Khoa hóa họC (141 142 báo cáo)


Khảo sát hoạt tính xúc tác của một số xúc tác chế tạo trên cở cơ sở oxit sắt, oxit mangan trong phản ứng oxi hóa pha lỏng xử lý thuốc nhuộm hoạt tính



tải về 0.78 Mb.
trang7/37
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.78 Mb.
#3323
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   37

25. Khảo sát hoạt tính xúc tác của một số xúc tác chế tạo
trên cở cơ sở oxit sắt, oxit mangan trong phản ứng oxi hóa
pha lỏng xử lý thuốc nhuộm hoạt tính



Sinh viên: Nguyễn Thị Tình, K53S

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Cao Thế Hà



Phương pháp oxi hóa pha lỏng có rất nhiều ưu điểm trong xử lý nước thải dệt nhuộm: có thể oxi hóa không hoàn toàn thuốc nhuộm thành những chất không độc có khả năng phân giải vi sinh cao, không tạo các sản phẩm gây ô nhiễm thứ cấp. Một số xúc tác là oxit các kim loại chuyển tiếp được dùng trong phương pháp này.

Vật liệu xúc tác Q-Mn + Fe2O3 (tỷ lệ 1Mn:3Fe về số mol) được điều chế theo phương pháp đồng kết tủa. Vật liệu được đặc trưng bằng phương pháp nhiễu xạ tia X. Kết quả cho thấy Fe2O3 thu được ở dạng Maghemite. Vật liệu có hoạt tính xúc tác tốt, hiệu suất xử lý màu là 73,7% và hiệu suất xử lý COD là 49,92%.




Investigation of a catalytic activity of catalyst
made on the basis of iron oxide, manganese oxide
in the wet air oxidation handling reactive dyes



Wet air oxidation method has many advantages in textile wastewater treatment: may not fully oxidized dye into non-toxic substance capable of high resolution micro-organisms, does not create secondary polluting products. Several oxides of transition metals are used as catalysts in this method.

Q-catalytic material Mn + Fe2O3 (1Mn:3Fe mole rate) is prepared by co-precipitation method. Materials were characterized by X-ray diffraction. The results showed that Fe2O3 were obtained in the form Maghemite. The material has good catalytic activity, with processing performance of 73,7% for color treatment and 49,92% for COD.




26. Nghiên cứu thành phần hóa học cây giảo cổ lam

(Gynostemma pentaphyllum (Thunb))



Sinh viên: Phạm Thị Hằng, K53B

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Đậu



Giảo cổ lam, thất diệp đảm, Gynostemma pentaphyllum (Thunb), họ bầu bí (Cucurbitaceae) là cây thuốc đã được dùng theo y học cổ truyền Trung Quốc và từ lâu cây này được xem như thuốc trường sinh.

Thành phần hóa học chính của giảo cổ lam là flavonoit và saponin. Số sapoin của giảo cổ lam nhiều gấp 3 - 4 lần so với nhân sâm. Trong đó, một số có cấu trúc hoá học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (ginsenozit). Ngoài ra giảo cổ lam còn chứa các vitamin và các chất khoáng như selen, kẽm, sắt, mangan, phốtpho.

Đề tài nghiên cứu đã thu được các kết quả sau:

- Xây dựng qui trình chiết các triterpenoid và flavonoid từ lá cây giảo cổ lam, thu được các phần chiết lần lượt là diclometan (g, %) và etyl axetat (g, %).

- Phân tích định tính thành phần hóa học các phần chiết diclometan và etyl axetat bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng - silica gel.

- Phân tách phần chiết diclometan trên cột silica gel, rửa giải với hệ dung môi tăng dần theo độ phân cực đã thu được 3 chất tinh khiết.

- Cấu trúc của các chất phân lập đã được khảo sát bằng phương pháp phổ NMR và so sánh với các chất chuẩn. Cụ thể đã nhận dạng được β-Sitosterol, Stigmasterol và 3’,5-hidroxi-4’,7-dimetoxi flavon (ombuine).

Study on the chemical composition of Gynostemma pentaphyllum (Thunb)




Gynostemma pentaphyllum (Thunb), family Cucurbitaceae, has been long used in the Chinese traditional medicine and is considered as a remedy for longevity.

The main chemical constituents of Gynostemma pentaphyllum are flavonoids and saponis. The number of saponins in Gynostemma pentaphyllum is 3-4 times as much as compared to that of ginseng. Among the finding triterpenpoids, there exist several structures analogous to these of ginseng (ginsenozides). Besides, Gynostemma pentaphyllum contains also various vitamins and minerals, such as selenium, zinc, iron, manganese, phosphorous,...

This research has achieved the following results:

- Development of a suitable extraction procedure for triterpenoids and flavonoids from the Gynostemma pentaphyllum leaves resulting in production of the dichloromethane and ethyl acetate residues.

- Qualitative analysis of the chemical composition of the dichloromethane and ethyl acetate residues by means of TLC.

- Separation of the dichloromethane residue performing on silica gel CC, eluting with mixtures of solvents gradually increasing their polarity. In consequences, three pure compounds were isolated.

- The structures of the isolates were elucidated by means of NMR spectra and further confirmation by comparison with the authentic samples in the same conditions of the TLC analysis. The isolates were identified as β-Sitosterol, Stigmasterol and 3’,5-hydroxy-4’,7-dimethoxy flavone (ombuine).



27. Nghiên cứu thành phần hóa học
cây cỏ roi ngựa (Verbena officinalis L.)



Sinh viên: Phạm Thị Dương, K53B

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Đậu



Cỏ roi ngựa (Verbena officinalis L.) được dùng trong y học dân tộc để điều trị các chứng viêm, bỏng, trầy da và bệnh đau dạ dày. Các nghiên cứu hóa học cho thấy cây này có chứa các flavonoids (như apigenin, 4'-hydroxywogonin), verbenalin, hastatoside, axit ursolic, sterol,...

Đề tài nghiên cứu đã thu được các kết quả sau:

1. Xây dựng qui trình điều chế các phần chiết diclometan và etyl axetat từ lá cây cỏ roi ngựa giàu các triterpenoit và flavonoit, tương ứng.

2. Phân tích định tính thành phần hóa học các phần chiết diclometan và etyl axetat bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng - silica gel.

3. Phân tách phần chiết diclometan trên cột silica gel, rửa giải với hỗn hợp dung môi n-hexan - etyl axetat, tăng dần tỉ lệ etyl axetat đã thu được 1 chất tinh khiết.

Cấu trúc của các chất phân lập đã được khảo sát bằng phương pháp phổ NMR và so sánh với các chất chuẩn, và đã nhận dạng được là β-Sitosterol.






tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương