn sai sót372; một số đơn vị xác định giá trị doanh nghiệp và phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa đúng đắn373.

2. Kết quả kiểm toán Chuyên đề việc quản lý, sử dụng Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường than - khoáng sản giai đoạn 2010-2014 của TKV cho thấy: Việc trích lập, quản lý, sử dụng tiền Quỹ Thăm dò và Quỹ Môi trường của TKV cơ bản tuân thủ theo hướng dẫn của TKV giai đoạn 2010-2012, Bộ Tài chính giai đoạn 2013-2014 và quy định về quản lý đầu tư xây dựng, tuy nhiên TKV chưa xây dựng đầy đủ kế hoạch sử dụng Quỹ Thăm dò, Quỹ Môi trường trung và dài hạn374; chưa mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại để theo dõi, hạch toán các khoản lãi phát sinh và tăng nguồn các quỹ theo quy định375; trích lập và sử dụng các quỹ chưa đúng quy định376; công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán của một số đề án, dự án đầu tư còn hạn chế377; hầu hết các đề án khoan thăm dò không tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định378; tiến độ thực hiện nhiều đề án còn chậm379; một số đề án triển khai khi chưa được cấp phép380, vượt phạm vi, giới hạn của giấy phép381; quyết toán vượt tổng mức đầu tư382.

3. Kết quả kiểm toán Chuyên đề việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015 (Đề án) cho thấy: Đến 31/12/2014 đã có 319 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp383 được sắp xếp lại, đạt 52% kế hoạch; số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo giá trị sổ sách đã được thoái là 11.329 tỷ đồng, thu về 16.346 tỷ đồng, bằng 1,4 lần giá trị sổ sách384; có sự chuyển biến đáng kể trên các phương diện từ ngành nghề kinh doanh đến mô hình tổ chức; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý đáp ứng yêu cầu thực tế thực hiện Đề án385. Song, việc thực hiện Đề án còn chưa đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đề ra về tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn; công tác chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC chậm; hiệu quả SXKD tại một số doanh nghiệp chưa cao... do hạn chế trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện Đề án của các csơ quan có thẩm quyền386 và doanh nghiệp387.

Để quá trình tái cơ cấu DNNN đạt được mục tiêu theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ, KTNN đã kiến nghị các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước rà soát, tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án đã được phê duyệt; nghiêm túc rút kinh nghiệm và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến những tồn tại, hạn chế để xử lý theo qui định; kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tăng cường thực hiện các giải pháp388 nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Đề án.

II. Các tổ chức tài chính, ngân hàng

Kết quả kiểm toán năm 2015 tại Ngân hàng nhà nước, 13 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và Chuyên đề việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 được khái quát như sau:

(1) Năm 2014, kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa vững chắc, thị trường tài chính tiền tệ quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro, giá dầu thô giảm mạnh đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của nhiều nước, gây ra biến động lớn đến tỷ giá của nhiều đồng tiền; trong nước, mặc dù các cân đối lớn được cải thiện nhưng nền kinh tế còn đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, NHNN đã điều hành tương đối linh hoạt và hiệu quả chính sách tiền tệ, góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội:

- Về điều hành chính sách tiền tệ: Nhìn chung lượng tiền cung ứng hợp lý, đảm bảo kiểm soát tiền tệ phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát389, ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, cơ bản bám sát mục tiêu tăng trưởng tín dụng390 và tổng phương tiện thanh toán cả năm391; thanh khoản thị trường được cải thiện392; mặt bằng lãi suất thị trường tiếp tục giảm từ 1,5-2%/năm so với cuối năm 2013393; cơ cấu tín dụng tiếp tục được dịch chuyển theo hướng tích cực, tập trung vào lĩnh vực SXKD, nhất là tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, qua đó đã tháo gỡ khó khăn cho SXKD.

- Về kết quả kinh doanh: Các ngân hàng thương mại và công ty bảo hiểm đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động394; 10/11 tổ chức tài chính, ngân hàng được kiểm toán kinh doanh có lãi395, MHBS thua lỗ396.

Song, hoạt động của các tổ chức tài chính, ngân hàng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và còn tồn tại, sai phạm trong công tác quản lý:

Tổng nợ xấu toàn hệ thống tại 31/12/2014 (theo báo cáo của các tổ chức tín dụng) là 145,2 nghìn tỷ đồng (tăng 28,7 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 24,6% so với cuối năm 2013), chiếm 3,25% tổng dư nợ (giảm 0,36% so với năm 2013), theo đánh giá của NHNN là 4,83%; tỷ lệ nợ xấu của VDB cao và tăng nhanh397; việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chủ yếu thông qua việc bán nợ cho VAMC398 nhưng xử lý nợ xấu của VAMC chưa hiệu quả399; các tổ chức tín dụng phân loại nợ chưa phù hợp400, trích lập thiếu dự phòng rủi ro tín dụng401, cho vay không đúng quy định nên chưa thu hồi được nợ402; VDB cân đối giữa huy động và sử dụng vốn chưa phù hợp, dẫn đến tồn đọng vốn lớn403 làm gia tăng cấp bù chênh lệch lãi suất từ NSNN, chưa xây dựng hệ thống kiểm soát theo dõi, đánh giá về chất lượng tài sản có, quy định về quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro theo quy định; NHCSXH có nhiều khoản nợ đến hạn phải xin gia hạn hoặc chuyển nợ quá hạn; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nội bộ của một số ngân hàng thương mại còn bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý404; Agriseco thực hiện lệnh mua chứng khoán cho khách hàng khi tài khoản của khách hàng không đủ tiền; MHBS vi phạm các quy định trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, dẫn đến nợ tồn đọng nhiều, khó có khả năng thu hồi405, kinh doanh thua lỗ không có nguồn để trả trái phiếu đến hạn 400 tỷ đồng, không quản lý tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư và của công ty chứng khoán, gia hạn hợp đồng mua bán lại chứng khoán có kỳ hạn không đúng hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán nhà nước... Một số công ty bảo hiểm quản lý ấn chỉ chưa chặt chẽ406, trích thừa/thiếu các quỹ dự phòng bảo hiểm407, chưa quy định mức chế tài trong trường hợp khách hàng thông báo tai nạn bằng văn bản muộn so với quy định408...

Một số đơn vị quản lý tiền mặt, tiền gửi chưa chặt chẽ409; tỷ lệ nợ phải thu khó đòi cao410; một số khoản phải thu tồn đọng từ nhiều năm chưa có biện pháp thu hồi và xử lý dứt điểm411; hạch toán, ghi nhận tài sản cố định chưa kịp thời, đúng quy định412; một số dự án đầu tư xây dựng phải tạm dừng413; một số khoản đầu tư, góp vốn hiệu quả thấp414, suy giảm giá trị415, VCBS đầu tư vào các công ty chưa niêm yết vượt 20% vốn chủ sở hữu 84,49 tỷ đồng; VCB có 28 lô đất với diện tích 3,8 ha chưa sử dụng; hầu hết các đơn vị xác định doanh thu, chi phí chưa đúng quy định, KTNN điều chỉnh tăng lợi nhuận sau thuế 17,28 tỷ đồng, giảm lợi nhuận sau thuế 219,59 tỷ đồng.

(2) Về thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015: Số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần đã giảm dần thông qua sáp nhập, hợp nhất và mua lại một số ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém; hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, các ngân hàng thương mại nói riêng đã được lành mạnh hoá cơ bản với việc tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường tính thanh khoản, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Song trong quá trình triển khai và thực hiện Đề án các tổ chức tín dụng còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc: Việc tăng vốn điều lệ; một số quy định trong việc bán nợ cho VAMC; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phải thực hiện chính sách về cho vay nông nghiệp nông thôn, trong khi vẫn phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo quy định của NHNN; việc sáp nhập các ngân hàng yếu kém có chất lượng tín dụng không tốt, tạo áp lực lớn trong việc đảm bảo mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3% và đảm bảo các mục tiêu hiệu quả hoạt động như cam kết tại Phương án cơ cấu lại; quy định tổ chức tín dụng sở hữu cổ phần trên 5% tại các tổ chức tín dụng khác phải thoái vốn trong thời gian 01 năm sẽ ảnh hưởng đến giá bán, lợi ích của tổ chức tín dụng.

B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN NĂM 2014

Kết quả kiểm tra tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2014 đối với niên độ ngân sách 2013 của KTNN trong năm 2015 cho thấy:

- Về kiến nghị xử lý tài chính thực hiện đến tháng 5 năm 2016 là 14.733 tỷ đồng, đạt 64,3% tổng số kiến nghị (năm 2013 là 63,1%), trong đó kiến nghị tăng thu, giảm chi NSNN 5.880 tỷ đồng, đạt 75% (năm 2013 là 66,2%), cụ thể:

ĐVT: Tỷ đồng



STT

Nội dung

Số kiến nghị

Số thực hiện

Tỷ lệ (%)

1

2

3

4

5=4/3

 

Tổng cộng

22.904

14.733

64,3

1

Tăng thu NSNN (thuế, phí…)

2.212

1.777

80,3

2

Tăng thu khác NSNN

2.278

2.033

89,2

3

Giảm kinh phí thường xuyên

1.985

1.425

71,8

4

Giảm chi đầu tư xây dựng

1.378

645

46,8

5

Xử lý nợ đọng, cho vay tạm ứng, ghi thu - ghi chi

10.811

5.212

48,2

6

Các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua NSNN

4.240

3.641

85,9

Các địa phương 7.018/10.988 tỷ đồng, đạt 63,9 %; các Bộ, cơ quan trung ương 883/1.215 tỷ đồng, đạt 72,7%; các cuộc kiểm toán chuyên đề 525/2.873 tỷ đồng, đạt 18,3%; doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính - ngân hàng 2.543/3.034 tỷ đồng, đạt 84%; các dự án đầu tư XDCB, chương trình MTQG 3.055/4.055 tỷ đồng, đạt 75,3%; khối quốc phòng, an ninh và cơ quan Đảng 708/738 tỷ đồng, đạt 95,9%.

Kết quả thực hiện kiến nghị xử lý tài chính còn hạn chế do:

(i) Về khách quan: Một số dự án ĐTXD đang trong quá trình thực hiện, chưa phê duyệt quyết toán nên đơn vị đề nghị sẽ thực hiện khi quyết toán; kiến nghị liên quan đến nội dung miễn giảm, vướng mắc về chính sách ưu đãi đang chờ ý kiến của cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc một số đơn vị đang được thanh tra, gặp khó khăn về tài chính nên chưa thực hiện kiến nghị; một số đơn vị đã giải thể nên không còn đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện; phần lớn các đơn vị sử dụng sai nguồn kinh phí được KTNN kiến nghị bố trí nguồn để hoàn trả đều thuộc các địa phương nghèo, khó khăn về tài chính nên hầu hết đều không thực hiện được; chưa có chế tài xử lý đối với những trường hợp đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc kiến nghị của KTNN; chưa có quy định trách nhiệm công khai tình hình thực hiện kiến nghị của KTNN tại các đơn vị được kiểm toán và các đơn vị có liên quan nên hạn chế tính hiệu lực của kiến nghị kiểm toán; các đơn vị được kiểm toán chưa kịp thời phản hồi thông tin về KTNN đối với những kiến nghị kiểm toán chưa phù hợp, thiếu khả thi...

(ii) Về chủ quan: Một số đơn vị chưa nghiêm túc trong chỉ đạo thực hiện và thực hiện các kiến nghị của KTNN; các đơn vị đã báo cáo thực hiện song chứng từ thực hiện kiến nghị kiểm toán chưa chặt chẽ, chưa đủ bằng chứng để KTNN xác nhận kết quả thực hiện; một số kiến nghị còn chưa rõ ràng, chưa đảm bảo đầy đủ bằng chứng kiểm toán nên khó khăn cho đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện.

- Về sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách: Có 45 văn bản đã và đang được Chính phủ, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung theo kiến nghị của KTNN416. Các kiến nghị khác đang được các đơn vị nghiên cứu sửa đổi theo quy định về ban hành văn bản (chi tiết tại Phụ lục số 15).

C. KIẾNNGHỊ

I. KTNN kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Chỉ đạo Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị của KTNN trong năm 2015 đối với niên độ ngân sách 2014, trong đó:

(i) Các khoản tăng thu 8.565,6 tỷ đồng, trong đó: Tăng thu NSNN 8.287,3 tỷ đồng (thuế nội địa 3.459,1 tỷ đồng; thuế xuất nhập khẩu 3,2 tỷ đồng; phí, lệ phí 33 tỷ đồng; tiền sử dụng đất 4,3 tỷ đồng; thu khác ngân sách 4.787,7 tỷ đồng), tăng thu không thuộc NSNN 278,3 tỷ đồng (bổ sung kinh phí và các quỹ 253,3 tỷ đồng; nộp trả cấp trên 2,1 tỷ đồng; các khoản phải nộp khác 22,9 tỷ đồng).

(ii) Các khoản giảm chi 5.562 tỷ đồng, trong đó: Giảm chi NSNN 3.996,4 tỷ đồng (thu hồi nộp NSNN các khoản chi sai chế độ 412,3 tỷ đồng; giảm thanh toán NSNN các khoản đề nghị quyết toán sai chế độ 2.468,4 tỷ đồng; giảm quyết toán NSNN các khoản đề nghị quyết toán không đúng thủ tục 484,8 tỷ đồng; giảm giá trị trúng thầu 575,6 tỷ đồng; các khoản giảm chi NSNN khác 55,2 tỷ đồng); giảm chi không thuộc NSNN 1.565,6 tỷ đồng (thu hồi hoàn trả cấp trên do xuất toán các khoản chi sai chế độ 62,3 tỷ đồng; giảm thanh toán của cấp trên do xuất toán các khoản chi sai chế độ 63,6 tỷ đồng, các khoản khác 1.439,7 tỷ đồng).

(iii) Các khoản nợ đọng phát hiện tăng thêm 2.238,5 tỷ đồng, trong đó: Nợ đọng thuế 66,4 tỷ đồng; nợ tiền sử dụng đất 1.897,6 tỷ đồng; nợ khác 274,5 tỷ đồng.

(iv) Các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua NSNN 3.363,3 tỷ đồng, trong đó: Thu hồi các khoản cho vay, tạm ứng sai quy định 4,6 tỷ đồng; xử lý nộp NSNN các khoản tạm thu, tạm giữ đã quá hạn 207,7 tỷ đồng; các khoản ghi thu - ghi chi NSNN 566 tỷ đồng, khác 2.585 tỷ đồng.

(v) Các khoản xử lý khác 134,1 tỷ đồng.

(Chi tiết tại các phụ lục từ Phụ lục số 05 đến Phụ lục số 11)

2. Chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương có liên quan rà soát, xử lý dứt điểm các khoản ứng trước dự toán từ NSTW cho các dự án đầu tư kéo dài qua nhiều năm, quá hạn nhưng chưa thu hồi 81.707,5 tỷ đồng.

3. Chỉ đạo Bộ Tài chính: (i) Thẩm định phương án phân bổ dự toán NSTW của các Bộ, cơ quan trung ương kịp thời, đúng thời gian theo quy định; căn cứ kết quả kiểm toán, rà soát, giảm trừ dự toán năm sau đối với kinh phí cấp thừa tại các Bộ, cơ quan trung ương, kinh phí NSTW bổ sung có mục tiêu cho các địa phương hết nhiệm vụ chi, kinh phí cấp thừa; việc cấp bổ sung kinh phí có mục tiêu cần bám sát nhu cầu thực tế của địa phương, kịp thời và có kế hoạch, trong đó cần xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ chi cụ thể để địa phương chủ động trong việc quản lý, sử dụng kinh phí; (ii) Tham mưu Chính phủ quy định cụ thể việc vay tồn ngân KBNN và nguồn khác để bù đắp bội chi NSNN khi ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật NSNN năm 2015.

4. Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư: (i) Xây dựng phương án, lộ trình xử lý dứt điểm tình trạng nợ XDCB của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo Thủ tướng Chính phủ danh mục và số nợ đọng xây dựng cơ bản; (ii) Nâng cao trách nhiệm thẩm định trong công tác phẩn bổ vốn hàng năm, ứng trước kế hoạch vốn đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn TPCP; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát để loại khỏi danh mục dự án sử dụng vốn TPCP đối với các dự án không thuộc đối tượng cấp bách, trọng điểm, không đúng các Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; rà soát tất cả các dự án ODA để không bố trí vốn cho những dự án mà quyết định đầu tư xác định đối ứng từ NSĐP hoặc nguồn vốn khác (không phải NSTW) theo đúng quy định.

5. Chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nâng cao trách nhiệm trong công tác tham mưu, kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện đối với các nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đảm bảo đồng bộ, tạo thuận lợi cho các địa phương chủ động trong quá trình thực hiện.

6. Chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương xem xét trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh một số bất cập trong thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới về cơ chế lồng ghép các nguồn vốn (tỷ lệ vốn lồng ghép các CTMT đã và đang thực hiện với vốn trực tiếp của Chương trình) và về cơ chế huy động các nguồn lực cho Chương trình (tỷ lệ huy động các nguồn lực).

7. Chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương xử lý các vấn đề về cơ chế, chính sách đã nêu trong từng báo cáo kiểm toán của KTNN thực hiện trong năm 2015 (chi tiết tại Phụ lục số 12).

8. Chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế, sửa đổi, bổ sung 103 văn bản (sửa đổi, bổ sung 96 văn bản: 02 nghị định, 10 thông tư, 03 nghị quyết, 30 quyết định, 04 công văn, 47 văn bản khác; hủy bỏ 07 văn bản: 01 nghị quyết, 02 quyết định, 04 công văn) không phù hợp với quy định chung của Nhà nước (chi tiết tại Phụ lục số 13).

9. Chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị được kiểm toán kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các khuyết điểm và sai phạm đã nêu trong báo cáo kiểm toán của từng cuộc kiểm toán thực hiện trong năm 2015 (chi tiết tại Phụ lục số 14).


Каталог: userfiles -> files -> VanBanTaiLieuQH -> KY%20HOP%20THU%201
KY%20HOP%20THU%201 -> PHỤ LỤC 1 danh mục văn bản chỉ ĐẠo về CẤp giấy chứng nhận quyền sử DỤng đẤT
KY%20HOP%20THU%201 -> ChuyểN ĐỔi thế giới của chúng ta: chưƠng trình nghị SỰ 2030 VÌ SỰ phát triển bền vững mở đầu
KY%20HOP%20THU%201 -> KIỂm toán nhà NƯỚC
KY%20HOP%20THU%201 -> Ủy ban tư pháp số: 2938/bc-ubtp13 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
KY%20HOP%20THU%201 -> QUỐc hội khóa XIII ủy ban văn hóA, giáo dụC
KY%20HOP%20THU%201 -> BẢng tổng hợP Ý kiến góP Ý CỦa doanh nghiệP
KY%20HOP%20THU%201 -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 603/bc- cp hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2015 BÁo cáO
KY%20HOP%20THU%201 -> Phụ lục TỔng hợp tình hình tiếp nhận và trả LỜi chất vấn củA ĐẠi biểu quốc hộI
KY%20HOP%20THU%201 -> BÁo cáo tổng kếT 10 NĂm thi hành luật dưỢC

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương