Khoa công nghệ thông tin


THIẾT KẾ VỮA XI MĂNG MÁC 60 SỬ DỤNG PHỤ GIA NANO SIO2 VÀ SILICAFUME SF KẾT HỢP PHỤ GIA HÓA DẺO



tải về 1.53 Mb.
trang3/22
Chuyển đổi dữ liệu08.06.2018
Kích1.53 Mb.
#39701
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

5. THIẾT KẾ VỮA XI MĂNG MÁC 60 SỬ DỤNG PHỤ GIA NANO SIO2 VÀ SILICAFUME SF KẾT HỢP PHỤ GIA HÓA DẺO


SVTH:

Nguyễn Đắc Đông - 55C ĐKT




Lê Thành Công - 55C ĐKT




Phạm Văn Dũng - 55C ĐKT

GVHD:

ThS Tạ Duy Long




ThS Đỗ Đoàn Dũng



  1. Mục tiêu đề tài:

Trên cơ sở khoa học kỹ thuật trên thế giới đang ngày một phát triển, việc sử dụng các loại phụ gia trong sản xuất xi măng ngày một nhiều hơn. Trong đó phải kể đến Nano Si02 và Silica Fume SF đều được điều chế từ tro trấu không chỉ giúp tăng cường độ mà còn nâng cao tính chống thấm của xi măng. Vì vậy với nguyên cứu này, chúng tôi thiết kế vữa xi măng mác cao (Mác 60) sử dụng phụ gia Nano SiO2 và Silica Fume SF để áp dụng vào các công trình thủy nhằm gia tăng cường độ và bảo vệ các công trình yêu cầu chống thấm.

2. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu lựa chọn cấp phối có tỷ lệ nano SiO2 tối ưu nhất cho vữa xi măng mác 60 (Silicafu SF cố định). Xác định cường độ chịu nén và cường độ chịu uốn theo từng ngày tuổi (3,7,28 ngày). Đưa ra được cấp phối có cường độ chịu uốn và cường độ chịu nén đạt kết quả cao nhất.



3. Kết luận và kiến nghị

Đã khảo sát ảnh hưởng của vật liệu Nano SiO2 và Silica Fume SF tới cường độ vữa xi măng .

Lựa chọn được một cấp phối tối ưu nhất SiO2 và SF có tác dụng làm cường độ chịu nén của vữa xi măng. Đặc biệt là ở tuổi sớm ngày.

Những điều này làm tăng khả năng ứng dụng của vữa xi măng có hàm lượng SiO2 và SF đồng thời giảm được lượng xi măng dùng trong vữa. Tăng lượng sử dụng phế thải giúp giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.

Từ kết quả nghiêm cứu trên chúng tôi cho rằng, vật liệu Nano SiO2 và Silica Fume SF điều chế từ tro trấu có triển vọng nghiên cứu ứng dụng của chúng trong ngành vật liệu xây dựng.

6. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VỮA GEOPOLYMER TỪ VẬT LIỆU PHẾ THẢI TRO BAY VÀ XỈ LÒ CAO NHẰM THAY THẾ CHO VỮA XI MĂNG PORTLAND TRUYỀN THỐNG DÙNG TRONG XÂY DỰNG


SVTH:

Trần Trường Sơn - 55CTL1




Nguyễn Văn Tú - 55GTC

GVHD:

TS Nguyễn Đình Trinh




ThS Đinh Hoàng Quân

1. Mục tiêu đề tài:

Sự nóng lên toàn cầu đang là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất trên thế giới. Hiện nay, khoảng 5÷8% tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu có nguồn gốc từ ngành công nghiệp sản xuất xi măng Portland, một chất kết dính không thể thiếu của bê tông thông thường. Vì vậy, việc sử dụng các chất kết dính thay thế thân thiện với môi trường là rất cần thiết. Geopolymers xuất hiện như một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn cho xi măng truyền thống: geopolymer vừa có tính chất kỹ thuật tốt, đồng thời do được chế tạo từ các vật liệu phế thải như tro bay và xỉ lò cao nên đây là loại vật liệu “xanh” thân thiện với môi trường. Tuy nhiên cho đến hiện tại, các nghiên cứu về geopolymer tại Việt Nam đang còn rất hạn chế. Báo cáo này tập trung nghiên cứu chế tạo vữa geopolymer từ vật liệu phế thải tro bay và xỉ lò cao nhằm thay thế cho vữa xi măng Portland truyền thống dùng trong xây dựng.



2. Nội dung nghiên cứu:

Tổng quan về quá trình phát triển và tình hình nghiên cứu geopolymer chế tạo từ tro bay và xỉ lò cao trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó lựa chọn các thông số để tiến hành thí nghiệm.

Thiết lập câp phối vữa geopolymer; chế tạo vữa geopolymer, thí nghiệm xác định thời gian đông kết ban đầu và thời gian đông kết cuối cùng; bảo dưỡng mẫu vữa, tiến hành nén mẫu để xác định cường độ nén sau 7 ngày, 14 ngày và 28 ngày bảo dưỡng. Các thí nghiệm được tiến hành nghiêm ngặt theo TCVN hiện hành.

3. Kết luận và kiến nghị:

Mẫu vữa geopolymer chế tạo từ tro bay và xỉ lò cao, được hoạt hóa bởi hỗn hợp dung dịch NaOH và Na2SiO3 đã đạt được cường độ nén R28=31÷40MPa, hoàn toàn có khả năng thay thế xi măng Portland truyền thống.



7. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỤ ĐẤT XI MĂNG ĐỂ XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU


SVTH:

Nguyễn Thị Thu Thảo - 55CT1




Nguyễn Thanh Tuần - 54CT1




Vũ Văn Tú - 54CT1

GVHD:

TS Thân Văn Văn

1. Mục tiêu đề tài:

Ứng dụng được phương pháp trụ đất xi măng trong xây dựng công trình trên nền đất yếu.



2. Nội dung nghiên cứu:

- Tổng quan về các phương pháp xử lý nền đất yếu ở Việt Nam.

- Lựa chọn hàm lượng xi măng và tỉ lệ nước/ xi măng hợp lý cho gia cố đất yếu.

- Nghiên cứu xác định sức chịu tải của nền đất gia cố bằng trụ đất xi măng.



3. Kết luận và kiến nghị:

Đề tài nghiên cứu tổng quan về các phương pháp xử lý nền đất yếu ở Việt Nam. Nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị về lựa chọn hàm lượng xi măng và tỉ lệ nước/xi măng hợp lý cho gia cố đất yếu. Đề tài phân tích những phương pháp xác định sức chịu tải của nền đất gia cố bằng trụ đất xi măng. Sau đó, đề tài đã nghiên cứu xây dựng mô hình bài toán xác định sức chịu tải của nền đất gia cố bằng trụ đất xi măng, áp dụng cho cống KG2 tại Cà Mau. Đề tài nghiên cứu sẽ là tài liệu định hướng hữu ích cho việc ứng dụng phương pháp trụ đất xi măng để xử lý nền đất yếu.



8. THIẾT KẾ TƯỜNG CHẮN CŨI THI CÔNG TẠI VIỆT NAM

SVTH :

Trần Quỳnh Giao - 54 GT-Đ1




Vũ Trung An - 54 GT-Đ1




Vũ Phan Mỹ Linh - 54 GT-Đ1




Lê Thị Tuyết Anh - 54 GT-Đ1




Trần Tuấn Anh - 54 GT-Đ2

GVHD:

ThS Bùi Trung Kiên




ThS Bùi Thị Thu Huyền

1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu và tìm hiểu về tường chắn cũi được áp dụng trên thế giới và đưa ra phương án áp dụng tường chắn cũi tại Việt Nam.

2. Nội dung đề tài:

+ Tìm hiểu các loại tường chắn đang được sử dụng và có mặt tại Việt Nam.

+ Tìm hiểu công nghệ tường chắn cũi.

- Tường chắn cũi là loại tường chắn dùng các thanh bê tông cốt thép đúc sẵn xếp chồng lên nhau theo kiểu chồng nề, bên trong đất đá dựa theo trọng lượng bản thân của nó để chống lại lực đẩy khối đất của khối đất sau lưng tường.

- Tìm hiểu về tường chắn cũi được áp dụng trên thế giới.

- Tìm hiểu so sánh ưu điểm, nhược điểm của nó về mặt mỹ quan, kỹ thuật và kinh tế với các phương pháp đang được áp dụng nếu áp dụng tại Việt Nam.

- Đưa ra ví dụ tính toán về tường chắn cũi so sánh với tường chắn bê tông trọng lực.

3. Kết luận và kiến nghị:

Đề tài này ngiên cứu so sánh để có những cái nhìn khách quan về tường chắn cũi về mặt mỹ quan và kỹ thuật thi công.



9. NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH: CÔNG NGHỆ THI CÔNG SÀN BÓNG C - DECK TRONG XÂY DỰNG

SVTH:

Trần Thị Thu Thủy - 54C-TL1




Nguyễn Việt Hằng - 54C-TL1




Phạm Quang Vinh -54C-TL1




Dương Thị Thùy Xuân - 54C-TL1

GVHD:

PGS.TS Đồng Kim Hạnh



  1. Mục tiêu đề tài:

Nghiên cứu quy trình thi công sàn bóng C - Deck, hiệu quả kinh tế và khả năng ứng dụng của công nghệ sàn bóng.

2. Nội dung nghiên cứu:

Quy trình thi công sàn bóng C - Deck và những vấn đề còn tồn tại của sàn bóng.



3. Kết luận và kiến nghị:

Kết luận: sàn bóng C - Deck có thể coi là công nghệ sàn mang tính cách mạng trong xây dựng khi sử dụng các quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp. Bản sàn C - Deck phẳng, không dầm, liên kết trực tiếp với hệ cột, vách chịu lực có nhiều ưu điểm về mặt kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Kiến nghị: Cần nghiên cứu nhiều hơn về sàn bóng để cải thiện các nhược điểm của tấm sàn, mang lại nhiều hiệu quả cao hơn.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương