KIỂm nghiệm thuốc bột và thuốc cốM


SIRÔ THUỐC Định nghĩa



tải về 0.79 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích0.79 Mb.
#39909
1   2   3   4   5   6   7   8

SIRÔ THUỐC

    1. Định nghĩa

Sirô thuốc là dung dịch uống chứa nồng độ cao đường trắng (sucrose) hay các loại đường khác trong nước tinh khiết, có chứa các dược chất hoặc các dịch chiết từ dược liệu.

Sirô cũng được dùng để chỉ các chế phẩm lỏng sệt hay hỗn dịch của thuốc trong đó có chứa đường trắng, các loại đường khác hay những tác nhân gây ngọt. Sirô cũng bao gồm những chế phẩm được hòa tan hay tạo thành hỗn dịch ngay trước khi sử dụng tùy theo tính chất của dược chất.



    1. Phương pháp điều chế

Tùy theo tính chất của dược chất, sirô được điều chế bằng cách hòa tan, nhũ hóa hay trộn đều dược chất hay dung dịch thuốc vào trong dung dịch của đường trắng, của các loại đường khác hay của tác nhân gây ngọt, hoặc trong sirô đơn. Lọc đối với sirô dạng dung dịch.

Sirô có thể được điều chế dưới dạng bột hay cốm khô được hòa tan hay tạo thành hỗn dịch ngay trước khi sử dụng tùy theo tính chất của dược chất.

Có thể cho thêm chất bảo quản, chất làm thơm, chất ổn định chế phẩm… với nồng độ thích hợp như ethanol, glycerin…

Điều chế sirô trong môi trường sản xuất có cấp độ sạch theo quy định.



    1. Yêu cầu chất lượng

- Hàm lượng: Sirô đơn điều chế với đường trắng có nồng độ là 64% (kl/kl).

- Tính chất: Sirô phải trong (nếu dạng dung dịch), không có mùi lạ, bọt khí hoặc có sự biến chất khác trong quá trình bảo quản.

- Nồng độ hoạt chất, pH, tỷ trọng, độ nhiễm khuẩn và các chỉ tiêu khác: Đạt theo quy định trong các chuyên luận riêng.

- Bột hoặc cốm để pha sirô: Phải đáp ứng yêu cầu chung của dạng Thuốc bột (Phụ lục 1.7) hoặc Thuốc cốm (Phụ lục 1.8).



    1. Bảo quản

Đựng trong chai lọ khô sạch, đậy nút kín, để nơi mát.

    1. Một số chế phẩm

Siro thuốc: Euvilen, siro Decolgen, Ích Nhi

  1. DUNG DỊCH THUỐC

    1. Định nghĩa

Dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng trong suốt chứa một hoặc nhiều dược chất hoà tan, tức phân tán dưới dạng phân tử, trong một dung môi thích hợp (nước, ethanol, glycerin, dầu…) hay hỗn hợp nhiều dung môi trộn lẫn với nhau. Do các phân tử trong dung dịch phân tán đồng nhất, nên các dung dịch thuốc đảm bảo sự phân liều đồng nhất khi sử dụng và độ chính xác cao khi pha loãng hoặc khi trộn các dung dịch với nhau.

Các dược chất trong dung dịch thường không ổn định về mặt hóa học so với dạng rắn.

Các dung dịch thuốc thường cần bao bì lớn và có khối lượng lớn hơn so với dạng thuốc rắn.


    1. Phương pháp điều chế

Dung dịch thuốc thường được điều chế bằng cách hòa tan dược chất vào trong dung môi. Có thể cho thêm các tá dược với nồng độ thích hợp để ổn định dược chất (chống oxy hóa, chống thủy phân…), làm tăng độ tan hay để bảo quản thuốc.

Phân loại:

Theo đường sử dụng: dung dịch uống và dung dịch dùng tại chỗ.

Theo hệ thống dung môi và chất tan: dung dịch nước, dung dịch cồn.



Các dung dịch dùng để tiêm hoặc nhỏ mắt được quy định riêng trong chuyên luận thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền (Phụ lục 1.19), thuốc nhỏ mắt (Phụ lục 1.14).

    1. Yêu cầu chất lượng

Theo yêu cầu kỹ thuật chung của từng loại thuốc và theo chuyên luận riêng.

    1. Bảo quản

Các dung dịch, đặc biệt là các dung dịch chứa dung môi dễ bay hơi, phải bảo quản trong bao bì kín, để nơi mát. Cần xem xét để sử dụng các bao bì tránh ánh sáng khi sự biến đổi hóa học do ánh sáng có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc.


    1. Chế phẩm

Cồn Iod 5% , Cồn 70, 90, thuốc rửa phụ khoa povidon 10%, nước oxy già…
Frame5



tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương