Khoa Môi Trường Trường Đhkhtn-đhqghn



tải về 432.58 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích432.58 Kb.
#30880
  1   2   3   4

Khoa Môi Trường Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN


MỞ ĐẦU

Nước là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự sống trên trái đất, là hợp phần chính chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể con người và tới 90% ở một số thực vật. Nước tham gia vào các phản ứng quang hoá và sinh hoá như phản ứng quang hợp của cây xanh, các phản ứng thuỷ phân, trao đổi chất và tổng hợp tế bào để tạo lên sự sống cho người và động thực vật. Không những thế, nước còn giữ vai trò quan trọng, thiết yếu trong đời sống, trong công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó có môi trường nước đang là mối quan tâm lo ngại của tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Môi trường nước bị ô nhiễm do nước thải của các nhà máy công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước rò rỉ từ các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước sau sản xuất nông nghiệp và nước do mưa lũ. Một trong những biểu hiện ô nhiễm nước cấp hiện nay là hàm lượng các chất dinh dưỡng (Nitơ, Photpho) trong nước tăng cao. Nồng độ cao của những nguyên tố này trong nước đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho các thực vật xanh sinh trưởng, làm cho nước có màu, mùi, làm giảm lượng oxi hoà tan, cản trở dòng chảy của hệ thống cấp nước.

Theo nhiều nghiên cứu, nguồn nước sinh hoạt ở một số nơi trong Hà Nội đang bị ô nhiễm amoni (NH4 +) rất nghiêm trọng. Hàm lượng amoni theo quy chuẩn Việt nam (QCVN 01:2009/BYT và QCVN 02:2009/BYT) cho nước cấp sinh hoạt và ăn uống không được vượt quá 3,0 mg/L [10, 11], nhưng nhiều nơi ở Hà Nội đã bị nhiễm nặng, cao hơn 5-10 lần mức cho phép. Điển hình là khu vực phía nam và tây nam thành phố như Hạ Đình, Pháp Vân, Tương mai, Định Công, Hoàng Mai, Đồn Thủy, Nhổn, ... với diện tích nguồn nước bị nhiễm lên tới gần 10 km2 và một số điểm nhỏ lẻ ở khu vực Gia Lâm.

Khi nước sinh hoạt có nhiễm amoni tiếp xúc với không khí, nhiều loài vi khuẩn đã chuyển hóa amoni thành nitrit và nitrat. Nitrit trong cơ thể cạnh tranh với hồng cầu để lấy oxy và gây bệnh đường hô hấp (đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ em); mặt khác còn có thể kết hợp với các chất hữu cơ để tạo ra những chất có khả năng gây ung thư.

Chính vì tính cấp bách của vấn đề này mà rất nhiều các công trình nghiên cứu đã được tiến hành để tìm ra những phương pháp tối ưu khắc phục đến mức tốt nhất có thể được. Để giúp cho quá trình xử lý ô nhiễm amoni trong nước sinh hoạt thì việc đánh giá xác định nhanh amoni cũng góp phần không nhỏ.

Do đó đề tài của luận văn được xác định là: “Nghiên cứu phương pháp xác định nhanh ion amoni và ứng dụng để đánh giá hiện trạng ô nhiễm amoni trong một số nguồn nước sinh hoạt ở Hà Nội”.

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Amoni trong tự nhiên

1.1.1. Vòng tuần hoàn của Nitơ

Trong tự nhiên, nitơ có mặt ở hầu hết các đối tượng môi trường như đất, nước, không khí và hệ động thực vật thông qua một chu trình chuyển hóa nitơ trong tự nhiên gọi là chu trình nitơ (hay vòng tuần hoàn nitơ), được minh họa trong hình 1 dưới đây.


Không khí


N2







Sự khử nitơ



Quá trình cố định nitơ trongkhí quyển

Quá trình cố định nitơ trong công nghiệp

Quá trình cố định nitơ sinh học



N2O

NO, NO2

Nitơ hữu cơ





NO3-



NO2-

NH3
Đất



Hình 1. Chu trình Nitơ đơn giản

(Nguồn: Roger N. Reeve, Trường Đại học Sunderland, Anh quốc [29])

Trong các cơ thể động - thực vật, nitơ là một nguyên tố chính và là thành phần của nhiều hợp chất tham gia quá trình chuyển hóa sinh hoá. Ở các thành phần đó, nitơ thường nằm trong các hợp chất phức tạp như protein, axit nucleic, chất màu, ... . Thực vật tổng hợp protein lấy nitơ dưới dạng amoni và nitrat. Con người và động vật bậc cao lấy nguồn cung cấp protein từ thực vật và động vật bậc thấp hơn.

Trong nước, chu trình nitơ cũng thể hiện rất rõ nhờ quá trình chuyển hóa qua lại của ba dạng: nitơ hữu cơ, nitơ dạng khử - amoni (NH3/NH4+) và nitơ dạng oxi hoá (NO2-, NO3-) do sự hoạt động mạnh mẽ của các vi sinh vật. Trong vòng tuần hoàn này, các nitơ hữu cơ (N-hữu cơ; chẳng hạn như protein) được đưa vào thủy quyển từ các nguồn thải, sinh khối hữu cơ có sẵn trong nước và từ quá trình trao đổi chất của sinh vật nước. Tiếp theo, được chuyển hóa thành amoni nhờ vi khuẩn dị dưỡng (một vài lượng amoni này được tái trở lại vi sinh vật cho chúng phát triển, phần còn lại vào môi trường). Sau đó, dưới các điều kiện hiếu khí, các sản phẩm nitrit và nitrat được tạo thành nhờ các vi khuẩn tự dưỡng nitrosomonas và nitrobacter. Các nitrat sinh ra được thực vật và các loài sinh vật khác trong nước sử dụng như một nguồn dinh dưỡng. Trong điều kiện hiếu khí, nitrat được các sinh vật sống đồng hóa, nhưng không bị chuyển thành khí nitơ.

Dưới các điều kiện yếm khí amoni không bị oxy hóa, chỉ giảm một lượng nhỏ do sự đồng hóa để sinh trưởng của các sinh vật. Nhưng cũng trong điều kiện yếm khí này, nitrat lại có thể được chuyển hóa thành khí nitơ nhờ vi khuẩn dị dưỡng denitrat hóa. Để thực hiện quá trình này đòi hỏi phải có mặt các chất hữu cơ để hạ bớt năng lượng. Quá trình chuyển NO3- thành NO2- thành NO rồi N2O và N2 gọi là quá trình phản nitrat hoá [29].

Về mặt sinh hóa, chu trình nitơ trong nước có thể minh họa rõ hơn theo hình 2 dưới đây.




Hình 2. Chu trình sinh hóa của nitơ [32]

Trong chu trình này, cả hai nhóm vi khuẩn nitrat hóa đều cần oxy để oxy hóa amoni và nitrit đến sản phẩm không độc - nitrat; nếu các mức oxy không đủ cung cấp, quá trình nitrat hóa sẽ bị suy giảm và nồng độ amoni cũng như nitrit sẽ tăng lên trong thủy vực sẽ gây độc cho sinh vật thủy sinh, đặc biệt là cá.



1.1.2. Tính chất vật lý và hóa học của amoni [5]

Trong môi trường nước, amoni có thể tồn tại ở dạng phân tử (NH3) hoặc ion (NH4+) tùy thuộc vào pH của nước.

Ở dạng phân tử, amoni thường gọi - amoniac là một chất khí không màu, mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí. Amoniac tan khá tốt trong nước và độ tan phụ thuộc rất mạnh vào nhiệt độ dung dịch. Ở 0oC độ tan của amoniac có thể lên đến 50% trong nước, ở 20oC giảm xuống còn khoảng 35% và ở 100oC thì độ tan của amoniac hầu như bằng 0%. Dung dịch amoniac lỏng bán ngoài thị trường thường có nồng độ amoniac từ 25 - 27%. Khi tan trong nước, amoniac kết hợp với ion H+ của nước tạo thành một dung dịch kiềm yếu theo cân bằng:

NH3 + H2O  NH4+ + OH-

Dựa vào phản ứng này có thể chuyển hoá ion amoni (NH4+) trong nước thành NH3 bằng cách đưa vào môi trường nước một lượng kiềm nhất định để cân bằng chuyển dịch về bên trái. Ngược lại, có thể thêm axit vào nước để amoni có mặt trong nước tồn tại ở dạng NH4+.

Amoniac có thể kết hợp với nhiều muối kim loại tạo thành những amoniacat cực bền như Co(NH3)63+, Hg(NH3)42+, Cu(NH3)42+, Cd(NH3)42+ … với hằng số bền tương ứng Kb = 1,99.1035, 1,99. 1019, 1,07. 1012, 3,36. 106 [2].

Trong môi trường nước tự nhiên, khi pH thấp amoni tồn tại chủ yếu ở dạng ion amoni (NH4+); khi pH tăng (môi trường nước bị kiềm hóa), ion NH4+ có xu hướng chuyển hoá ngược lại thành NH3. Nhìn chung, nếu nồng độ amoni ở mức vết, ion amoni là chất không mùi, không màu.

Ion amoni có bán kính là 1,43 Ao gần tương đương với các ion kim loại như Rb+ = 1,48 và K+ = 1,44, nên muối của ion amoni giống với muối của kim loại kiềm. Hầu hết muối amoni đều dễ tan trong nước và phân ly mạnh trong nước, nhưng khác với muối kim loại kiềm là muối amoni bị thủy phân trong dung dịch cho môi trường axit :

NH4+ + H2O ↔ NH3 + H3O+ với K = 5,5.10-10

Ion amoni có khả năng tạo phức ít tan với ion Mg2+ và PO43- trong môi trường NH3 theo phương trình:

NH4+ + Mg2+ + PO43- = NH4MgPO4 ↓ trắng

Thêm nữa, ion amoni còn tạo được hợp chất dị đa kết tủa màu vàng - amoniphotphomolipdat - trong môi trường axit theo phương trình:

3NH4+ + PO43- + 12MoO42- + 24H+ = (NH4)3[PMo12O40 ] ↓ vàng + 12H2O

Kết tủa phức này không tan trong axit nitric nhưng tan trong kiềm và dung dịch amoniac. Những phản ứng này được dùng để nhận ra ion PO43- trong nước [1].

Amoni cũng có thể bị oxi hoá dưới tác dụng của các tác nhân oxi hoá tạo thành N2, NO2-, NO3- . Với sự có mặt của oxy, amoni chuyển thành nitrat theo phương trình:

NH4+ + 2O2 → NO3- + H2O + 2H+

Trong các điều kiện phản ứng phù hợp và có mặt chất xúc tác, oxy không khí có thể oxi hoá amoniac thành các nitơ oxit; ngược lại, sự có mặt của nitơ oxit cùng với amoniac trong điều kiện thích hợp (có hoặc không có mặt của chất xúc tác) chúng sẽ phản ứng với nhau tạo thành nitơ và nước.

4NH3 + 5O2 = 4NO + 6H2O

4NH3 + 6NO = 5N2 + 6H2O

2NH3 + NO + NO2 = 4N2 + 3H2O

Amoniac phản ứng mạnh với các axit tạo thành các muối tương ứng, nó cũng có thể phản ứng với các oxit axit ẩm giống như với các axit.

NH3 + HNO3 = NH4NO3



2NH3 + H2O + SO3 = (NH4)2SO4

Quá trình chuyển hoá nitơ trong nước thường bắt đầu từ sự thuỷ phân, oxi hoá và phân huỷ nitơ hữu cơ bao gồm: các hợp chất dị vòng như axit nucleic, protein, peptit, ure…

Dưới tác dụng của enzim ureaza, ure và các hợp chất tương tự ure bị thuỷ phân tạo thành amoniac và muối amonibicacbonat. Phản ứng này chịu ảnh hưởng nhiều của pH và có thể mô tả bằng phương trình sau:

CO(NH2)2 + 2H2O → NH4+ + HCO3- + NH3

Sự chuyển hoá nitơ hữu cơ thành N - NH4+ được thực hiện nhờ các loại vi khuẩn thuộc giống Clostridium, E.coli, Bacillus, Proteus,…; các loại nấm mốc thuộc giống Aspergillus, Penicillium, Mucor,…

1.1.3. Hiện trạng ô nhiễm amoni trong các nguồn nước ở Việt nam

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy do sự khoáng hóa các vật chất giàu nitơ trong các lớp than bùn, sự ngấm các chất chứa nitơ từ các hoạt động sống trên bề mặt đất và sau đó dưới điều kiện yếm khí trong lòng đất bị khử về amoni [1,6,7], kèm theo việc xả thải bừa bãi chất thải chưa xử lý tốt đã dẫn đến sự ô nhiễm amoni trong nhiều nguồn nước ngầm và nước mặt ở Việt nam. Đáng lưu tâm hơn là sự ô nhiễm này ngày càng có xu thế gia tăng.

Chẳng hạn ở Hà nội, các số liệu báo cáo định kỳ của Công ty kinh doanh nước sạch Hà nội và Liên đoàn Địa chất thủy văn-Địa chất công trình miền Bắc [12] đều cho thấy: nước ngầm Hà Nội có hàm lượng amoni cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, nhất là ở phía Nam thành phố. Hiện nay, tại tầng nước ngầm trên (cách mặt đất 25-40m) nước từ các giếng đào của người dân đều có hàm lượng amoni cao như xã Pháp Vân (31,6mg/l), phường Tương Mai (13,5mg/l). Tầng nước ngầm dưới (cách mặt đất 45-60m), là nguồn cung cấp nước cho các nhà máy cũng bị ô nhiễm N-amoni: Pháp Vân-20mg/l, Tương Mai 5-10mg/l, Hạ Đình 6-12mg/l. Nước ngầm một số khu vực ở Hà Nội có hàm lượng amoni lớn hơn 10 lần cho phép với diện tích bị nhiễm lên tới gần 10 km2 [13].

Thêm nữa, diện tích nhiễm bẩn các hợp chất nitơ ngày càng lan rộng ở tầng nước ngầm mạch nông và mạch sâu như trong bảng 1 dưới đây [12].



Bảng 1. Hàm lượng hợp chất nitơ trong nước ngầm Hà Nội




Thông số

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

Tấng nước sâu

NH4+(mg/l)

2,2

2,5

2,4

3

11,2

10,9

14,1

17

NO3-(mg/l)

0,67

0,84

1,1

0,9

2,2

4,1

4,1

2,5

NO2-(mg/l)

0,017

0,011

0,023

0,01

0,065

0,05

0,18

0,002

Tầng nước nông

NH4+(mg/l)

2,4

2,5

1,7

4,8

14,2

15,2

15,0

33,0

NO3-(mg/l)

0,63

0,9

0,83

0,85

3,3

4,1

3,2

3,3

NO2-(mg/l)

0,015

0,013

0,019

0,02

0,08

0,08

0,29

0,04

Nguồn: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hà nội, 2002

Ô nhiễm amoni trong các nguồn nước mặt (ao, hồ, sông ...) cũng đang là những bức bách cần được giải quyết. Kết quả công bố của Viện Nước và Công nghệ Môi trường cho thấy: “Amoni trong nguồn nước sông Sài Gòn không hề có dấu hiệu giảm và biến động theo từng khu vực. Có thời điểm nồng độ amoni vượt tiêu chuẩn hơn 20 lần (tiêu chuẩn cho phép 0,05mg/lít)”. Theo nhóm nghiên cứu, amoni tăng do nước từ sông rạch và từ các nguồn thải công nghiệp, chăn nuôi đưa vào. Cụ thể nguồn thải từ trại heo Tân Trung (Củ Chi) với tải lượng ô nhiễm 1,25kg amoni/ngày đêm. Từ rạch Bà Bếp cũng thải gần 16kg amoni/ngày đêm. Lâm Minh Triết (2006) cũng có nhận xét: “Lượng amoni trong nước thải từ khu dân cư và từ các nhà máy hoá chất, chế biến thực phẩm, sữa có thể lên tới 10-100 mg/l” [8].

Tình trạng ô nhiễm amoni cao, chẳng những làm xú uế môi trường không khí và gây mất cảnh quan cho dân cư sống xung quanh sông Sài gòn, mà còn gây khó khăn, tăng cao kinh phí cho việc xử lý nước mặt làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt; thậm chí có thể dẫn đến việc đóng cửa nhà máy nước Tân hiệp, nơi cung cấp nước cho sạch cho hàng triệu người dân tại các quận huyện: 6, 7, 8, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Nhà Bè, Bình Chánh... (theo lời ông Bùi Thanh Giang, giám đốc Nhà máy nước Tân Hiệp) [3].

Như vậy so với QCVN 01:2009/BYT và quy định số 1329/2002/BYT về tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống của Bộ Y Tế cho hàm lượng N-amoni là 3 mg/l, thì các con số trên cho thấy một thực tế chung là nhiều nguồn nước ở Việt nam đang ô nhiễm amoni một cách nghiêm trọng.



1.1.4. Các tác động có hại của amoni trong nước

Amoni là một sản phẩm phụ độc sinh ra trong quá trình trao đổi chất ở cơ thể động vật và là sản phẩm của sự phân hủy tự nhiên các chất thải động thực vật. Trong môi trường nước, amoni tồn tại ở cả dạng phân tử (NH3) và ion (NH4+) phụ thuộc mạnh vào pH, nhiệt độ và độ mặn; nhưng pH ảnh hưởng quan trọng hơn cả. Nếu tăng 1 đơn vị pH thì tỷ lệ của dạng NH3 sẽ tăng 10 lần. Khi ion amoni có mặt trong nước cùng với photphat sẽ thúc đẩy quá trình phú dưỡng của nước. Sự xuất hiện amoni trong nước cũng là hiệu báo nguồn nước bị ô nhiễm, cần phải kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu khác có nguy cơ gây hại cho sức khỏe như nitơrat, nitơrit và vi sinh.

Độ độc của amoni phụ thuộc cao vào pH nước. Chẳng hạn như nó sẽ chuyển hóa thành ion amoni kém độc hơn ở pH thấp (pH < 7, amoni bắt đầu tồn tại chủ yếu ở dạng ion), nhưng ở pH > 7 các mức độc của amoni tăng lên do tăng dạng phân tử. Mức amoni tổng (NH3 + NH4+) chỉ ở khoảng 0,25 mg/L đã có thể gây nguy hại cho cá và các loài sinh vật nước khác. Riêng dạng phân tử (NH3), chỉ cần ở nồng độ rất thấp (0,01 ÷ 0,02 mg/L) cũng đã có thể giết chết cá [31].

Amoni là một thông số không bền, khi ở dạng ion, nó lấy oxy trong nước để bị oxy hoá trở thành nitrat. Trong trường hợp đó, nó là độc tố đối với đời sống của thuỷ sinh trong môi trường nước theo phương trình dưới đây:

NH4+ + 2O2 → NO3- + H2O + 2H+

Đối với cơ thể con người, bản thân ion amoni có mặt trong nước (thực ra) không quá độc, song hàm lượng NH4+ trong nước cao có thể gây một số hậu quả như sau:

+ Thứ nhất: làm giảm hiệu quả, độ tin cậy của công đoạn clo hóa sát trùng (bước cuối cùng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước hiện hành), do phản ứng ngay với clo để chuyển hóa clo thành cloramin có tác dụng sát khuẩn yếu so với clo khoảng 100 lần.

+ Thứ hai: khi có mặt lâu trong nước, theo chu trình tự nhiên amoni dưới tác dụng của oxy và vi khuẩn có thể bị oxy hóa thành nitrit và nitrat. Bản thân nitrit và nitrat không gây ung thư nhưng khi vào cơ thể người dễ phản ứng với các chất khác tạo thành các hợp chất N-nitroso gây ung thư (tiêu chuẩn mới nhất của Bộ y tế yêu cầu tổng N-nitrit và nitrat ≤ 10mg/L).

+ Thứ ba: amoni cùng với một số chất vi lượng trong nước (hữu cơ, photpho, sắt, mangan...) là nguồn dinh dưỡng - thức ăn để vi khuẩn (kể cả tảo) phát triển, gây hiện tượng không ổn định sinh học của chất lượng nước sau xử lý. Nước có thể bị đục, đóng cặn trong hệ thống ống dẫn, bể chứa. Nước bị xuống cấp về các yếu tố cảm quan. Đây là khía cạnh chính được giới khoa học quan tâm nhiều và là yêu cầu bắt buộc về hàm lượng amoni sau xử lý của mọi quy trình sản xuất nước cấp cho sinh hoạt.

1.1.5. Sự chuyển hóa sinh hóa các hợp chất chứa nitơ trong cơ thể sống và tác động tiêu cực của nó

Một mặt con người và động vật bậc cao lấy nguồn cung cấp protein từ động thực vật, mặt khác nguồn protein này lại được tổng hợp lên nhờ hệ thống các enzym (cũng chính là các protein). Protein tạo ra phần lớn vật chất hình thành nên tế bào sống. Protein có chức năng: cấu trúc, xúc tác, vận chuyển, bảo vệ, điều khiển, có giá trị cảm quan và dinh dưỡng. Trong quá trình sống của động thực vật và con người, luôn có sự đào thải các chất dư thừa, khó tiêu hoá và cặn bã dưới dạng nước tiểu và phân. Đó là kết quả của quá trình phân huỷ protein. Trong nước tiểu, nitơ tồn tại dưới dạng ure. Trong phân và xác động thực vật chứa lượng lớn nitơ hữu cơ. Dưới tác động của một số loại vi khuẩn đặc hiệu, chính những nguồn thải này lại là nguồn dinh dưỡng nitơ để cung cấp cho sự phát triến, sinh trưởng của thực vật.

Như vậy, con người và động thực vật luôn cần có nitơ ở một liều lượng thích hợp, và có thể nói chu trình chuyển hoá nitơ trong hệ sinh thái là một vòng tuần hoàn. Ở trên mức cho phép, tất cả các dạng chứa nitơ này đều có thể gây hại cho sức khoẻ con người và ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.

Chẳng hạn như, nitrat là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ chứa nitơ có trong chất thải của người và động thực vật. Trong nước tự nhiên, nồng độ nitrat thường nhỏ hơn 5 mg/l, vùng bị ô nhiễm do chất thải hoặc phân bón, hàm lượng nitrat trong nước lên tới trên 10 mg/l làm cho rong tảo dễ phát triển. Ở nồng độ cao, nitrat gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sinh hoạt và nuôi trồng thuỷ sản, mặc dù bản thân chúng không phải là chất có độc tính nhưng ở trong cơ thể nó bị chuyển hoá thành nitrit rồi kết hợp với một số chất khác trong cơ thể tạo thành các hợp chất nitrozo là các chất có khả năng gây ung thư. Hàm lượng nitrat trong nước cao nếu uống phải sẽ gây bệnh thiếu máu, làm giảm lượng hemoglobin trong máu.

Nguyên nhân làm giảm chức năng của hemoglobin là do hàm lượng nitrat tăng trong cơ thể, nitrat sẽ biến thành nitrit và nitrit sẽ tạo thành methemoglobinenia bằng sự oxi hoá “hem Fe2+” của hemoglobin. Methemoglobin không có khả năng kết hợp với oxi gây thiếu máu.

Nitrit còn có thể kết hợp với các amin, amit và các hợp chất chứa nitơ khác tạo các nitrosamin, một nhóm carcinogen được xem như là tác nhân có khả năng gây ung thư, đe doạ sự sống của con người.

Việc sử dụng nước nhiễm bẩn amoni hay nitrat gây nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Trẻ em uống nước bị nhiễm amoni hay nitrat có thể dẫn đến tử vong nếu nồng độ cao và ở nồng độ thấp cũng gây bệnh xanh xao, chậm phát triển. Nitrat tạo chứng thiếu vitamin và có thể kết hợp với các amin để tạo nên những nitrosamin là nguyên nhân gây ung thư ở người cao tuổi. Các nghiên cứu cho thấy, 1g amoni khi chuyển hóa hết sẽ tạo thành 2,7 g nitrit và 3,65 g nitrat (QCVN 01:2009/BYT cho phép nồng độ trong nước ăn uống của amoni và nitrit là 3,0 mg/L, nitrat là 50 mg/L).

Ở dạng phân tử, amoni thâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp, ăn uống và thẩm thấu qua da. Amoniac đi qua các lớp mô rất nhanh kể cả lớp biểu bì ngoài da, nó rất linh động trong các niêm mạc và các dịch trong cơ thể. Tác động của amoniac trước hết là gây kích thích mạnh, phá hủy các niêm mạc mũi, mắt và để lại hậu quả. Khi hàm lượng amoni trong máu tăng lên đến một mức nào đó người ta nhận thấy hàm lượng của nó trong não sẽ đột ngột tăng lên; lúc đó nó sẽ tác động lên hệ thần kinh. Người ta đã ghi nhận được khi hàm lượng amoni trong não khoảng 50 mg/kg, xuất hiện hiện tượng co cứng các cơ và sau đó là đi vào hôn mê. Đối với hệ tuần hoàn, khi hàm lượng amoni tăng lên tới khoảng 100 mg/kg cơ thể thì thường để lại hậu quả nghiêm trọng. Các con vật thí nghiệm bị chết vì hội chứng nhiễm độc gây xơ vữa tâm thất do amoniac tác động trực tiếp lên tim. Thông thường với hàm lượng nhỏ trong không khí và tiếp xúc không thường xuyên thì amoniac hầu như vô hại.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 432.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương