Khi chết không mang theo ðƯỢc gì ÐOÀn văn thông o0o Nguồn


LUÂN HỒI TÁI SINH GIẢI ÐÁP VẤN ÐỀ NGƯỜI THÂN THUỘC



tải về 0.54 Mb.
trang12/19
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích0.54 Mb.
#39196
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19

LUÂN HỒI TÁI SINH GIẢI ÐÁP VẤN ÐỀ NGƯỜI THÂN THUỘC

Ðối với trường hợp cha mẹ anh em cũng vậy, đã có những sự liên hệ nhân quả nào đó giữa cha, mẹ, anh em,con cái với nhau ở tiền kiếp. Cha mẹ dĩ nhiên có liên quan với con cái không phải xét về mặt di truyền và tình cảm ruột thịt mà xét về mặt luân hồi. Con cái và cha mẹ có những sợi dây liên hệ ràng buộc nhau. có thể kiếp trước người cha, người mẹ, những người con có nghiệp căn nào đó và kiếp này gặp lại nhau để tiếp tục hoàn tất những gì theo nghiệp quả báo ứng. Chuyện cái cân thủy ngân là câu chuyện giả tưởng trong dân gian một phần nào đã nói lên hình thức báo ứng của cha mẹ và con cái. Ngoài ra cũng phải hiểu thêm rằng để có cơ hội gần gũi sâu xa hơn, những đứa con đã mượn chỗ đầu thai ở cõi trần của kiếp này qua phương tiện là cha mẹ. Sự liên hệ của người con không phải luôn cả với cha và mẹ mà có thể người con chỉ có sự liên hệ nghiệp quả ràng buộc với người mẹ mà không phải người cha hoặc có khi trái lại. Vì thế thường có trường hợp có sự bất hợp ý hay dửng dưng, tẻ nhạt hoặc thương yêu, gắn bó mặt thiết giữa mẹ con hay cha con tùy theo duyên nghiệp phát sinh từ tiền kiếp.Trong dân gian thường cho rằng: cha mẹ, con cái, vợ chồng thật ra đều là oan trái nghiệp quả của nhau cả. Những kẻ cùng sống chung một nhà hay tranh cãi, xung khắc, bất hòa chán ghét nhau cũng đều có nguyên nhân từ tiền kiếp, có thể họ đã gây đau khổ cho nhau nên mới phải trả quả đã gây ra.


Thuyết luân hồi nhân quả còn cho rằng "có thể nhìn cuộc sống của con cái và cha mẹ với nhau trong một gia đình, cách đối xử, nuôi nấng, chăm sóc, tình phụ tử, mẫu tử nồng nàn hay tẻ lạnh của họ mà đoán được sự liên hệ ràng buộc của những con người ấy với nhau ở tiền kiếp”. Ở kiếp trước có thể họ là anh em, là chị em, là cha con là mẹ con, là bạn bè với nhau và đã tạo ra những nghiệp quả nào đó nên kiếp này vẫn phải còn liên hệ ràng buộc để hoàn tất những gì chưa giải quyết hết. Riêng về anh, chị em trong gia đình cũng như thương yêu, ganh ghét, hay đôi khi xung khắc căm thù nhau đều là nhũng dấu vết biểu hiện của luân hồi. Có thể ở kiếp trước họ là những người khác nhau về chí hướng, chủng tộc hoặc có sự tranh chấp đố kỵ nhau, hay cũng có thể ở kiếp trước họ là hai vợ chồng hoặc là hai người bạn thân v.v...
Câu chuyện có thật sau đây xảy ra tại Hoa Kỳ và đã được báo chí ở Hoa Kỳ đăng tải vào năm 1991. Bà Gilllian sống ở tiểu bang Colorado, năm 1986 bà sinh hạ được một cháu bé kháu khỉnh đặt tên là Mandy. Nhưng không may cho bà Gillian, cháu bé chỉ sống được bốn tháng thì qua đời. Bà Gillian vô cùng đau khổ, bà khóc than vật vã bên mộ huyệt, bà đã té xỉu và khi tỉnh dậy lại muốn nhào xuống huyệt theo con... Một thời gian sau, bà Gillian có chuyện bất hòa với chồng, họ li dị nhau và sau đó bà Gillian có thai với người chồng thứ hai. Lần này bà cũng sinh hạ được một cháu bé kháu khỉnh và bà lại đặt lên là Mandy để nhớ lại đứa con gái bất hạnh của mình trước đây.
Năm Mandy lên 4 tuổi, bà Gillian đưa cháu đến nghĩa trang để thăm mộ Mandy, chị gái cháu bé. Khi vừa đến gần mộ chí, bé Mandy bỗng nhiên nói to lên có vẻ thích thú: " Má, Má? đây là nơi mà ngày xưa má đã đặt con xuống dưới cái hố sâu trong đất. Lúc đó má khóc nhiều lắm, và má đã suýt rơi xuống cái hố đất ấy rồi, má có còn nhớ không ?..."

Bà Giiiian vừa ngạc nhiên vừa kinh hãi. Bà không ngờ con bà mới bốn tuổi mà đã nói lên câu nói lạ lùng và trôi chảy như người lớn. Điều kỳ dị là bà chưa bao giờ kể chuyện bé Mandy, con gái đầu lòng của bà chết ra sao và an táng thế nào cho bé Mandy, đứa con thứ hai của bà nghe cả.


Vậy phải chăng bé Mandy con bà hiện đang sống với bà chính là bé Mandy ngày trước và đã lìa đời ? phải chăng bé Mandy, đứa con thứ hai của bà là hậu thân của đứa con gái thứ nhất của bà? từ đó bà Gillian cảm thấy sung sướng yêu đời bà thường ôm Mandy vào lòng và nói: “tôi cảm thấy có được tất cả và con tôi là tất cả..." Câu chuyện có thật ấy là một chứng cớ điển hình về những gì thuộc về tiền kiếp và hậu kiếp. Thời gian chuyển đổi từ kiếp này qua kiếp khác đôi khi rất xa hay đôi khi rất gần. Ngoài ra người thân thuộc trong một gia đình có khi lìa đời rồi vẫn có thể quay trở lại, đầu thai làm con hay cháu trong gia đình.

---o0o---


TÌM HIỂU VẤN ÐỀ LUÂN HỒI TÁI SINH TỪ CON TRẺ

Trong vòng mấy mươi năm qua, vấn đề con trẻ nhớ lại những gì gọi là tiền kiếp đã được xem như là vấn đề có cơ sở khoa học chớ không còn là chuyện mê tín huyền hoặc nữa. Tuy nhiên có lẽ vấn đề khó giải thích và khó chứng minh nên chưa có ai, nhất là giới khoa học đứng ra nghiên cứu và cổ xướng. Mãi về sau mới có một vài nhân vật nổi danh như bác sĩ Melvin Morse, nữ giáo sư Diane Komp và đáng lưu ý hơn cả là giáo sư, bác sĩ lan Stevenson thuộc đại học Virginia (Hoa kỳ), là người đã bỏ ra một thời gian dài để nghiên cứu về các trường hợp thuộc hiện tượng luân hồi tái sinh, (Reincarnation) từ các con trẻ.


Có hơn 2500 trẻ con đã nhớ lại những gì của thời quá vãng, cái thời mà với lứa tuổi hiện tại của chúng (có trẻ chỉ mới 4, 5 tuổi) người ta không thể cho là ở trước đó một vài năm mà rất xa, có nghĩa rằng phải dùng tới chữ Kiếp Trước của chúng. Hơn nữa những gì mà các em bé này nhớ, kể lại, mô tả lại hoàn toàn không ăn nhập gì với hoàn cảnh và thời gian mà chúng đang sống ở hiện tại. Theo bác sĩ Stevenson thì các em này thường mở đầu bằng hai chữ “lúc đó”, hồi đó".

Đặc biệt là bác sĩ Stevenson đã luôn luôn để ý cân nhắc, gạt bỏ những gì có tính cách không đúng đắn với sự mô tả hoặc có sự liên hệ chỉ bảo của người lớn.


Theo bác sĩ Stevenson thì nghiên cứu ở con trẻ có được lợi điểm hơn ở người lớn vì chúng có nhiều dữ kiện còn tồn tại trong lúc đang sống và thường dễ tìm kiếm, kiểm tra được những sự việc hay gia đình nào đó có liên hệ với vấn đề. Thường thì trong các báo cáo hoặc khi tiếp xúc với gia đình có hiện tượng nhớ lại tiền kiếp mà cháu bé là vai chính, bác sĩ Stevenson ghi nhận rằng: thường thì cháu bé nói với người mẹ ruột rằng: "Mẹ không phải là mẹ của con. Con muốn đến nhà mẹ ruột của con...". Và sau sự kinh ngạc của gia đình vấn đề cứ tiếp diễn mãi để rồi gia đình người mẹ có đứa con thường phát biểu khó hiểu ấy phải tìm cho ra sự thật và sự thật lại rất phù hợp với những gì mà cháu bé đã mô tả. Có lần bác sĩ Stevenson nghe một người đàn bà kể chuyện về người con của bà ta mới lên năm tuổi. Một hôm bà chuẩn bị đi chợ (chợ đi rất xa) thì cháu bé nói một cách tự nhiên: "Ồ! Mẹ phải lấy xe đi chớ! Con có xe mà. Mẹ không cần phải đi bộ tới chợ xa xôi. Chỗ con ở có xe, tài xế sẽ chở mẹ tới chợ...".
Cũng theo bác. sĩ Stevenson thì đôi khi những con trẻ này lại có những thái độ, cử chỉ, lời nói hay sự lo lắng rất đặc biệt. Sự kiện này có liên quan đến người đã được nhắc đến ở quá khứ hay tiền kiếp. Người ấy không ai khác hơn là cháu bé hiện tại. Nếu người ấy đã chết vì tai nạn sông nước hay những gì liên quan tới nước cháu bé này sẽ rất sợ nước. Nếu người đó bị hắn chết thì cháu bé rất sợ tiếng súng nổ hay trông thấy súng là hoảng sợ. Nếu người ấy trước đây chết vì bị rắn cắn thì hiện tại cháu bé lại sợ rắn vì bị ám ảnh về những gì đầy ghê sợ từ tiền kiếp do rắn gây ra. Đôi khi đứa bé lại rất ham thích một loại thức ăn đặc biệt nào đó, hoặc màu sắc nào đó hay loại quần áo nào đó. Một trường hợp điển hình đã xảy ra tại Miến Điện. Một em bé đã kể lại tiền kiếp của mình. Lúc đó chỉ là một quân nhân Nhật Bản và đã bị giết trong trận thế chiến thứ hai. Điều kỳ lạ là em rất thích uống trà đậm và ăn thức ăn có nhiều cá, rau và rong biển, đấy là những thức uống và thức ăn thường ngày của người Nhật mặc dầu lúc này em là người Miến Điện, mà người Miến thì lại thích nước trà loãng. Theo sự nghiên cứu và phân tích tỉ mỉ của bác sĩ Stevenson thì có nhiều bé gái nhớ lại tiền kiếp của mình là trai và cũng có trường hợp có nhiều bé trai nhớ lại tiền kiếp của mình là gái và cũng từ đó mà chúng thích ăn mặt cũng như có cử chỉ dáng điệu phù hợp với phái tính trước đó. Nhiều người đã hỏi bác sĩ Stevenson rằng: trường hợp những người thuộc về Homo-Sexuality (thuộc tính dục đồng giới tính, đồng tình luyến ái) có phải là do từ bản thân tiền kiếp có giới tính khác biệt hay không thì bác sĩ Stevenson đã trả lời rằng: "tôi nghĩ điều đó có thể có và cũng có một số biệt lệ, như vấn đề khác biệt nhau về phương diện sinh vật học..."
Trở lại vấn đề con trẻ có khả năng nhớ lại tiền kiếp thì bác sĩ Stcvenson đã nêu ra trường hợp các trẻ con khi có khả năng ấy, thường hay mô tả rõ ràng chi tiết về cái chết của chính mình ở kiếp trước. Sự kiện này thường xảy ra nhiều và có từ 60đến 70 phần trăm trường hợp như vậy. Đặc biệt nếu cái chết xảy ra quá khủng khiếp hay do tự sát thì lại càng dễ đem lại sự hồi tưởng về cái chết và cách chết ở kiếp sau nơi đứa trẻ hơn. Khi đứa trẻ tái sinh thì lần này những ký ức khổ đau rùng rợn ấy sẽ làm nhớ lại và thôi thúc chúng tìm đến cội nguồn của kiếp trước và dường như muốn thấy lại những gì mà chúng đã làm hay đã trải qua."
Khi nghiên cứu các hiện tượng luân hồi tái sinh qua con trẻ, các nhà nghiên cứu còn lưu ý đến một hiện tượng đặc biệt có liên quan đến vấn đề trên, đó là những dấu vết bẩm sinh. Người phát hiện và quan tâm nhất chính là tiến sĩ lan Stevenson. Theo ông, các dấu vết bẩm sinh có thể xem như là những bằng chứng về luân hồi Và ông đã thu thập được gần 11.000 trường hợp.
Trong khoảng 11.000 trường hợp về dấu vết bẩm sinh có khoảng 5OO trường hợp đặc biệt nhất có thể dùng để kiểm nghiệm, xác định qua những dấu vết bẩm sinh trên cơ thề. Nhờ những dấu vết đó mà việc xác định những gì mà đứa bé đã mô tả sẽ rất thuận lợi. Bác sĩ Duncan Mac Dougal, tiến sĩ Robert Crookall, Geddes Mac Gregor, giáo sư Carol Zaleski, bác sĩ Raymond Moody, nữ giáo sư bác sĩ Diane Komp, tiến sĩ vật lý Patrick Drouot, bác sĩ Edith Fiore, tiến sĩ Robert Almeder, bác sĩ George Ritchie, bác sĩ Donald G. Francy... đều là những người quan tâm đến dấu vết luân hồi. Từ lâu, không riêng gì các nhà khoa học, những nhà nghiên cứu có tính cách tài tử, nghiệp dư và ngay cả những người bình dân cũng đều có một lý luận khá giống nhau, đó là: Nếu luân hồi tái sinh có thật thì ít ra trên những chặng đường chuyển hoá từ kiếp này đến kiếp khác cũng sẽ có những gì gọi là bằng chứng, những gì còn rơi rớt lại hay còn sót lại không nhiều thì ít. Cũng giống như trong lịch trình tiến hoá của sinh vật nói chung và con người nói riêng, có nhiều dấu tích còn lại trên cơ thể và nhờ sự kiện ấy mà các nhà sinh vật học, nhất là các nhà Cổ Sinh Vật học (paleontology) đã suy đoán được những gì đã xảy ra trong quá khứ xa xăm....

Theo tiến sĩ Stevenson thì dấu tích luân hồi hay tái sanh là những gì khả dĩ giúp chứng minh sự kiện luân hồi, nhân quả là có thật hay ít ra cũng là hình ảnh, dấu ấn của một thời quá vãng nào đó ở con người.


Những dấu tích ấy thể hiện qua những vết chàm, vết bớt trên da trẻ sơ sinh ngoài vết bớt là những dấu vết thường đem lại nhiều khám phá lý thú lạ kỳ về hiện tượng tái sinh, còn có các dấu tích khác đặc biệt hơn như hài nhi có đuôi, có sừng, có gạc, người có nhiều vú, người có lông phủ đầy cơ thể hay mặt mũi...
Qua các dấu tích nêu trên, con người từ cổ đại đến nay đã đưa ra nhiều nghi vấn: chắc chắn phải có nguyên nhân nào đó làm phát sinh những dạng thể kỳ lạ bẩm sinh ấy. Các nhà khoa học bảo rằng tất cả đều do những xáo trộn trong sự chuyển biến của cơ thể lúc còn là bào thai, hay do sự lệch lạc vì cấu tạo, thành lập của tế bào và nhiễm thể. Họ chỉ đưa ra thường thì các nguyên nhân hoặc là do bệnh lý, do cha hay mẹ, do hiện tượng di truyền, do tác dụng của thuốc men hay do các chất hoá học nào đó v. v... Tuy nhiên thắc mắc vẫn duy trì rằng do đâu mà cơ thể người này bị tác động ảnh hưởng, còn người khác lại không ? Đôi khi cha mẹ vẫn lành lặn, nhiễm thể các tế bào không có lệch lạc nhưng dị tật bẩm sinh vẫn xuất hiện. Điều đó đã khiến nhiều người nghĩ đến những nguyên nhân nào đó còn sâu xa và dĩ nhiên trong đó có một số lý luận cho rằng có thể do kiếp trước...
Bà Alexandra một nhà nghiên cứu về các hiện tượng huyền bí ở Tây Tạng có lần hỏi vị Sư trưởng của một thiền viện về vấn đề liên quan đến dấu tích luân hồi thì được vị này trả lời như sau: "Đôi khi trong sự luân hồi chuyển kiếp vẫn còn có sự liên hệ gần gũi nào đó rất chặt chẽ, vì thế có nhiều sự kiện ở kiếp này sẽ lưu lại và tiếp nối ở kiếp kế tiếp bằng hình ảnh, dấu vết không những qua những vật sờ nắm được mà đôi khi còn bằng dáng dấp, cử chỉ, bệnh tật nhất là bệnh nan y.
Ngoài ra dấu tích luân hồi còn biểu hiện qua cá tánh, năng khiếu. Cá tánh mỗi người tốt hay xấu cũng do một phần ảnh hưởng về cuộc sống, về bệnh lý nhưng cũng còn do nguyên nhân sâu xa hơn là từ tiền kiếp. Tài năng và bệnh lý cũng vậy. Nhiều cháu bé có những khả năng lạ lùng như làm thơ rất cao siêu, tính toán rất nhanh , hay giỏi âm nhạc vượt bực đến độ các nhà tâm sinh lý học không thể giải thích được nguyên nhân. Điều này đã khiến các nhà nghiên cứu hiện tượng siêu hình nghĩ đến nguyên nhân sâu xa về tài năng mà con trẻ có được ấy là từ ở kiếp trước chớ không thể nào với tuổi nhỏ mà chúng lại có thể có khả năng vượt bực về những lãnh vực mà ngay cả người lớn cũng phải mất nhiều năm để trau dồi học tập, huấn luyện.
Đối với người lớn thì theo tiến sĩ Stevenson, vấn đề nhớ lại tiền kiếp thường ít hơn con trẻ. Nguyên nhân về sinh lý học cơ thể thì do trí nhớ được giữ lại trong các phân tử protein của tế bào não, Tế bào não sẽ tùy theo tuổi tác càng ngày càng có sự suy thoái hay biến chuyển về thành phần cấu trúc các phân tử, do đó mà ký ứckhông còn được rõ nét nữa. Tuy nhiên đối với người lớn, có thể khêu gợi lại ký ức xa xăm ấy bằng nhiều phương cách. Nhưng hiện nay phương cách hay nhất là dùng phương pháp thôi miền. Người ta nhận thấy rằng người lớn có tâm tư vững mạnh thì tiềm thức sẽ như nhường bước để tâm trí hoạt động linh hoạt. Chỉ khi nào tâm trí con người suy yếu đi thì tiềm thức mới có cơ phát triển trở lại nghĩa là được sống dậy mạnh mẽ mà không còn tiềm tàng ẩn kín nữa. Như vậy khi một người bị thôi miên thì tâm trí người bị thôi miên sẽ suy giảm và tiềm thức sẽ được dẫn dụ, sai khiến hoạt động bằng cách làm lộ rõ những ký ức mấy lâu như bị chôn vùi... Nhờ đó mà người bị thôi miên dần đần sẽ kể lại những gì đã xảy ra trong thời dĩ vãng xa xăm của giai đoạn nào đó ở tiền kiếp.

---o0o---


TRƯỜNG HỢP CẬU BÉ GEORGE FILD
George Fild là một cậu bé Hoa Kỳ. Năm 15 tuổi, Fild bắt đầu có những cảm giác và hình ảnh lạ lùng chợt ẩn chợt hiện trong trí và luôn luôn cậu tỏ ra áy náy, thắc mắc, băn khoăn về những gì giống như mình đang rơi vào mộng ảo. Lúc bấy giờ có nhà thôi miên nổi danh tên là Williams. Ông này yêu cầu được giúp George Fild khơi dậy các hình ảnh từ tiền kiếp. Qua giấc ngủ thôi miên, George Fild đã kể lại rất rành rọt những gì của tiền kiếp mình như sau:
- Lúc bấy giờ tôi là một người dân vùng Bắc Carolina, tôi là một nhà nông bận rộn đủ thứ việc đồng áng. Tên tôi lúc đó là Jonathan Powell. cuộc sống thật buồn bã vô vị. Tôi sống lẻ loi cô độc như kẻ lạc vào chốn hoang vu. Tôi nhớ rõ mình sinh vào năm 1832 tại thị trấn Jefferson và 31 năm sau tức là vào năm 1863 trong cuộc nội chiến, tôi vào quân ngủ và bị giết chết khi một đám lính nổi loạn tôi nhớ mãi những nơi tôi đã đi qua và nhất là vùng đồng cỏ ở Bắc Carolina hiu quạnh.

Nhà thôi miên Williams đã kiểm tra lại các tài liệu, hồ sơ, giấy tờ ở các thư viện, các văn khố, các vùng liên quan đến Jonathan Powell và biết được rằng những gì cậu bé mô tả đều đúng cả. Để kiểm chứng lại rõ hơn, nhà thôi miên đã cùng George Fild đến ngay thị trấn Jefferson tại đây, trước sự hiện diện của nhà Địa phương chí trong thị trấn, cậu bé George Fild lại được nhà thôi miên đưa vào giấc ngủ thôi miên lần nữa và lần này cậu còn nêu tên cả những địa danh trong thị trấn cùng những người có tiếng ở đó đặc biệt, cậu bé còn mô tả quang cảnh và nhà cửa đường sá của thị trấn rất rõ ràng.

---o0o---
TRƯỜNG HỢP CỦA BÉ GÁI JIMMY Ở CANADA
Jimmy là cháu của bà Emma Michell 82 tuổi sống ở British Columbia. Bà này đã kể lại cho nhà nghiên cứu về sự chết là Jeffrey Iverson câu chuyện dị kỳ có thật sau đây:
Một hôm, Jimmy đang ngồi chơi trong nhà thì bỗng nhiên nghe tiếng chuông nhà thờ rung. Bé hỏi bà rằng: Tại sao không có gì mà tự nhiên chuông nhà thờ đổ thì bà cho biết: Hôm nay có đám ma của một người địa phương đã qua đời. Bé Jimmy bỗng đứng dậy nhìn qua cửa sổ và nói:
- Bà biết không? chính người chết ấy đã thuê người đánh đập con và liệng xác con xuống sông đó? Bà Emma ngạc nhiên về câu nói của đứa cháu gái, nên hỏi:
- Tại sao con lại thốt lên những lời kỳ dị ấy? Bé Jimmy ngồi lên ghế rồi nói như phân trần:
- Để con kể cho bà nghe về chuyện một người cậu, ông cậu này là người đã bị người ta đánh đập dữ dội đến chết và thân xác ông đã được tìm thấy ở sông Bulkeley. Khi người này bị đánh chết và bị liệng xuống sông thì lúc đó con chưa ra đời. Nhưng giờ đây con biết được mọi chuyện là do bởi con chính là người cậu ấy.

Bà Emma nghe Jimmy nói thì vô cùng kinh ngạc và run sợ vì bà nghĩ là cháu bà bị ma nhập. Hơn nữa, quả thật trong gia đình bà có người đã bị kẻ lạ mặt nào đó đánh chết liệng xác xuống sông và lúc đó, đúng như lời cháu bà nói thì Jimmy chưa chào đời.

---o0o---
TRƯỜNG HỢP CỦA BÉ GÁI MANJU SHARMA
Đây là một trường hợp tái sinh khá lạ lùng. Câu chuyện có thật này do bác sĩ Pasricha thuật lại như sau:
Manju Shanna là một cô gái Ấn Độ, sinh ra và lớn lên tại thành phố của Brindevan (phía Bắc Ấn Độ). Manju thường nhớ lại quá khứ. Nhưng ở đây, Manju không phải nhớ lại quá khứ của đời mình mà là những gì đã xảy ra ở kiếp trước Manju kể như sau:
"Tôi cứ nhớ hoài hình ảnh mình bị rơi xuống giếng nước tại làng Chaumula. Lúc tôi vừa đúng 10 tuổi hồi đó tôi tên là Krishna chớ không phải là Manju Shamla như bây giờ. Tôi đã tái sinh trở lại.
Tôi đã gặp chú tôi, người chú của tiền kiếp tên là Tanji. Tôi nhận ra người chú ấy ngay và đã nói chuyện rất lâu với chú ấy mặc dầu chú Tanji không nhận ra tôi là cháu của chú trước đây. Khi tôi nhắc đến Krishna thì chú nhớ và tỏ dấu tiếc thương vô cùng. Tuy không tin chuyện tôi là Krishna tái sinh nhưng chú tôi đã đồng ý để người mẹ tiền kiếp của tôi đến gặp tôi. Bà ta đến, tôi ngồi bên bà và kể lại những nổi bất hạnh đã đến trong đời tôi cho bà nghe. Bà xoa đầu tôi và tỏ vẻ thương yêu tôi nhiều khi nghe tôi nhắc đến tên Krishna. Tôi ngỏ ý muốn theo bà, người mà tôi khẳng định là mẹ tiền kiếp của tôi. Ý muốn của tôi được thỏa mãn và tôi đã trải qua 10 năm sống với ba má tiền kiếp tôi. Về phần ông bà thì sẵn lòng đón tôi về sống chung vì hai người luôn luôn nhìn tôi qua hình ảnh của đứa con thân yêu bị chết sớm.
Bác sĩ Pasricha và một số nhà khoa học Ấn đã đến gặp Manju lúc đó Manju đã là một người đàn bà có chồng và đã có 2 con. Khi hỏi người cha tiền kiếp về cảm tưởng của ông đối với Manju ra sao thì ông này cho biết như sau:- Chúng tôi gọi Manju là Krishna Devi. Chúng tôi tin tưởng rằng đó là con gái của chúng tôi. Các con của Manju gọi tôi là ông ngoại và vợ tôi là bà ngoại. Chúng tôi sống với nhau rất hòa thuận.

Theo bác sĩ Pasricha thì Manju là con gái trong một gia đình người Bà La Môn (Brahmin) là một đẳng cấp rất cao đối với người Hindu. Đây là một tập cấp ở Ấn Độ đã một thời vượt lên trên các tập cấp khác (theo Will Durant) trong xã hội Ân. Nhưng Manju lại chịu đến sống với gia đình thuộc đẳng cấp thấp hơn rất nhiều. Như vậy không thể nào nghĩ rằng trường hợp Manju là trường hợp tạo dựng ra sự kiện luân hồi tái sinh để mưu cầu lợi nhuận hay sung sướng cho đời mình được.


Nghiệp quả đã tạo thành những phản nghiệp hay quả báo có thể phát sinh nhanh hay chậm.
Nếu phát sinh nhanh thì đó là quả báo nhãn tiền. Trong đời sống hàng ngày ai trong chúng ta cũng đều đã hơn một lần chứng kiến rõ ràng sự kiện này. Vô số thí dụ có thật đã xảy ra chứng minh điều đó. Năm 1964, báo SàiGòn có đăng tin vặt về một em bé bị điện giật chết. Nguyên nhân xảy ra tai nạn chết người này như sau:
Vườn nhà của gia đình em nàycó một cây ổi xá lị rất nhiều trái nhưng thường bị trẻ em lối xóm hằng đêm đến hái ăn. Người cha trong gia đình thấy vậy đã giăng ngầm dây điện cao thế vào cây ổi quyết trừng trị các trẻ em trong xóm ban đêm đột nhập vào hái trái: Nhưng rủi thay, một hôm trong nhà quên rút dây điện khỏi ổ cắm điện.
Câu chuyện có thật trên nếu được liệt vào trường hợp quả báo tức thì là nhờ có hoàn cảnh, điều kiện thuận tiện để quả báo phát sinh. Nhưng đôi khi nghiệp quả đã tạo xong mà điều kiện chưa có thì vẩn chưa xuất hiện quả báo được. Điều này giải thích vì san có những ngườilàm ác nhưng vẫn không bị quả báo nào cả. Có khi phải đợi một thời gian rất lâu đương sự mới bị hậu quả của những gì đã làm trước đó trong dân gian có câu "trời có mắt" hay "thiên bất dung gian" hoặc "ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình" hoặc "ác giả ác báo"...đều ám chỉ về quả báo nhãn tiền thấy ngay trước mất. Còn quả báo chờ đợi mà thời gian rất lâu có khi hết một đời người, qua kiếp khác mới trả hay có khi phải qua nhiều kiếp.
Lấy thí dụ bạo chúa nào đó. Tại sao người ấy lại được làm vua? Phải chăng - nếu xét về mặt lý thuyết luân hồi tái sinh nghiệp quả - là do tiền kiếp người ấy đã tạo được nghiệp lành, đã có vô số hành động tốt lành và nhờ đó mà y thừa hưởng được ân huệ tối cao là làm vua?

Nhưng trong thời gian làm vua, thụ hưởng được mọi lạc thú trong cuộc sống, thay vì y tạo thêm nhân đức, tạo nghiệp lành tiếp tục thì y lại có những hành động tàn ác của kẻ có quyền uy. Tuy nhiên hoàn cảnh, điều kiện và thời gian để y bị quả báo chưa đến. Luật luân hồi nghiệp quả vô cùng công bằng và chi li, có thể thời hạn được hưởng nghiệp quả tốt lành của y chưa hết hạn kỳ nên y vẫn còn tại vị. Ở đây, có thể trong lúc tại vị, y cũng đồng thời bị một nghiệp quả xấu tức thì song song. Tuy nhiên đó là trường hợp tội ác hiện tại mà y gây ra không lớn thì sự kiện có thể xảy ra nhưng ở đây vì trong kiếp hiện tại, y tạo nghiệp ác quá lớn như trường hợp bạo chúa Tần Thủy Hoàng đốt sách, chôn học trò, đày đọa hàng vạn người xây Vạn Lý Trường Thành, hoặc trường hợp Hitler, một quỷ vương Đức Quốc Xã đã tiêu diệt mấy triệu người vô tội... vì thế có thể chưa có những cơ hội tương xứng với những tội lỗi tầy trời của chúng và hơn nữa nghiệp lành từ kiếp trước của chúng vẫn còn nhiều. Có thể sau khi những kẻ ác này chết đi, kiếp sau khi đầu thai trở lại chúng vẫn còn hưởng tiếp tục nghiệp lành từ những kiếp trước đó nữa. Lại có những kẻ mà lúc còn sống chúng hành động rất tàn ác, dã man và khi chết đi hoặc do bị xử tội hay chết sớm, chúng vẫn nuôi trong tâm thức sự tiếc nuối căm hờn không nguôi về những gì chúng đã làm chưa trọn vẹn và chúng thề nguyền với lòng là sẽ tiếp tục những hành động dã man tàn ác ở kiếp lai sinh. Cái nghiệp thức và nghiệp lực ấy là động cơ khiến chúng tha hồ làm điều tàn nhẫn không gớm tay khi được tái sinh trở lại Nhà triết học Schopen hauer đã có lần ghi lại một sự kiện tương tự, ở đây là ýchí phục thù và ý chí phục thù ấy sẽ thể hiện ở kiếp sau khi ông kể rằng trong một bài báo Anh (báo The Times) phát hành ngày 29 tháng giêng năm 1841 mô tả một cuộc xử bắn hai người đàn ông úc Châu về tội giết người: "Hai kẻ sát nhân một già một trẻ mỗi người một phong cách và ý chí biểu lộ trên nét mặtvà cử chỉ. Tên sát nhân trẻ tuổi với gương mặt lầm lì, mắt trắng dã với những đường gân thớ thịt hằn lên ở mang tai, răng nghiến lại. Cứ nhìn nét mặt hắn bộc lộ lúc đó (bài báo viết) thì "người ta sẽ thấy rõ rằng hắn sẽ tái sinh trở lại là một thanh niên da trắng và điều đó làm nó cương quyết. Cái cương quyết sẽ thành kẻ sát nhân man dã hơn nữa ở kiếp sắp tới. . . ". Cách đây hơn năm thế kỷ, một ác quỷ đã xuất hiện giữa thế gian ngay tại nước Pháp. Tên của hắn là Gilles de Rais với chức vụ Thống chế. Hắn giết người không gớm tay, giết người với hăng say thích thú cùng với sự thèm khát lạ lùng khi trông thấy máu và nhúng tay vào máu. Lúc bị đưa lên giàn hỏa "con quỷ dữ" đã gào lên khủng khiếp cùng với lời nguyền: "Ta sẽ trở lại thế gian này 500 năm sau..."


---o0o---


tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương