Khu bảo tồn loài và sinh cảnh sao la dfdfdfdsfsdf kế hoạch quản lý giai đOẠN 2013- 2015


Mục tiêu tổng quát: Bảo vệ, bảo tồn và phát triển loài Sao la cùng với các hệ sinh thái và sinh cảnh vùng cư trú thích hợp của loài này, bảo vệ các nguồn gen quý còn tồn tại tro



tải về 4.06 Mb.
trang3/25
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích4.06 Mb.
#11817
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

Mục tiêu tổng quát: Bảo vệ, bảo tồn và phát triển loài Sao la cùng với các hệ sinh thái và sinh cảnh vùng cư trú thích hợp của loài này, bảo vệ các nguồn gen quý còn tồn tại trong Khu bảo tồn.


2.3 Tình trạng quản lý và phát triển hiện nay:

2.3.1 Nhân lực:

2.3.1.1 Nguồn nhân lực thuộc biên chế: 11 người trong đó:



  • Lãnh đạo: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc

  • Bộ phận kỹ thuật: 02

  • Kế toán: 01

  • Phụ trách địa bàn: 05

  • Tạp vụ: 01

2.3.1.2 Nguồn nhân lực hợp đồng tuần tra bảo vệ rừng: 20 người

Như vậy, tổ chức Ban quản lý của KBT cụ thể là Ban giám đốc, các Phòng ban chức năng, lực lượng Kiểm lâm và các Trạm quản lý bảo vệ rừng cũng như nguồn nhân lực hiện có rõ ràng chưa đáp ứng yêu cầu như quy định của Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế quản lý rừng, Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng và Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành Nghị định 117/2010/NĐ-CP. Số lượng 20 người hợp đồng phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng trước mắt đang chỉ là lực lượng được Dự án CarBi hỗ trợ về đào tạo, trang bị cá nhân và chi trả kinh phí, mặc dầu rất quan trọng nhưng chưa đủ và cũng chưa bảo đảm tính lâu dài.



Bảng 8: Thống kê hiện trạng nhân lực Khu bảo tồn

TT

Phòng ban

Số lượng

Trình độ

văn hoá


Trình độ

chuyên môn



Nguồn

1

Ban giám đốc

02










1.1

Giám đốc

01

12/12

Đại học

Biên chế

1.2

Phó Giám đốc

01

12/12

Đại học

Biên chế

2

Bộ phận kỹ thuật

02

12/12

Đại học

Biên chế

3

Tổ Kiểm lâm lưu động

03

12/12

Trung cấp

Biên chế

4

Tổ địa bàn

02

12/12

Trung cấp

Biên chế

5

Bộ phận kế toán

01

12/12

Đại học

Biên chế

6

Văn thư, tạp vụ

01

12/12

Trung cấp

Biên chế

7

Đội tuần tra

20

12/12

02 ĐH, 15TC

Hợp đồng

2. 3.2 Cơ sở hạ tầng và vật tư trang thiết bị:

Cơ sở vật chất ban đầu còn thiếu thốn và thô sơ. Hiện tại BQL làm việc tại nhà tạm là Trạm Kiểm lâm cũ thuộc Hạt Kiểm lâm Tây Giang với các trang thiết bị ít ỏi phục vụ cho công tác và các hoạt động hàng ngày.



Bảng 9: Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện có

TT

Tên hạ tầng, trang thiết bị

Số lượng

Hiện trạng

Ghi chú

I

Cơ sở hạ tầng










1

Nhà làm việc

01

Nhà tạm




II

Trang thiết bị










1

Máy tính bàn

02

Tốt




2

Máy in

01

Tốt




3

GPS

01

Tốt




4

La bàn

01

Tốt




5

Máy điện thoại và fax

02

Tốt




6

Bàn làm việc

05

Tốt




7

Ghế

18

Tốt




8

Tủ hồ sơ

03

Tốt




9

Xe máy

08

Tốt

Dụ án Carbi cung cấp 07 xe

Như vậy, tương tự như kết quả đánh giá trên đây về cơ cấu tổ chức Ban quản lý và nguồn nhân lực của KBT thì tình trạng về cơ sở hạ tầng và vật tư trang bị cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của các hoạt động quản lý bảo vệ, đặc biệt nghiêm trọng là Ban quản lý KBT chưa có nhà làm việc, các Trạm quản lý bảo vệ rừng cũng chưa được xây dựng… Tất cả những tồn tại trên đây đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của mọi hoạt động hiện nay tại KBT và nó cần được sớm khắc phục. Mọi sự hỗ trợ về phía tỉnh Quảng Nam, Dự án CarBi và các nguồn tài trợ khác trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai đối với KBT là hết sức cần thiết.

2.4. Các đe dọa chính và những vấn đề về quản lý:

2.4.1 Các mối đe dọa:

Do KBT mới thành lập và Ban quản lý chỉ bắt đầu triển khai một số hoạt động với sự trợ giúp ban đầu của Dự án CarBi nên đã và đang phải chịu nhiều áp lực thách thức. Phần lớn các đe dọa lên KBT chủ yếu là do con người gây nên, đặc biệt là cộng đồng người dân Cơ Tu trong vùng đệm. Hoàn cảnh đời sống còn nhiều khó khăn về nhiều mặt, thu nhập chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng, sự hiểu biết về bảo tồn còn hạn chế, họ chưa hiểu rõ cũng như chưa được hưởng lợi trực tiếp từ KBT mang lại .v.v.. (Bảng 10 Phần Phụ lục)



2.4.2 Những vấn đề về quản lý:

- Hệ thống tổ chức BQL Khu bảo tồn đã được thành lập, nhưng chưa được cấu trúc hoàn thiện theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng; điều này đã làm hạn chế năng lực của BQL và tiềm năng của Khu bảo tồn trong nhiều hoạt động.

- Nguồn đầu tư kinh phí của Nhà nước cho hoạt động QLBVR còn nhiều hạn chế. Nguồn kinh phí hỗ trợ bên ngoài hiện nay chỉ có từ dự án CarBi làm hạn chế việc triển khai các hoạt động cho công tác bảo tồn.

- BQL và các cộng đồng địa phương vùng đệm chưa có sự hợp tác tốt và thường xuyên trong các hoạt động như truyền thông giáo dục, bảo tồn ĐDSH, thực thi pháp luật và cải thiện sinh kế của người dân vùng đệm.

- Người dân vùng đệm thiếu đất sản xuất, còn duy trì tập tục cũ phát nương làm rẫy, không có ngành nghề phụ để tăng nguồn thu nhập và cải thiện cuộc sống, làm giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng.

- Khu bảo tồn và chính quyền địa phương chưa có cơ hội để xây dựng Dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm, do vậy các giải pháp về sản xuất, chăn nuôi nhằm nâng cao sinh kế của người dân một cách bền vững còn bị hạn chế.

- Khu bảo tồn chưa có điều kiện để phát huy tiềm năng về DLST.

2. 5 Những hạn chế về quản lý:

2.5.1 Độ lớn:

Địa bàn KBT Sao la Quảng Nam cực kỳ phức tạp, tuy diện tích 15.800 ha là không lớn, nhưng nó lại trải dài từ biên giới Việt – Lào đến dọc vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam và nằm trên địa bàn của 2 huyện thuộc vùng rừng núi Tây Giang và Đông Giang. (Bản đồ 1, Phụ lục bản đồ)



2.5.2 Hình dạng:

KBT có hình dạng, thon, dài có chổ chiều ngang chỉ khoảng 1,5 km, lại nằm hoàn toàn trên vùng rừng núi, địa hình bị chia cắt rất mạnh, phức tạp.



2.5.3 Do có hình dạng nói trên nên đã làm cho giao thông đi lại bên trong cũng như khả năng tiếp cận từ bên ngoài vào KBT khó khăn, gây cản trở trong việc triển khai công tác và quản lý địa bàn.

2.6 Tình trạng về pháp lý:

Ban quản lý KBT Sao la Quảng Nam được thành lập theo Quyết định 522/QĐ-UBND ngày 16/02/2011 của UBND tỉnh Quảng Nam, trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh; cán bộ KBT được điều động từ các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, đây là mặt thuận lợi trong công tác chỉ đạo điều hành và thực hiện các công việc chuyên môn trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng. UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã phê duyệt dự án thành lập KBT tại Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 13/7/1012.

Tuy diện tích KBT là 15.800 ha, nhưng trong Quyết định 48/2007/QĐ-UBND ngày 30/10/2007 của UBND tỉnh Quảng Nam về quy hoạch 3 loại rừng tại đây chỉ có 11.635.03 ha; vì vậy, diện tích còn lại cần phải chuyển đổi sang chức năng rừng đặc dụng để phù hợp về mặt pháp luật quy định hiện hành.

2.7 Kế hoạch phân vùng:

Dựa trên tình hình thực tế, theo đề án quy hoạch, KBT được chia thành 02 phân khu chức năng: Đó là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu hành chính - dịch vụ. Vùng đệm của KBT có diện tích là 35.135,44 ha bao gồm các xã: Bhalêê, Avương, Anông huyện Tây Giang; Tàlu, Sông Kôn, Ating huyện Đông Giang. (Bảng 3, Phần Phụ lục)



2.8 Các vấn đề về cộng đồng:

Các cộng đồng dân cư trong vùng đệm, chủ yếu là dân tộc Cơ Tu từ lâu đời nay có đời sống phụ thuộc vào việc khai thác các nguồn tài nguyên rừng. Họ lấy củi đun, thu mật ong, lấy cây thuốc .v.v.. để sử dụng trong gia đình theo phương pháp truyền thống, số còn lại đem trao đổi buôn bán tại tại các chợ gần các khu dân cư, tập quán với cuộc sống tại làng bản. Người dân luôn đối mặt với tình trạng thiếu phương tiện đi lại, đường giao thông đi lại rất khó khăn.

Người Cơ Tu vẫn giữ truyền thống phát nương làm rẫy xung quanh các vùng núi cao và thung lũng hẹp. Đất sản xuất lâm-nông dần dần trở nên thiếu khi dân số ngày càng tăng. Mặc dầu vậy, nhưng các vùng đất định cư của họ ít có thay đổi và không còn tái diễn đời sống du canh du cư mà hàng chục thế hệ xưa kia đã để lại dấu tích. Nghề chăn nuôi đại gia súc ít phát triển. Một cuộc sống tự cung tự cấp tuy nghèo nàn nhưng từ lâu đã quen đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên, dần dần cuộc sống của họ đã thay đổi theo hướng đổi mới của đất nước, nhu cầu đời sống gia tăng, người ta bắt đầu bị phụ thuộc nhiều hơn, khai thác nhiều hơn các nguồn tài nguyên rừng như: mây song, chặt gỗ và săn bắt các loài động vật rừng, không chỉ còn để sử dụng trong gia đình, làm thực phẩm hàng ngày mà còn đem buôn bán trao đổi với các vùng xa hơn. Sôi động hơn nữa là các hoạt động khai khoáng bất hợp pháp, tuy xảy ra ở vùng đệm nhưng cũng đã và đang gây hậu quả bất lợi và đã trở thành các mối đe dọa đối với KBT. (xem Bảng 10, Phần Phụ lục).

Trước tình trạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng trở nên cạn kiệt, chất lượng rừng suy giảm, đất đai cho sản xuất cũng trở nên chật hẹp, lao động dư thừa ngày một gia tăng, và nhu cầu đời sống lại ngày một cao hơn .v.v.. Vì vậy, khi KBT thành lập, tuy chỉ mới từ năm 2011 nhưng đã bộc lộ ngày càng rõ rệt các đe dọa lên tài nguyên đa dạng sinh học, tạo sức ép ngày càng gia tăng của các cộng đồng dân cư địa phương đối với các hoạt động quản lý bảo vệ của KBT dễ hình thành nhiều xung đột. Tuy cuộc sống của người dân đã dần được cải thiện, nhưng trước thực trạng hiện nay đòi hỏi KBT cần nhanh chóng có các giải pháp để từng bước kịp thời ngăn chặn các đe dọa do chính người dân gây ra. Song song với việc gia tăng hoạt động kiểm tra, giám sát và thực thi luật, cần áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục người dân phù hợp và quan trọng hơn cả là cùng với chính quyền địa phương tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao đời sống của các cộng đồng dân cư thôn bản, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng đệm.



2.9 Sinh cảnh đại diện:

Khu bảo tồn được đánh giá là khu vực có sinh cảnh rất quan trọng đối với loài Sao la, các loài thú móng guốc, linh trưởng và chim Trĩ. Cùng với Sao la, KBT còn là vùng phân bố của Mang Trường Sơn, cũng là loài thú lớn đặc hữu mới được phát hiện cho khoa học tại khu vực rừng núi Trung Trường Sơn.

Khu bảo tồn Sao la là nơi còn sót lại hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới trên đai địa hình núi thấp (lowlands) ở vùng Trung bộ Việt Nam. Đây là hệ sinh thái rừng có tính đa dạng sinh học cao, thể hiện trong sự đa dạng về cấu trúc thành phần loài, chứa đựng trong đó nhiều loài đặc hữu, quý hiếm đối với cả khu hệ thực vật, động vật (cả thú, chim, bò sát ếch nhái), vi sinh vật và nấm. Đồng thời, cũng cần lưu ý rằng loại rừng trên đai địa hình núi thấp luôn là đối tượng được ưu tiên trong quá trình tìm kiếm, khai thác và sử dụng của con người; vì vậy, ngày nay ít thấy nó được còn lại với diện tích lớn và cũng vì thế mà hệ sinh thái rừng còn lại trên đai địa hình núi thấp luôn bị đe dọa về nhiều mặt (khai thác gỗ, săn bắt, khai phá đất cho sản xuất nông lâm nghiệp và tái định cư); đây là hệ sinh thái rừng có giá trị bảo tồn cao đối với Việt Nam và Thế giới (WWF, 2008), hay còn được coi là các điểm nóng về bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu (ICBP/ International Council for Bird Preservation, 1992).

2.10 Xác định ranh giới và mốc giới:

Quyết định phê duyệt thành lập KBT theo Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 13/7/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam đã nêu rõ diện tích, lô, khoảnh, tiểu khu về lâm phận của KBT. Tuy nhiên, ranh giới ngoài thực địa chưa được khảo sát, cắm mốc rõ ràng. Điều này gây khó khăn trong công tác quản lý. Vì vậy, trong thời gian tới BQL cần kiểm tra lại ranh giới KBT cả trên bản đồ và trên thực địa, chú ý khu vực có đất sản xuất của người dân tại thôn Aur, xã AVương và thôn Atép 2, xã Bhalêê của huyện Tây Giang.

Việc xác định ranh giới và cắm mốc giới liên quan đến quá trình xử lý các vi phạm mà trước tiên là trong việc giải quyết các vi phạm về lấn chiếm đất lâm nghiệp dọc theo ranh giới KBT.

2.11 Nâng cao nhận thức về môi trường:

Nâng cao nhận thức về môi trường cũng như về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là hoạt động được KBT quan tâm và triển khai tại các thôn bản vùng đệm như giới thiệu về Khu bảo tồn, về pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng, về các loài động vật rừng quý hiếm trong đó có Sao la. Tuy nhiên, những hoạt động này còn rời rạc, không thường xuyên, theo thời vụ và nghèo nàn về nội dung, nên chưa thu hút được đối tượng cần tuyên truyền. Nguyên nhân là do thiếu tư vấn và kinh nghiệm về lĩnh vực này, kinh phí còn hạn hẹp, chưa có điều kiện tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền phù hợp cũng như tổ chức các chiến dịch truyền thông sâu rộng đến từng người dân trong các thôn bản cũng như tại các trường học.



2.12. Hiện trạng các khu vực giáp ranh: (khu vực nội địa và dọc biên giới Việt Lào)

2.12.1 Quan hệ hợp tác quốc tế:

Mới bước đầu có hoạt động giao ban về an ninh biên giới định kỳ giữa 2 bên Việt Nam, Lào ở cấp huyện (huyện Tây Giang thuộc tỉnh Quảng Nam và huyện A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Ka Lùm của Lào). (Mục 9, Phần 1)



2.12.2 Các xung đột tại vùng giáp ranh:

Tại các khu vực giáp ranh dọc biên giới Việt - Lào cho đến nay chưa hề có bất kỳ xung đột nào xẩy ra.

Tuy nhiên, tại các vùng giáp ranh giữa KBT và các địa phương lân cận còn tồn tại một số khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ:

- Tranh dành đất đai do chưa xác định cụ thể ranh giới tỉnh, huyện, xã. Vì vậy, trong xác định đất canh tác chưa rõ ràng giữa các địa phương.

- Khó giải quyết các vấn đề liên quan giữa ranh giới về bảo tồn và nhu cầu khai thác tài nguyên rừng của người dân địa phương vùng đệm.

- Khó khăn trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng giữa các địa phương, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi (như khai hoang để trồng cao su, phát triển chăn nuôi), và trong quy hoạch các dự án về phát triển công nghiệp, dịch vụ của chính quyền các địa phương.

- Còn tồn tại tình trạng người dân của các huyện: Tây Giang (Quảng Nam), Alưới, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) săn bắt động vật giữa vùng giáp ranh gây khó khăn trong công tác tuần tra.

Giữa các bên liên quan về phương diện quốc tế hay nội bộ trong nước đều sẽ phải cần đến các thỏa thuận về hợp tác trong các hoạt động liên quan giữa các cấp chính quyền và Ban quản lý khu bảo tồn…


PHẦN BA

CÁC NỘI DUNG QUẢN LÝ

3.1. Mục tiêu:

Như đã trình bày ở Phần 2 của KHQL, Khu bảo tồn mới được thành lập nên các mục tiêu quản lý đã đề xuất từ đầu hiện vẫn chưa có gì thay đổi. (xem Phần 2, Mục 2) Chủ yếu cần tập trung vào các mục đích cụ thể như sau:

(1) Bảo vệ và phục hồi số lượng quần thể loài Sao la;

(2) Bảo vệ, phục hồi quần thể các loài đặc hữu và bảo tồn quan trọng khác;

(3) Bảo vệ và phục hồi các thảm thực vật và hệ sinh thái điển hình;

(4) Giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về KBT;

(5) Triển khai sự hợp tác về bảo tồn và an ninh biên giới giữa các bên liên quan tại các khu vực giáp ranh (ở cấp độ quốc gia và quốc tế).

3.2. Hiện trạng về luật pháp:

- Ban quản lý KBT hiện đã có quyết định thành lập và UBND tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la; là những cơ sở pháp lý quan trọng để Ban quản lý KBT tiến hành triển khai các hoạt động đề xuất, đặc biệt là các thủ tục về cấp đất, xác định ranh giới và cung cấp nguồn kinh phí cho Ban quản lý KBT.

- Các chương trình phát triển, quản lý, bảo vệ và tổ chức Khu bảo tồn đều tuân thủ theo các văn bản pháp lý đã có trước đây của Nhà nước như: Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học, Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ và Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.3 Ranh giới và phân vùng:

3.3.1 Ranh giới:

Ngày 13/7/2012, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 2265/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án thành lập Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la; đây là một văn bản quan trọng, là cơ sở để thực hiện các nội dung trong đề án quy hoạch KBT. Một trong những hoạt động quan trọng đầu tiên là tổ chức bàn giao địa bàn quản lý một cách hợp pháp để tiến hành mắc mốc phân định ranh giới KBT của các cơ quan chức năng và các bên liên quan về ranh giới để tìm tiếng nói chung và sự đồng thuận chung của các bên.



3.3.2 Các vùng quản lý:

Dựa trên tình hình thực tế, theo đề án quy hoạch, KBT được chia thành 02 phân khu chức năng: đó là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu hành chính - dịch vụ.



3.3.2.1 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 15.800 ha, bao gồm 22 tiểu khu rừng, được quy hoạch dựa theo các đặc điểm chủ yếu sau:

- Mục tiêu chính ưu tiên hàng đầu giống như tên gọi đây là khu bảo tồn là loài và sinh cảnh Sao la. Chủ yếu là bảo vệ và bảo tồn loài Sao la đang ở tình trạng cực kỳ nguy cấp (CR) cùng với các hệ sinh thái và sinh cảnh vùng sống của chúng. Tại đây, như chúng ta đã biết đây còn là nơi cư trú của 2 loài thú mới đang nguy cấp là Mang lớn và Mang Trường Sơn.

- Căn cứ vào phân bố loài Sao la, đặc điểm rừng là sinh cảnh vùng sống của Sao la cho thấy, độ che phủ của rừng tại nơi đây chiếm trên 92% diện tích, đặc điểm rừng và đa dạng sinh học tương đối đồng nhất, rừng đã phục hồi tương đối tốt, những khu vực đất trống cỏ, cây bụi cũng là sinh cảnh của các loài móng guốc và các loài động vật khác, đặc biệt tại đây có vùng rừng đầu nguồn với các dòng suối có nhiều đá, nơi qua lại của Sao La.

- Căn cứ vào tình hình phân bố dân cư, các vùng rừng được quy hoạch là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt nằm cách xa khu dân cư ở vùng đệm.

Trên cơ sở đó, để có điều kiện bảo vệ loài Sao la một cách có hiệu quả nhất, dự án quy hoạch KBT đã không tuân thủ việc phân chia khu bảo tồn thành 3 phân khu chức năng theo thông lệ của các văn bản pháp lý hiện hành mà chỉ phân KBT thành 2 phân khu chức năng như đã phân tích trên đây.



3.3.2.2 Phân khu dịch vụ - hành chính:

Chức năng của phân khu này là nơi có trụ sở Ban quản lý Khu bảo tồn với các phòng ban chức năng, là địa điểm tổ chức dịch vụ du lịch, các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội và tuyên truyền giáo dục trong toàn khu vực.



Diện tích: Phân khu hành chính dịch vụ có diện tích là 22 ha (bao gồm 2 ha của 4 Trạm Kiểm lâm).

3.3.2.3 Vùng đệm:

Phạm vi ranh giới: Theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng thì các xã có diện tích trong Khu bảo tồn hoặc có ranh giới giáp với Khu bảo tồn được quy hoạch vào vùng đệm. Trên cơ sở đó vùng đệm của KBT loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam được đề xuất thuộc điạ bàn của 6 xã, gồm phần diện tích còn lại sau khi đề xuất quy hoạch vùng lõi khu bảo tồn thuộc xã: Bhalêê, AVương (Tây Giang); Tà Lu, Sông Kôn (Đông Giang); ngoài ra, còn có 2 xã giáp ranh khác cũng được đề xuất thuộc vùng đệm KBT đó là: xã A Nông (Tây Giang) và A Ting (Đông Giang). Hầu hết diện tích đất canh tác nông nghiệp của 6 xã trên đều nằm ngoài và tương đối xa khu vực đề xuất thành lập Khu bảo tồn loài (trừ một số ít khu vực bị lấn chiếm bất hợp pháp). Diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch rừng sản xuất và giao về địa phương quản lý để giao hộ gia đình đủ để người dân có đất rừng nhằm phát triển các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp.

Toàn bộ vùng đệm có diện tích là 35.135,44 ha, thực hiện chức năng như một vành đai bảo vệ, là hàng rào chắn phòng hộ cho Khu bảo tồn. (xem cụ thể tại phụ lục 3)

3.4 Các chương trình quản lý:

3.4.1 Quản lý tài nguyên:

Về hoạt động quản lý tài nguyên theo như các mục tiêu đã xác định, chủ yếu tập trung vào quản lý tài nguyên rừng, ưu tiên hàng đầu là quản lý các loài hoang dã, tiêu biểu là Sao la và một số loài động thực vật đặc hữu, quý, hiếm và bị đe dọa ở mức độ cao, có ý nghĩa bảo tồn quan trọng đối với thế giới, cùng với việc bảo tồn các nguồn gen có giá trị.

Song song với việc quản lý các loài là việc quản lý các hệ sinh thái đại diện, chứa đựng trong đó các nguồn gen quý, các sinh cảnh hay vùng cư trú thích hợp của các loài đặc hữu.

Để quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên, trong các hoạt động tuần tra bảo vệ cần ưu tiên việc thực thi luật, đồng thời tổ chức hệ thống kiểm tra và PCCCR, nhất là trong mùa khô nóng.



        1. Bảo vệ và thực thi luật:

Ngoài các hoạt động đã nêu ở trên, chương trình bảo vệ được coi là một trọng tâm khi mà sự hiểu biết và đời sống của người dân địa phương còn hạn chế, các phong tục truyền thống của họ trong đời sống và sản xuất chưa thay đổi, nhất là đối với các cộng đồng dân tộc người thiểu số chiếm đa số trong các vùng dân cư tiếp giáp với KBT. Một số hoạt động cụ thể cần thực hiện:

- Tổ chức các đợt tuần tra truy quét nhằm vào các điểm tập trung các đối tượng vi phạm theo định kỳ và đột xuất tại hầu hết các lâm phận trên địa bàn (ưu tiên các điểm nóng/hot pots), thông qua đó đẩy mạnh việc thực thi pháp luật.

- Tại các điểm có tính chất phức tạp thì tổ chức phối hợp truy quét theo quy chế phối hợp giữa KBT và các đơn vị liên quan như: Công an, Quân đội, lực lượng Biên phòng, Chính quyền địa phương các cấp, lực lượng Kiểm lâm Đông Giang và Tây Giang đồng thời huy động sự tham gia của người dân.

- Rà soát, tổ chức mạng lưới PCCCR giữa BQL, chính quyền các cấp và hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng; Tổ chức tập huấn thường kỳ về hoạt động này.

- Thường xuyên chú ý đến việc đào tạo, nâng cao năng lực về thực thi luật cho cán bộ KBT, lực lượng Kiểm lâm, cán bộ địa phương .v.v.. Thông qua các khóa tập huấn được tổ chức tại KBT hoàn thiện các thể chế, các văn bản liên quan để tăng cường công tác bảo vệ.

3.4.1.2 Quản lý sinh cảnh: (vùng cư trú của các loài)

- Tăng cường bảo vệ các khu rừng lá rộng trên địa hình núi thấp hiện có, đây là vùng địa hình thường bị tác động mạnh, nhất là tại địa bàn huyện Đông Giang;

- Triển khai các chương trình phục hồi rừng, đặc biệt là trên vùng đã bị thoái hóa và thay thế bằng thảm cỏ và tre nứa;

- Gia tăng kiểm tra cháy và hoàn thiện phương pháp kiểm tra PCCCR;

- Hạn chế tối đa hoạt động khai khác không hợp lý hay hướng dẫn khai thác sử dụng hợp lý các loại lâm sản ngoài gỗ như: củi đun, mây song, và cây thuốc .v.v..;

- Căn cứ vào các vùng sản xuất nông - lâm nghiệp để xác định nguồn gốc của các tác động dựa theo mốc giới giữa KBT và khu dân cư. Kết quả giám sát về tác động của con người (được giới thiệu tại Mục 3.4.3.2) sẽ cho thấy rõ hơn chiều hướng của loại hình tác động này lên KBT.



3.4.1.3 Quản lý các loài hoang dã:

- Tăng cường cảnh giác, tuần tra bảo vệ, nghiêm cấm tuyệt đối các hoạt động săn bắt (bắn, bẫy) các loài hoang dã, đặc biệt đối với Sao la. Khi có các vi phạm xảy ra cần phối hợp với các cơ quan pháp luật để xử lý nghiêm.

- Tổ chức điều tra toàn diện về Sao la, các khu vực phân bố của Sao la và các loài thú bảo tồn quan trọng khác còn lại trong KBT. (xem Mục 3.3.1)

- Xây dựng chương trình giám sát về đa dạng sinh học, tập trung vào Sao la như là một trong các loài mục tiêu quan trọng của chương trình này (bên cạnh loài Mang Trường Sơn, Voọc và Trĩ sao…) để thường xuyên bổ sung các số liệu về hiện trạng và xu hướng thay đổi quần thể của chúng trong KBT. (xem Mục 3.4.3.2)

- Để triển khai hoạt động này đạt hiệu quả cao cần bố trí cán bộ kỹ thuật, Kiểm lâm viên có kinh nghiệm trong hoạt động hiện trường và theo định kỳ cần tổ chức tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc của các đối tượng này. Trong trường hợp cần thiết nên mời chuyên gia chuyên ngành trực tiếp tham gia. Cần cung cấp các vật tư trang bị đáp ứng yêu cầu của các hoạt động này. (xem Mục 3.3.2)

- Phối hợp với các khu bảo tồn giáp ranh (KBT Sao la Thừa Thiên Huế, VQG Bạch Mã mở rộng và cả khu Sê Xáp thuộc Lào) để trao đổi mọi thông tin và triển khai các hoạt động liên quan trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, hướng đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu điều tra trên cơ sở sử dụng phần mềm hiện sử dụng MIST phục vụ nghiên cứu, cung cấp và trao đổi thông tin.



3.4.2 Quản lý các hoạt động của con người: (Management of Human Use)

3.4.2.1 Đối với các hộ gia đình, đơn vị ở dọc ranh giới:

Về ranh giới

Hiện nay KBT đã có ranh giới, nhưng vẫn phải coi là ranh giới tạm thời được quy hoạch lúc đầu, sau này có thể còn phải điều chỉnh lại khi thực hiệm cắm mốc ranh giới.

Quá tình tiến hành hoạt động phân định ranh giới chính thức và cắm cột mốc cũng như điều chỉnh ranh giới sau này cần có sự tham gia của chính quyền và người dân địa phương. Các hội nghị với cộng đồng về ranh giới phải được tổ chức trước khi bắt đầu và sau khi đã hoàn thiện hoạt động cắm mốc giới. Quá trình được bắt đầu từ trên bản đồ cho đến khi thực hiện tại thực địa phải tiêu tốn khá nhiều thời gian, kinh phí của các bên liên quan và đại diện người dân. Quá trình thực hiện phải sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ hiện đại để xác định đúng các tọa độ khi cắm mốc; chủng loại và số lượng mốc giới được xác định theo theo tiêu chí ghi trong các văn bản quy định của nhà nước. Mọi tranh chấp về ranh giới và quyền sử dụng đất của các bên liên quan và người dân (nếu có) sẽ được phân định theo pháp luật hiện hành.

Các vùng quản lý

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Sao la Quảng Nam hiện có chỉ được phân chia thành 2 phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và Phân khu dịch vụ hành chính (Bảng số 10 tại Phần 2 của KHQL mô tả về diện tích cụ thể của từng khu vực) và sẽ có thay đổi về diện tích khi có sự điều chỉnh khi cắm mốc ranh giới KBT sau này. Hoạt động về phân vùng quản lý KBT thực hiện theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ và Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chính quyền và các đơn vị, các hộ gia đình này là các thành viên quan trọng trong hoạt động hoạch định ranh giới KBT, đóng cột mốc, tham gia hội nghị ranh giới; BQL của KBT cần có các hoạt động kiểm soát và tuyên truyền vận động các bên liên quan tham gia và thực hiện nghiêm các văn bản pháp luật liên quan.

Công tác bảo tồn Sao la cũng như bảo vệ tài nguyên rừng thường chứa đựng mâu thuẫn với phát triển kinh tế - xã hội, nhưng thực chất là mâu thuẫn tích cực. Trước hết, nó làm ảnh hưởng đến lợi ích của người dân nên cần phải có giải pháp phù hợp để hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội.

Trước mắt, khi thành lập Khu bảo tồn Sao la thì một số lợi ích từ việc khai thác lâm sản từ rừng sẽ hạn chế hơn. Kết quả điều tra kinh tế - xã hội tại các xã trong khu vực cho thấy, hiện tại còn một số lợi ích của một bộ phận người dân (mặc dù hầu hết là trái phép) như khai thác gỗ, săn bắt (chủ yếu là trái phép) động vật, khai thác lâm sản ngoài gỗ và chăn thả gia súc cần được kiểm soát. Cũng theo kết quả điều tra thì số lượng thợ săn không chỉ là người địa phương mà còn có một số người từ nơi khác; đặc biệt, những người buôn bán lâm sản thì chủ yếu từ nơi khác tới. Từ những hoạt động này đã dẫn đến một số xung đột trong công tác quản lý, giữa cán bộ bảo vệ và người đi khai thác buôn bán lâm sản.

Dưới đây là một số giải pháp được đề xuất nhằm giảm thiểu những mâu thuẫn giữa bảo tồn thiên nhiên và lợi ích kinh tế trong khu vực:

- Nhanh chóng xây dựng dự án đầu tư phát triển bền vững vùng đệm theo hướng dẫn của của Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Từ đó có thể khai thác được tiềm năng phát triển kinh tế, kêu gọi các nguồn vốn hỗ trợ phát triển vùng đệm, giảm áp lực tới Khu bảo tồn. Ban quản lý Khu bảo tồn Sao la sẽ là chủ đầu tư của dự án vùng đệm theo quy định của Nghị định này.

- Khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp bằng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đồng thời chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu mùa vụ nâng cao năng xuất sản phẩm, cải thiện đời sống người dân; đặc biệt, chú ý tới các kỹ thuật khai thác trên đất dốc. Nếu khai thác hết tiềm năng đất nông nghiệp trong khu vực thì chắc chắn sẽ đảm bảo an ninh lương thực cho cộng đồng dân cư.

- Tiếp tục giao đất lâm nghiệp cho người dân, đồng thời khai thác tiềm năng đất đai và tài nguyên rừng đã được giao, phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng sản xuất cây công nghiệp có năng suất cao, phát triển các loài gỗ quý trong các khu rừng khoanh nuôi bảo vệ cho lâu dài... Từ đó sẽ phát huy vai trò kinh tế lâm nghiệp đối với cộng đồng, để người dân sinh sống gần rừng có thể sống và làm giàu được bằng nghề rừng.

- Có chính sách hỗ trợ và khuyến khích người dân trong phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp nhằm khai thác và phát huy lợi thế về đất đai trong khu vực. Trong khu vực hiện có một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao nên đưa vào các mô hình phát triển kinh tế vườn rừng như: Ba kích, lòn bon, cao su, mây nước (chú ý không nên trồng mây nếp, hay còn gọi là mây tắt trong khu vực vì không có thị trường); các loài này trong các mô hình vườn rừng.

- Huy động người dân tham gia bảo vệ Sao la và quản lý tài nguyên rừng, có chính sách chi trả hợp lý các hợp đồng khoán bảo vệ rừng chẳng hạn như dịch vụ môi trường rừng để cộng đồng dân cư thấy được những giá trị của rừng và có thêm nguồn thu nhập.

- Phát triển các ngành nghề khác như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, nuôi ong, công nghiệp nhỏ, thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại,... để tăng nguồn thu nhập cải thiện đời sống.

- Thực hiện tốt chương trình tuyên truyền giáo dục đã đề xuất trong dự án này, từ đó nâng cao nhận thức của các tầng lớp xã hội, thấy được vai trò quan trọng của Khu bảo tồn đối với đời sống hàng ngày: Phòng hộ cho nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt, tạo cảnh quan môi trường. Thông qua chương trình sẽ giúp nâng cao trách nhiệm của các tầng lớp xã hội trong việc giữ gìn và ổn định lâu dài về đời sống vật chất và tinh thần cho các thế hệ, phục vụ phát triển bền vững, giảm mọi áp lực lên KBT. Do vậy, BQL cần nhanh chóng xây dựng dự án phát triển KT-XH vùng đệm và triển khai các hoạt động của dự án với vai trò là chủ đầu tư.

Đồng quản lý


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 4.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương