Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Linh LỜi cảM ƠN



trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1 Mb.
#2047
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

1.1.2. Phân loại


* Phân loại lúa theo hệ thống phân loại thực vật

Kết quả của sự tiến hóa và ảnh hưởng của hệ thống chọn tạo giống qua hàng ngàn năm đã hình thành một tập đoàn các giống lúa, các loại hình sinh thái rất đa dạng phong phú. Để sử dụng có hiệu quả nguồn gen quý giá này nhiều nhà khoa học ở các nước khác nhau trên thế giới đã bỏ công nghiên cứu, tập hợp và phân loại cây lúa trồng.

Hệ thống phân loại này coi lúa như là một cây cỏ khác trong tự nhiên. Nó được sắp xếp theo hệ thống chung của phân loại học thực vật là ngành (divisio), lớp (classis), bộ (ordines), họ (familia), chi (genus), loài (species) và biến chủng (varietas).

Để rõ thêm có thể sử dụng các đơn vị trung gian như họ phụ (subfamilia), loài phụ (subspecies). Theo hệ thống phân loại này thì cây lúa được sắp xếp theo trình tự sau đây:

Ngành - Divisio: Angiospermae - Thực vật có hoa

Lớp - Classis: Monocotyledones - Lớp một lá mầm

Bộ - Ordines: Poales (Graminales) - Hòa thảo có hoa

Họ - Familia: Poacae (Graminae) - Hòa thảo

Họ phụ - Subfamilia: Poidae - Hòa thảo ưa nước

Chi - Genus: Oryza - Lúa

Loài - Species: Oryza sativa - Lúa trồng

Loài phụ - Subspecies:

Subsp: japonica: Loài phụ Nhật Bản

Subsp: indica: Loài phụ Ấn Độ

Subsp: javanica: Loài phụ Java

Việc phân loại theo hệ thống phân loại học thực vật giúp ích lớn cho việc hệ thống hóa một số lượng khổng lồ các dạng hình của cây lúa. Hệ thống này giúp các nhà khoa học phân biệt lai gần hoặc lai xa.



* Phân loại theo cơ sở phân bố địa lý

Năm 1928 - 1930, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã phân loại lúa trồng thành 2 nhóm “Indica” và “Japonica” dựa trên cơ sở phân bố địa lý, hình thái cây và hạt, độ bất dục khi lai tạo và phản ứng huyết thanh (Serological reaction). Các nhà nghiên cứu Nhật Bản sau đó đã thêm một nhóm thứ 3 Javanicađể đặt tên cho giống lúa cổ truyền của Indonesia là “bulu” và “gundil”. Tên gọi của 3 nhóm thể hiện nguồn gốc xuất phát của các giống lúa từ 3 vùng địa lý khác nhau. Từ “Janvanica” có gốc từ chữ Java là tên của một đảo của Indonesia. Từ “Japonica” có lẽ xuất xứ từ chữ Japan là tên nước Nhật Bản. Còn “Indica” có lẽ có nguồn gốc từ India (Ấn Độ).




Bảng 1.2. Đặc trưng hình thái và sinh lý tổng quát của 3 nhóm giống lúa

Đặc tính

INDICA

JAVANICA

JAPONICA

Thân

- Thân cao

- Thân cao trung bình

- Thân thấp

Chồi

- Nở bụi mạnh

- Nở bụi thấp

- Nở bụi trung bình



- Lá rộng, xanh nhạt

- Lá rộng, cứng, xanh nhạt

- Lá hẹp, xanh đậm

Hạt

- Hạt thon dài, dẹp

- Hạt hầu như không có đuôi

- Trấu ít lông và lông ngắn

- Hạt dễ rụng



- Hạt to, dầy

- Hạt không có đuôi hoặc có đuôi dài

- Trấu có lông dài
- Ít rụng hạt


- Hạt tròn, ngắn

- Hạt không đuôi tới có đuôi dài

- Trấu có lông dài và dầy

- Ít rụng hạt



Sinh học

- Tính quang cảm rất thay đổi

- Tính quang cảm rất yếu

- Tính quang cảm rất thay đổi

Nguồn: Chang, 1965.

* Phân loại theo nguồn gốc hình thành

Cơ sở chính để phân loại là nguồn gốc hình thành và phương pháp tạo giống. Theo quan điểm này cây lúa có các quần thể sau:

+ Nhóm quần thể địa phương: Bao gồm các nhóm địa phương được hình thành trong một khoảng thời gian rất dài ở từng địa phương khác nhau như: giống lúa Tám Xoan, nếp Hoa Vàng, nếp Cẩm, nếp Tương… và rất nhiều giống thu được ở vùng sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta.

+ Nhóm quần thể lai: Được tạo ra bằng phương pháp lai trong các chương trình chọn giống khác nhau. Đây là nhóm giống có nhiều tính trạng tốt, phù hợp với yêu cầu của các chương trình tạo giống hiện đại và được sử dụng rộng rãi ở tất cả các vùng trồng lúa.

+ Nhóm quần thể đột biến: Bao gồm các loại hình được tạo ra bằng phương pháp đột biến (đột biến tự nhiên và đột biến nhân tạo). Đặc điểm nổi bật của nhóm này là chứa các gen mới do quá trình đột biến gen tạo ra.

+ Nhóm quần thể tạo ra bằng công nghệ sinh học: Nhóm này gồm các quần thể được chuyển gen, nuôi cấy bao phấn hoặc chọn dòng tế bào nhằm đáp ứng các mục tiêu riêng rẽ của chương trình tạo giống.

+ Nhóm các dòng bất dục đực: Là một nhóm đặc biệt chứa kiểu gen gây bất dục đực. Phổ biến có hai kiểu bất dục đực là bất dục đực tế bào chất và bất dục đực chức năng di truyền nhân. Các dòng bất dục đực được sử dụng làm mẹ để tạo các giống lúa lai với tiềm năng năng suất rất cao.



* Phân loại theo các tính trạng đặc trưng (IRRI - INGER - 1995)

Hệ thống phân loại này được áp dụng rất rộng rãi để sắp xếp tập đoàn các giống lúa thông qua các tính trạng đặc trưng. Các giống cùng nhóm có chung một tính trạng đặc trưng nào đó và được gọi là một tập đoàn. Các tập đoàn phổ biến gồm:

+ Tập đoàn năng suất cao: Tập hợp tất cả các giống có tiềm năng cho năng suất cao. Đây là tập đoàn lớn nhất, quan trọng nhất và phổ biến nhất.

+ Tập đoàn chất lượng cao: Tập đoàn các giống có chất lượng gạo cao theo yêu cầu của từng vùng khác nhau trên thế giới. Tập đoàn này cung cấp nguồn gen cho chọn tạo các giống có chất lượng gạo cao hoặc các giống đặc sản.

+ Tập đoàn giống chống bệnh: Gồm các tập đoàn đặc hiệu như tập đoàn giống chống bệnh đạo ôn, tập đoàn giống chống bệnh bạc lá, tập đoàn giống chống bệnh khô vằn, tập đoàn giống chống bệnh đốm sọc vi khuẩn v.v.

+ Tập đoàn giống chống và chịu sâu: Gồm các tập đoàn đặc hiệu như tập đoàn kháng rầy nâu, tập đoàn chống chịu sâu đục thân v.v.

+ Tập đoàn chống chịu rét: Tập hợp các giống có khả năng chịu rét ở các thời kỳ khác nhau trong chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây lúa như giai đoạn mạ, giai đoạn lúa đẻ rộ, giai đoạn trổ, giai đoạn chín v.v.

+ Tập đoàn chống chịu hạn: Tập hợp các giống có khả năng chịu hạn ở các thời kỳ khác nhau từ mọc đến chín bao gồm cả hạn đất và hạn không khí (nhiệt độ cao, độ ẩm thấp).

+ Tập đoàn chống chịu chua, mặn, phèn: Đất ven biển thường có cả 3 yếu tố bất lợi là chua, mặn, phèn nên các giống có khả năng chịu chua, mặn được xếp vào một nhóm.

+ Tập đoàn giống chịu úng ngập: Tập hợp các giống có khả năng chịu được ngập trong một thời gian dài hoặc các giống sinh trưởng nhanh, cây cao, cứng, có khả năng chịu úng tốt.

+ Tập đoàn giống với thời gian sinh trưởng đặc thù: Người ta sắp xếp các giống có cùng thời gian sinh trưởng vào một tập đoàn và phân thành các tập đoàn đặc thù gồm: tập đoàn giống cực ngắn (thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày), tập đoàn các giống ngắn ngày (thời gian sinh trưởng từ 91 - 115 ngày), tập đoàn các giống có thời gian sinh trưởng trung bình (116 - 130 ngày), tập đoàn các giống dài ngày (trên 131 ngày), tập đoàn giống phản ứng với ánh sáng ngày ngắn gồm các giống chỉ trổ bông trong điều kiện ngày ngắn.

Tùy theo mục tiêu sử dụng mà có thể phân ra các tập đoàn đặc hiệu khác nhau nhằm mục tiêu cung cấp đầy đủ nguồn vật liệu hữu ích cho chọn tạo giống mới.



Каталог: phenotype -> upload -> article
article -> MỤc lục báo cáo kết quả thực hiện chuyêN ĐỀ nghiên cứu khoa họC (Chuyên đề 7)
article -> MỤc lụC ĐẶt vấN ĐỀ
article -> BÁo cáo kết quả thực hiện chuyêN ĐỀ nghiên cứu khoa họC (Chuyên đề 5)
article -> 1. 1 Vài nét sơ lược về cây lú
article -> ĐẶt vấN ĐỀ 2 I. TỔng quan nghiên cứU 3
article -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền tậP ĐOÀn giống lúa có khả NĂng chịu hạn bằng chỉ thị phân tử ssr
article -> MỤc lụC 1 Triệu chứng bệnh 4
article -> Đặc biệt, nhu cầu về các giống lúa có chất lượng cao ngày càng gia tăng trong những thập kỷ gần đây, do yêu cầu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng
article -> Xanthomonas oryzea pv oryze, đ
article -> ChuyêN ĐỀ 1 Tách chiết adn với số lượng cực lớn, chất lượng cao của 30 giống lúa


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương