Khi chết không mang theo ðƯỢc gì ÐOÀn văn thông o0o Nguồn


NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TA PHẢI ÐAU KHỔ!!



tải về 0.54 Mb.
trang6/19
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích0.54 Mb.
#39196
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN TA PHẢI ÐAU KHỔ!!

Con người sinh ra và sống trên cõi đời không ai là không khổ. Từ vua quan cho tới kẻ cùng dân, ai cũng đều có cái “Khổ” riêng cả. Cư sĩ Tâm Quang đã nêu một vài cái Khổ trong bài viết “Thân thể con người”


“Cái chết là một cái Khổ trong 8 thứ Khổ của con người:
Khổ vì bị Sanh ta, Khổ vì bị Già, khổ vì bị Bệnh, Khổ vì bị Chết, Khổ vì bị gần với những thứ mình không ưa, Khổ vì bị xa với những thứ mình ưa thích, Khổ vì muốn mà không được, Khổ vì có quá nhiều sức khỏe và Ngũ ấm.
(Ngũ Ấm gồm năm thứ:
1) Sắc: chỉ cho các hình danh sắc tưởng.
2) Thọ chỉ những cảm giác
3) Tưởng chỉ những sự tưởng tưởng, suy nghĩ
4) Hành chỉ cho các hành động tạo tác
5) Thức chỉ cho các cái biết của “Ý”
Cư sĩ Tâm Quang – thân thể con người – Báo Viên Giác - số 113, tháng 10-1999 Ðức Quốc)
Còn có cái Khổ khác nữa do mỗi con người tự tạo ta đó chính là Các Tâm của mỗi người. Cái Tâm đó thường tham lam, thường mơ mộng, tưởng tượng những thứ không có thật mà cứ tưởng là có Thật. Cái Tâm cũng là nguyên nhân tạo ta những hậu quả. Kinh Phật giáo thường cho rằng: “Mọi sự tại Tâm” đã nói lên điều đó.
Ngoài cái Tâm ta còn có Cái Thân. Cái Thân xác mà ta cho là sự “Của Ta” hay “chính là Ta” Vì cái Thân ấy mà Ta phải Khổ. Có Thân thì có ham muốn vì đó chỉ là các thân vật chất thật sư. Có ham muốn là có chiếm hữu, sinh ra ích kỷ chỉ muốn lợi cho thân mình mà không muốn cho ai được lợi cả. Như thế càng ham sống là càng gây ra nhiều nghiệp quả để rồi nhận lấy quả báo luân hồi đau khổ.
Nếu biết Các Xác Thân chỉ như các áo ta mặc thì sự khổ đau, bệnh hoạn chỉ như cái áo bị rách cũ mà thôi. Cái xác thân ta đẹp đẽ hay xấu xí thì cũng như cái áo ấy màu sắc đẹp đẻ hoặc không được sáng sủa hấp dẫn. Khi chết chính là lúc cái áo ấy bị thay bỏ không mặc nữa và rồi ta sẽ mặc vào cái áo khác.
Khi sống, ta cử động nhúc nhích, đi lại thì cái thân xác ta cử động, nói năng, nhận biết, cảm xúc nhưng thật ra các hổ trợ đó không phải phát xuất từ cái xác thân mà từ nhiều thứ như ý nghĩ, cảm giác, thấy nghe, nếm ngửi...vân...vân. bộc lộ qua tai, mắt, mủi, miệng, lưởi...Khi chết những thứ đó đều mất đi.
Vậy mà chúng ta, ai cũng nghĩ về Cái Thân Xác mình mang và cho đó là Chính Mình. Thật sự thì cái Thân xác ấy chỉ là những vật chất cơ bản tạo nên và sau một thời gian cũng quay về với các bụi mà thôi. Để chứng minh cái Thân xác ấy có phải của Ta không thì ta hãy nhớ lại là Cái Thân ấy có hoàn toàn theo ý ta không? Ta thì luôn luôn muốn khỏe mạnh, nhưng xác thân muốn đau yếu, bệnh hoạn muốn chết khi nào là tùy ý nó. Ta không muốn uống nước nhưng cái xác thân lại Khát và ta phải chìu ý nó. Ta cố rán sức thức nhưng cái Xác Thân cứ muốn ngủ không theo ý ta. Có khi ta quyết nhịn ăn, nhưng cái Xác lại đòi ăn. Rõ ràng là các Thân làm ta Khổ.
Ngay cả Cái Tâm mà chúng ta nghĩ ngợi, phân tích, suy tính thiệt hơn ta cũng tưởng là “của Mình” luôn. Nhưng cũng chính Cái Tâm làm mình khổ.
Tạo sao Cái Tâm thật sự không phải là Ta?. Nếu Tâm là Ta thì chỉ có mỗi một thứ Tâm thôi, cớ sao lại hai thứ như Tâm Thiện và Tâm ác? Vậy đã là Cái Ta thì tại sao lại là hai được?
Còn Cái Tâm làm cho ta đau Khổ thì thật quá nhiều. Ví dụ như khi Ta muốn điều gì tức là Tâm ta muốn nhưng đâu có phải muốn là đạt được. Ví dụ lúc ta có Thiện Tâm, ta muốn người bị bệnh được lành hay người nghèo có được tiền bạc, nhưng điều mình muốn hay Tâm mình muốn như thế đâu có phải hoàn toàn được như ý. Thế là ta Đau khổ vì không đạt ý nguyện. Đôi khi vì lòng ghen tức căm ghét một người nào đó nên ta muốn kẻ ấy phải bị khổ đau nhưng kẻ ấy vẫn bình yên an lành. Như thế là Tâm muốn mà không được cũng khiến ta đau khổ.
Vậy chính Cái Thân và Cái Tâm làm mình ham muốn, tự cao tự đại, tự ái phân biệt, ích kỷ, tham lam, ganh ghét, giận hờn. Tức tối... Nghĩa là vì Cái Thân và Các Tâm mà càng ngày mình càng phát triển Tham Sân Si, lòng thù hận nhiều lên nhất là khi mình cứ nghĩ là Cái Thân chính là của mình, Cái Tâm chính là mình.
Chính vì sự nhầm lẫn mê mờ u tối trong nhận thức về cái xác thân và cái Tâm như thế nên hằng phút, hằng ngày, hằng giờ... mỗi người đều tự tạo cho mình biết bao hành động, ý nghĩ sai lầm tội lỗi khiến tạo ra biết bao nghiệp báo chồng chất không bao giờ vơi mà mình không biết.

---o0o---


MỘT SỐ THẮC MẮC VỀ VẤN ÐỀ NGHIỆP BÁO

Nhiều người đã nêu thắc mắc rằng: mỗi người tạo ra Nghiệp và sẽ phải nhận lấy quả báo. Nếu nghiệp tốt thì quả lành, nghiệp ác thì quả dữ. Như vậy trường hợp một số đông người cùng bị đoạ đày đau khổ hay cùng bị chết một lượt như bị động đất núi 1ửa, bom đạn vân vân thì thế nào?


Câu hỏi rất chi ly và rất hữu lý. Thật vậy, tại sao trên đời ai cũng có lần nghe hay thấy vô số người bị tai nạn hay chết. Như cả chuyến máy bay chở mấy trăm người bị rơi khiến không một hành khách nào sống sót. Trong chiến tranh, nhiều cuộc dội bom khiến hàng trăm người chết hay trận động đất lớn làm hàng vạn người bị chôn vùi ...vân vân. Theo thuyết luân hồi nhân quả, nghiệp báo thì những trường hợp cùng chết hàng loạt như vậy gọi là Cộng Nghiệp (các Nghiệp cùng liên kết lại). Nhà biên khảo về luật quả báo là Gina Cerminara giải thích rằng trong vũ trụ tự nhiên có những nhóm linh hồn đầu thai hàng loạt trở lại quả đất để sống vì họ có cùng nghiệp lực tương đồng nhau. Sau đó, theo thời gian đã định phù hợp và hoàn cảnh thời đại thuận hợp để trả quả tương ứng đối với những người ấy thì họ sẽ lại gặp nhau tại một vùng đất nào đó, vị trí nào đó để cùng chịu quả báo một lượt. Để dễ hiểu hơn về vấn đề gọi là Cộng Nghiệp ta thử nêu thí dụ về một chuyến vượt biên khủng khiếp tại Việt Nam vào năm 1978 khiến hàng trăm người bị chìm ghe chết đồng loạt. Những người này ở từ nhiều nơi như người ở Huế, kẻ ở Quảng Nam, Đà Lạt, Sài gòn, Buôn mê thuột. Thế rồi họ cùng gặp nhau, lên cùng một chiếc ghe cuối cùng ghe chìm và tất cả đều chết. Theo lý giải về hiện tượng Cộng nghiệp thì những người này ở kiếp trước hay chính trong kiếp mà họ đang sống đã tạo ra một nghiệp nặng liên quan tới nước như làm cho kẻ khác chết chìm, xô người xuống nước hay trấn nước, nhận nước tới chết người nào đó. Khi hoàn cảnh thuận lợi đến (thời điểm phát sinh những cuộc vượt biên) những người tạo nghiệp tương tự sẽ cùng nhau đi vào nghiệp quả bằng cách quyết định đi chiếc ghe đó để cùng nhận lấy quả báo bằng cùng một hình thức như vừa kể trên.

---o0o---




tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương