Khi chết không mang theo ðƯỢc gì ÐOÀn văn thông o0o Nguồn



tải về 0.54 Mb.
trang7/19
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích0.54 Mb.
#39196
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19

LUẬT QUẢ BÁO


Quả báo là một định luật, rõ ràng, minh bạch, công bằng và khoa học vô cùng - Cũng giống như ta ném cái banh vào tường trái banh sẽ dội ngược lại.
Luật quả báo không phân biệt một ai, nó như là định luật tự nhiên, như định luật phản chiếu của gương trong Vật Lý: Có tia tới thì có tia phản chiếu, cân phân rõ ràng không hơn không kém: góc tới bằng góc phản chiếu; nếu gây nhân tốt thì gặp quả tốt gây nhân xấu thì nhận quả xấu. Nhân xấu gây nhiều thì sẽ nhận quả xấu nhiều và trái lại. Do đó mới có câu: Nhân nào quả ấy hoặc Ai gieo giống chi thì sẽ phải gặt lấy giống ấy. Hoặc Kẻ nào sử dụng gươm đao, kẻ ấy sẽ bị chết vì gươm đao (thiên Apocalypse - chương 13). Như vậy kẻ nào giết người thì kẻ đó sẽ phải bị giết. Lưới Trời lồng lộng, thưa mà khó lọt, bởi luật Quả báo thật công bằng.
Những kẻ sát nhân dù có trốn tránh, đánh lạc hướng thế nào đi nữa thì cuối cùng cũng bị bắt và bị đền tội. Có điều kỳ diệu là ngay trong bản thể của mỗi con người còn có một “năng lực” liên hợp với luật quả báo trong tự nhiên. Cái Năng lực lạ lùng đó chính là Lương tâm. Có kẻ sát nhân đã trốn tránh và qua mặt pháp 1uật nhưng một thời gian sau tự nhiên ra nộp mình. Chính các năng lực vô hình vừa kể đã thôi thúc y tuân theo luật quả báo một cách tự nhiên. Cái năng lực vừa kể đó đã ảnh hướng mạnh mẽ lên một năng lực khác ẩn tàng trong mỗi con người đó là các Thiện Tâm, cái Ân hận hay sự Sám hối. Năng lực này khi phát tỏa ra nơi mỗi người sẽ tạo nên một sức mạnh vô song có khả năng làm giảm bớt rất nhiều những hậu quả của luật Quả báo.
Acoka Vardhan, bạo chúa lừng danh Ấn Độ thường ra lệnh xây dựng nhà tù lớn để giam cầm vô số tù nhân và đặc ra những hình phạt dã man để tra tấn họ như thả vào chảo dầu sôi. Về sau bạo chúa tự nhiên ra lệnh dẹp bỏ các hình phạt và trở thành một ông vua đạo hạnh. Tuy nhiên chính nhà vua cũng biết những hành động tàn ác của mình đã làm trước đây không thể nào hoàn toàn gột rửa sạch tất cả, có chăng là sự ân hận sám hối và sống nhân đức sẽ giúp giảm đi cái quả báo nặng nề mà ông sẽ phải chịu. Thế là nhà vua bình thản chờ đợi. Quả nhiên về sau, người cháu nội của nhà vua đã cùng với các quan lại trong triều bắt giam nhà vua vào ngục và hạn chế phần ăn hằng ngày. Ấý vậy mà nhà vua lại thường bảo cai ngục rằng nếu có tù nhân nào đói khát không có ăn thì lấy phần cơm của ông cho ho. Cai ngục lấy làm lạ có lần hỏi nguyên do thì vua Acoka bảo ”Tội của ta trước đây to lớn vô cùng, đáng ra phải bị quả báo rất nặng, thể xác ta ngày nay không phải chịu như những người vô tội ngày xưa bị ta ra lệnh liêng vào vạt dầu sôi!” .
---o0o---

CÓ NHỮNG TỘI LỖI TÍCH LŨY MÀ NHIỀU NGƯỜI ÐÃ PHẠM PHẢI


Rất nhiều người có ý nghĩ sai lầm rằng giết người mới có tội. Nhưng họ không hiểu là có những tội lỗi tích lũy ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác mà không ai hay. Những tội tích lũy như dưới đây nhiều người đã phạm phải, tuy không phải là ghê gớm khủng khiếp, nhưng lâu dần tội ấy chất chồng khiến ngày càng nặng nề hơn và khi trả quả cũng sẽ nặng hơn:
---o0o---

TỘI CHỬI CHA MẮNG MẸ


Nhiều người con bất hiếu, bất mục, xem cha mẹ như người dưng nước lã. Có kẻ mắng nhiếc cha mẹ thậm tệ. Nơi xứ Tây phương, phong tục tập quán khác xứ Đông phương, người ta vịn vào 2 chữ Tự do nên thường đi quá trớn trong cách hành xử trong gia đình, giữa cha mẹ con cái hay vợ chồng. Tuy nhiên nơi trời Tây cũng hiếm có con cái xấc láo với cha mẹ. Thật ra chữ Tự Do vẫn có giới hạn của nó vì ta nên hiểu hai chữ Tự Do không có nghĩa là “Muốn làm gì thì làm”. Tự Do không có nghĩa là xem thường thầy cô dạy học mình, không kính trọng thầy cô mình. Tự Do không có nghĩa là cải tay đôi với cha mẹ.
---o0o---

TỘI ÐỐI XỬ TỆ BẠC VỚI NGƯỜI GIÀ LÃO


Người già ở đây là cha mẹ già hay ông bà nội ngoại già lão. Những người này sống gần đất xa trời, trong lòng luôn luôn lo buồn, nuối tiếc nên thường hay gắt gỏng bực bội. Những người này sức khỏe suy yếu nên không thể làm việc nặng. Những điều đó thường biến họ thành kẽ sống thừa trong xã hội, lời nói và ý kiến của họ đôi khi không còn được ai nghe. Con cháu cũng từ đó mà coi thường và đôi khi có lời nói hành động bất nhã, hỗn xược khiến những người già lão ấy vô cùng tủi thân và đau khổ. Có những gia đình mà cả cha mẹ lẫn con cái đều có thái độ hất hủi đối với ông bà nội ngoại sống cùng trong một nhà. Cảnh tượng này xãy ra thường ngày ở nhiều gia đình tại Việt Nam, chúng ta. Riêng đối với những gia đình người Việt sinh sống ở xứ người thì hình ảnh vừa kể cũng không hiếm. Những người già lão vừa nêu trên đây là những người thân thuộc trong gia đình, vậy mà đôi khi họ còn bị sự đối xử tàn tệ của con cháu huống hồ những người già lão cô đơn không kẻ thân thích nương nhờ thì cuộc sống của họ sẽ ta sao? Chắc chắn là còn đau khổ hơn nữa. Do đó, ta còn sống trên cõi thế gian này thì phãi nhớ rằng có ngày ta cũng trở thành già lão. Cho nên cần giúp đỡ an ủi người già bất kể họ là cha mẹ, ông bà mình hay họ là người hàng xóm hoặc khách qua đường hay người hành khất... Bởi lẽ họ là các hình ảnh tương lai của mình đó!

---o0o---


TỘI ÐỐI XỬ TÀN NHẪN VỚI NGƯỜI TÔI TỚ, GIÚP VIỆC TRONG NHÀ


Việc đối xử tàn tệ đối với kẻ ăn người ở trong nhà thường rất phổ biến tại Việt Nam chúng ta. Nhiều người hàng ngày siêng năng tới nhà thờ hay chùa cầu nguyện. Ðứng trước tượng Phật hay Chúa, họ xít xoa, rên rỉ, van lạy khẩn cầu vô cùng thiết tha, cung kính lễ bái tu hành... Nhưng khi bước chân về đến nhà là họ quát tháo người tôi tớ om sòm, mỗi lần không hợp ý điều gì về người làm là họ chụp ngay một vật trước mặt, bất kể là vật gì, cái chổi, cây cuốc, khúc cây, thậm chí con dao họ cũng vung vẩy rượt đuỗi người ở để trừng trị họ. Nhiều chủ nhà dùng lửa bếp đốt da thịt người giúp việc, kẻ tôi tớ trong nhà vì nghi họ ăn vụng trong bếp hay có khi sẩy tay làm bể cái chén hoặc giặt cái áo của chủ không sạch vân... vân...
Năm 1950, tại cố đô Huế đồng bào trong vùng đã chứng kiến cảnh tượng rất dã man một người chủ nhà nổi tiếng tàn ác đã trói người tôi ở của ông ta vào gốc cây nhãn và hành hạ đánh đập người ấy đến ngất xỉu vì nghi họ là kẻ đã ăn cắp tiền của ông: Năm ngày sau người ấy uống thuốc rầy tự vận vì quá uất ức. Nhà chức trách theo lời tố cáo của đồng bào đã mỡ cuộc điều tra và biết được số tiền bị mất chính là do người con trai của chủ nhà lấy: Người chủ nhà bị bắt giam nhưng sau trở thành như ngây dại nên cho về nhà. Riêng người con trai của ông ta trước đó học trường Khải Định, bỏ học đã theo bè bạn ăn chơi lêu lỗng và còn liên hệ tới một vụ trộm tại một cửa tiệm ở đường Trần Hưng Đạo Huế. Bỏ xử tù giam, trong tù anh ta dùng mảnh chai cắt mạch máu ở cổ tay tự vẫn. Người cha từ đó như điên dại, rượu chè be bét và một hôm người nhà thấy ông nằm chết bên gốc cây nhãn, nơi mà trước đó mấy năm ông đã tra tấn hành hạ người tôi tớ của ông đến nổi nạn nhân uất ức phải tự tử.
Những người giúp việc, làm tôi tớ trong nhà luôn luôn là nạn nhân của sự bóc lột sức lao động không thương tiếc của chủ nhà và con cái chủ nhà. Nhiều người làm kẻ giúp việc cho một gia đình có đến 6, 7 người: hai vợ chồng chủ nhà và 5 người con. Nếu những người trong gia đình này không có lòng nhân thì đó là điều bất hạnh cho kẻ vào giúp việc. Người ấy sẽ trở thành kẻ nô lệ cho từng thành viên trong gia đình này. Mỗi ngày người ấy phải lo chu toàn hàng khối công việc nào nấu ăn, giặt rửa, lau nhà quét dọn, ủi áo quần, giữ con, công việc liên tục không ngưng nghỉ. Vậy mà người ấy còn bị mắng nhiếc la rầy, đánh đập vô cùng khốn khổ. Chúng ta vẫn tưởng rằng thời đại văn minh này không còn hình ảnh sự việc khổ đau ấy nữa, nhưng không tại đất nước quê hương mình tình trạng ấy vẫn xảy ra. Bao lâu những người nghèo khổ nơi nông thôn lên tỉnh còn nhiều, chỉ mong có miếng ăn đủ nuôi sống mình qua ngày thì những người đi ở đợ ấy vẫn còn nhiều. Bao lâu mà những kẽ có tiền bạc nhưng không có lòng nhân còn nhan nhãn trong đời thì dưới mắt họ những kẻ tôi tớ trong nhà chỉ là những dụng cụ để họ sử đụng như cái máy chớ không có tình người. Bao lâu mà chúng ta còn tới chùa, nhà thờ cầu nguyện thì ta cũng đừng quên cầu nguyện cho những kẻ khốn cùng này mau thoát khỏi những gia đình hung ác và gặp được những gia đình đầy mối thiện tâm.
Trong cuốn Quốc văn giáo khoa thư ngày xưa có một bài học thuộc lòng rất hay về một ông quan nhân từ: Một hôm gần tới giờ vào triều, ông quan áo mão chỉnh tề chờ người giúp việc bưng tô cháo lên để ăn sáng. Vì sợ chậm trể nên người giúp việc hối hả khiến tô cháo nóng đổ lên áo quan. Ông quan thay vì tức giận quát mắng người ấy thì ông lại nhẹ nhàng hỏi: “này Con có bị phỏng hay không?”.
---o0o---


tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương