KIỂm nghiệm thuốc bột và thuốc cốM


KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NANG VÀ VIÊN NÉN



tải về 0.79 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích0.79 Mb.
#39909
1   2   3   4   5   6   7   8

KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NANG VÀ VIÊN NÉN


MỤC TIÊU

1. Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử để đánh giá chất lượng thuốc viên nang, viên nén.

2. Giải thích và đánh giá được kết quả kiểm nghiệm đối với một mẫu kiểm nghiệm thành phẩm cụ thể của các dạng bào chế trên.

3. Trình bày được ví dụ về kiểm nghiệm các dạng bào chế thuốc viên nang, viên nén.


NỘI DUNG

1. KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NANG

1.1. Định nghĩa

Thuốc nang là dạng thuốc uống chứa một hay nhiều dược chất trong vỏ nang với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.

Vỏ nang được làm chủ yếu từ gelatin hoặc polyme như HPMC... Ngoài ra trong vỏ nang còn chứa các tá dược khác như chất hóa dẻo, chất màu, chất bảo quản...

Thuốc chứa trong nang có thể là dạng rắn (bột, cốm, pellet...) hay lỏng, nửa rắn (hỗn dịch, nhũ tương, bột nhão...).



1.2. Các yêu cầu chất lượng chung

1.2.1. Tính chất

Đạt theo yêu cầu của từng chuyên luận riêng mô tả.

- Cách đánh giá:

+ Hình dạng: hình trụ dài hai đầu tròn (dạng nhộng) đối với viên nang cứng hoặc hình tròn, hình giọt nước, hình trứng với viên nang mềm.

+ Kích thước: tùy theo cỡ nang

+ Màu sắc, mùi vị: tùy theo nhà sản xuất và hoạt chất đựng trong nang.

1.2.2. Độ đồng đều hàm lượng

Nếu không có chỉ dẫn khác, yêu cầu này áp dụng cho các thuốc nang có chứa một hoặc nhiều dược chất, trong đó có các dược chất có hàm lượng dưới 2 mg hoặc dưới 2% (kl/kl) so với khối lượng thuốc trong 1 nang. Đối với nang có từ 2 dược chất trở lên, chỉ thử độ đồng đều hàm lượng với thành phần nào có hàm lượng nhỏ như qui định ở trên.

Yêu cầu này không áp dụng cho các nang thuốc chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng.

Thực hiện trên 10 viên riêng lẽ bất kỳ, cho toàn bộ lượng bột thuốc trong một nang tiến hành định lượng theo phương pháp ở mục ĐỊNH LƯỢNG, Kết quả được đánh giá:

+ Chế phẩm đạt yêu cầu phép thử, nếu có không quá một đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 % đến 115 % và không có đơn vị nào có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 75 % đến 125 % của hàm lượng trung bình.

+ Chế phẩm không đạt yêu cầu phép thử, nếu có quá ba đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 % đến 115 %, hoặc có một hay nhiều đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới 75 % đến 125 % của hàm lượng trung bình.

+ Nếu hai hoặc ba đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85% đến 115 %, nhưng ở trong giới hạn 75 % đến 125 % của hàm lượng trung bình, thử lại trên 20 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên.

Chế phẩm đạt yêu cầu phép thử, nếu có không quá ba trong tổng số 30 đơn vị đem thử có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 % đến 115 % và không có đơn vị nào có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 75 % đến 125 % của hàm lượng trung bình.

1.2.3. Độ đồng đều khối lượng

- Cân riêng biệt 20 đơn vị lấy ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình. Không được có quá hai đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình quy định trong bảng 11.3.1 và không được có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó.

Nếu phép thử độ đồng đều hàm lượng đó được tiến hành với tất cả các dược chất có trong nang thì không phải thử độ đồng đều khối lượng.

Cân khối lượng của một nang .Với viên nang cứng, tháo rời hai nửa vỏ nang, dùng bông lau sạch vỏ và cân khối lượng của vỏ. Với viên nang mềm, cắt mở nang, bóp hết thuốc ra, dùng ethanol hay ether hoặc dung môi hữu cơ thích hợp rửa vỏ nang, để khô tự nhiên cho đến khi hết mùi dung môi, cân khối lượng của vỏ nang. Khối lượng thuốc trong nang là hiệu số giữa khối lượng nang thuốc và khối lượng vỏ nang.

Tiến hành tương tự với 19 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên. Tính khối lượng trung bình của thuốc trong nang. Kết quả được đánh giá dựa vào Bảng 11.3.1. Bảng quy định độ đồng đều khối lượng cho chế phẩm đơn liều



Dạng bào chế

Khối lượng trung bình (KLTB)

% Chênh lệch so với KLTB

Thuốc nang cứng/mềm



Nhỏ hơn 300 mg


Bằng hoặc lớn hơn 300 mg

± 10
± 7,5




1.2.4. Định tính

Tiến hành theo chuyên luận riêng, có phản ứng đặc trưng của hoạt chất có trong chế phẩm.



1.2.5. Định lượng

Xác định khối lượng trung bình trên 20 viên, trộn đều và nghiền mịn lượng bột trong 20 viên. Tiến hành định lượng theo chuyên luận riêng, hàm lượng của từng hoạt chất trong chế phẩm phải nằm trong giới hạn cho phép theo quy định bảng 2.



Bảng 2: Giới hạn cho phép nồng độ, hàm lượng thuốc

Loại thuốc

Lượng hoạt chất ghi trên nhãn

Giới hạn cho phép (%)

Thuốc viên nén

Thuốc nang




Tới 50 mg

Trên 50 mg-100 mg

Trên 100 mg


± 10%

± 7,5%


± 5%



1.2.6. Tạp chất (nếu có)

Theo qui định trong chuyên luận riêng.



1.2.7. Độ hòa tan

Các thuốc nang có yêu cầu thử độ hòa tan sẽ có qui định cụ thể trong chuyên luận riêng. Thử trên 6 viên. Không yêu cầu thử độ tan rã đối với thuốc nang đó thử độ hòa tan.



1.3. Các loại viên nang

1.3.1. Thuốc nang cứng

Vỏ nang cứng gồm nắp nang và thân nang hình trụ lồng khít vào nhau bằng khớp trên vỏ nang hoặc được hàn kín sau khi đóng thuốc. Thuốc đóng trong nang thường ở dạng rắn (bột, hạt...). Quá trình chế tạo vỏ và đóng thuốc được thực hiện riêng. Ngoài các yêu cầu chung thuốc nang cứng phải đạt yêu cầu sau:



Độ rã (Phụ lục 11.6)

Nếu không có chỉ dẫn gì khác, dùng nước làm môi trường thử, thời gian rã phải trong vòng 30 phút. Nếu thử trong môi trường nước không đạt, thay nước bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1N (TT) hoặc dịch dạ dày giả (TT).

Nếu nang nổi trên mặt nước, có thể dùng singer để giữ viên thuốc nằm dưới mặt nước.

1.3.2. Thuốc nang mềm

Thuốc nang mềm là một khối mềm chứa dược chất và tá dược đóng trong vỏ kín với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Vỏ nang mềm làm bằng hỗn hợp gelatin, chất hoá dẻo, chất màu, chất bảo quản...

Thuốc đóng trong nang mềm thường ở dạng lỏng, dung dịch, hỗn dịch hay nhũ tương. Quá trình chế tạo vỏ và đóng thuốc được thực hiện đồng thời.

Thuốc nang mềm dùng để uống hoặc để đặt.

Ngoài các yêu cầu chung của thuốc nang, thuốc nang mềm phải đạt các yêu cầu sau:

Độ rã (Phụ lục 11.6)

Nếu không có chỉ dẫn gì khác, dùng nước làm môi trường thử, cho đĩa vào mỗi ống thử, thời gian rã phải trong vòng 30 phút. Nếu thử trong môi trường nước không đạt, thay nước bằng dung dịch acid hydrocloric 0,1N (TT) hoặc dịch dạ dày giả (TT).

Nếu dược chất có tương tác với đĩa thì có thể thử không dùng đĩa.

Nếu nang không rã do dính đĩa thì thử lại với viên khác không dùng đĩa, mẫu thử đạt yêu cầu nếu 6 viên đều rã



1.3.3 Thuốc nang tan trong ruột

Thuốc nang tan trong ruột là các nang cứng hay nang mềm có vỏ nang hoặc hạt đóng nang ró trong dịch ruột. Đối với các thuốc nang đóng hạt được bao tan ở ruột phải tiến hành thử độ hoà tan để kiểm tra sự giải phóng dược chất theo Phụ lục 11.4 và theo chuyờn luận riờng.

Ngoài các yêu cầu chung của thuốc nang, thuốc nang tan trong ruột phải đáp ứng được các yêu cầu:

Độ rã: đối với thuốc nang và vỏ nang bền với địch dạ dày phải thử độ rã (phụ lục 11.6) dùng dung dịch acid hydrocloric 1N (TT) làm môi trường thử. Không dùng đĩa nếu không có chỉ dẫn gì khác, vân hành thiết bị thử trong 2h, không có nang nào bì vỡ hoặc rã làm thuốc trong nang lọt ra ngoài

Thay dung dịch hydrocloric 1N bằng dung dịch đệm phosphat pH 6,8, cho đĩa vào mỗi ống thử vận hành thiết bị trong 60 phút. Kiểm tra từng nang, 6 nang phải rã hết. Nếu nang không rã do dính đĩa thử lại với 6 viên khác, không dùng đĩa. Mẫu thử đạt yêu cầu nếu cả 6 viên đều rã.



1.3.4. Thuốc nang tác dụng kéo dài

Thuốc nang tác dụng kéo dài là thuốc nang cứng hay nang mềm, trong đó vỏ nang hay thuốc trong nang (hoặc cả 2) được bào chế để dược chất giải phóng kéo dài. Phải thử độ hòa tan theo yêu cầu qui định trong chuyên luận riêng.



1.4. Bảo quản

Bảo quản trong bao bì thật kín, nhiệt độ không quá 30oC.


2. KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NÉN

2.1. Định nghĩa

Viên nén là dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều, dùng để uống, nhai, ngậm, đặt hoặc hòa với nước để uống, để súc miệng, để rửa.... Viên nén chứa một hoặc nhiều dược chất, có thể thêm các tá dược độn, tá dược rã, tá dược dính, tá dược trơn, tá dược bao, tá dược màu... được nén thành khối hình trụ dẹt; thuôn (caplet) hoặc các hình dạng khác. Viên có thể được bao.



2.2. Các yêu cầu chất lượng chung

2.2.1. Tính chất

Viên rắn, hai mặt nhẵn, trên mặt có thể có rãnh, chữ hoặc ký hiệu, cạnh và thành viên lành lặn. Viên không bị gãy vỡ, bở vụn trong quá trình bảo quản, phân phối và vận chuyển.



2.2.2. Định tính

Tiến hành theo chuyên luận riêng, có phản ứng đặc trưng của hoạt chất có trong chế phẩm.



2.2.3. Độ rã

Nếu không có chỉ dẫn gì khác, viên nén phải đạt yêu cầu về độ rã qui định trong Phụ lục 11.6 Phép thử độ rã của viên nén và viên nang.

Viên nén và viên bao đã thử độ hoà tan thì không phải thử độ rã.

2.2.4. Độ đồng đều khối lượng

Thử theo Phụ lục 11.3 Phép thử độ đồng đều khối lượng. Viên nén và viên bao đã thử độ đồng đều về hàm lượng với tất cảc các dược chất có trong thành phần thì không phải thử độ đồng đều khối lượng.

Cân riêng biệt 20 đơn vị lấy ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình. Không được có quá hai đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình quy định trong bảng 11.3.1 và không được có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó.

Tiến hành giống như phần “ Độ Đồng Đều Khối Lượng Viên Nang ”

Bảng 11.3.1. Bảng quy định độ đồng đều khối lượng cho chế phẩm đơn liều

Dạng bào chế

Khối lượng trung bình (KLTB)

% chênh lệch so với KLTB

Viên nén


Viên bao phim

Nhỏ hơn hoặc bằng 80 mg

Lớn hơn 80 mg và nhỏ hơn 250 mg

Bằng hoặc lớn hơn 250 mg


± 10


± 7,5

± 5



2.2.5. Độ đồng đều hàm lượng (Phụ lục 11.2)

Nếu không có chỉ dẫn khác, viên nén có hàm lượng hoạt chất dưới 2 mg hoặc dưới 2% (kl/kl) phải thử độ đồng đều hàm lượng. Đối với viên nén có từ 2 dược chất trở lên, chỉ áp dụng yêu cầu này với thành phần có hàm lượng nhỏ như qui định ở trên.

Cách tiến hành như bài “ Kiểm Nghiệm Thuốc Viên nang ” Cách đánh giá chế phẩm được áp dụng như sau:

Áp dụng cho thuốc viên nén,viên nén bao phim

Chế phẩm đạt yêu cầu phép thử, nếu hàm lượng của từng đơn vị nằm trong giới hạn 85 % đến 115 % của hàm lượng trung bình.

Chế phẩm không đạt yêu cầu phép thử, nếu có quá một đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 % đến 115 %, hoặc có một đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 75 % đến 125 % của hàm lượng trung bình.

Nếu có một đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85% đến 115% của hàm lượng trung bình, thử lại trên 20 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên. Chế phẩm đạt yêu cầu phép thử, nếu có không quá một trong tổng số 30 đơn vị đem thử có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 85 % đến 115 % và không có đơn vị nào có hàm lượng nằm ngoài giới hạn 75 % đến 125 % của hàm lượng trung bình.



2.2.6. Độ hòa tan

Yêu cầu được chỉ ra trong chuyên luận riêng. Phương pháp thử được ghi trong chuyên luận Phép thử độ hoà tan của viên nén và viên nang, Phụ lục 11.4.



2.2.7. Định lượng

Xác định khối lượng trung bình trên 20 viên,( nếu viên bao đã loại bỏ lớp bao phim ), nghiền thành bột mịn, trộn đều lượng bột trong 20 viên. Tiến hành định lượng theo chuyên luận riêng, hàm lượng của từng hoạt chất trong chế phẩm phải nằm trong giới hạn cho phép theo quy định bảng 2.



Bảng 2: Giới hạn cho phép nồng độ, hàm lượng thuốc

Loại thuốc

Lượng hoạt chất ghi trên nhãn

Giới hạn cho phép (%)

Thuốc viên nén

Viên nang




Tới 50 mg

Trên 50 mg-100 mg

Trên 100 mg



± 10%

± 7,5%


± 5%

Thử theo qui định trong chuyên luận riêng.


2.3. Bảo quản – Ghi nhãn

Thuốc viên nén phải đựng trong bao bì kín, chống ẩm và chống va chạm cơ học.

Ghi nhãn theo qui định. Nếu là viên bao cần phải ghi rõ: Bao đường, bao phim hay bao tan trong ruột.
2.4. Các loại viên nén

2.4.1. Viên nén không bao

Ví dụ: Viên nén Cetirizin 10mg

Viên nén Lysozym 90mg

2.4.2. Viên sủi bọt

Ví dụ: Viên nén sủi Efferalgan 180 mg

Viên nén sủi Mutivitamin

2.4.3. Viên bao

Ví dụ: Viên bao phim PARA – IBU

Viên bao phim Clarithromycin 250mg

2.4.4. Viên bao tan trong ruột

Ví dụ: Viên nén Aspirin pH8 500mg

Viên nén Diclofenac 75 mg

2.4.5. Viên ngậm

Ví dụ: Viên nén Adalat 5mg

Viên nén alpha chymotrypsin

2.4.6. Viên nén tan trong nước

Viên nén tan trong nước là viên nén không bao hòa tan trong nước. Dung dịch sau khi hoà tan phải trong suốt hoặc hơi đục nhẹ.

Ví dụ: Viên nén Hydrite

2.4.7. Viên nén phân tán trong nước

2.4.8. Viên nén phân tán trong miệng

2.4.9. Viên nén tác dụng kéo dài




tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương