Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Linh LỜi cảM ƠN


MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài



trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1 Mb.
#2047
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

MỞ ĐẦU

  1. Lý do chọn đề tài


Lúa gạo là một trong những loại cây lương thực chủ yếu trên thế giới, có vai trò rất quan trọng ở cả lĩnh vực kinh tế và vấn đề an ninh lương thực. Lúa được trồng rộng khắp từ 10o Nam vĩ tuyến đến 53o Bắc vĩ tuyến. Diện tích trồng lúa chiếm khoảng 1/10 diện tích các giống cây trồng trên thế giới, khoảng 91% diện trích trồng lúa là ở Châu Á, 9% còn lại được phân bố ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi. Với tính thích ứng rộng, cây lúa có mặt ở khoảng 125 nước trên thế giới, cung cấp lương thực cho khoảng 2/3 dân số trên thế giới và là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu của châu Á. Trên thế giới có 15 nước trồng lúa với diện tích hơn hơn 1 triệu ha, trong đó có tới 13 nước ở Châu Á. Riêng Trung Quốc và Ấn Độ chiếm khoảng 50% diện tích trồng lúa và 56% sản lượng lúa toàn cầu. Bangladesh, Indonexia, Thái Lan mỗi nước đều có diện tích trồng lúa lớn hơn tổng diện tích trồng lúa của tất cả các nước Mĩ La tinh.

Ở Việt Nam, lúa là một loại cây trồng quan trọng nhất, vừa là nguồn lương thực chủ yếu vừa là nông sản có kim nghạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay. Từ năm 1989 trở lại đây, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Năm 2001 các nước xuất khẩu chính (tính theo triệu tấn) bao gồm: Thái Lan (6,4); Việt Nam (4,0); Trung Quốc (3,0); Mỹ( 2,8); (Nguồn USDA, 2001). Tuy sản xuất với số lượng nhiều nhưng chất lượng và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn so với một số nước như: Thái Lan; Mỹ… đặc biệt có sự chênh lệch lớn ở loại gạo đặc sản và gạo cao cấp.

Trong số các chủng loại chính, gạo thơm được sự chú ý ‎‎‎của nhiều người tiêu dùng đặc biệt các nước vùng vịnh Pecsic và một số nước Đông Nam Á. Tại đây loại gạo này có giá trị cao hơn 2-3 lần so với loại gạo thường. Các giống lúa thơm Basmatic 370 của Ấn Độ; Khao Dawk Mali105 của Thái Lan; Jasmine 85 của Mỹ là những giống lúa gạo quen thuộc trên thị trường thế giới. Việt Nam có các giống lúa Tám thơm, Dự thơm ở Bắc Bộ; Nàng Hương, Nàng Thơm Chợ Đào ở Nam Bộ đã được sản xuất lâu đời và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên thương hiệu gạo đặc sản của nước ta trên thị trường quốc tế vẫn chưa có, việc tiêu thụ gạo hiện nay đang phải đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức do cạnh tranh thị trường, nhu cầu về chất lương gạo ngày càng cao.

Chất lượng của gạo là một trong những đặc tính quan trọng nhất, nó tác động mạnh mẽ đến giá cả thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Chất lượng hạt gạo được xác định bởi rất nhiều yếu tố như hình dạng hạt, giá trị dinh dưỡng, chất lượng sau chế biến và đặc biệt là mùi thơm. Mùi thơm là một trong những đặc tính quan trọng của gạo và nó đóng một vai trò đáng kể về giá cả và thị hiếu sử dụng. Trên thực tế, giá gạo của chúng ta luôn thấp hơn các nước khác. Lượng gạo chúng ta xuất khẩu cũng chỉ mới chú trọng về năng xuất cao, về mặt chất lượng vẫn còn kém so với nhiều nước khác. Điều đó ngược với xu hướng trên thị trường thế giới cũng như trong nước, người tiêu dùng sử dụng nhiều và sẵn sàng trả giá cao hơn với các loại gạo thơm, ngon. Trong năm 2006 giá gạo không thơm là từ 250 - 300 USD/tấn trong khi đó giá gạo thơm Basmati được bán là 850USD/tấn.

Sự phát triển các giống lúa chất lượng cao đặc biệt là các giống lúa Thơm đang là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình phát triển giống lúa ngày nay. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu đa dạng di truyền tập đoàn lúa tám thơm miền Bắc bằng chỉ thị SSR’’ nhằm đánh giá, tuyển chọn các nguồn gen lúa có đặc tính quý về năng suất, chất lượng, hương thơm phục vụ công tác chọn tạo các giống lúa có năng suất, chất lượng cao.

2. Mục đích của đề tài:


Đánh giá mức độ đa dạng di truyền của tập đoàn giống lúa tám thơm bản địa của Việt Nam ở mức phân tử và xác định mối quan hệ di truyền giữa các nguồn gen, tuyển chọn các nguồn gen lúa có đặc tính quý về năng suất, chất lượng và tính chống chịu phục vụ công tác chọn tạo các giống lúa thơm phù hợp với điều kiện khí hậu miền Bắc.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

3.1. Ý nghĩa khoa học


Đánh giá đa dạng di truyền của các nguồn gen lúa tám thơm tạo cơ sở lý luận cho việc chọn lọc các nguồn gen lúa chất lượng ưu tú phục vụ nghiên cứu lai tạo giống và định hướng cho công tác thu thập bảo tồn đa dạng nguồn gen lúa chất lượng ở mức phân tử.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn


Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định các allele hiếm, allele đặc trưng để nhận dạng chính xác các nguồn gen ưu tú góp phần vào công tác chọn tạo các giống lúa thơm có năng suất cao, phẩm chất gạo tốt phục vụ cho sản xuất của miền Bắc.


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nguồn gốc, phân loại cây lúa

1.1.1. Nguồn gốc


Tổ tiên cây lúa đã tồn tại từ đầu kỷ Phấn trắng. Vào giữa kỷ này, xuất hiện một trong những loại nguyên thuỷ nhất thuộc họ Oryzae, đó là loại Streptochasta Schrad. Đến cuối kỷ Phấn trắng xuất hiện các loại tre (Bambusa) và lúa (Oryza). Một số loại khác xuất hiện muộn hơn vào kỷ thứ ba, thời kỳ phát triển mạnh nhất của họ Hoà thảo (Gramineae). Các loài lúa Oryza spp. có cùng tổ tiên chung xuất hiện vào thời địa cầu Gondwanaland, sau khi trái đất tách rời thành năm lục địa [1].

Theo Chang (1985): lúa trồng Oryza sativa được tiến hoá từ cây lúa dại hàng năm Oryza nivara. Do điều kiện khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ, lúa Oryza sativa tiếp tục tiến hoá theo ba nhóm: Indica thích hợp với khí hậu nhiệt đới, Japonica thích ứng với khí hậu lạnh và Javanica có đặc tính trung gian [18]. Tác giả Oka (1988) lại cho rằng Oryza sativa có nguồn gốc từ cây lúa dại lâu năm Oryza rufipogon [16]. Đến năm 2003, khi nghiên cứu di truyền tiến hoá của 101 giống lúa, bao gồm cả lúa trồng và lúa dại, Cheng đã chia loài lúa trồng Oryza sativa thành hai nhóm tương ứng với hai loài phụ là IndicaJaponica. Trong khi đó Oryza rufipogon được chia thành bốn nhóm là: nhóm Oryza rufipogon hàng niên và ba nhóm Oryza rufipogon đa niên. Tác giả cũng đã chỉ ra các giống lúa Japonica có quan hệ gần gũi với một nhóm Oryza rufipogon đa niên, còn các giống lúa Indica có quan hệ gần với nhóm lúa Oryza rufipogon hàng niên [21]. Ở Châu Phi cũng thấy xuất hiện cả hai loài lúa dại Oryza longistaminata (đa niên) và Oryza brevigulata (hàng niên), do đó nhiều tác giả cho rằng Oryza glaberrima có nguồn gốc từ Oryza breviligulata [1]. Cho đến nay, nhiều nhà khoa học đã đồng ý rằng lúa Glaberrima và lúa Sativa có cùng chung nguồn thủy tổ vào thời kỳ lục địa nguyên thuỷ Gondwanaland. Sau khi các lục địa tách rời nhau, lúa SativaGlaberrima tự tiến hoá từ các loài lúa dại bản địa ở hai châu lục là Châu Á và Châu Phi [15]. Nghiên cứu về thời gian và địa điểm xuất hiện một số loài ngũ cốc của M. Gee (1984) đã đưa ra dẫn chứng cho rằng lúa nước đã xuất hiện 4.500 năm trước công nguyên ở châu Á.



Họ hàng với cây lúa trồng là các loài trong chi Oryza. Tateoka (1963, 1964) phân biệt 22 loài, trong đó, cũng thống nhất 2 loài lúa trồng O. sativa L.O. glaberrima Steud. Tateoka xem dạng lúa Châu Phi (O. perennis Moench) như là một loài riêng O. barthii A. Chev., và dạng lúa Châu Á và Châu Mỹ thuộc về loài O. rufipogon Griff. Tateoka cũng bổ sung 2 loài mới: O. longiglumis JansenO. angustifolia Hubbard (Bảng 1.1) [37,38].

Bảng 1.1. Các loài Oryza theo Takeoka (1963) với số nhiễm sắc thể,

kiểu gen và phân bố địa lý

Nhóm/loài

2n

Kiểu gen

Phân bố địa lý

Nhóm Oryzae

Sativa L.

24

AA

Khắp thế giới, lúa trồng

Rufipogon Griff.

24

AA

Châu Á, Châu Mỹ

Barthii A. Chev.

24

AA

Châu Phi

Glaberrima Steud.

24

AA

Châu Phi, lúa trồng

Breviligulata A. Chev. Et Roehr.

24

AA

Châu Phi

Australiensis Domin

24

EE

Châu Úc

Eichingeri A. Peter

24

CC

Châu Phi

Punctata Kotschy

24, 48

BB, BBCC

Châu Phi

Officinalis Wall.

24

CC

Châu Á

Minuta J.S. Presl

48

BBCC

Châu Á

Latifolia Desv.

48

CCDD

Châu Mỹ

Alta Swallen

48

CCDD

Châu Mỹ

Gradniglumis Prod.

48

CCDD

Châu Mỹ

Nhóm Schlechterianae

Schlechteri Pilger

New Guinea

Nhóm Granulatae

Meyeriana Baill.

24

Châu Á

Nhóm Ridleyanae

Ridleyi Hook. F.

48

Châu Á

Longiglumis Jansen

48

New Guinea

Nhóm Angustifoliae

Brachyantha A. Chev. et Roehr.

24

FF

Châu Phi

Angustifolia Hubbard

24

Châu Phi

Perrieri A. Camus

24

Malagasy

Tisseranti A. Chev.

24

Châu Phi

Nhóm Coarctatae

Coarctata Roxb.

48

Châu Á

Nguồn: Oka, 1988 [31].

Ngày nay, lúa được trồng nhiều ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ và Châu Đại Dương. Tính toán sản lượng cho thấy châu Á không chỉ là quê hương của Oryza sativa mà là nơi trồng lúa chính trên thế giới. Các giống lúa Indica được phổ biến rộng ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á, các giống Japonica thích nghi với điều kiện lạnh hơn nên được trồng phổ biến ở miền Trung và Nam Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan.

Каталог: phenotype -> upload -> article
article -> MỤc lục báo cáo kết quả thực hiện chuyêN ĐỀ nghiên cứu khoa họC (Chuyên đề 7)
article -> MỤc lụC ĐẶt vấN ĐỀ
article -> BÁo cáo kết quả thực hiện chuyêN ĐỀ nghiên cứu khoa họC (Chuyên đề 5)
article -> 1. 1 Vài nét sơ lược về cây lú
article -> ĐẶt vấN ĐỀ 2 I. TỔng quan nghiên cứU 3
article -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền tậP ĐOÀn giống lúa có khả NĂng chịu hạn bằng chỉ thị phân tử ssr
article -> MỤc lụC 1 Triệu chứng bệnh 4
article -> Đặc biệt, nhu cầu về các giống lúa có chất lượng cao ngày càng gia tăng trong những thập kỷ gần đây, do yêu cầu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng
article -> Xanthomonas oryzea pv oryze, đ
article -> ChuyêN ĐỀ 1 Tách chiết adn với số lượng cực lớn, chất lượng cao của 30 giống lúa


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương