Khoa luật thông báO


CIL2007; Luật tố tụng dân sự: 2 tín chỉ



tải về 1.04 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích1.04 Mb.
#14605
1   2   3   4   5   6   7   8

37. CIL2007; Luật tố tụng dân sự: 2 tín chỉ

Môn học cung cấp cho nguời học những kiến thức cơ bản về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan và tổ chức tại Tòa án. Đối tuợng nghiên cứu của môn học là những vấn đề lý luận về Luật Tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện tại các cơ quan tư pháp như: Khái niệm và nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng…



38. BSL2001; Luật thương mại 1: 3 tín chỉ

Môn học trang bị cho người học những kiến thức chung về luật thương mại, các cấu phần của lĩnh vực pháp luật này và tập trung vào pháp luật về chủ thể kinh doanh, bao gồm cá nhân kinh doanh, hợp danh và các công ty. Chương trình được chia thành 15 nội dung với các chủ đề khác nhau. Học viên được chia thành 05 nhóm để tự tìm kiếm tư liệu, thảo luận về các chủ đề khác nhau dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Người học phải viết một bài tự luận không quá 1000 chữ dựa trên kết quả tự học và học nhóm như một điều kiện để kết thúc môn học. Kết thúc môn thi viết, cho sử dụng tài liệu, thời gian thi không quá 120 phút (tiến tới có thể thi trắc nghiệm, thời gian không quá 60 phút).



39. BSL2002; Luật thương mại 2: 3 tín chỉ

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức quan trọng trong Luật thương mại- Đó là thương nhân và hành vi thương mại. Chương trình đào tạo cử nhân luật học ở Việt Nam chia môn luật thương mại thành hai phần. Phần một lấy pháp luật về thương nhân làm trọng tâm. Phần hai lấy hành vi thương mại làm trọng tâm mà tại đây học viên được nghiên cứu lý thuyết chung về hành vi thương mại, các hành vi hay các hợp đồng thương mại do bản chất, pháp luật về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, và giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. Là một ngành luật không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, luật thương mại với tính cách là một ngành luật vật chất điều chỉnh mối quan hệ giữa các thương nhân hay hành vi thương mại, bên cạnh luật dân sự xây dựng nền tảng pháp lý cho toàn bộ hệ thống luật tư và cung cấp những chất liệu quan trọng nhất cho việc xây dựng môi trường pháp lý bảo đảm đời sống của con người mà trong đó phải kể tới luật hiến pháp, luật hành chính và luật hình sự.



40. BSL1010; Luật tài chính: 3 tín chỉ

Môn học trang bị cho người học có kiến thức về xác lập nguồn tài chính, sử dụng nguồn tài chính và quản lý nguồn tài chính của Nhà nước. Môn học tập trung nghiên cứu các vấn đề chung về lý luận chung về tài chính công, ngân sách nhà nước, Luật tài chính công; vai trò của Nhà nước; nội dung phân cấp quản lý NSNN, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quản lý quĩ NSNN, tạo lập và sử dụng quĩ tiền tệ trong quá trình chấp hành dự toán NSNN; về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp, kiểm toán nhà nước và xử lý vi phạm Luật NSNN. Luật tài chính công là môn khoa học pháp lý nghiên cứu lý luận chung về tài chính công và pháp luật tài chính công, nghiên cứu những vấn đề pháp lý cụ thể liên quan đến phân cấp quản lý NSNN; về tạo lập, phân phối và sử dụng Quỹ NSNN.



41. BSL1006; Luật ngân hàng: 3 tín chỉ

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản và có hệ thống về các vấn đề lý luận của Luật ngân hàng, nội dung điều chỉnh pháp lý của bộ phận pháp luật này, tạo tiền đề cơ bản cho sinh viên có thể nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này, đồng thời giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quát về địa vị pháp lý của Ngân hàng Trung ương, của các tổ chức tín dụng, về thực trạng pháp luật hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. Đây là các bộ phận pháp luật rất quan trọng, điều chỉnh các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, thanh toán, ngoại hối.Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, với sự đa dạng của các quan hệ phân phối, sự luân chuyển các nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế, vai trò của Luật ngân hàng càng trở nên thiết thực hơn.



42. BSL1007; Luật đất đai: 3 tín chỉ

Môn học trang bị cho sinh viên một cách hệ thống những kiến thức căn bản về sở hữu, quản lí đất đai ở Việt Nam trên cơ sở tính đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta. Luật đất đai cũng thể hiện dưới góc độ lí luận và thực tiễn về quyền của người sử dụng đất trên cơ sở nghiên cứu các chế độ pháp lí cụ thể, từ đó bao quát các thủ tục hành chính trong quản lí, sử dụng đất đai và trình tự thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Bên cạnh đó, môn học còn mang đến cho sinh viên hệ thống kiến thức về giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, pháp luật về nhà ở và các loại đất có thể tham gia vào thị trường bất động sản.



43. BSL1008; Luật môi trường: 3 tín chỉ

Môn học trang bị cho sinh viên một cách hệ thống những kiến thức căn bản về pháp luật môi trường như: đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, đặc điểm và các nguyên tắc căn bản, những nội dung chính của một lĩnh vực rộng lớn, phức tạp liên quan rất nhiều tới tất cả các hoạt động của các chủ thể trong xã hội. Đó là những nội dung về đánh giá tác động môi trường, nguyên lý phát triển bền vững, các nguyên tắc và biện pháp phòng chống và kiểm soát ô nhiễm,suy thoái và sự cố môi trường, tiêu chuẩn môi trường, quản lý chất thải và chất thải nguy hại. Ngoài ra, về mặt thực tiễn, môn học bước đầu còn trang bị cho sinh viên một số kỹ năng phát hiện, tư vấn và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn cuộc sống, khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế.



44. BSL2003; Luật lao động; 3 tín chỉ

Môn học cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về luật Lao động như: Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, các nguyên tắc cơ bản của luật Lao động Việt Nam; Học và dạy nghề; Khái niệm, ý nghĩa, nội dung, hình thức và giao kết hợp đồng lao động; Hợp đồng lao động vô hiệu; Cho thuê lại lao động; Một số vấn đề pháp lý về tiền lương; Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; An toàn và vệ sinh lao động; Trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất; Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động; Đình công và giải quyết các cuộc đình công.



45. INL2004; Công pháp quốc tế: 3 tín chỉ

Môn học trang bị cho sinh viên ngành luật những kiến thức về các nguyên tắc cơ bản và các quy phạm pháp luật quốc tế, được xây dựng dựa trên sự nhất trí và tự nguyện của các quốc gia-chủ thể cơ bản của luật quốc tế. Môn học này có thể chia ra làm hai phần: phần chung và phần riêng. Phần chung giới thiệu những lý thuyết cơ bản của công pháp quốc tế như: các nguyên tắc cơ bản; các học thuyết của các học giả; chủ thể của luật quốc tế; lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế; và sự ảnh hưởng của luật quốc tế đối với pháp luật quốc gia. Phần riêng đề cập đến những vấn đề cụ thể trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia như: luật biển quốc tế; luật nhân đạo quốc tế; luật ngoại giao và lãnh sự; và luật hình sự quốc tế…



46. INL2006; Tư pháp quốc tế: 3 tín chỉ

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức như: Lý luận cơ bản về TPQT với tư cách là một bộ môn khoa học pháp lý và một lĩnh vực pháp luật đặc thù trong hệ thống Pháp luật quốc gia; Vấn đề xung đột pháp luật và áp dụng pháp luật nước ngoài; nguyên tắc cũng như các quy định thực định của Pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật trong các lĩnh vực: năng lực pháp luật của cá nhân, pháp nhân; sở hữu; hợp đồng; trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; thừa kế; hôn nhân và gia đình; lao động; Nguyên tắc và các quy định thực chất của Pháp luật Việt Nam điều chỉnh trực tiếp các quan hệ có tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài.



47. BSA2052; Thanh toán quốc tế: 2 tín chỉ

Môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán quốc tế, các phương tiện thanh toán quốc tế, các phương thức và các điều kiện thanh toán quốc tế, tín dụng quốc tế và tài trọ ngoại thương, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương.



48. BSL2009; Luật an sinh xã hội: 2 tín chỉ

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về pháp luật an sinh xã hội như: Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật an sinh xã hội; Quan hệ pháp luật an sinh xã hội; Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế; Ưu đãi xã hội; Cứu trợ xã hội; Tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp an sinh xã hội.



49. BSL1009; Pháp luật về thị trường bất động sản: 2 tín chỉ

Môn học cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về thị trường bất động sản ở Việt Nam, kinh nghiệm nước ngoài về thị trường bất động sản, các kiến thức pháp lý về hoạt động kinh doanh bất động sản thể hiện từ nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh bất động sản, các loại bất động sản được phép đưa vào kinh doanh, chủ thể kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ về bất động sản, các loại dự án được phép chuyển nhượng. Các kiến thức pháp lý còn bao gồm xử lý các tranh chấp trong lĩnh vực bất động sản, các vi phạm pháp luật trong kinh doanh bất động sản mà thực tiễn đời sống đang diễn ra đa dạng và phức tạp.



50. BSL2025; Hợp đồng mua bán hàng hóa: 2 tín chỉ

Môn học trang bị cho người học các kiến thức pháp lý liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán cũng như các chế tài có thể áp dụng khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Môn học gồm 02 tín chỉ, được chia thành 30 tiết, với 10 tiết giảng trên lớp, 10 tiết thảo luận dựa trên các tình huống do giảng viên cung cấp, 06 tiết tự học và 04 tiết dành cho làm bài tập và kiểm tra.



51. CIL2006; Pháp luật về sở hữu trí tuệ: 2 tín chỉ

Môn học trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: khái niệm và điều kiện bảo hộ đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ, nội dung và giới hạn quyền sở hữu trí tuệ; chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.



52. BSL2023; Quản trị công ty: 2 tín chỉ

Môn học cung cấp cho người học các vấn đề về quyền của chủ sở hữu và các đại diện quản lý công ty. Người học sẽ làm quen với các nguyên tắc của quản trị công ty hiện đại, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông, đối xử bình đẳng giữa các cổ đông, vai trò của ĐHĐCĐ, HĐQT và ban giám đốc trong các công ty cũng như một số vấn đề phát sinh trong quản trị công ty khi chuyển đổi DNNN sang CTCP. Chuyên đề được chia thành 06 nội dung lớn được thuyết trình và thảo luận trên lớp và các buổi tự học (tự đọc và viết bài kiểm tra học trình).



53. BSL2011; Pháp luật tài chính doanh nghiệp: 2 tín chỉ

Môn học cung cấp cho sinh viên các vấn đề chung về vốn và tài sản của công ty, quản lý đối với hoạt động tài chính doanh nghiệp; và những vấn đề cụ thể như: pháp luật về vốn điều lệ của doanh nghiệp; pháp luật về huy động vốn của doanh nghiệp; pháp luật về quản trị tài chính doanh nghiệp. Pháp luật tài chính doanh nghiệp là môn khoa học pháp lý nghiên cứu quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng nguồn tài chính trong doanh nghiệp giúp người học giải quyết được các tình huống phát sinh trong hoạt động tài chính doanh nghiệp theo pháp luật. Môn học giúp người học có kiến thức nhất định để đánh giá hoạt động tài chính trong doanh nghiệp, vận dụng pháp luật để thúc đẩy quá trình vận động của nguồn tài chính tạo ra lợi ích của chủ sở hữu và những người có lợi ích liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.



54. BSL2024; Luật môi trường quốc tế: 2 tín chỉ

Môn học cung cấp cho người học các vấn đề về pháp luật môi trường quốc tế như: khái niệm, ý nghĩa và vai trò của PLMTQT, chủ thể, đối tượng điều chỉnh của PLMTQT, Hệ thống PLMTQT, các hội nghị quốc tế về môi trường, các công ước quốc tế về môi trường, các định chế quốc tế về môi trường, nghĩa vụ của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường quốc tế, kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Tiêu chuẩn môi trường quốc tế ISO 14000 và việc áp dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam, nhận diện và xử lý các tranh chấp môi trường quốc tế. Đặc biệt nhấn mạnh tới nội dung các quy định của các Công ước quốc tế về môi trường mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.



55. BSL2010; Pháp luật thị trường chứng khoán: 2 tín chỉ

Môn học trang bị cho người học những vấn đề lý luận cơ bản về chứng khoán, thị trường chứng khoán, làm rõ thị trường chứng khoán là một trong ba loại thị trường hợp thành thị trường tài chính là hết sức cần thiết cho sinh viên các trường đại học. Nếu như ở các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật, thị trường chứng khoán và kèm theo nó là pháp luật về thị trường chứng khoán đã ra đời tương đối lâu và là bộ phận pháp luật không thể thiếu của khung pháp luật trong nền kinh tế thì ở Việt Nam, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán là một bộ phận pháp luật hết sức mới mẻ, chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Điều này được lý giải bởi thị trường chứng khoán ở Việt Nam là một phạm trù kinh tế mới xuất hiện không những về mặt lý thuyết mà cả về mặt thực tiễn.



56. BSL2008; Luật cạnh tranh: 2 tín chỉ

Môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về cạnh tranh và chính sách, pháp luật cạnh tranh. Môn học có thể giúp người học nhận diện và phân tích, đánh giá được các hành vi hạn chế cạnh tranh, bao gồm: thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền và tập trung kinh tế; nhận diện và phân tích được các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; nắm được các quy định về mô hình quản lí cạnh tranh ở VN so sánh với tương quan một số nước trên thế giới; nắm được quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc cạnh tranh; nắm được quy định pháp luật về xử lí vi phạm pháp luật tranh tranh…Ngoài ra, môn học còn giúp người học hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề của luật cạnh tranh; bước đầu làm quen một số kĩ năng đánh giá thị trường sản phẩm liên quan, thị trường hàng hoá liên quan, cách thức xác định thị phần và thị phần kết hợp làm cơ sở cho việc giảI quyết các vụ việc cạnh tranh và có được những kĩ năng cơ bản về điều tra, thu thập chứng cứ.



57. BSL2026; Kỹ năng tư vấn pháp luật: 2 tín chỉ

Môn học trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về tư vấn pháp luật dưới hai hình thức, đó là tư vấn trực tiếp bằng lời nói và tư vấn bằng văn bản – thư tư vấn. Trước đây, tư vấn pháp luật chỉ được giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghề Luật sư. Đây là hoạt động thực hành nghề luật mà những sinh viên luật muốn làm khi theo nghề Luật sư. Sinh viên được thực sự lao vào thực tế, cảm nhận những cảm súc thực tế mà chưa từng có từ bài giảng lý thuyết. Kỹ năng tư vấn pháp luật thường được chia theo hình thức tư vấn hoặc chia theo nhóm quan hệ pháp luật. Theo hình thức, tư vấn được chia thành tư vấn trực tiếp bằng văn bản và tư vấn bằng thư tư vấn; con lại, tư vấn pháp luật được chia theo ngành luật, mối quan hệ pháp luật như tư vấn doanh nghiệp, hợp đồng, hôn nhân...than gia môn học tư vấn pháp luật, học viên được nghiên cứu, học hỏi các kỹ năng tư vấn pháp luật, từ việc tiếp nhận yêu cầu tư vấn đến việc đưa ra ý kiến pháp lý, giải pháp pháp lý để khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.



58. BSL2025; Kỹ năng tư vấn tài chính kế toán: 2 tín chỉ

Môn học cung cấp cho sinh viên những kỹ năng pháp lý nhất định xử lý các công việc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán. Trên cơ sở nghiên cứu những mảng pháp luật chính về thuế, kế toán, kiểm toán, môn học sẽ đi sâu vào phân tích những tình huống tư vấn pháp luật, đánh giá những bất cập của qui định pháp luật đa chiều nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, trật tự pháp luật. Nội dung môn học bao gồm: Áp dụng các qui định pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế xuất nhập khẩu đề xuất phương án khả thi và kiến nghị để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp; Áp dụng các qui định pháp luật kế toán, kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính nhằm bảo đảm tính chính xác của kết quả kiểm toán, kiến nghị hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong nội bộ doanh nghiệp.



59. BSL3045; Kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động và đình công: 2 tín chỉ

Môn học cung cấp các kỹ năng cơ bản về giải quyết tranh chấp lao động và đình công. Ngoài ra, môn học mang đến cho sinh viên hệ thống kiến thức đặc thù về giải quyết tranh chấp lao động và đình công và một số kỹ năng cơ bản như: hoà giải, khởi kiện, nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng tranh tụng.



60. BSL2030; Kỹ năng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng: 2 tín chỉ

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận về hợp đồng tín dụng như khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý, nội dung của hợp đồng tín dụng…., có sự so sánh đối chiếu với pháp luật nước ngoài, mà còn nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng tín dụng và kỹ năng giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này bằng các phương thức khác nhau như thương lượng, hòa giải, toà án, trọng tài. Hiện nay hoạt động cấp tín dụng là hoạt động cơ bản của các ngân hàng thương mại, đem lại nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng, tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nhất định. Trong số các hình thức cấp tín dụng trên thì cho vay là hình thức phổ biến nhất và cũng mang tính chất truyền thống. Hình thức pháp lý của quan hệ cho vay giữa TCTD và khách hàng là hợp đồng tín dụng. Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này rất đa dạng, xuất phát từ các nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau. Đặc biệt, khi phát sinh tranh chấp, ngân hàng thường áp dụng phương thức thương lượng, hòa giải. Bước đường cùng, ngân hàng mới khởi kiện tại tòa án hoặc trọng tài.



61. BSL2027; Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai: 2 tín chỉ

Môn học cung cấp những kiến thức chuyên sâu về kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai về quản lí đất đai ở Việt Nam trên cơ sở tính đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta. Kỹ năng đất đai cũng thể hiện dưới góc độ lí luận và thực tiễn về quyền của người sử dụng đất trên cơ sở nghiên cứu các kỹ năng soạn thảo, kỹ năng tư vấn, kỹ năng quản lý, kỹ năng tranh tụng từ đó bao quát các thủ tục hành chính trong quản lí, sử dụng đất đai và trình tự thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Sinh viên có thể có kiến thức cơ bản về giải quyết tranh chấp đất đai Bên cạnh đó, môn học còn mang đến cho sinh viên hệ thống kiến thức về giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, pháp luật về nhà ở và các loại đất có thể tham gia vào thị trường bất động sản.



62. BSL2028; Pháp luật về đánh giá tác động môi trường: 2 tín chỉ

Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm pháp luật đánh giá tác động môi trường và các nội dung cơ bản về khái niệm, ý nghĩa và bản chất pháp lý của đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo vệ môi trường (CBM). Nội dung các bước tiến hành ĐMC, ĐTM và CBM, nội dung báo cáo ĐMC và ĐTM, nội dung CBM. Phân cấp thẩm định và các bước thẩm định Báo cáo ĐMC, ĐTM.



63. BSL3040; Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi: 2 tín chỉ

Môn học cung cấp cho người học những kiến thức lý luận cơ bản về tiền gửi, đặc điểm, mục đích, vai trò của bảo hiểm tiền gửi, chủ thể tham gia quan hệ bảo hiểm tiền gửi, giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động bảo hiểm tiền gửi…., có sự so sánh đối chiếu với pháp luật nước ngoài, mà còn nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra hướng hoàn thiện các qui định pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tiền gửi. Hoạt động bảo hiểm tiền gửi công khai xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1933. Bảo hiểm tiền gửi ra đời nhằm tạo niềm tin cho công chúng khi gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, tránh tình trạng rút tiền đồng loạt từ các ngân hàng và bảo đảm an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Ở Việt Nam, hoạt động ngân hàng và hệ thống ngân hàng cũng đang đứng trước những thách thức của qui luật thị trường đầy nghiệt ngã, rủi ro và phá sản trong hoạt động kinh doanh luôn đe doạ sự ổn định của từng ngân hàng nói riêng và cả hệ thống ngân hàng nói chung. Do vậy, việc bảo đảm an toàn trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng cũng là an toàn của cả nền kinh tế luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng dưới cả góc độ quản lý nhà nước lẫn góc độ kinh doanh. Chính vì vậy việc nghiên cứu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi là nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.



4. Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo đại học ngành Luật Kinh doanh được áp dụng cho những thí sinh đã trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh đại học hàng năm của ĐHQGHN.

Các sinh viên khi nhập học sẽ được giới thiệu về toàn bộ khung chương trình đào tạo vào dịp khai giảng khóa học, đồng thời cũng sẽ được hướng dẫn để đăng ký các môn học lựa chọn.

Trên cơ sở các chương trình đào tạo đã được phê duyệt, Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch học tập cho toàn khóa học, trong đó có thời khóa biểu cho từng lớp, từng khóa kèm theo danh mục môn học của từng học kỳ được sắp xếp theo đúng trình tự của chương trình đào tạo. Kế hoạch học tập năm học được phát hành theo các kênh thông tin sau: ĐHQGHN (để b/c); Ban Chủ nhiệm Khoa; Các đơn vị có liên quan trong ĐHQGHN; Các đơn vị thuộc Khoa; Các Giáo viên Chủ nhiệm các lớp; Các lớp sinh viên, học viên; Website của Khoa.

Các Bộ môn phân công giảng viên giảng dạy theo kế hoạch học tập của năm học và đề xuất hình thức thi. Chủ nhiệm Khoa quyết định hình thức thi.

Sau khi hoàn thành toàn bộ các môn học thuộc các khối kiến thức trong chương trình và hoàn thành bảo vệ luận văn tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp, sinh viên sẽ được Giám đốc ĐHQGHN ký quyết định cấp bằng tốt nghiệp cử nhân ngành Luật kinh doanh.



3.3. Tóm tắt nội dung môn học (ghi theo số thứ tự trong khung chương trình)



1 Xếp theo thứ tự ưu tiên tầm quan trọng

Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương