Khoa hóa họC (141 142 báo cáo)


Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mao quản trung bình có cấu trúc trật tự Al-MCM-41



tải về 0.78 Mb.
trang6/37
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.78 Mb.
#3323
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37

19. Nghiên cứu tổng hợp vật liệu mao quản trung bình
có cấu trúc trật tự Al-MCM-41


Sinh viên: Trần Quang Hồng Ân, Phạm Minh Tùng, K53B

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Như Mai

MCM-41 thuần thì không có tâm axít nên không thể dùng làm xúc tác được. Để khắc phục, có thể thay thế một phần Si trong mạng lưới MCM-41. Với kim loại là Al sẽ cho vật liệu Al-MCM-41. Phương pháp thủy nhiệt có thể được sử dụng để tổng hợp trực tiếp. Khảo sát ở các điều kiện tổng hợp khác nhau, các tác giả đã tổng hợp được vật liệu Al-MCM-41 với cấu trúc mao quản tương đối đồng đều, bắt đầu xuất hiện cấu trúc lục lăng. Đề tài đã xác định được ảnh hưởng của các yếu tố khuấy trộn và nhiệt độ nung tới trật tự, kích thước và hình dạng mao quản.




20. Nghiên cứu tổng hợp và đặc trưng xúc tác
của Zirconi sunfat mang lên SBA-15



Sinh viên: Nguyễn Văn Lực, K53B

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thanh Sơn



Sunfat zirconi (ZrO2-SO42-) cho phép thực hiện phản ứng đồng phân hóa ở nhiệt độ thấp, độ chọn lọc sản phẩm cao, bền với các tác nhân gây ngộ độc. Tuy vậy, nó có nhược điểm là diện tích bề mặt rất nhỏ, cấu trúc pha tứ diện trong tinh thể không nhiều, dẫn đến hoạt tính xúc tác không cao. Phương pháp để tăng tính axit của những vật liệu như sunfat hóa (ZrO2-SO42-), tẩm sắt sunfat....SBA-15 là một vật liệu mao quản trung bình được điều chế bằng việc sử dụng copolime làm chất tạo cấu trúc. Nó có cấu trúc đều đặn, thành dãy và có độ bền nhiệt lớn.




21. Nghiên cứu điều chế axit rắn trên cơ sở biến tính
γ-Al2O3 biến tính bởi La và Zn



Sinh viên: Nguyễn Thị Quỳnh, K53B

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Như Mai



Nghiên cứu điều chế γ-Al2O3 đi từ tiền chất là dung dịch Al(NO3)3 thủy phân bằng dung dịch (NH2)2CO (ure) có hỗ trợ bởi PEG (poli etilen glicol). Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ mol ure/ Al(NO3)3 tới khả năng hình thành hidroxit. Tiến hành 3 mẫu với tỉ lệ số mol = 12/1; 13/1; 14/1. Sản phẩm sau thủy phân được lọc, sấy ngoài không khí 24 giờ, sấy ở 100oC trong 5 giờ sau đó đem nung ở 500oC trong 4 giờ. Chất rắn thu được được đặc trưng bằng phương pháp XRD. Cả 3 mẫu đều xuất hiện các pic đặc trưng của tại các góc 2θ = 40o; 60,50; 66,5o. Mẫu có tỉ lệ mol ure/Al(NO3)3 là 13/1 thì các pic đặc trưng của γ-Al2O3 được hình thành rõ ràng nhất, dùng mẫu này để biến tính bằng La và Zn. Sản phẩm được đặc trưng bởi phương pháp XRD không thấy xuất hiện các pha mới của Zn và La, có thể Zn và La hình thành dạng vô định hình.

Vật liệu biến tính thu được sẽ được sử dụng như axit rắn xúc tác cho phản ứng este hóa chéo axit béo điều chế diesel sinh học.




22. Nghiên cứu điều chế xúc tác lai dùng cho
phản ứng đồng phân hóa n-hexan



Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh, K53B

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Hoa Hữu Thu



Xúc tác lai được tạo thành khi trộn các hợp phần của nó ở dạng bột mịn bằng các phương pháp cơ học. Hợp phần thứ nhát là siêu axit rắn ZrO2.SO42-có tính axit mạnh nhưng độ bền xúc tác thấp. Hợp phần thứ hai là kim loại quý mang trên nền oxit kim loại Pt/-Al2O3 có tính axit yếu nhưng bền cơ,bền nhiệt và diện tích bề mặt lớn. Vì vậy xúc tác lai được tạo thành sẽ xúc tác tốt hơn trong phản ứng đông phân hóa n-hexan.




23. Nghiên cứu tổng hợp và đánh giá hoạt tính quang xúc tác của hỗn hợp oxit Fe2O3 - TiO2



Sinh viên: Phạm Thế Tân, K53B

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Bình



Hỗn hợp oxit Fe2O3- TiO2 được chuẩn bị bằng phương pháp sol-gel và nghiên cứu ứng dụng làm xúc tác quang hóa phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải trong vùng ánh sáng nhìn thấy. Hoạt tính xúc tác của Fe2O3- TiO2 xuất phát từ sự chuyển đổi giữa các lỗ vùng hóa trị của Fe2O3 - TiO2.




Study on the synthesis and evaluation of Fe2O3-TiO2
mixed oxides in the photocatalytic activity


Fe2O3-TiO2 mixed oxides were prepared by the and will have been tested in the decomposition of organic compounds in wastewater under visible light conditions as photocatalyst working at visible light. Efficiency of the Fe2O3-TiO2 photoatalysts was suggusted to be correlate with the transition between the valence hole of Fe2O3 and TiO2.

24. Nghiên cứu chế tạo và tính chất điện hoá của vật liệu ZnO bằng phương pháp vi sóng



Sinh viên: Bùi Thúy Ngân, K53S

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Cẩm Hà



Tổng hợp ZnO bằng phương pháp vi sóng, sử dụng chất đầu là Zn(CH3COO)2 phản ứng với KOH, được xử lý dưới xung vi sóng trong thời gian ngắn, hỗn hợp thu được đem sấy ở nhiệt độ 700C. Bằng phương pháp nghiên cứu: nhiễu xạ tia X, kính hiển vi điện tử quét SEM đã thu được vật liệu bột ZnO có cấu trúc hexangonal, hình dạng nanotube. Khảo sát được sự ảnh hưởng của nhiệt độ, tỷ lệ số mol giữa dung dịch KOH và muối kẽm tới cấu trúc và hình thái học của vật liệu.




Production and electrochemical properties
of ZnO materials using microwave method




Nanotubes ZnO were synthesized by a simple, rapid, and reliable microwave irrdiation route, using Zn(CH3COO)2 and KOH as starting materials,dried at 700C. The obtained product was characterized by powder XRD, scanning electron microscopy SEM. The result shows that ZnO has hexagonal structure and nanotube morphology. The influence of the temperature and ratio of reactant concentration on the structure and morphologies of ZnO were experimentally investigated.






tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương