KIỂm toán nhà NƯỚc số 228/bc-ktnn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Chương trình mục tiêu và các chuyên đề



tải về 0.63 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.63 Mb.
#17714
1   2   3   4   5   6   7   8

3. Chương trình mục tiêu và các chuyên đề

3.1. Chương trình mục tiêu

Kết quả kiểm toán cho thấy, các chương trình đã đạt được một số mục tiêu đề ra, giúp cải thiện điều kiện làm việc, cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại các vùng nông thôn, miền núi và một số vùng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Song công tác quản lý, chỉ đạo, phối hợp thực hiện chương trình vẫn còn một số tồn tại, hạn chế222; mức độ hoàn thành một số mục tiêu của chương trình thấp223; việc tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện chương trình còn chậm224, chưa đầy đủ nội dung225 hoặc không lập báo cáo226; một số địa phương chưa bố trí đủ vốn đối ứng227, tỉ lệ giải ngân so với kế hoạch vốn thấp228, còn dư nguồn vốn viện trợ do không giải ngân kịp thời229; một số dự án, công trình được đầu tư còn tình trạng nghiệm thu, thanh toán sai quy định230.



3.2. Chuyên đề công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí NSNN đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ năm 2014

Kết quả kiểm toán tại 09 bộ và 31 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho thấy công tác quản lý và sử dụng kinh phí NSNN đầu tư cho hoạt động KH&CN cơ bản đã đảm bảo đúng nội dung, mục tiêu đề ra, mang lại những hiệu quả tích cực về kinh tế và xã hội. Song, còn một số tồn tại:

- Dự toán chi KH&CN năm 2014 chỉ bằng 1,36% tổng chi NSNN, không đảm bảo tỷ lệ 2% theo Nghị quyết của Quốc hội; Bộ KH&ĐT xác định kế hoạch vốn chi đầu tư phát triển giao cho các địa phương theo tỷ lệ bình quân 3,5% tổng chi đầu tư phát triển trong cân đối NSĐP, không căn cứ nhu cầu thực tiễn của từng địa phương; một số địa phương phân bổ, giao dự toán thấp hơn kế hoạch Trung ương giao231; phân bổ kinh phí cho các lĩnh vực, dự án, đề án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư phát triển KH&CN 110,7 tỷ đồng232; sự phối hợp giữa Bộ KH&CN, KH&ĐT, Tài chính trong tổng hợp trình, phân bổ và giao dự toán chưa chặt chẽ.

- Công tác quản lý, sử dụng kinh phí KH&CN của các đơn vị được kiểm toán chưa đảm bảo theo quy định, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 125 tỷ đồng233. Báo cáo quyết toán NSNN năm 2014 không tổng hợp được số quyết toán NSNN đầu tư cho hoạt động KHCN của cả nước, do không xác định được quyết toán ngân sách trung ương chi đầu tư phát triển cho KH&CN, trong khi chi KH&CN là một khoản mục dự toán riêng.

- Việc đổi mới về tổ chức quản lý, cơ chế tài chính đối với hoạt động KHCN còn hạn chế: Hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KH&CN ban hành chưa đồng bộ, đầy đủ234; chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị, cơ quan quản lý các chương trình, dự án KHCN thuộc Bộ KH&CN còn chồng chéo, không phù hợp với đề án thành lập, dẫn đến bộ máy cồng kềnh235; một số Bộ, cơ quan trung ương, địa phương được kiểm toán chưa hoàn thành việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức KH&CN theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP236; do còn một số vướng mắc về cơ chế chính sách, nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật và nguồn vốn để đảm bảo công tác vận hành Quỹ phát triển KH&CN nên 5/9 Bộ, cơ quan trung ương và 14/31 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được kiểm toán chưa thành lập được Quỹ phát triển KH&CN237; hầu hết các đơn vị được kiểm toán đều thực hiện xét chọn, giao trực tiếp đề tài, dự án, không thực hiện hình thức tuyển chọn.

- Hoạt động của 16 Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia chưa đạt mục tiêu “Xây dựng tiềm lực nghiên cứu KH&CN đồng bộ về nguồn nhân lực và đủ khả năng tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới”, do các Phòng thí nghiệm không có đủ nguồn lực để nghiên cứu, thiết bị nghiên cứu chưa đồng bộ, lạc hậu, hư hỏng không sử dụng được.



3.3. Chuyên đề phát hành, quản lý và sử dụng vốn TPCP năm 2014

Năm 2014, Chính phủ đã phân bổ 99.544,4 tỷ đồng238 vốn TPCP. Kết quả kiểm toán cho thấy các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP cơ bản tuân thủ quy định, song còn hạn chế:

- Tỷ lệ phát hành vốn TPCP có kỳ hạn ngắn, nhất là kỳ hạn dưới 03 năm tuy có giảm so với năm 2013, song vẫn còn chiếm 53,94% (133.804,6/248.024,3 tỷ đồng) trên tổng số phát hành (năm 2013 là 80,26%), gây áp lực trả nợ trong ngắn hạn.

- Chính phủ giao kế hoạch vốn TPCP chưa sát và không phù hợp với nhu cầu239, giao vốn cho dự án không thuộc danh mục dự án được sử dụng vốn TPCP240; một số địa phương dự kiến kế hoạch vốn giai đoạn vượt mức vốn TPCP được phê duyệt cho dự án241; 26 địa phương được bố trí 417,4 tỷ đồng vốn TPCP để đối ứng cho một số dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA không đúng với dự án được duyệt (dự án xác định nguồn vốn đối ứng là NSĐP hoặc nguồn vốn khác)242, vượt tỷ lệ vốn đối ứng243, bố trí vốn khi chưa ký hiệp định, văn kiện dự án với nhà tài trợ244.

- Một số Bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ vốn chậm245, không sát thực tế nên phải điều chỉnh246, điều chuyển vốn cho dự án khác247; không phân bổ hết số vốn được trung ương giao248 hoặc vượt tổng mức vốn TPCP được hỗ trợ249, vượt tổng mức đầu tư được duyệt250, sai đối tượng251; điều chỉnh kế hoạch vốn không chính xác, dẫn đến kế hoạch vốn sau điều chỉnh vượt kế hoạch vốn giai đoạn252.

- Một số địa phương phân bổ vốn TPCP cho Chương trình MTQG chậm253, vượt định mức 727,9 tỷ đồng254, không báo cáo thường trực HĐND255 hoặc không đúng nguyên tắc đã được thường trực HĐND thông qua256; phân bổ cho một số công trình, dự án không thuộc danh mục đầu tư trong Đề án xây dựng nông thôn mới được duyệt257.

- Có địa phương ứng trước kế hoạch vốn cho một số dự án không phù hợp với mục tiêu ứng trước (các dự án cấp bách, còn thiếu vốn, cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện), dẫn đến không giải ngân hết số vốn đã ứng258 hoặc cho nhà thầu tạm ứng toàn bộ số vốn địa phương được ứng trước cho dự án259 hoặc cho một số dự án ứng trước kế hoạch vốn vượt kế hoạch vốn giai đoạn 2012-2015 của dự án260.

Qua kiểm toán, KTNN còn phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý, sử dụng vốn TPCP và đã kiến nghị xử lý tài chính 807,8 tỷ đồng (Thu hồi nộp NSNN 39,3 tỷ đồng; thu hồi tạm ứng sai quy định 1,59 tỷ đồng; giảm thanh toán 176 tỷ đồng; giảm giá gói thầu, giá hợp đồng 157,9 tỷ đồng; bố trí nguồn hoàn trả vốn TPCP 248,1 tỷ đồng; hủy kế hoạch vốn 41,3 tỷ đồng; xử lý khác 143,4 tỷ đồng).



3.4. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2014

Qua kiểm toán cho thấy, CTMTQG về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cả nước đã đạt được một số kết quả quan trọng: Đến hết năm 2014, tổng nguồn vốn đã huy động để thực hiện Chương trình là 590.488 tỷ đồng, trong đó đóng góp của cộng đồng dân cư là 81.154,5 tỷ đồng, chiếm 13,74% tổng nguồn vốn đầu tư cho Chương trình; cả nước đã có 850 xã, 04 huyện261 đạt chuẩn nông thôn mới; cơ sở vật chất của các xã được tăng cường262, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao263; hệ thống tổ chức chính trị, xã hội được củng cố, an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể:

- Việc ban hành văn bản về quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới không kịp thời264; một số Bộ, cơ quan trung ương không phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới265, dẫn đến hướng dẫn không phù hợp với điều kiện đặc thù ở các vùng khó khăn nên một số tiêu chí thực hiện đạt thấp266; hầu hết các địa phương chưa ban hành văn bản về cơ chế huy động các nguồn lực đầu tư cho Chương trình hoặc cơ chế huy động vốn đã ban hành nhưng còn một số hạn chế267, chưa tích cực huy động268 nên việc huy động các nguồn lực đầu tư cho Chương trình chưa đạt được mục tiêu theo cơ cấu vốn đã quy định269.

- Chương trình không đạt được mục tiêu 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới270; hầu hết các xã được công nhận đạt tiêu chí số 1 về quy hoạch xây dựng nông thôn mới nhưng đều chưa đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định271; một số xã không duy trì được các tiêu chí về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội sau khi được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới272.

- Một số địa phương còn nặng thành tích, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra nhưng không thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt các dự án vượt khả năng cân đối vốn của địa phương, dẫn đến nợ XDCB 16.736 tỷ đồng (trong đó các xã đạt chuẩn nông thôn mới là 4.448 tỷ đồng).

- Qua kiểm toán, đã kiến nghị xử lý tài chính 124,41 tỷ đồng273.



3.5. Chuyên đề quản lý nợ công năm 2014

Dư nợ công đến 31/12/2014274 là 2.284.882 tỷ đồng (Nợ Chính phủ 1.826.777 tỷ đồng, bằng 46,4% GDP, chiếm 79,95% nợ công; nợ được Chính phủ bảo lãnh 422.640 tỷ đồng, chiếm 18,5% nợ công; nợ chính quyền địa phương 35.465 tỷ đồng, chiếm 1,55% nợ công), bằng 58,02% GDP275, tăng 17,1% (333.377 tỷ đồng)276 so với năm 2013 (năm 2013 là 1.951.505 tỷ đồng). Qua kiểm toán cho thấy, chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nợ công trong năm 2014 đã từng bước được tăng cường, cụ thể:

(1) Chính phủ điều hành vay và trả nợ theo Nghị quyết của Quốc hội277; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch vay, trả nợ năm 2014278 và ban hành chỉ thị tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công279; Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý nợ công tương đối đầy đủ, cơ bản bao quát toàn diện công tác quản lý nợ công.

(2) Các chỉ tiêu nợ công năm 2014 so với GDP trong phạm vi giới hạn Quốc hội cho phép280; các nghĩa vụ nợ của Chính phủ được thực hiện đầy đủ, đúng hạn; tỷ trọng nợ trong nước của Chính phủ tăng281; Chính phủ đã chủ động kéo dài kỳ hạn phát hành trái phiếu trong nước nhằm giảm dần áp lực trả nợ ngắn hạn và giảm dần đảo nợ; việc huy động và sử dụng nợ công chủ yếu tập trung cho đầu tư phát triển282, tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN năm 2014 là 13,53% (118.750/877.697 tỷ đồng)283; công tác giám sát, thống kê, tổng hợp nợ công của Bộ Tài chính được tăng cường và dần đi vào nề nếp.

Song, kết quả kiểm toán cho thấy, nợ công và công tác quản lý nợ công vẫn còn một số hạn chế, tồn tại:

(1) Danh mục nợ công tuy phù hợp với quy định của Luật Quản lý nợ công nhưng có thể bị trùng lặp284 hoặc chưa đầy đủ các khoản nợ của Chính phủ285; tốc độ nợ công tăng nhanh286; công tác tổ chức quản lý nợ công phân tán, thiếu sự đối chiếu, thống nhất trước khi tổng hợp, lập báo cáo; Bộ Tài chính chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng làm cơ sở để KTNN xác nhận số dư nợ công đến 31/12/2014 tại Báo cáo về các chỉ tiêu giám sát nợ năm 2014287.

(2) Về quản lý các danh mục nợ: (i) Việc giao kế hoạch vốn ngoài nước tại Quyết định số 2011/QĐ-BKH&ĐT ngày 31/12/2013 của Bộ KH&ĐT chưa phù hợp với đăng ký nhu cầu vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương288, chưa đảm bảo theo tiến độ của các dự án289, dẫn đến giải ngân ngoài dự toán lớn290 là nguyên nhân chính làm tăng bội chi ngân sách, phá vỡ kế hoạch NSNN đã được Quốc hội quyết định; (ii) Bộ Tài chính ghi thu - ghi chi vốn vay nước ngoài chưa kịp thời, đúng niên độ291; (iii) 41/43 dự án thuộc đối tượng phải thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay được Chính phủ bảo lãnh nhưng chưa thế chấp tài sản; các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh chưa thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá và lãi suất; nhiều dự án vay lại và vay được Chính phủ bảo lãnh sử dụng vốn không hiệu quả, khó khăn trong việc trả nợ292, dừng sản xuất kinh doanh, phải bán, giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp293; (iv) Một số địa phương không lập kế hoạch vay và trả nợ vay294; không bố trí đủ dự toán để trả nợ295; 19/50 địa phương được kiểm toán có mức dư nợ tại 31/12/2014 vượt 30% vốn đầu tư xây dựng ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật NSNN296.

(3) Bộ Tài chính chưa phản ánh đầy đủ số liệu của Quỹ tích lũy trả nợ297 và chưa sử dụng tiền nhàn rỗi của Quỹ để mua trái phiếu Chính phủ theo quy định tại Khoản 1, Điều 7, Quyết định số 01/2013/QĐ-TTg298.



4. Bội chi NSNN và kết dư NSĐP

Theo BCQT NSNN năm 2014 Chính phủ trình Quốc hội299: Kết dư NSĐP 40.482 tỷ đồng; bội chi NSNN là 249.362 tỷ đồng; nguồn bù đắp bội chi gồm: Vay trong nước 196.693 tỷ đồng, vay ngoài nước 52.669 tỷ đồng. Kết quả kiểm toán cho thấy:

- Kết dư NSĐP 40.482 tỷ đồng, bằng 15,9% tổng số bổ sung từ NSTW cho NSĐP và bằng 27,3% số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP.

- Bội chi NSNN năm 2014 là 249.362 tỷ đồng, vượt 25.362 tỷ đồng300 so với mức Quốc hội quyết định301, bằng 6,33% GDP thực tế, giảm so với tỷ lệ bội chi NSNN năm 2013 (6,6%) nhưng không phù hợp với định hướng giảm bội chi NSNN giai đoạn 2011-2015 (giảm dần bội chi đến năm 2015 là 4,5%). Hơn nữa, số bội chi NSNN năm 2014 đã lớn hơn chi đầu tư phát triển 910 tỷ đồng (249.362 tỷ đồng/248.452 tỷ đồng), không đảm bảo nguyên tắc cân đối NSNN theo quy định Khoản 1, Điều 8, Luật NSNN số 01/2002/QH11.

- NSTW đã tạm ứng 45.000 tỷ đồng từ nguồn tồn ngân KBNN để bù đắp bội chi NSNN năm 2014. Kết quả kiểm toán cho thấy: (i) Việc NSTW tạm ứng nguồn tồn ngân KBNN để bù đắp bội chi chưa được quy định cụ thể trong Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư số 162/2012/TT-BTC ngày 03/10/2012 quy định tạm ứng vốn KBNN nhưng lại áp dụng mức phí tạm ứng vốn KBNN; (ii) Số dư tạm ứng tồn ngân KBNN để bù đắp bội chi NSNN tăng dần qua từng năm302, đến 31/12/2014 là 120.725 tỷ đồng, trong khi không quy định thời hạn trả, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của hệ thống Kho bạc nhà nước, tiềm ẩn tác nhân tiêu cực tới khả năng cân đối bền vững.

5. Về quyết toán NSNN

Theo BCQT NSNN năm 2014 Chính phủ trình Quốc hội: Thu cân đối NSNN 1.130.609 tỷ đồng; chi cân đối NSNN 1.339.489 tỷ đồng; bội chi NSNN 249.362 tỷ đồng, bằng 6,33% GDP thực tế. Qua kiểm toán cho thấy Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN năm 2014 do Bộ Tài chính lập được tổng hợp đầy đủ từ báo cáo quyết toán ngân sách của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được HĐND phê chuẩn và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I trực thuộc NSTW. Song, còn nổi lên một số vấn đề:

- Nhiều Bộ, cơ quan trung ương và địa phương gửi Báo cáo quyết toán năm 2014 sau ngày 01/10/2015303, Bộ Tài chính thẩm định quyết toán của một số đơn vị dự toán cấp I thuộc NSTW sau ngày 31/12/2015304, chậm so với quy định tại Nghị định số 60/2003/NĐ-CP.

- Theo Báo cáo của Chính phủ, trong tổng số quyết toán chi cân đối NSNN năm 2014 còn có 26.169 tỷ đồng vốn ngoài nước giải ngân vượt dự toán nhưng chưa có ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Như vậy, quyết toán chi cân đối NSNN năm 2014 còn có 26.169 tỷ đồng chưa đủ điều kiện quyết toán, đề nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định bổ sung dự toán, quyết toán NSNN năm 2014 số tiền này, khi đó quyết toán NSNN năm 2014 sẽ là: Thu cân đối NSNN 1.130.609 tỷ đồng; chi cân đối NSNN 1.339.489 tỷ đồng; bội chi NSNN 249.362 tỷ đồng, bằng 6,33% GDP thực tế.

Ngoài ra: (i) Việc Bộ Tài chính ghi thu, ghi chi chưa kịp thời, đúng niên độ các khoản vốn vay nước ngoài đã rút từ năm 2014 trở về trước để bù đắp bội chi 2.746 tỷ đồng và cho vay lại 300,8 tỷ đồng, dẫn đến BCQT NSNN năm 2014 phản ánh thiếu 3.046,8 tỷ đồng; (ii) Cục Thuế và KBNN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ngãi chuyển một số khoản thu thuộc niên độ NSNN 2014 sang niên độ NSNN 2015 là 5.650,7 tỷ đồng, làm giảm tương ứng số thu NSNN năm 2014. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính do thiếu thông tin hạch toán năm 2014 nên không có cơ sở, căn cứ xác định và hạch toán vào số thu ngân sách năm 2014; (iii) Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến 31/12/2014 số còn phải cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng nhà nước, phí quản lý cho 02 ngân hàng chính sách và một số tổ chức khác là 12.045,9 tỷ đồng305.



II. Về các khoản thu, chi quản lý qua NSNN

Theo BCQT NSNN năm 2014 Chính phủ trình Quốc hội, tổng các khoản thu, chi quản lý qua NSNN là 132.292 tỷ đồng, gồm: Phí, lệ phí và các khoản đóng góp 46.499 tỷ đồng (NSTW 10.246 tỷ đồng, NSĐP 36.253 tỷ đồng), tăng 85,2% (21.385 tỷ đồng) dự toán, trong đó xổ số kiến thiết 17.688 tỷ đồng, bằng 88,4% (17.688/20.000 tỷ đồng) dự toán; trái phiếu Chính phủ 85.793 tỷ đồng, bằng 85,8% (85.793/100.000 tỷ đồng) dự toán.

Kết quả kiểm toán cho thấy: Bộ Tài chính ghi thu, ghi chi viện phí từ trước năm 2014 không kịp thời, đầy đủ dẫn đến năm 2014 còn phải ghi thu, ghi chi 7.634 tỷ đồng; không ghi thu, ghi chi kịp thời 808 tỷ đồng phí đảm bảo an toàn hàng hải năm 2014.

B. KẾT QUẢ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

Năm 2015, KTNN đã triển khai kiểm toán 07 cuộc kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của các chương trình, dự án, hoạt động được kiểm toán. Kết quả kiểm toán đã chỉ ra nhiều tồn tại trong quản lý, điều hành và thực thi các chương trình, dự án, hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể:

(1) Hệ thống xử lý nước thải y tế của các bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015: Bộ Y tế đã triển khai và hướng dẫn thực hiện đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế (HTXLNTYT) của các bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội (BVTƯ) nhưng chưa đảm bảo mục tiêu XLNTYT đến năm 2015306 của Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020307 (Đề án 2038), cụ thể: (i) Đề án 2038 triển khai còn chậm308; công tác khảo sát thực trạng, báo cáo đề xuất nhu cầu đầu tư HTXLCTYT của các BVTƯ làm căn cứ xác định nguồn vốn, lộ trình triển khai thực hiện còn chưa đúng, đủ309, đến hết năm 2015 còn nhiều BVTƯ trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa có HTXLNTYT hoặc HTXLNTYT bị quá tải, xuống cấp310 nhưng chưa được đầu tư kịp thời; nhiều BVTƯ mới được phê duyệt chủ trương đầu tư311 hoặc chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư312 HTXLNTYT; (ii) Việc lựa chọn quy mô, công nghệ HTXLNTYT chưa được thuyết minh trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng xả thải của các BVTƯ313, thuyết minh về chi phí vận hành chưa phù hợp; việc thẩm định, phê duyệt các dự án (hạng mục) đầu tư HTXLNTYT chưa xem xét, đánh giá đầy đủ các yếu tố đảm bảo hiệu quả của dự án (hạng mục)314, dẫn đến chưa có đủ cơ sở để xác định quy mô, công nghệ HTXLNTYT được lựa chọn là phù hợp và tối ưu; chưa chú trọng kiểm tra việc thực hiện dự án (hạng mục) đầu tư HTXLNTYT, dẫn đến nhiều dự án (hạng mục) đầu tư HTXLNTYT còn thực hiện chậm tiến độ315; (iii) Nhiều BVTƯ chưa thực hiện đúng quy định về quan trắc; việc quản lý vận hành HTXLNTYT chưa hiệu quả316, chưa đảm bảo tính ổn định, bền vững, nước thải sau xử lý chưa đáp ứng quy chuẩn quốc gia về môi trường.

(2) Chương trình Nhà ở xã hội thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng: Kết quả thực hiện đến năm 2015 đạt tỷ lệ thấp so với chỉ tiêu phát triển NOXH giai đoạn 2011-2015 đã đề ra317; kế hoạch phát triển NOXH chưa được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát về nhu cầu NOXH; chưa ban hành kế hoạch phát triển NOXH 05 năm, hàng năm của giai đoạn để cụ thể hóa chỉ tiêu, giải pháp, lộ trình thực hiện và nhiệm vụ của các cơ quan liên quan trong thực hiện Chương trình; việc bố trí quỹ đất phát triển NOXH chưa được quan tâm đúng mức318; cơ chế xác định giá bán NOXH chưa quan tâm đến việc đảm bảo sự phù hợp giữa giá bán với thu nhập, khả năng thanh toán của các đối tượng được mua NOXH; công tác thẩm định việc xây dựng giá bán còn chưa chặt chẽ, dẫn đến việc người mua nhà không tiếp cận được mức giá tốt nhất, qua kiểm toán cho thấy còn nhiều khoản mục chi phí cấu thành giá bán không phù hợp quy định319; công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước còn chưa phát hiện, xử lý được một số sai sót trong việc xác định đối tượng mua nhà của chủ đầu tư và việc sử dụng căn hộ NOXH, dẫn đến nhiều trường hợp sử dụng sai mục đích, đối tượng320 nhưng chưa bị xử lý theo đúng quy định.

Nhìn chung, cả hai địa phương đều chưa quan tâm đúng mức đến công tác tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về tình hình phát triển NOXH nhằm kịp thời đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế. Bên cạnh những hạn chế từ phía địa phương trong việc thực hiện Chương trình, các quy định của Chính phủ về NOXH còn một số bất cập như: Quy định về đối tượng, điều kiện và tiêu chí mua NOXH còn có điểm chưa rõ ràng, cụ thể, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro xác định không đúng đối tượng; cơ chế xác định giá bán NOXH chưa có quy định đảm bảo sự phù hợp giữa thu nhập, khả năng thanh toán của đối tượng được mua với giá bán NOXH.

(3) Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam

Quỹ đã bảo toàn và phát triển được vốn nhưng việc quản lý, sử dụng vốn chưa đảm bảo nguyên tắc tối ưu; tỷ lệ vốn nhàn rỗi còn chiếm tỷ trọng lớn trong khi vốn hoạt động của Quỹ chủ yếu do NSNN cấp. Công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và giải ngân chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng trong hoạt động hỗ trợ tài chính của Quỹ, nguyên tắc an toàn vốn và tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng NSNN. Việc xác định lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí lựa chọn, lãi suất ưu đãi chưa thuyết minh căn cứ cụ thể, chưa được định kỳ đánh giá và điều chỉnh kịp thời; không thực hiện công khai lĩnh vực ưu tiên và tiêu chí lựa chọn hoạt động được tài trợ; các tiêu chí lựa chọn chủ yếu mang tính điều kiện, chưa phù hợp với bối cảnh nguồn vốn của Quỹ còn hạn chế, trong khi nhu cầu về vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường là rất lớn; các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động hỗ trợ tài chính chủ yếu mới chỉ đo lường sản phẩm đầu ra, chưa đánh giá được hiệu quả, tác động mang lại của các hoạt động này. Bên cạnh đó, Quỹ chưa xây dựng định biên lao động theo quy định; chưa thực hiện định lại hạng của Quỹ trình Bộ TN&MT quyết định làm căn cứ xếp lương; chưa thực hiện xếp loại doanh nghiệp làm cơ sở trích quỹ khen thưởng, phúc lợi; Bộ Tài chính chưa thực hiện kiểm tra, phê duyệt quyết toán hoạt động thu, chi tài chính hàng năm (từ năm 2012 đến nay)321.

Việc áp dụng đồng thời hai cơ chế trợ giá và hỗ trợ giá đối với cùng một đối tượng là các dự án điện gió dễ gây ra sự bất bình đẳng về cơ chế, chính sách đối với các nhà đầu tư; đồng thời quy định hiện hành còn chưa có đầy đủ cơ sở để kiểm soát và xác định chi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định số tiền trợ giá.

(4) Hoạt động giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu, doanh nghiệp có vốn nhà nước đối với niên độ 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn chưa đầy đủ hoặc chậm so với quy định (lập báo cáo giám sát tài chính và báo cáo kết quả giám sát tài chính chậm trung bình 2 tháng so với quy định); việc giao chỉ tiêu đánh giá hiệu quả doanh nghiệp chưa kịp thời (trung bình chậm 6 tháng so với quy định) làm hạn chế tính hiệu lực của công tác giao chỉ tiêu kế hoạch; chưa triển khai công tác công khai thông tin tài chính một cách đầy đủ và toàn diện làm hạn chế quyền giám sát của công chúng đối với hoạt động của DNNN.

(5) Dự án Phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh và Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tỉnh Sóc Trăng năm 2014: Xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch ngân sách còn chậm, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thực hiện; việc giải ngân, sử dụng kinh phí và nhân sự của Dự án còn thiếu hiệu quả; hiệu lực hoạt động kiểm tra, giám sát còn hạn chế và ảnh hưởng đến thời gian tổ chức thực hiện Dự án; tính liên kết, bền vững, khả năng mở rộng các mô hình trong Dự án và việc tham gia của các doanh nghiệp vào chuỗi giá trị còn nhiều hạn chế.

(6) Hoạt động cải tạo và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Công tác lập, thẩm định và phê duyệt các đề án cải tạo và phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời322; việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước và trong khi vận hành khai thác, xác nhận hoàn thành nội dung cải tạo, phục hồi môi trường chưa thực hiện đầy đủ; hoạt động thanh tra đã được thực hiện nhưng chưa toàn diện, phát hiện các đơn vị có sai phạm nhưng chưa có các biện pháp cụ thể để khắc phục; việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản chưa đúng mục đích323.


Каталог: userfiles -> files -> VanBanTaiLieuQH -> KY%20HOP%20THU%201
KY%20HOP%20THU%201 -> PHỤ LỤC 1 danh mục văn bản chỉ ĐẠo về CẤp giấy chứng nhận quyền sử DỤng đẤT
KY%20HOP%20THU%201 -> ChuyểN ĐỔi thế giới của chúng ta: chưƠng trình nghị SỰ 2030 VÌ SỰ phát triển bền vững mở đầu
KY%20HOP%20THU%201 -> KIỂm toán nhà NƯỚC
KY%20HOP%20THU%201 -> Ủy ban tư pháp số: 2938/bc-ubtp13 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
KY%20HOP%20THU%201 -> QUỐc hội khóa XIII ủy ban văn hóA, giáo dụC
KY%20HOP%20THU%201 -> BẢng tổng hợP Ý kiến góP Ý CỦa doanh nghiệP
KY%20HOP%20THU%201 -> CHÍnh phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 603/bc- cp hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2015 BÁo cáO
KY%20HOP%20THU%201 -> Phụ lục TỔng hợp tình hình tiếp nhận và trả LỜi chất vấn củA ĐẠi biểu quốc hộI
KY%20HOP%20THU%201 -> BÁo cáo tổng kếT 10 NĂm thi hành luật dưỢC

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương