Khoa hóa họC (141 142 báo cáo)


Degradation of Reactive Blue 182 dye by Advanced Oxidation Process with modified titanium dioxide



tải về 0.78 Mb.
trang5/37
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.78 Mb.
#3323
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37

Degradation of Reactive Blue 182 dye by Advanced Oxidation Process with modified titanium dioxide




In this research, the advanced oxidation technique using reaction between iron (II) salt and hydrogen peroxide (Fenton reaction) combined modified titanium dioxide used for degradation of Reactive Blue 182 dye. Effect of some key parameters such as the ratio of TiO2 to thiourea; pH; contact time; the concentration of Fe2+, TiO2 dose were investigated. The experimental results shown that, at the optimum conditions (the ratio of TiO2: thiourea of 1:1,25; pH 5; 35 minutes; 0,015 g Fe2+/L; catalyst dose was 0,4 mg/L), more than 90% dye was removed.



15. Khảo sát một số yếu tố trong quá trình tổng hợp sét
hữu cơ từ bentonit Pháp trong dung dịch rượu - nước


Sinh viên: Trần Thị Tư Hà, K53S

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nghiêm Xuân Thung

Trong quá trình tổng hợp sét hữu cơ từ bentonit và ammin bậc 4 (đimetylđioctađecylammoni clorua - DMDOA), đề tài đã khảo sát các yếu tố: tỉ lệ khối lượng DMDOA/bentonit, nhiệt độ phản ứng, thời gian phản ứng, pH của dung dịch. Sét hữu cơ tổng hợp được xác định bằng các phương pháp: nhiễu xạ tia X, phân tích nhiệt, kính hiển vi điện quét SEM. Các tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố: nhiệt độ phản ứng, tỉ lệ khối lượng DMDOA/bentonit, pH của dung dịch và thời gian phản ứng đến giá trị d001. Đã xác định được điều kiện thích hợp điều chế sét hữu cơ là: nhiệt độ phản ứng 60oC, tỉ lệ khối lượng DMDOA/bentonit 1:1, pH của dung dịch là 9, thời gian phản ứng 4 giờ. Ở điều kiện này, sét hữu cơ điều chế có d001 = 38,946Å, hàm lượng chất hữu cơ trong sản phẩm là 35,72%.

16. Nghiên cứu tổng hợp một số fomazan và bis-fomazan từ anilin và 4,4’-điaminođiphenyl ete



Sinh viên: Vũ Thị Ngân, K53S

Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Vân



Đề tài đã tổng hợp được 4 hiđrazon từ các anđehit thơm và anđehit chứa dị vòng thơm thiophen, fufuran, piridin với phenylhiđrazin và p-nitrophenylhiđrazin. Đã tổng hợp được 3 fomanzan từ các hidrazin trên với muối điazoni của anilin và 2 bis-fomazan từ các hidrazin trên với với muối bis-điazoni của điamin thơm 4,4’-điamoniđiphenylete ở nhiệt độ 0-50C. Các các chất tổng hợp được xác định nhiệt độ nóng chảy, chạy sắc kí bản mỏng và kết tinh lại trong các dung môi etanol. Cấu trúc của chúng được chứng minh bằng phổ UV, I R và MS.




Study on synthesis of some formazanes and

bis-formazanes from aniline and 4,4’diaminodiphenyl ether




Some derivatives of formazanes and bis-formazanes containing furane, thiophene and pyridine were synthesised by the condensation of hydrazones with diazonium of aniline and bis-diazonium of 4,4’-diaminodiphenyl ether salts at 0-50C. The products were separated and purified by thin chromatography and recrystallisation in ethanol. Their structures were identified by IR-, UV, and MS spectra.




17. Nghiên cứu tổng hợp một số fomazan
từ 3-aminopiriđin và axit sunfanilic



Sinh viên: Nguyễn Thị Vinh, K53S

Giáo viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Vân



Đề tài đã tổng hợp được 5 hiđrazon từ các anđehit thơm và anđehit chứa dị vòng thơm thiophen, fufuran và các benzanđehit thế với phenylhiđrazin. Đã tổng hợp được 6 fomanzan từ các hidrazin trên với muối điazoni của 3-aminopiridin và axit sunfanilic ở nhiệt độ 0-50C. Các các chất tổng hợp được xác định nhiệt độ nóng chảy, chạy sắc kí bản mỏng và kết tinh lại trong các dung môi etanol. Cấu trúc của chúng được chứng minh bằng phổ UV, IR và MS.




Study on synthesis of some formazanes from

3-aminopyridine and sunfanilic acid



Six new derivatives of formazanes containing furane, thiophene and and substituted benzandehyd were synthesised by the condensation of hydrazones with diazonium of 3-aminopyridine and sunfanilic acid salts at 0-50C. The products were seperated and purified by thin chromatography and recrystallisation in ethanol. Their structures were identified by IR, UV and MS spectra.



18. Nghiên cứu quá trình cracking xúc tác dầu nhờn thải
bằng xúc tác Zeolite HY


Sinh viên: Đinh Quốc Tuấn, Nguyễn Văn Quang, K53A

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Như Mai

Ở nước ta hiện nay, dầu nhờn thải là một chất thải nguy hại cần phải xử lý. Trên thế giới, các nước phát triển ở Châu Âu và Mỹ đã có những công nghệ xử lý hiện đại, thân thiện với môi trường. Còn ở Việt Nam, một số cơ sở vẫn còn đang sử dụng các phương pháp tái sinh lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm thu được còn kém chất lượng. Do đó, báo cáo này tập trung nghiên cứu quá trình cracking xúc tác dầu nhờn thải bằng xúc tác Zeolite HY nhằm tìm hướng đi mới trong việc tái sử dụng nhiên liệu.

Các mẫu dầu nhờn thải được lấy tại các cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy ở Hà Nội. Mẫu dầu lấy về được xử lý lắng tách nhằm loại bỏ tạp chất cơ học và bụi bẩn. Sau đó, tuỳ vào hàm lượng S có trong mẫu dầu mà đem đi xử lý tiếp, sử dụng phương pháp đông tụ đối với mẫu chứa ít S và phương pháp rửa kiềm đối với mẫu chứa nhiều S. Các mẫu dầu này sau khi xử lý S cho vào bình gia nhiệt để đuổi nước ở nhiệt độ 1250C-1500C.

Dầu đã qua công đoạn xử lý sơ bộ là nguyên liệu đầu cho quá trình cracking xúc tác. Xúc tác được sử dụng ở đây là Zeolite HY đã qua trao đổi amoni để thu được hoạt tính cao nhất. Quá trình cracking tiến hành trong thiết bị pilot ở nhiệt độ 3000C và áp suất khí quyển, sau khi nghiên cứu thấy rằng ở nhiệt độ này sản phẩm thu được có độ chuyển hoá cao nhất khoảng 70%. Sản phẩm diezen thu được có các thông số chỉ tiêu phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5689-2005. Kết quả thử nghiệm trên máy phát điện cho thấy máy chạy tốt, ổn định, tiếng kêu đều.






tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   37




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương