Khoáng sản kim loại quý VÀng bạc nguyễn Đức Lý, Nguyễn Xuân Tuyến Tổng quan về vàng bạc



tải về 156.5 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích156.5 Kb.
#37187
KHOÁNG SẢN KIM LOẠI QUÝ VÀNG - BẠC
Nguyễn Đức Lý, Nguyễn Xuân Tuyến
1. Tổng quan về vàng - bạc

Khoáng sản quý hiếm quan trọng nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chủ yếu là vàng - bạc. Đây cũng là hai loại khoáng sản đã được các đề án của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam quan tâm nghiên cứu qua nhiều đề án tìm kiếm đánh giá cũng như công tác đo vẽ bản đồ địa chất.

Theo số liệu điều tra, trên bản đồ tỉnh Quảng Bình đã đăng ký 19 điểm vàng với quy mô từ điểm khoáng hoá, điểm quặng và mỏ.

1.1. Không gian phân bố

Về mặt diện tích, các điểm vàng gốc phân bố khá tập trung trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ (10 điểm - mỏ) ở phía Nam và huyện Tuyên Hoá, Quảng Trạch (9 điểm) ở phía Bắc. Đây chính là các khu vực nằm trong ranh giới với địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Trị.



1.2. Mức độ nghiên cứu vàng trong công tác điều tra cơ bản

Đa số các điểm quặng vàng mới dừng lại ở mức phát hiện và phổ tra tìm kiếm đến chi tiết hoá trong các đề án đo vẽ lập bản đồ địa chất 1:50.000 của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

Riêng mỏ vàng Xà Khía ở phía Nam đã được tìm kiếm chi tiết hoá phục vụ cho việc lập luận chứng khai thác. Từ năm 1994 mỏ đã được đi vào khai thác quy mô nhỏ.

Cụm các điểm quặng vàng Khe Nang, Khe Đập huyện Tuyên Hoá và lân cận ở phía Bắc đã được tìm kiếm đánh giá tài nguyên dự báo. Riêng điểm Khe Nang đã được nghiên cứu đánh giá trong một dự án riêng. Cũng ở điểm quặng này đã có một chuyên đề nghiên cứu khả năng thu hồi vàng ở Khe Nang thông qua các mẫu bán công nghệ.

Có thể nói, so với các địa bàn tỉnh Quảng Trị và Hà Tĩnh, khoáng sản vàng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã được quan tâm đầu tư nghiên cứu khá chi tiết.

1.3. Địa chất học các mỏ vàng

Vàng gốc Quảng Bình đều có nguồn gốc nhiệt dịch, phân bố dưới dạng các mạch và đới mạch định hướng theo các phá huỷ đứt gãy lớn. Vàng có mối liên quan nguồn gốc với các dá xâm nhập và phun trào Mesozoi, bao gồm các phun trào hệ tầng Động Toàn và hệ tầng Đồng Trầu cũng như các xâm nhập kiềm vôi phức hệ Quế Sơn.

Các số liệu về địa chất, thành phần khoáng vật địa hoá cho thấy tồn tại hai thành hệ vàng sau: Thứ nhất: Đó là thành hệ thạch anh sulphur kiểu nhiệt dịch xâm nhập. Tiêu biểu là các điểm quặng Bạch Đàn, Khe Rêu liên quan với các đá granit phức hệ Quế Sơn; Thứ hai: Đó là thành hệ vàng bạc kiểu nhiệt dịch phun trào liên quan với các thành tạo phun trào Mesozoi. Tiêu biểu nhất là mỏ vàng Xà Khía, điểm Đường 16, điểm Khe Nang, Đá Trắng, Suối Kin.

1.4. Trữ lượng và tài nguyên dự báo

Trên địa bàn toàn tỉnh, các tài liệu nghiên cứu địa chất cho thấy các số liệu sau đây: Trữ lượng cấp C (C1 + C2) cho các mỏ đã tìm kiếm hoặc thăm dò: 8,2 tấn Au và 170 tấn Ag.

Tài nguyên dự báo (cấp P) cho các điểm quặng có triển vọng: 67,5 tấn Au và 342 tấn Ag.

2. Đặc điểm các mỏ điểm quặng vàng ở tỉnh Quảng Bình

2.1. Mỏ vàng Xà Khía

Mỏ vàng thuộc xã Lâm Thuỷ, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong tờ bản đồ E-48-106C (Tân Ly), có tọa độ địa lý: 17005'22" vĩ độ Bắc; 106036'32" kinh độ Đông.

Mỏ nằm ở vùng núi cao 100 - 400m, trên ranh giới kiến tạo giữa các thành tạo phun trào trung tính - acit hệ tầng Động Toàn ở phía Bắc và đá phiến sét, sét silic hệ tầng Long Đại ở phía Nam. Thân quặng nằm trong đứt gãy chạy theo phương Tây Bắc - Đông Nam qua Xà Khía tạo nên quan hệ kiến tạo giữa lớp đá phun trào và các đá của hệ tầng Long Đại. Quặng nằm trong đới biến đổi nhiệt dịch, thân quặng có cấu tạo dạng đới. Thân quặng có chiều dày thay đổi từ 3 - 14m, kéo dài trên 3m. Hàm lượng vàng trong thân quặng 1 - 430 g/T, hàm lượng Ag 4 - 1778,5 g/T. Thành phần thân quặng là các đá quarsit thứ sinh biến đổi từ các đá phun trào, á phun trào, các vi mạch thạch anh xuyên cắt đá biến đổi chứa vàng. Thành phần khoáng vật gồm: Thạch anh, kaolinit, sericit, pyrophylit, felspat, clorit, carbonat; khoáng vật quặng gồm ilmenit, manhetit, pyrit, arsenopyrit, pyrotin, sphalerit, calcopyrit, vàng, alectrum, tetraedrit.

Tổng trữ lượng của mỏ: 8.045,6kg Au và 169.550,3kg Ag; Tài nguyên dự báo của mỏ đến độ sâu 100m không ít hơn 12 tấn Au và 120 tấn Ag; Mỏ có nguồn gốc nhiệt dịch nhiệt độ thấp. Mỏ được đưa vào khai thác năm 1994.



2.2. Điểm quặng vàng gốc Khe Nang

Điểm quặng nằm ở góc Tây Bắc tờ bản đồ E-48-81A (Thiết Sơn), thuộc xã Kim Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, cách ga Kim Lũ khoảng 6km về phía Đông Bắc, có tọa độ địa lý: 17058'06" vĩ độ Bắc; 106002'09" kinh độ Đông.

Đặc điểm địa chất điểm quặng: phía Đông Bắc điểm quặng là các trầm tích lục nguyên hệ tầng Sông Cả (O3-S sc2) bao gồm đá phiến sét silic, đá phiến sét đen, đá phiến thạch anh - felspat và khối magma xâm nhập thuộc phức hệ PhiaBioc (Ga T3n pb) có thành phần là các đá granit biotit dạng porphyr, granodiorit. Tại vùng Khe Nang là các trầm tích lục nguyên hệ tầng Đồng Trầu - tập 3 (T2a đt3) gồm các đá cát kết, cát bột kết, sét bột kết và bột kết. Trên diện tích nghiên cứu phát triển hai hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam, trong đó hệ thống đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò khống chế quặng hoá của vùng. Dọc theo hệ thống đứt gãy này đá bị dập vỡ mạnh mẽ và theo đó đã phát hiện được hai thể đá mạch có thành phần acid (granit, granodiorit) và một thể đá bazơ (gabro diabas). Toàn vùng có cấu trúc một nếp lồi, có trục kéo dài phương Tây Bắc - Đông Nam bị phá hủy, phức tạp hoá bởi hoạt động kiến tạo, đây là cấu trúc thuận lợi cho sự tập trung quặng hóa.

Đặc điểm địa chất mỏ: Khu vực Khe Nang tồn tại một đới mạch thạch anh - sulphur chứa vàng trong đới dập vỡ, chiều rộng của đới thay đổi từ 120 - 580m chạy theo phương Tây Bắc - Đông Nam trên 7km. Trong đới đã xác định được 20 mạch thạch anh - sulphur chứa vàng, trong đó có 6 mạch hàm lượng vàng đạt 4,8 - 12,5 g/T và 14 mạch có hàm lượng vàng đạt 1 - 3,9 g/T. Các mạch thạch anh đều có phương kéo dài Tây Bắc - Đông Nam, hình dạng rất phức tạp, mạch đơn lẻ, hệ mạch, thấu kính, xâu chuỗi, chiều dày các mạch thay đổi từ 0,2 - 0,6m đến 4m, đa số có chiều dày 0,6 - 0,8m, chiều dài dao động 200 - 800m. Các mạch thạch anh thường cắm dốc đứng hoặc nghiêng về phía Tây Nam với góc dốc 45 - 800, thường cắt mặt lớp của đá cát kết, bột kết và sét bột kết.

Qua phân tích nung luyện Au, Ag và phân tích hấp phụ nguyên tử Cu, Pb, Zn trong thạch anh – sulphur cho thấy, hàm lượng vàng dao động trong khoảng rất rộng từ 0,4 - 1,7 g/T đến 10,17 - 32,4 g/T, cá biệt 104,03 g/T; hàm lượng bạc tuy ít gặp song hàm lượng một số mẫu đạt 5 – 29 g/T; hàm lượng đồng dao động 0,01 - 0,16%; hàm lượng kẽm 0,04 - 0,4%; hàm lượng chì 0,03 - 0,83%; hàm lượng arsen 0,014 - 0,84%, cá biệt đạt 3,96%; antimon ít gặp hàm lượng thấp 0,02 - 0,128%.

Cấu tạo kiến trúc quặng thạch anh - sulphur - vàng của khu vực Khe Nang gồm: Cấu tạo dạng ổ, cấu tạo dải, cấu tạo dăm kết và cà nát, cấu tạo mạch; Kiến trúc quặng có nhiều kiểu khác nhau, đặc trưng là các kiểu kiến trúc dăm, kiến trúc hạt tha hình phổ biến đối với các khoáng vật bocnit, tenantit, vàng; kiểu kiến trúc gặm mòn thường đặc trưng cho các khoáng vật sulphur ở giai đoạn tạo quặng sớm bị các khoáng vật sulphur ở giai đoạn muộn gặm mòn; kiến trúc dạng xương do bị rửa lũa, thay thế các khoáng vật xảy ra một cách liên tục.

Như vậy, đới khoáng hóa vàng Khe Nang có sự phân đới khá rõ ràng, gồm 3 đới: Đới I (đới trong cùng) trùng với các mạch thạch anh chứa vàng hoặc ngay cạnh là các thành mạch và biến đổi nhiệt dịch giai đoạn III, đặc trưng bởi sự có mặt của sulphur và carbonat; Đới II (đới giữa) kề đới trong cùng bao gồm các thành tạo chủ yếu của giai đoạn II, đặc trưng bởi sự có mặt của các mạch thạch anh sulphur và đá biến đổi nhiệt dịch thạch anh - sericit – sulphur; Đới III (đới ngoài cùng) được hình thành bởi các thành tạo trước quặng.

2.3. Điểm quặng vàng gốc Khe Đập

Điểm quặng Khe Đập cách ga Đồng Lê khoảng 7km về phía Đông Bắc, thuộc xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, có tọa độ địa lý: 17055'54" vĩ độ Bắc; 106003'12" kinh độ Đông.

Đặc điểm địa chất: Điểm quặng nằm trọn trong trầm tích lục nguyên hệ tầng Đồng Trầu - tập 3 (T3a đt3). Phần trên là đá phiến sét xen các lớp cát kết, cát bột kết. Thế nằm của đá 1900 - 2200 60 - 700 và 30 - 400  50 - 700, tạo thành các nếp uốn nhỏ lồi lõm xen nhau. Trong vùng có hai hệ thống đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam cắt qua. Trong đó, hệ thống Tây Bắc - Đông Nam phát triển mạnh mẽ và làm cho các đá bị dập vỡ, vò nhàu, cắt xén. Đây là hệ thống đứt gãy đóng vai trò khống chế quặng hóa, còn hệ thống đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam sinh sau gây dịch chuyển hệ thống Tây Bắc - Đông Nam và có thể tăng cường dung dịch nhiệt dịch cho giai đoạn trước.

Đặc điểm khoáng sản: Điểm quặng thuộc kiểu khoáng thạch anh – clorit – sericit - vàng ít sulphur. Trên diện tích nghiên cứu đã xác định được 1 đới mạch thạch anh-clorit – sericit - vàng ít sulphur trong đới dập vỡ. Đới mạch có chiều rộng 180 - 200m, chạy theo phương Tây Bắc - Đông Nam trên 700m, gồm nhiều mạch thạch anh xuyên lên gần trùng với phương của đá, các mạch thường cắm dốc 70 - 800 hoặc dốc đứng. Trong đới có 12 mạch thạch anh chứa vàng, có 3 mạch đạt hàm lượng vàng hơn 3g/T và 9 mạch có hàm lượng vàng dưới 3g/T. Các mạch thạch anh có chiều dày thay đổi từ 0,1 - 1m, cá biệt 2 - 5m, có hình dạng phức tạp: thấu kính, xâu chuỗi, ổ; chúng phình to, thót lại nhanh, có khi tắt đột ngột.

Các quá trình biến đổi vây quanh chủ yếu là: Thạch anh hóa: Xảy ra khá mạnh mẽ, đá phiến sét biến đổi thành đá sét silic, cát kết thạch anh thành cát kết quarzit; Clorit hóa: Chủ yếu phát triển ở trong thạch anh hoặc rìa mạch thạch anh. Đá bị clorit hoá có màu xanh lục, cứng và dai; Sericit hóa: Hiện tượng này gặp khá phổ biến và mạnh mẽ ở rìa mạch thạch anh, có nơi gặp chúng thành các đám nhỏ màu trắng bạc.Thành phần khoáng vật quặng: Khoáng vật mạch: thạch anh >90%; clorit, sericit rất ít; khoáng vật quặng có limonit và vàng. Limonit có thể là sản phẩm phong hóa của pyrit với số lượng ít <1%. Vàng xâm tán thưa dạng hạt, vảy méo mó.

Kết quả phân tích mẫu giã đãi cho hàm lượng vàng đạt 1 - 32 hạt/mẫu. Kết quả phân tích nung luyện vàng bạc và quang phổ bán định lượng một số nguyên tố được thể hiện trong bảng. Hàm lượng vàng trung bình 2,3 g/T. Hàm lượng vàng trong đá biến đổi rất nghèo 0,4 - 0,8 g/T, cá biệt có một vài mẫu đạt hàm lượng 1 – 2 g/T. Đới đá biến đổi cạnh mạch thường hẹp 0,1 - 0,2m, một số nơi tới 0,6m.

Tại khu vực Khe Đập, nhân dân địa phương đã khai thác vàng gốc trong các mạch thạch anh – clorit – sericit - vàng ít sulphur từ năm 1993, đến nay vẫn đang tiếp tục khai thác. Họ đã đào các công trình giếng có chiều sâu 10 - 18m, các lò có chiều dài từ 10 - 70m xuyên vào trong núi. Đây là điểm quặng có nhiều triển vọng cần được đầu tư nghiên cứu các bước tiếp theo.

2.4. Điểm quặng vàng gốc Suối Kin

Điểm quặng nằm ở phía Tây Nam Xóm Quán khoảng 7km, thuộc xã Ngư Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, nằm trong tờ bản đồ E-48-81 (Roòn), có tọa độ địa lý: 17052'57" vĩ độ Bắc; 106015'39" kinh độ Đông.

Đặc điểm địa chất: Trên diện tích nghiên cứu phía Đông Bắc là các thành tạo phun trào acid thuộc phức hệ á phun trào Hoành Sơn gồm ryolit porphyr bị ép yếu, ryolit porphyr, đá có màu xám xanh, bị phong hoá có màu trắng, loang lổ, chỉ chiếm một diện tích nhỏ. Trung tâm điểm quặng và phía Tây Nam là các trầm tích lục nguyên hệ tầng Đồng Trầu - tập 3 (T2a đt3). Thành phần đá gồm: phần dưới là cát kết, bột kết chứa vôi. Trên diện tích phát triển hai hệ thống đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam cắt qua, chúng đóng vai trò khống chế quá trình tạo khoáng của vùng. Dọc theo đứt gãy đá bị vò nhàu, dập vỡ do hoạt động kiến tạo, các đá lục nguyên bị uốn lượn tạo thành nhiều nếp uốn nhỏ, trục các nếp uốn thường có phương Tây Bắc - Đông Nam gây phức tạp hóa cấu trúc chung của vùng.

Đặc điểm khoáng sản: Trên diện tích nghiên cứu đã phát hiện được nhiều đới mạch thạch anh chứa vàng, chiều rộng từ 3 - 4m đến 10m, phân bố trong đới cà nát, dập vỡ của các đá tập 3 hệ tầng Đồng Trầu. Trong số các đới mạch đã xác định được 7 mạch thạch anh – sulphur - vàng hàm lượng thấp. Các mạch thạch anh phát triển đa phần theo phương Tây Bắc - Đông Nam, một số ít mạch theo phương Đông Bắc - Tây Nam; chiều dày của các mạch dao động từ 0,5 - 0,6m đến 2 - 3m (cá biệt có mạch dày tới 12m, kéo dài hàng km). Các mạch có hình dạng phức tạp: ổ, xâu chuỗi, mạng mạch. Các mạch thường cắm dốc 60 - 750 hoặc dốc đứng. Đối với loại mạch chiều dày lớn thường có hàm lượng vàng rất thấp hoặc không có.



2.5. Điểm quặng vàng gốc Khe Bẹ

Điểm quặng nằm ở phía Tây Nam Uỷ ban nhân dân xã Tiến Hóa khoảng 1,5km, thuộc huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình, nằm trong tờ bản đồ E-48-81C (Xuân Mai), có tọa độ địa lý: 17049'12" vĩ độ Bắc; 106013'30" kinh độ Đông.

Vùng nghiên cứu phân bố chủ yếu các thành tạo lục nguyên - phun trào hệ tầng Đồng Trầu và các trầm tích bở rời hệ tầng Phú Xuân. Vùng nghiên cứu được khống chế bởi hai hệ thống đứt gãy: hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam gồm đứt gãy số , hệ thống phương Đông Bắc - Tây Nam đứt gãy số .

Vùng nghiên cứu gồm 5 đới biểu hiện khoáng hóa:

+ Đới biểu hiện khoáng hoá số I: phân bố phía Tây Nam vùng, dọc hai phía đứt gãy số  kéo dài ~ 2km, rộng 200 - 300m. Phía Nam đứt gãy chủ yếu là cát bột kết chứa vật liệu phun trào, bột kết màu tím. Phía Bắc đứt gãy là ryolit porphyr, ryodacit porphyr bị ép đến ép yếu và tuf của chúng. Trong đới phát triển phong phú các mạch, hệ mạch thạch anh có bề dày từ vài centimet đến 2m nghèo sulfur xuyên chỉnh hợp hoặc cắt mặt lớp của đá. Đặc điểm địa vật lý của đới: giá trị điện trở suất từ 500 – 3.500 m, hệ số phân cực 4 -8% (phông 2%), gồm 8 dải dị thường và một số điểm dị thường đơn lẻ.

Kết quả: 1/64 mẫu trọng sa sườn có 1 hạt vàng, 33 mẫu giã đãi, 11 mẫu nung luyện đều không có vàng, 7 mẫu quang phổ hấp phụ nguyên tử cho Au < 0,1 g/T; Ag < 1 g/T. Khoáng vật thường gặp trong mẫu giã đãi là: thạch anh, pyrit, ilmenit, limonit, zircon, galenit, sphalerit, cerusit, calcit, psilomelan, barit.



Công tác điều tra khoáng sản sơ bộ (1998) đã phát hiện 2 mẫu giã đãi có 1 - 3 hạt vàng, 1 mẫu nung luyện cho Au: 1,83 g/T; Ag: 10 g/T; mẫu quang phổ hấp phụ nguyên tử cho Au < 0,1 g/T; Ag < 1 g/T.

+ Đới biểu hiện khoáng hoá số II: phân bố trùng phần đỉnh kéo dài của nếp lồi phương Tây Bắc - Đông Nam, dài 500 - 800m, rộng 200 - 300m. Biểu hiện tương tự đới I.

Các biến đổi cạnh mạch là: thạch anh hóa, chlorit hóa, epidot hóa. Kết quả: 8/88 mẫu trọng sa sườn có 1 hạt vàng; 2/32 mẫu giã đãi có 1 hạt vàng; 2/8 mẫu nung luyện Au: 0,3 g/T; Ag: 10 g/T; 5/5 mẫu quang phổ hấp phụ nguyên tử có Au < 0,1 g/T; Ag < 1 g/T.

Khoáng vật thường gặp là thạch anh, pyrit, ilmenit, leucocen, psilomelan, zircon. Kết quả: 8/8 mẫu giã đãi không có vàng, 2/4 mẫu nung luyện cho Au: 0,3 g/T; Ag < 10 g/T; 4/4 mẫu quang phổ hấp phụ nguyên tử cho Au < 0,1 g/T; Ag < 1 g/T.



Kết quả điều tra khoáng sản sơ bộ (1998): 2/6 mẫu giã đãi có 1 hạt vàng; 2/4 mẫu nung luyện Au: 1,17 và 1,5 g/T; Ag < 10 g/T; mẫu quang phổ hấp phụ nguyên tử cho Au < 0,1 g/T; Ag < 1 g/T.

Ở dọc phía Nam đứt gãy : Đó là đới sét - silic bị milonit hóa màu đen kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, rộng vài chục mét đến 100m.

Kết quả phân tích 7 mẫu giã đãi đều không có vàng; 1/6 mẫu nung luyện Au: 0,3 g/T; Ag < 10 g/T; 4/4 mẫu quang phổ hấp phụ nguyên tử cho Au < 0,1 g/T; Ag < 1 g/T. Giá trị điện trở suất từ 100 - 1.400 m, hệ số phân cực 2 - 3 lần phông. Tổ hợp khoáng vật: pyrit, ilmenit, zircon, limonit, sphalerit, psilomelan, barit. Các biến đổi liên quan đới milonit là thạch anh hóa, epidot hóa và chlorit hóa.

+ Đới biểu hiện khoáng hoá số IV: phân bố dọc khe Thanh Thủy trong trường các đá phun trào ryolit porphyr, ryodacit porphyr và tuf của chúng, đá bị ép, biến đổi thường gặp là thạch anh hóa, epidot hóa, chlorit hóa, không đo địa vật lý.

Kết quả: 2/45 mẫu trọng sa sườn có 1 - 2 hạt vàng; 7 mẫu giã đãi và 3 mẫu nung luyện đều không có vàng. Khi điều tra khoáng sản sơ bộ (1998) có 1 mẫu giã đãi có Au: 1 hạt, 1 mẫu nung luyện Au: 1 g/T. Khoáng vật thường gặp trong mẫu giã đãi: pyrit, ilmenit, limonit, galenit, sphalerit, serusit, zircon.

+ Đới biểu hiện khoáng hoá số V: phân bố ở khu vực Mỹ Cương, dọc theo đứt gãy . Thành phần chủ yếu là các đá lục nguyên, đôi chỗ chứa ít vật liệu phun trào.

Điểm quặng có nguồn gốc nhiệt dịch, chỉ ở mức biểu hiện khoáng sản. Đã điều tra khoáng sản chi tiết tỷ lệ 1:10.000 trong đo vẽ 1:50.000. Tại đây đã thu thập: 183 mẫu giã đãi và nung luyện; 6 mẫu hoá sét, lấy 500 mẫu trọng sa chi tiết, 498 mẫu kim lượng deluvi; đào: 852m3 hào, hố; 90,5m giếng nông; đo: 4.140 điểm điện mặt cắt; 1.100 điểm PCKT; 8 điểm đo sâu phân cực.

2.6. Điểm quặng vàng gốc Quán Bưởi

Điểm quặng thuộc thôn Quán Bưởi, xã Quảng Hợp, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, trong tờ bản đồ E-48-81B (Quảng Châu), có tọa độ địa lý: 17055'13" vĩ độ Bắc; 106017'44" kinh độ Đông.

Đá vây quanh là đá trầm tích lục nguyên hệ tầng Đồng Trầu - tập 3 (T2a đt3) gồm: đá cát kết màu xám, phong hóa có màu nâu, nâu đỏ, có chứa sericit. Trong vùng phát triển hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò khống chế quặng hóa trong vùng. Trong diện tích nghiên cứu có 3 đới dập vỡ chạy theo phương Tây Bắc - Đông Nam: Đới số I: phân bố ở phần trung tâm, diện tích rộng khoảng 200 - 300m, chiều dài >1km; Đới số II: phân bố ở phía Tây Nam đới, chiều dài 700m, rộng 200 - 500m, nằm cách đới số I khoảng 100m; Đới số III: phân bố ở phía Đông Bắc đới số 1, chiều dài 700m, rộng 200 - 500m.

Trong các đới phát triển nhiều mạch, hệ mạch thạch anh clorit hoá, sericit hoá. Mạch dày nhất đạt 0,5 - 1,5m; mạch mỏng từ 3 - 10cm. Đa phần các mạch có chiều dày 0,2 - 0,5m. Khoáng vật đi cùng có ilmenit, pyrit, zircon, apatit, anata, thạch anh, turmalin. Quặng có nguồn gốc nhiệt dịch, quy mô nhỏ.



2.7. Điểm quặng vàng gốc Khe Trường

Điểm quặng thuộc địa phận xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, trong tờ bản đồ E-48-81A (Tuyên Hóa), có tọa độ địa lý: 17054'58" vĩ độ Bắc; 106003'06" kinh độ Đông.

Trong vùng phát triển các thành tạo lục nguyên hệ tầng Đồng Trầu - tập 3 (T2a đt3) gồm: đá phiến sét, bột kết, cát kết và đá cát kết tuf. Đá bị dập vỡ, trong chúng gặp nhiều mạch thạch anh xuyên gần theo mặt lớp. Phát hiện được 7 mạch thạch anh nằm riêng lẻ, xuyên lên các đá bột kết, đá phiến sét. Các mạch cắm dốc 50 - 700 thẳng đứng. Chiều dày từ 0,3 - 0,5m, phương kéo dài Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài chưa khống chế hết được. Các mạch có dạng ổ, chuỗi thấu kính, có nơi phân nhánh phức tạp. Biến đổi rìa mạch chủ yếu là sericit hóa, clorit hóa, thạch anh hóa, carbonat hóa. Kết quả phân tích mẫu giã đãi: Au: 1 - 10 hạt/mẫu/12 - 15kg. Kết quả phân tích mẫu nung luyện: 0,5 - 1,4 g/T. Quặng có nguồn gốc nhiệt dịch, quy mô không lớn nhưng có triển vọng.

2.8. Điểm quặng vàng gốc Khe Đá Trắng

Điểm quặng nằm trong tờ bản đồ E-48-81-A (Tuyên Hóa), có toạ độ địa lý: 1705520" vĩ độ Bắc; 10602130" kinh độ Đông.

Trong vùng phát triển các thành tạo lục nguyên hệ tầng Đồng Trầu - tập 3 (T2a đt3) gồm: đá phiến sét, bột kết, cát kết và đá cát kết tuf. Đá bị dập vỡ, trong chúng gặp nhiều mạch thạch anh xuyên gần theo mặt lớp. Tại đây đã xác định được một đới mạch thạch anh chiều rộng 100 - 120m, chiều dài chưa khống chế được định hướng theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Trong đới có nhiều mạch thạch anh chiều dày từ 0,4 - 2,5m, cắm dốc 60 - 700 đến 900. Hình dáng các mạch phức tạp dạng thấu kính, xâu chuỗi, các đá vây quanh bị sericit hóa mạnh, đi cùng có carbonat hóa, clorit hóa.

Hàm lượng vàng trong các mẫu giã đãi từ 1 đến 15 hạt/mẫu (trọng lượng 1 mẫu từ 12 - 15kg). Kết quả phân tích nung luyện cho hàm lượng Au từ 0,4 - 1,4ppm; Ag <10ppm. Quặng có nguồn gốc nhiệt dịch. Điểm quặng chưa rõ triển vọng, cần đầu tư nghiên cứu tiếp.



2.9. Điểm quặng vàng gốc Khe Xanh

Điểm quặng nằm ở xã Thuận Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, trong tờ bản đồ E-48-81-A (Thiết Sơn), có tọa độ địa lý: 17056'47" vĩ độ Bắc; 1060 06'57" kinh độ Đông.

Xung quanh khu vực điểm khoáng hóa là các trầm tích lục nguyên hệ tầng Đồng Trầu - tập 3 (T2a đt3). Đá thường bị dập vỡ mạnh bởi các hoạt động kiến tạo phương Tây Bắc - Đông Nam. Thạch anh xuyên theo mặt lớp hoặc gần mặt lớp.

Tại khu vực Khe Xanh phát hiện 2 mạch thạch anh dày ~1m, kéo dài ~10m. Thạch anh bị dập vỡ và clorit hóa mạnh. Phần đá tiếp xúc với mạch có màu xanh lục, phương của mạch thạch anh 110 - 2900.

Kết quả phân tích mẫu giã đãi cho 1 mẫu có vàng. Kết quả phân tích nung luyện Au đạt 1,5 g/T.

2.10. Điểm quặng vàng gốc Khe Chứa

Điểm quặng thuộc địa phận xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong tờ bản đồ E-48-106C (Tân Ly), có tọa độ địa lý: 17007'54" - 17007'10" vĩ độ Bắc; 106040'10" - 106039'30" kinh độ Đông.

Trên diện tích của điểm quặng phân bố các trầm tích của hệ tầng Long Đại và trầm tích phun trào hệ tầng Động Toàn. Xuyên qua điểm quặng có hai hệ thống đứt gãy chính phương Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam. Các hệ thống đứt gãy phá vỡ cấu trúc làm dịch chuyển; là nguồn dẫn dung dịch nhiệt dịch gây biến đổi đá và tiêm nhiễm khoáng hóa. Các đá trong diện tích điểm quặng bị biến đổi mạnh: thạch anh hóa, propylit hóa, clorit hóa, sericit hóa, silic hóa, calcit hóa...

+ Tại điểm quặng đã khoanh nối được một đới khoáng hóa vàng, tại đó thạch anh phát triển đi kèm hiện tượng thạch anh hoá, sericit hoá, clorit hoá. Trong đới này có 2 dải thạch anh-sulphur mà phần trên đã bị phong hoá thành limonit. Đới mạch thạch anh dài 1.600m, rộng 50 - 250m, phương Tây Bắc - Đông Nam. Trong đới có nhiều tập hợp mạch thạch anh kích thước nhỏ. Kết quả phân tích cho hàm lượng vàng rất thấp, trung bình 0,779 g/T. Tài nguyên dự báo cấp P2: 8.916kg Au và 404.695kg Ag.

+ Trong điểm quặng còn một đới khoáng hóa đa kim chứa vàng bạc. Đới này nằm về phía Tây Nam đới thạch anh và phát triển song song với nó theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Năm điểm lộ quặng đa kim được phát hiện dọc theo một con suối cắt gần vuông góc với phương các đá, khoáng vật quặng gồm galenit, sphalerit có chứa vàng, bạc. Các mạch thạch anh galenit - sphalerit nằm trong các đá bị thạch anh hóa, clorit hóa và carbonat hóa nằm kề cạnh trầm tích phun trào của hệ tầng Động Toàn. Các mạch chứa quặng thường dày từ 0,3 - 2m, phát triển theo phương á vĩ tuyến.

Tài nguyên dự báo cấp P2: 30.489 tấn (Pb+Zn); 559kg Au và 56.155kg Ag. Mỏ nhiệt dịch có triển vọng.



2.11. Điểm quặng vàng Bạch Đàn

Điểm quặng nằm về phía Đông bản Bạch Đàn, thuộc xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong tờ bản đồ E-48-106C, có tọa độ địa lý: 17002'42" - 17003'42" vĩ độ Bắc; 106034'00" - 106035'48" kinh độ Đông.

Điểm quặng hóa vàng Bạch Đàn phân bố trong đới ngoại tiếp xúc của khối granitoid Tăng Ký, gần trung tâm phức nếp lõm Kho Rinh thuộc phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn.

Khối granitoid Tăng Ký trên diện tích điểm quặng có thành phần bao gồm gabrodiabas, gabrodiorit porphyr, granodiorit và đá mạch sperxatit.

Các thành tạo trầm tích bao gồm: Hệ tầng Long Đại, phân hệ tầng giữa, tập 2 (O3-S1 22) gồm: cát kết đa khoáng, cát kết thạch anh xen bột kết, đá phiến sét; Hệ tầng Long Đại, phân hệ tầng trên (O3-S1 3): gồm đá phiến sét, bột kết phân lớp mỏng và phân dải, chỉ lộ ra một dải nhỏ dọc theo đứt gãy Bạch Đàn; Hệ tầng Đại Giang, phân hệ tầng dưới (S2 đg1) gồm: đá phiến sét, bột kết, cát kết màu xám; Hệ tầng Đại Giang, phân hệ tầng trên (S2 đg2) gồm: đá phiến sét, bột kết màu xám phớt lục; Hệ tầng La Khê (C1 lk): gồm đá phiến sét, đá phiến sét vôi, đá vôi màu xám; Hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs): thành phần là đá vôi dolomit màu xám sáng phân lớp vừa đến thô.

Điểm quặng chủ yếu phát triển trong các đá phân hệ tầng dưới của hệ tầng Đại Giang, tập 2 phân hệ tầng giữa hệ tầng Long Đại.

Trên điểm quặng có hai hệ thống đứt gãy: Hệ thống phương Tây Bắc - Đông Nam mà tiêu biểu là đứt gãy Bạch Đàn và các đứt gãy nhỏ dạng lông chim. Các thành tạo trong đới dập vỡ bị biến đổi nhiệt dịch mạnh mẽ (Thạch anh hóa, sericit hóa, carbonat hóa) và có chứa vàng; Hệ thống á vĩ tuyến gần như trùng với suối Tăng Ky, có tuổi trẻ hơn và làm dịch chuyển đứt gãy Bạch Đàn.

Các đứt gãy phát triển dọc theo phương cấu trúc là điều kiện thuận lợi cho việc tập trung khoáng hóa vàng Bạch Đàn. Trong vùng đã phát hiện được 5 đới khoáng hóa chính. Các đới khoáng hóa phân bố trong các đới biến đổi nhiệt dịch phát triển dọc theo các đứt gãy phương 1200 - 1550, cắm về phía Đông Bắc 70 - 750, phía Tây Nam 60 - 650, gồm: Đới số I: dài 2.100m, rộng trung bình 4,2m; hàm lượng vàng trung bình 4,0 g/T, hệ số chứa quặng KI= 0,238; tài nguyên dự báo: 3.971kg Au, 9.866kg Ag.

Đới số II: dài 800m, rộng trung bình 11,5m; hàm lượng vàng trung bình 1,52 g/T, hệ số chứa quặng KII= 0,406; tài nguyên dự báo: 2.586kg Au, 6.730kg Ag.

Đới số III: dài 1.000m, rộng trung bình 2,25m; hàm lượng vàng trung bình 2,37 g/T, hệ số chứa quặng KIII= 0,880; tài nguyên dự báo: 2.540kg Au.

Đới số IV: dài 1.000m, rộng 1 - 2m, hàm lượng vàng 0,5 - 1g/T.

Đới số V: dài 600m, rộng 3m, hàm lượng vàng trung bình 3,9g/T, hệ số chứa quặng KV= 0,60, tài nguyên dự báo 1.053kg Au, 2.700kg Ag.

Tổng tài nguyên dự báo: 10.587 kg Au.

Về triển vọng điểm quặng Bạch Đàn: có nguồn gốc nhiệt dịch, tuy chưa thật đặc trưng cho kiểu thành hệ vàng - bạc vì hàm lượng sulphur thấp, hàm lượng vàng chưa cao. Theo đặc điểm lộ, độ chênh lệch địa hình quặng hoá và sự phân bố hạn chế của vàng sa khoáng, hàm lượng rất thấp của Cu, As - nguyên tố được cho là tập trung chủ yếu ở phần thấp của đới quặng. Có thể dự đoán mức độ bóc mòn của điểm quặng còn rất yếu và ở đó quặng vàng còn có thể tồn tại ở dưới sâu >500m. Như vậy, điểm quặng là rất có triển vọng.



2.12. Điểm quặng vàng Thù Lù

Điểm quặng nằm ở bờ trái suối Thù Lù, cách đỉnh Thù Lù gần 3km về phía Tây Bắc. Điểm quặng nằm trọn trong một thung lũng tương đối bằng phẳng so với địa hình xung quanh, ở độ cao 300 - 350m. Điểm quặng thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong tờ bản đồ E-48-106 C, có tọa độ địa lý: 17001'41" - 17002'42" vĩ độ Bắc; 106039'04" - 106042'33" kinh độ Đông.

Điểm quặng vàng Thù Lù phân bố trong các thành tạo á phun trào thuộc hệ tầng Động Toàn (Pđt) và đới ngoại tiếp xúc của chúng với các đá tập 2 phân hệ tầng dưới của hệ tầng Long Đại (O3-S1 22). Các đới khoáng hóa nằm trùng với các đới đá biến đổi nhiệt dịch giữa hai thành tạo nói trên. Các hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam vừa đóng vai trò là ranh giới vừa là cấu trúc thuận lợi cho tập trung các đới khoáng hoá vàng ở Thù Lù. Ở Thù Lù đã phát hiện được 3 đới khoáng hóa chính:

Đới I: dài 1.100m, rộng 7,43m. Đới phát triển theo phương Tây Bắc - Đông Nam, cắm về phía Đông Bắc 500; hàm lượng vàng 1,62 g/T; hệ số chứa quặng KI= 0,57; tài nguyên dự báo: 3.247kg Au, 31.300kg Ag.

Đới II: dài 2.500m, rộng 5,4m. Đới phát triển theo phương Tây Bắc - Đông Nam, cắm về phía Tây Nam 550; hàm lượng vàng 2,36 g/T; hệ số chứa quặng KII= 0,30; tài nguyên dự báo P2: 3.622kg Au, 86.700kg Ag.

Đới III: dài 2.400m, rộng 5,7m. Đới phát triển song song với đới II, cắm về phía Tây Nam 550; Hàm lượng vàng 1,3g/T; hệ số chứa quặng KIII= 0,34; tài nguyên dự báo: 2.257kg Au, 48.000kg Ag.

Tổng tài nguyên dự báo P2: 9.174kg vàng + 165.528kg bạc.

Ngoài các đới biến đổi chứa quặng vàng như trên, một vài nơi trong diện tích điểm quặng còn có mạch thạch anh chứa vàng.

Thành phần khoáng vật quặng gồm: pyrit (2%), arsenopyrit (1%), galenit (10%), calcopyrit (1%), vàng tự sinh. Khoáng vật mạch có thạch anh, sericit, pyrophylit, kaolinit, calcit, clorit - albit.

Về triển vọng điểm quặng: Quặng hoá ở điểm quặng Thù Lù hoàn toàn giống với quặng hoá ở mỏ vàng bạc Xà Khía: đều nằm trong các đới đá biến đổi nhiệt dịch kiểu quarsit thứ sinh trên ranh giới với trầm tích lục nguyên, thành phần khoáng vật và nguyên tố quặng phong phú đa dạng, độ hạt vàng rất bé, độ tinh khiết thấp. Rõ ràng điểm quặng Thù Lù thuộc thành hệ vàng - bạc, thành hệ quặng vàng có triển vọng nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ.

Điểm quặng Thù Lù là một ví dụ điển hình của mối liên quan giữa quặng hoá vàng và thành hệ phun trào - á phun trào, ít nhất là về mặt không gian. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng các thành tạo phun trào - á phun trào và quặng hoá vàng trong chúng, nhất là vùng ranh giới, trước hết là từ độ sâu 200 - 300m trở lại. Quặng có nguồn gốc nhiệt dịch, quy mô điểm quặng tương đối lớn, rất có triển vọng.

2.13. Điểm quặng vàng Động Vàng

Điểm quặng vàng Động Vàng phân bố ở phía Bắc đỉnh Động Vàng, trong lưu vực của Khe Vàng thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong tờ bản đồ E-48-118A, có tọa độ địa lý: 16055'36" - 16057'45" vĩ độ Bắc; 106038'00" - 106039'40" kinh độ Đông.

Trong diện tích điểm quặng phân bố chủ yếu là các thành tạo đá phiến sericit, đá phiến thạch anh sericit xen vài thấu kính cát kết dạng quarzit của tập 1 và một ít các thành tạo cát kết thạch anh tập 2 thuộc phân hệ tầng dưới hệ tầng Long Đại. Trong vùng có 2 hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến và phương Tây Bắc - Đông Nam. Đi cùng với các cấu tạo phá hủy đó là các đới vò nhàu dập vỡ, các khe nứt kéo theo rất thuận lợi cho các mạch thạch anh chứa vàng xuyên lên. Vàng gốc trong diện tích điểm quặng tồn tại ở 3 dạng:

- Đới tập trung vi mạch thạch anh với mật độ 20 - 50 vi mạch/mét, chiều dày các vi mạch 1 - 2cm, có khi 4 - 5cm, hàm lượng vàng đạt 0,4 - 1,2 g/T.

- Đới dập vỡ vò nhàu bị thạch anh hoá, sulphur hoá chứa vàng. Hàm lượng vàng trong mẫu giã đãi từ 1 - 2 hạt đến chục hạt, có mẫu đạt 155 hạt; hàm lượng mẫu nung luyện 0,2 - 0,5 g/T, chỉ có 1 mẫu đạt 1 g/T.

- Các mạch thạch anh xuyên theo khe nứt lông chim có phương á kinh tuyến, loại này chứa vàng giàu. Hàm lượng vàng trong mạch đạt 10 g/T, ngoài mạch 0,4 - 1,5 g/T. Chiều dày các mạch bé.

Điểm quặng có nguồn gốc nhiệt dịch, ít có triển vọng.

2.14. Điểm khoáng hóa vàng gốc Rào Reng

Điểm quặng thuộc địa phận xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong tờ bản đồ E-48-106C (Tân Ly), có tọa độ địa lý: 17006'47" - 17006'47" vĩ độ Bắc; 106030'23" - 106033'24" kinh độ Đông.

Vùng Rào Reng lộ các đá cát kết, bột kết, sét kết, đá phiến sét của hệ tầng Long Đại, đá cuội kết, sét kết hệ tầng Đại Giang và các thành tạo phun trào hệ tầng Động Toàn. Khoáng hóa vàng trong các mạch thạch anh-sulphur tìm thấy trong các đá phun trào hệ tầng Động Toàn.

Trong vùng có 2 đứt gãy lớn phương Tây Bắc - Đông Nam là đứt gãy ngầm 28-Eo Bù và đứt gãy Chà Xú - Địa Lòng. Dọc theo đứt gãy các đá bị dập vỡ cà nát, hoạt động nhiệt dịch xảy ra mạnh mẽ, nhất là dọc theo đứt gãy Chà Xú - Địa Lòng. Tại đây gặp nhiều mạch, đới mạch thạch anh và các hiện tượng biến đổi: Thạch anh hóa, albit hóa, calcit hóa, sericit hóa, propylit hóa. Đứt gãy này đóng vai trò chính trong quá trình tạo khoáng vàng ở vùng Rào Reng.

Tại khu vực Rào Reng đã phát hiện 3 đới khoáng hóa vàng, gồm: Đới I: dài 2km, chỗ rộng nhất 350m, vát dần về hai đầu. Các mạch thạch anh, thạch anh - sulphur có chứa khoáng hóa vàng nằm trong đới đá phun trào axit, trung tính cùng các tuf của chúng bị biến đổi. Hàm lượng vàng thấp 0,6 - 1 g/T; Đới II: dài 1.200m, rộng 50m. Các mạch thạch anh theo phương gần Đông - Tây không liên tục xuyên lên theo mặt lớp các đá cát bột kết, đá phiến sét hoặc cắt chéo các lớp đá của hệ tầng Long Đại. Tại đây mới phát hiện được một mạch nhỏ thạch anh có 1 hạt vàng; Đới III: đới mạch thạch anh phát triển trong đá bột kết, phiến sét, rộng 100m, dài 800m, các mạch thạch anh ngắn và tản mạn, chiều dài không quá 20m. Trong đới có 1 chùm mạch có hàm lượng vàng 2,1 g/T.

Quặng có nguồn gốc nhiệt dịch, quy mô điểm quặng không lớn, hàm lượng vàng thấp, ít có triển vọng.



2.15. Điểm quặng vàng Khe Rêu

Điểm quặng nằm trên một nhánh nhỏ của lưu vực Khe Rêu, phía Nam đỉnh Tróc Ả, thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong tờ bản đồ E-48-106C, có tọa độ địa lý: 17003'44" - 17004'57" vĩ độ Bắc; 106039'27" - 106043'08" kinh độ Đông.

Điểm quặng vàng Khe Rêu nằm trên đới giao nhau của đứt gãy Đường 16 và đứt gãy Khe Rêu. Điểm quặng phân bố trong các đá tập 2, phân hệ tầng giữa hệ tầng Long Đại (O3-S122). Đới khoáng hóa vàng nằm trong đới dập vỡ của đứt gãy Khe Rêu có phương kéo dài á vĩ tuyến (1000), cắm về phía Đông Bắc 70 - 750, chiều dài ~1.500m, rộng 5 - 7m. Quặng hoá trong đới ở dạng ổ, thấu kính không liên tục. Các đới quặng giàu chỉ dài 20 - 30m, chiều dày 0,5 - 1,5m. Hàm lượng vàng trong đới theo mẫu nung luyện 0,5 - 3,4 g/T.

Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là pyrit (~1%), vàng tự sinh, arsenopyrrit ít gặp. Khoáng vật phi quặng chủ yếu là thạch anh. Hàm lượng các nguyên tố đi kèm chỉ có As là đáng kể, có mẫu ~2,7%, các nguyên tố khác đều nằm trong phông chung của địa hóa vùng.

Về triển vọng điểm quặng: Theo đặc điểm thành phần khoáng vật, hóa học, đặc điểm thân quặng và đặc điểm địa chất trường quặng có thể nhận định nguồn gốc của quặng là nhiệt dịch, nhiệt độ trung bình đến cao. Quặng thuộc kiểu vàng - thạch anh - sulphur. Chưa nghiên cứu quặng theo chiều sâu, nhưng qua sự phân bố rất hạn chế của vàng sa khoáng có thể dự đoán quặng chỉ vừa bóc lộ ở phần trên. Thực tế các mạch và thấu kính quặng đã gặp đều nằm trong các vị trí phân cắt sâu nhất của địa hình. Như vậy, điểm quặng có thể có triển vọng ở phần sâu, cần tiếp tục nghiên cứu. Tài nguyên dự báo: 1.000kg Au.

2.16. Điểm khoáng hoá vàng gốc Trại Sim

Điểm khoáng hóa nằm ở phía Tây Nam Trại Sim 2,5km, thuộc xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, trong tờ bản đồ Xóm Cầu (E-48-81-D), có tọa độ địa lý: 17049'29" vĩ độ Bắc; 106017'37" kinh độ Đông.

Vùng biểu hiện khoáng hóa vàng phân bố dọc đới dập vỡ phương Tây Bắc - Đông Nam, cắt qua các đá ryolit porphyr, dacit ryolit porphyr màu xám xanh dạng khối cấu tạo khối thuộc tập giữa hệ tầng Đồng Trầu (T2a đt2).

Đới khoáng hoá phân bố dọc đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam bao gồm một số mạch thạch anh màu trắng đục chứa limonit, phân bố trong đá ryolit porphyr, dacit ryolit porphyr hệ tầng Đồng Trầu, có bề dày 0,5 - 1m và phân bố cách nhau 1 - 2m, tạo thành đới có bề rộng 10 - 20m, dài 100 - 200m.

Đặc điểm: Thạch anh thường có nhiều hang hốc được lấp đầy limonit màu nâu đen, có lẽ thuộc kiểu khoáng: thạch anh - sulfur - vàng trong đá phun trào. Kết quả phân tích mẫu như sau: Mẫu nung luyện có 1/3 mẫu Au: 0,3 g/T; Mẫu giã đãi có 1/11 mẫu có 4 hạt vàng/5kg mẫu giã đãi.

Quặng có nguồn gốc nhiệt dịch, biểu hiện dạng điểm khoáng hóa.



2.17. Điểm khoáng hoá vàng, bạc Đường 16

Điểm khoáng hóa Đường 16 nằm ở hạ nguồn suối Thù Lù, cách điểm cắt nhau của Đường 16 và suối Thù Lù gần 1km về phía Đông Bắc, cách bản Xà Khía gần 6km về phía Đông Nam; thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong tờ bản đồ E-48-106C, có tọa độ địa lý: 17003'00" - 17004'57" vĩ độ Bắc; 106039'27" - 106040'30" kinh độ Đông.

Điểm khoáng hóa vàng - bạc Đường 16 phân bố trong các thành tạo phun trào của hệ tầng Động Toàn (P đt) và nằm trong đới dập vỡ đứt gãy Xà Lời - Xà Khía. Đã phát hiện được 3 đới quặng hoá:

- Đới quặng hóa số I: nằm ở phía Bắc diện tích điểm khoáng hóa, đới có đường phương 340 - 3500, cắm về phía Đông Bắc góc dốc 40 - 650. Đới có chiều dài không quá 300m, chiều rộng 8m. Đây là đới biến đổi nhiệt dịch kiểu quarsit thứ sinh trong đá phun trào riolit, trong đó ở sát dưới cùng của đới có quặng hoá đa kim (sphalerit, galenit) với hàm lượng sulphur tới 10%, tiếp theo là đá biến đổi chứa sulphur - pyrit, nhiều nơi bị limonit hóa. Hàm lượng vàng theo mẫu nung luyện đạt 0,2 - 1 g/T, Ag: 25 - 50 g/T, Pb: 54 - 32 g/T; Zn: 225 - 633 g/T; Cu: 39,84 g/T; As < 20 g/T.

- Đới quặng hoá số II: nằm cách đới số I gần 200m về phía Nam. Đặc điểm quặng hóa giống đới số I song quy mô nhỏ hơn, chiều dài <200m, rộng 1,5m. Hàm lượng vàng trong mẫu giã đãi đạt 1 - 60 hạt/mẫu, theo mẫu nung luyện 0,2 - 0,8 g/T.

- Đới quặng hoá số III: là đới khoáng hóa chính bám dọc đứt gãy Xà Lời - Xà Khía có phương kéo dài Đông Bắc - Tây Nam, cắm về phía Đông Bắc 650. Đới dài 1.500 - 2.000m, rộng đến 7m. Qua 30 mẫu phân tích nung luyện đã phát hiện Au: 0,2 - 1,1 g/T; Ag: 0 - 40 g/T. Hàm lượng vàng theo mẫu giã đãi đạt từ vài hạt đến 128 hạt/mẫu.

Điểm khoáng hóa có nguồn gốc nhiệt dịch, có triển vọng.

2.19. Điểm khoáng hóa vàng bạc Đường 10

Điểm khoáng hóa Đường 10 nằm cách Km37 Đường 10 khoảng gần 1km, cách điểm quặng Bạch Đàn gần 3km về phía Tây Bắc, thuộc xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, nằm trong tờ bản đồ E-48-106C, có tọa độ địa lý: 17003'42" - 17004'52" vĩ độ Bắc; 106033'00" - 106033'30" kinh độ Đông.

Điểm khoáng hóa vàng Đường 10 nằm trong đới nội tiếp xúc phía Bắc của khối granitoid Tăng Ký thuộc pha 2 phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (2 PZ3 bq). Thành phần của khối granitoid gồm granodiorit horblen - biotit, một ít granit porphyr. Trong diện tích điểm khoáng hóa lộ một diện tích nhỏ gần 1km2 đá phiến sét, bột kết xen vài lớp mỏng cát kết của hệ tầng Long Đại, phân hệ tầng trên (O3-S13). Các thành tạo bị sừng hoá mạnh mẽ tạo nên đá sừng cordierit, song vẫn giữ nguyên cấu tạo phân lớp.

Đới khoáng hóa phát triển theo đường chia nước của một dải đồi hẹp. Quặng hóa phân bố trong đới biến đổi nhiệt dịch có hướng kéo dài Đông Bắc - Tây Nam cắm về Đông Nam 60 - 700. Chiều dài đới 1.650m, rộng 10 - 20m. Đặc điểm đới khoáng hóa ở các độ cao phân cắt khác nhau không giống nhau và thể hiện rất rõ đặc điểm cấu tạo đới quặng theo phương thẳng đứng. Tại các vị trí cao hơn bề mặt nước suối (có độ cao tuyệt đối 100 - 120m) từ 30m trở lên mặt cắt đới quặng thể hiện là đới quặng biến đổi nhiệt dịch chancedon hóa ở trên cùng. Dưới đới chancedon hoá là đới thạch anh hóa, sericit hóa chứa sulphur nghèo và dưới cùng là đới granit bị biến đổi yếu.

Hàm lượng vàng theo các mẫu nung luyện ở các phần cao rất thấp 0,4 - 0,5 g/T, hàm lượng Ag: 10 - 50 g/T; hàm lượng vàng theo mẫu hấp phụ nguyên tử <1 g/T. Các nguyên tố đi kèm như Pb, Zn, As cũng rất thấp, thường chỉ đạt 10 - 20 g/T.

Tại các mặt cắt ngang hoặc cao hơn mặt nước suối 1 - 2m, đới quặng hoá vàng biểu hiện khác hẳn. Đới thạch anh hóa, sericit hóa có chiều dày tới hơn 16m, trong đó có nơi hàm lượng sulphur đạt tới 10%. Hàm lượng vàng trong đới chỉ phân tích 10 mẫu thì đã có tới 7 mẫu có vàng với hàm lượng 1 - 1,5 g/T, một mẫu có Au: 0,8 g/T; 2 mẫu còn lại vàng chỉ đạt 0,5 g/T. Các nguyên tố quặng khác trong mặt cắt sâu cũng có hàm lượng vượt trội, đặc biệt Pb có hàm lượng 425 - 658 g/T.

Như vậy, có thể khẳng định điểm quặng Đường 10 vừa mới xuất lộ, vàng chỉ gặp ở độ sâu ~ 100m kể từ điểm cao nhất của đới và có khả năng hàm lượng vàng sẽ tăng cao hơn ở phần sâu hơn.

Thành phần khoáng vật quặng gồm pyrit, arsenopyrit, galenit, sphalerit, chalcopyrit, tetraedrit, vàng tự sinh. Khoáng vật mạch gồm thạch anh, chacedon, sericit, calcit.

Về triển vọng, điểm khoáng hóa Đường 10 có quy mô đáng kể. Quặng chỉ vừa mới xuất lộ, hàm lượng vàng ở các mặt cắt sâu khá đồng đều; vàng có độ hạt rất bé, các nguyên tố đi kèm luôn là Pb, Zn, Cu, As; độ sâu của đới quặng hóa có thể đạt 400 - 500m. Điểm quặng rất có triển vọng. Tài nguyên dự báo P2: 2.536kg Au, 32.000 kg Ag.

2.20. Điểm quặng vàng sa khoáng Bản Rưm

Điểm quặng nằm ở thung lũng sông Long Đại trong diện tích của Bản Rưm, Bản Ho thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong tờ bản đồ E-48-106C và E-48-118A, có tọa độ địa lý: 16058'50" - 17002'07" vĩ độ Bắc; 106037'30" - 106039'10" kinh độ Đông.

Điểm quặng đã được tiến hành tìm kiếm chi tiết với 8 công trình giếng và hố, các tuyến cách nhau 300 - 400m, công trình trên tuyến cách nhau 40m. Quặng vàng chỉ tập trung từ Bản Rưm đến Bản Ho, trên khoảng cách gần 3km, song quặng có hàm lượng >0,1 g/m3 chỉ tập trung ở hai đoạn thung lũng phình to nhất, Bản Ho và Bản Rưm, mỗi nơi có chiều dài ~1.000m.

Các thân quặng sa khoáng trong vùng phân bố trong vật liệu bở rời của thềm bậc II (aQ12-3) thềm bậc I (aQ21-2) và bãi bồi, lòng sông (aQ23). Trong vùng đã phát hiện được 9 thân quặng: Thân I: dài 180m, rộng 120m, dày 0,56m, hàm lượng CI = 0,16 g/m3; Thân II: dài 580m, rộng 80m, dày 0,6m, hàm lượng CII = 0,34 g/m3; Thân III: dài 620m, rộng 40m, dày 0,4m, hàm lượng CIII = 0,57 g/m3; Thân IV: dài 440m, rộng 40m, dày 0,6m, hàm lượng CIV = 0,287 g/m3; Thân V: dài 340m, rộng 40m, dày 1,2m, hàm lượng CV = 0,30 g/m3; Thân VI: dài 1.400m, rộng 150m, dày 0,68m, hàm lượng CVI = 0,20 g/m3; Thân VII: dài 1.000m, rộng 70m, dày 0,60m, hàm lượng CVII = 0,11 g/m3; Thân VIII: dài 340m, rộng 40m, dày 0,20m, hàm lượng CVIII = 0,11 g/m3; Thân IX: dài 680m, rộng 40m, dày 0,33m, hàm lượng CIX = 0,20 g/m3.



Tổng tài nguyên dự báo P1: 62,5kg. Trong đó chỉ có thân số I (Bản Ho) và thân số VI (Bản Rưm) là có giá trị hơn cả. Điểm quặng có nguồn gốc sa khoáng, quy mô nhỏ.
Каталог: 3cms -> upload -> khcn -> File -> TapChiKHCN -> 2013
2013 -> Vai trò CỦa viện trợ phát triển chính thứC (oda) CỦa hàn quốc với khu vựC ĐÔng nam á ncs, ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền
2013 -> Nnc trần văn chưỜNG
2013 -> Lược sử Quảng Bình 410 năm hình thành và phát triển
2013 -> NƯỚc khoáng bang và TẤm lòng đẠi tưỚng lê Chiêu Phùng
2013 -> Nghề Đan lát bằng mây tre của ngưỜi bru Vân Kiều qua sưu tập hiện vật tại Bảo tàng Quảng Bình Trần Thị Diệu Hồng
2013 -> ĐẠi tưỚng võ nguyên giáp và BẢn chính sách thành văN ĐẦu tiên về kh&cn ở NƯỚc ta
2013 -> NHỮng chủ nhân giải nobel 2012
2013 -> CÁc xu hưỚng quan hệ TỘc ngưỜi thuộc nhóm ngôn ngữ việt mưỜng ở miền núi tỉnh quảng bình hiện nay pgs. Ts nguyễn Văn Mạnh

tải về 156.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương