Khoa sư phạm gs. NguyễN ĐỨc chính tập bài giảng thiết kế VÀ ĐÁnh giá chưƠng trình giáo dụC



tải về 1.05 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2016
Kích1.05 Mb.
#31815
1   2   3   4   5   6   7   8

Tư vấn (đánh giá ngoài)

Nhiều trường hợp chương trình giáo dục được đánh giá bởi các chuyên gia bên ngoài trường. Một số nhà quản lí giáo dục cho rằng đối với các chương trình giáo dục mới cần được đánh giá từ bên ngoài, bởi lẽ với trình độ chuyên môn giỏi lại không bị “bệnh nghề nghiệp” chi phối, họ sẽ có được những đánh giá trung thực, khách quan. Tuy nhiên, đôi khi đánh giá ngoài cũng bị coi là kẻ ngoại đạo, ngáng đường quá trình đánh giá.



Đánh giá hiệu quả ngoài (outcomes assessment)

Một trong những nguồn thông tin quan trọng trong quá trình đánh giá chương trình giáo dục là các bằng chứng được thu thập một cách hệ thống thông qua hoạt động của sinh viên ngoài chương trình chính khoá. Đó là các hoạt động xã hội tự nguyện, các cơ hội học tập khác phù hợp với mục tiêu đào tạo, các công trình nghiên cứu, các dự án.

Thông thường hoạt động đánh giá hiệu quả ngoài được tiến hành thông qua sinh viên năm cuối và sinh viên đã tốt nghiệp đang làm việc ở một cơ sở sản xuất kinh doanh, hoặc đang học tập sau đại học.

Đối với sinh viên năm cuối hoạt động đánh giá ngoài thường được dựa trên môn học (course) đã được học trong chương trình giáo dục. Trên cơ sở của môn học sinh viên thiết kế một dự án, viết một bài tập lớn hoặc thực hiện một đề tài nghiên cứu. Thí dụ, sinh viên sư phạm có thể thiết kế một chương trình giảng dạy môn học từ xây dựng mục tiêu môn học, lịch trình giảng dạy, đề cương bài giảng, phương thức kiểm tra - đánh giá kết quả môn học v.v. Còn sinh viên khoa lịch sử có thể tham gia nghiên cứu và khôi phục lịch sử của một làng, một ngôi chùa, một dòng họ v.v, sinh viên khoa Quản trị kinh doanh có thể xây dựng một dự án hợp tác sản xuất kinh doanh về một ngành nào đó với nước ngoài v.v.

Qua việc thực hiện các hoạt động nêu trên, sinh viên năm cuối có thể áp dụng các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tích luỹ trong suốt 4 - 5 năm học đại học. Khi đánh giá các công trình này của sinh viên năm cuối, có thể phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của chương trình giáo dục và có các quyết định phù hợp.

Nguồn thông tin từ các cơ sở đào tạo Sau đại học, của sinh viên tốt nghiệp đã tham gia lao động sản xuất, của những người đang sử dụng lao động đều rất hữu ích cho việc đánh giá chương trình giáo dục. Những thông tin loại này cho biết sinh viên tốt nghiệp tự đánh giá năng lực của bản thân đối chiếu với yêu cầu của nơi làm việc (hoặc cơ sở đào tạo Sau đại học), những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm có được trong trường đại học hữu ích như thế nào đối với họ? Họ cần thêm những gì để có thể tự tin hơn ở vị trí mới v.v.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Hưng, Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp, NXB Sự thật, 2004.

[2]. Jon Wiles – Joseph Bondi, Xây dựng chương trình học hướng dẫn thực hành, ĐHSP TP Hồ Chí Minh (Tài liệu lưu hành nội bộ), người dịch TSGD. Nguyễn Kim Dung.

[3] Phạm Văn Lập, Phát triển chương trình đào tạo, ĐHQGHN, 1998.

[4]. Lê Đức Ngọc, Xây dựng chương trình đào tạo và giảng dạy, Hà Nội, 3/2003.

[5]. Robert M.Diamond (Bản dịch), Thiết kế và đánh giá chương trình và khoá học (Tài liệu tham khảo nội bộ).



PHỤ LỤC 1-A

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học : Đo Lường và Đánh giá trong giáo dục
- Số tín chỉ: 2

-


Là môn học:

+ Bắt buộc:

+ Tự chọn:
1. Tóm tắt nội dung môn học

Đo lường - đánh giá trong giáo dục là môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục nói chung và trong hoạt động dạy - học nói riêng, đồng thời rèn luyện cho sinh viên kĩ năng xác định mục tiêu của môn học, bài học làm cơ sở cho việc xây dựng một qui trình đánh giá kết quả học tập môn học một cách khách quan, khoa học và công bằng. Qui trình này giúp giáo viên và học sinh không những đánh giá, tự đánh giá kết quả của quá trình dạy học, mà còn giúp thu thập các thông tin phản hồi hữu ích, giúp điều chỉnh quá trình dạy học để đạt mục tiêu dạy học một cách tốt nhất.

Môn học trang bị cho sinh viên các phương pháp, kĩ thuật trong đánh giá, thiết kế câu hỏi, xây dựng bài kiểm tra các loại, cách tổ chức một đợt thi – kiểm tra, cách thu thập và xử lý các thông tin thu được sau mỗi kì kiểm tra đánh giá.

Ngoài ra, môn học còn cung cấp một số kĩ thuật xử lí các câu hỏi thi, bài thi để có thể có được các câu hỏi thi tốt nhất.

Môn học gồm những nội dung chính sau:

1 - Những vấn đề chung của kiểm tra đánh giá kết quả học tập

2 - Mục tiêu dạy học

3 - Các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá

4 – Kiểm tra đánh giá dưới dạng viết – trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan

5 – Một số yêu cầu đối với các công cụ đánh giá

6 – Qui trình tổ chức một kỳ kiểm tra đánh giá

7 – Trắc nghiệm chuẩn mực và trắc nghiệm tiêu chí. Trắc nghiệm khách quan tiêu chuẩn hoá và trắc nghiệm lớp học.



2. Mục tiêu chung của môn học

Học xong môn này, sinh viên có được



  • Kiến thức

    • Hiểu các khái niệm cơ bản của đánh giá trong giáo dục, trình bày được vị trí, vai trò, chức năng của đánh giá trong giáo dục.

    • Hiểu được khái niệm mục tiêu trong đánh giá, xác định được vị trí của mục tiêu trong mối tương quan với các khái niệm khác như định hướng, mục đích…

    • Hiểu và vận dụng được các phương pháp và kĩ thuật trong đánh giá.

  • Kĩ năng

    • Thiết kế được qui trình đánh giá kết quả học tập môn học.

    • Xây dựng mục tiêu môn học, bài học làm cơ sở cho hoạt động đánh giá.

    • Tính toán các đặc trưng định lượng cơ bản của một câu hỏi và một bài trắc nghiệm (độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy, độ giá trị…) theo các phương pháp khác nhau.

    • Viết được các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, cách phân tích đánh giá các câu hỏi trắc nghiệm và bài trắc nghiệm.

    • Lập được hồ sơ và lưu trữ hồ sơ trong việc theo dõi tiến bộ của học sinh.

  • Thái độ

    • Hình thành thái độ công bằng, khách quan và khoa học trong kiểm tra đánh giá.

  • Mục tiêu khác

    • Rèn luyện kĩ năng viết, đọc, tư duy phê phán, kĩ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá.


3. Nội dung chi tiết môn học

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Một số thuật ngữ thường dùng trong đo lường đánh giá

1.1.1. Lượng giá (Measurement)

1.1.2. Đánh giá (Assessment)

1.1.3. Định giá (Evaluation)

1.1.4. Trắc nghiệm (Test)

1.2. Chức năng của đo lường đánh giá trong giáo dục

1.2.1. Chức năng định hướng

1.2.2. Chức năng đốc thúc, kích thích, tạo động lực

1.2.3. Chức năng sàng lọc, lựa chọn

1.2.4. Chức năng cải tiến, dự báo

1.3. Những yêu cầu đối với việc đánh giá

1.3.1. Tính qui chuẩn

1.3.2. Tính khách quan

1.3.3. Tính xác nhận và phát triển

1.3.4. Tính toàn diện

1.4. Một số nội dung đo lường đánh giá thành quả giáo dục

1.4.1. Mặt nhận thức

1.4.1.1. Kết quả học tập (Shool achievement)

1.4.1.2. Trí thông minh (Intelligence)

1.4.1.3. Năng khiếu (Aptitude)

1.4.2. Mặt thái độ

1.4.2.1. Đặc điểm phát triển nhân cách

1.4.2.2. Hứng thú

1.4.2.3. Thái độ

1.5. Vị trí, vai trò của kiểm tra - đánh giá trong quá trình đào tạo

1.5.1. Vị trí của kiểm tra - đánh giá

1.5.2. Vai trò đánh giá trong giáo dục

1.5.2.1. Đánh giá giáo dục là một bộ phận quan trọng của quản lí giáo dục tầm vĩ mô

1.5.2.2. ý nghĩa của kiểm tra - đánh giá đối với các hoạt động trên lớp

1.6. Đặc trưng của đánh giá trong lớp học

1.7. Vai trò của đánh giá trong lớp học.

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MỤC TIÊU DẠY HỌC

2.1. Một số vấn đề chung về xây dựng mục tiêu

2.1.1. Cơ sở xây dựng mục tiêu

2.1.2. Phân biệt định hướng (aim), mục đích (goal), mục tiêu (objectives or targets) trong giáo dục

2.1.2.1. Định hướng

2.1.2.2. Mục đích

2.1.2.3. Mục tiêu

2.1.3. Vai trò của việc xác định mục tiêu

2.2. Xác định mục tiêu môn học – bài dạy

2.2.1. Phân loại mục tiêu giáo dục và các mức độ mục tiêu trong lĩnh vực nhận thức theo B. Bloom

2.2.1.1. Mục tiêu giáo dục

2.2.1.2. Mục tiêu nhận thức

2.2.1.3. Lĩnh vực tình cảm

2.2.1.4. Lĩnh vực tâm lí vận động

2.2.2. Cách xây dựng mục tiêu

2.2.2.1. Xây dựng mục tiêu là một quá trình

2.2.2.2. Phân biệt mục tiêu bài dạy với mô tả bài dạy

2.2.2.3. Độ tin cậy và giá trị của mục tiêu bài dạy

2.2.2.4. Mô tả hành vi trong mục tiêu

2.2.2.5. Thông số đo mục tiêu



CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT TRONG ĐÁNH GIÁ

3.1. Phương pháp đo lường và đánh giá

3.1.1. Phương pháp quan sát

3.1.2. Phương pháp vấn đáp

3.1.3. Phương pháp trắc nghiệm viết

3.1.4. Trắc nghiệm khách quan chuẩn hoá

3.2. Một số yêu cầu đối với các công cụ kiểm tra đánh giá

3.2.1. Độ phân biệt của câu trắc nghiệm

3.2.2. Độ khó của câu trắc nghiệm

3.2.3. Độ khó của bài trắc nghiệm

3.2.4. Phân tích các câu nhiễu

3.2.5. Độ tin cậy, độ giá trị của bài thi



3.3. Qui trình tổ chức 1 kì kiểm tra đánh giá

3.4. Trắc nghiệm tiêu chí và trắc nghiệm chuẩn mực

3.5. Trắc nghiệm khách quan tiêu chuẩn hoá và trắc nghiệm lớp học.
4. Học liệu

4.1. Tài liệu chính

1. Khoa Sư phạm, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Tập bài giảng Lưu hành nội bộ.

2. Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB KHXH, 2005.

3. Phan Trọng Ngọ, Dạy – học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP, 2005.

4. Đặng Bá Lãm, Kiểm tra - đánh giá trong dạy – học đại học, NXB GD, 2003.

4.2. Tài liệu tham khảo

1. Lâm Quang Thiệp, Đo lường và đánh giá trong giáo dục, 2003.

2. Nguyễn Công Khanh, Đánh giá và đo lường trong KHXH, NXB Chính trị Quốc gia, 2004.

3. Nguyễn Hoàng Phương, Võ Ngọc Lan, Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập, NXBGD, 1996.

4. P.Griffin, Cơ sở kĩ thuật trắc nghiệm, (trích tập bài giảng), 1994.

5. Kiểm tra đánh giá trong giảng dạy đại học, Ban Đào tạo, ĐHQGHN, 1996.

6. Lê Đức Ngọc, Bài giảng: Đo lường đánh giá trong giáo dục, Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục, 2000.

7. Đặng Bá Lãm, Kiểm tra - đánh giá trong dạy – học đại học, NXBGD, 2003.

8. Nguyễn Đức Chính, Kiểm định chất lượng giáo dục đại học, NXB ĐHQGHN, 2002.

9. Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo theo ISO&TQM, NXB GD 2005.

10. Trần Khánh Đức, Sư phạm kỹ thuật, NXB Giáo dục 2002.

11. Aiken, R.L, Psychological Testing and Assessment, Allyn and Bacon, 1976.

12. Benjamin D.Wright, Mark H.Stone, Best Test Design, SMESA PRESSA, Chicago, 1979

13. David Andrich, Rash models for measurement, SAGE Publication, 1988.

14. Ronald K.Hambleton, H.Swaminathan, H.Jane Rogers, Fundametals of Item Response Theory, SAGE Publication, 1991.

15. Raymond J.Adams, Siek – Toon Khoo – Quest – The interactive test analysis system, Acer, Australia, 1993.

16. Patrick Griffin, Measuring Achievement Using Sub-test from a Common Item Pool. Assessment Research Centre, The University of Melbourne, 1997.

17. Margaret L.Wu, Raymond J. Adams, Mark R. Wilson – ACER CONQUEST – Generalised Item Response Modelling Software – ACER Press, 1998.

18. Patrick Griffin, Testing and Evaluation, Vụ Đại học, Hà Nội, 1994.

19. L.L. Oriondo and E.M. Dallo – Antonio, Evaluating Educational Outcomes, Rex Book Store, Manila, Philipines, 1984.

20. S.Isaac and W. B. Micheal, Handbook in Research and Evaluation, 3rd Ed. Edits. Cali. USA, 1995.

21. James H.McMillan, Classroom Assessment – Principles and Practice for Effective Instruction, Allyn and Bacon. 2nd, 2001.

22. Tom Kubiszun and Gary Borich, Educational Testing and Measurement – Classroom Application and Practice, John & Sons. Inc. 6nd, 2000.

5. Hình thức tổ chức dạy học

- Số giờ (giờ tín chỉ) lý thuyết: 10 giờ TC = 10 giờ + 20 tự học

- Số giờ tín chỉ thực hành, xeminar/nhóm: 11 giờ TC = 22 giờ + 11 tự học

6. Hình thức kiểm tra đánh giá môn học


Hình thức

Tỉ lệ

1. Bài tập cá nhân / 2 tuần

10%

2. Bài tập nhóm / tháng

10%

3. Bài tập lớn học kì

20%

4. Thi giữa kì

20%

5. Thi cuối kì

40%

Tổng

100%


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương