KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011


Tình hình thực hiện các chương trình trọng điểm năm 2010



tải về 4.17 Mb.
trang7/60
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích4.17 Mb.
#23311
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   60

BÁO CÁO


Tình hình thực hiện các chương trình trọng điểm năm 2010

và nội dung chương trình trọng điểm năm 2011




I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM NĂM 2010

Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 04/12/2009 của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 13a/2009/NQ-HĐND ngày 10/12/2009 của Hội đồng Nhân dân Tỉnh về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010; Ủy ban Nhân dân Tỉnh đã ban hành Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 04/01/2010 về triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010; ban hành 07 Kế hoạch triển khai Chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm trong năm 2010.

UBND Tỉnh đã phân công các Sở, Ban, Ngành liên quan chủ trì theo dõi, chỉ đạo cụ thể đối với từng Chương trình. Các cơ quan được phân công đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện trên cơ sở bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của từng Chương trình được giao.

1. Chương trình phát triển đô thị và chỉnh trang đô thị Huế.

Chương trình phát triển đô thị đã tạo bước chuyển biến rõ trong tiến trình đô thị hóa toàn tỉnh; đã thành lập mới thị xã Hương Thủy, thị trấn Tứ Hạ đã được nâng lên đô thị loại IV; đã cơ bản hoàn chỉnh đề án thành lập thị trấn Phú Đa; đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đã được HĐND Tỉnh thông qua, công tác lập quy hoạch xây dựng các đô thị đã được ưu tiên. Đã dành nguồn lực ưu tiên đầu tư hạ tầng các đô thị động lực; theo đó, đã hoàn thành đưa vào sử dụng cầu Kho Rèn, cầu – đường Ca Cút; tiếp tục đầu tư cầu Phú Cam, cầu Bao Vinh, các dự án chỉnh trang đô thị Huế và thị xã Hương Thủy, thị trấn Tứ Hạ, Phú Đa, Phong Điền.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai một số nhiệm vụ của Chương trình còn chậm trễ:

- Công tác xây dựng quy chế quản lý kiến trúc đô thị chưa được quan tâm đúng mức; công tác quản lý quy hoạch và trật tự đô thị chuyển biến chậm, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, đường phố, vi phạm trật tự xây dựng vẫn phổ biến; môi trường đô thị đang xuống cấp nghiêm trọng ở nhiều nơi.

- Một số dự án trọng điểm trong Chương trình chưa được thực hiện.

2. Chương trình tái định cư dân vạn đò sông Hương và đầm phá Tam Giang Cầu Hai.

Đã cơ bản hoàn thành công tác tái định cư, ổn định nhà ở cho hơn 500 hộ dân theo kế hoạch, cụ thể:



a. Định cư vạn đò sông Hương:

- Đã hoàn thành Khu tái định cư Phú Mậu, Phú Hậu, Hương Sơ và các công trình hạ tầng như: hệ thống các trường học, đường giao thông, bố trí cọc neo thuyền, điệu chiếu sáng âu thuyền, trồng cây xanh và nhà sinh hoạt cộng đồng; cải tạo trạm y tế xã, nạo vét hói Hàng Tổng....

- Hoàn thành tái định cư cho 439 hộ dân vạn đò (đạt 100%KH năm).

b. Định cư đầm phá Tam Giang - Cầu Hai:

- Hoàn thành hạ tầng Khu tái định cư xã Lộc Trì (đường, điện sinh hoạt), ổn định nhà ở 70 hộ dân thủy diện vùng ven biển, trên sông, đầm phá (đạt 100% KH năm).

- Các huyện đang rà soát, bổ sung các thiết chế văn hóa, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt cho các khu tái định cư.

- Đã xây dựng dự thảo quy chế quản lý cư dân thủy diện vùng ven biển, trên sông và đầm phá.

- Đã vận dụng chính sách hỗ trợ di dân, để hỗ trợ các hộ dân thủy diện vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai theo Quyết định 78/2008/QĐ-TTg ngày 10/6/2008.

Nhìn chung, đã cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ về xây dựng hạ tầng công cộng, nhà ở trong các khu tái định cư. Riêng các nhiệm vụ cải thiện sinh kế, đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động thuộc diện tái định cư, thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội thành phố Huế; rà soát, bổ sung Quy hoạch bố trí, sắp xếp ổn định dân cư, cơ chế quản lý quỹ nhà và đất… vẫn chưa được các ngành, địa phương liên quan quan tâm thực hiện.

3. Chương trình phát triển Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn KKT năm 2010 ước đạt 1.177 tỷ đồng, chiếm 12,8% tổng đầu tư toàn xã hội của Tỉnh; trong đó, các công trình đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 314 tỷ đồng.



a. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch:

- Đã hoàn thành quy hoạch chi tiết cảng Chân Mây, xây dựng quy hoạch Khu đô thị mới Chân Mây, khu vực ven đường Tây đầm Lập An...

- Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình xây dựng nhằm đảm bảo đúng quy hoạch, nghiêm túc xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai, mặt nước, khai thác tài nguyên trái phép…

b. Đầu tư xây dựng cơ bản:

- Đang triển khai 22 dự án hạ tầng KKT từ nguồn ngân sách nhà nước, trong đó có 16 dự án giao thông, 04 dự án hạ tầng các khu tái định cư, 1 dự án công trình công cộng và 1 dự án cải thiện môi trường; khối lượng thực hiện ước đạt 314 tỷ đồng.

- Đã lập Danh mục dự án đăng ký vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng (với tổng vốn đầu tư 3.700 tỷ đồng); lập đề án kêu gọi vốn ODA đầu tư xây dựng đê chắn sóng cảng Chân Mây, dự án Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp và khu phi thuế quan.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm như: dự án Laguna Huế, dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan; dự án xây dựng kho dầu, cảng dầu...



c. Công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư: Đã hoàn thành đền bù, giải phóng mặt bằng 748 ha. Cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật 03 khu tái định cư có diện tích 90 ha, khả năng tái định cho khoảng 2.000 hộ dân; đã hoàn chỉnh 440 lô, bố trí tái định cư 94 lô.

d. Cải cách hành chính và thu hút đầu tư:

- Đã làm tốt các nhiệm vụ theo phân công, phân cấp, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật các thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai, quản lý doanh nghiệp, lao động....

- Ban Quản lý KKT đã phối hợp tốt với UBND huyện Phú Lộc, các sở, ban, ngành trong giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; giải trình các thắc mắc của người dân, doanh nghiệp…. tạo môi trường đầu tư thông thoáng.

- Thu hút đầu tư, đã cấp mới 2 giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài có tổng vốn đăng ký 110 tỷ đồng, cấp điều chỉnh tăng vốn 01 dự án với vốn đăng ký tăng 5,1 nghìn tỷ đồng; nâng tổng số dự án được cấp chứng nhận đầu tư lên 35 dự án với tổng vốn đăng ký 37,1 nghìn tỷ đồng. Trong đó có 11 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1.352 triệu USD, 24 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 15.550 tỷ đồng.



* Khó khăn, tồn tại:

- Cơ sở hạ tầng dùng chung của KKT chưa hoàn thiện do nhu cầu vốn đầu tư lớn làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án của nhà đầu tư; đồng thời làm hạn chế động lực để thu hút đầu tư vào KKT.

- Các chính sách về đền bù, hỗ trợ tái định cư, đất đai còn nhiều bất cập; Công tác giải phóng mặt bằng vẫn chậm, bố trí vốn chưa tập trung làm ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án;...

- Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường chưa được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao; việc khai thác đất, cát, lấn chiếm đất công, xả rác thải, nước thải bừa bãi khá phổ biến,

- Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ổn định sinh kế cho người dân trong KKT chưa có hướng giải quyết cụ thể.

Nhìn chung, đã làm tốt công tác quy hoạch và tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vào KKT

4. Chương trình xây dựng nông thôn mới, an sinh xã hội và xóa xã nghèo.

a. Xây dựng nông thôn mới

- Đã thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh.

- Hoàn thành điều tra khảo sát thực trạng nông thôn ở 112 xã; kết quả có 112/112 xã đạt 4/19 tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (điện, điểm bưu điện, thiết chế văn hóa cơ sở, ). Đang tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở 3 xã điểm.

- Đã khởi công dự án nhựa hóa đường tỉnh lộ 10D (dài 10,3km) và 10B (dài 6,3km), nâng cấp tỉnh lộ 12B. Lập đề án Bê tông hóa đường giao thông nông thôn thời kỳ 2011 – 2015.



b. Xóa xã nghèo:

Thực hiện Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 17/3/2010 về triển khai thực hiện các hoạt động trọng tâm giảm nghèo nhanh và bền vững tại 13 xã ở A Lưới, Hương Trà; tổ chức 3 đợt tuyên truyền nâng cao nhận thức giảm nghèo nhanh và bền vững cho hơn 130 cán bộ cấp xã và hơn 910 người nghèo thuộc các hộ dự kiến thoát nghèo. Điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề tại 6 xã nghèo; tổ chức 07 lớp dạy nghề lưu động cho 290 học viên; Hướng dẫn xây dựng 65 mô hình sản xuất nông lâm ngư nghiệp; hỗ trợ 30 triệu đồng/xã từ nguồn khuyến nông để phát triển mô hình chăn nuôi lợn nái Móng Cái; Quỹ “Vì người nghèo” đã hỗ trợ 567 hộ nghèo vay 5 triệu/người để phát triển sản xuất.

- Đã xây dựng 1.106/1.756 ngôi nhà với nguồn kinh phí 15 tỷ đồng theo Quyết định số 167/2008/TTg của Thủ tướng Chính phủ; huy động, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ xây dựng 1290 nhà ở cho hộ nghèo với kinh phí 3,4 tỷ đồng; xây dựng 105 nhà “Đại đoàn kết” - Làng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thủy.

c. An sinh xã hội:

Đã trợ giá giống cây trồng sản xuất hai vụ Đông Xuân và Hè Thu với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng,; thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí cho nông dân với tổng kinh phí 65 tỷ đồng.



d. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:

- Đã chỉ đạo làm tốt công tác giống, thủy lợi, chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh, hỗ trợ phát triển các dịch vụ sản xuất, chi khắc phục thiên tai,... Nâng tổng diện tích gieo trồng lên 79.159 ha, tăng 0,5% so năm 2009; trong đó, diện tích gieo trồng lúa ...... năng suất lúa đạt 53,6 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha; sản lượng lúa ước đạt 287,1 nghìn tấn, tăng 1,6%. Tính chung sản lượng lương thực có hạt ước đạt 293 nghìn tấn, tăng 1,6 %.

- Đã tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm nên chưa xảy ra các loại dịch bệnh. Ước cả năm đàn trâu tăng 2%; đàn bò tăng 4,2%; đàn lợn tăng 5,9%, đàn gia cầm tăng 14,4%.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR và quản lý lâm sản có tiến bộ. Đã khoanh nuôi tái sinh 7.976 ha rừng, tăng 6,6%; chăm sóc rừng 14.196 ha, tăng 94,1%; dự ước trồng mới 4000 ha rừng tập trung.

- Cơ bản hoàn thành sắp xếp nò sáo trên vùng đầm phá ở 2 huyện Quảng Điền, Phú Lộc. Tiếp tục chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện Chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tăng cường tuần tra, xữ lý việc sử dụng các ngư cụ và thiết bị đánh bắt huy diệt.

5. Chương trình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực.

a. Nâng cao chất lượng giáo dục

Triển khai tích hợp các nội dung giáo dục môi trường vào các môn học, tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa bổ ích gắn với giáo dục đạo đức, kỹ năng sống như: Đố vui để học, đường lên đỉnh Olympia, thi giải toán trên mạng Internet, giao lưu Olympic Tiếng Anh, thi nghề....

Tiếp tục thực hiện Dự án đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa đảm bảo đầy đủ, đồng bộ thiết bị thay sách từ lớp 1 đến lớp 12; dự án đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường, đến nay có 79% trường tiểu học, 100% trường THCS và trường THPT được nối mạng internet, chú trọng tổ chức học 2 buổi/ngày.

Đã thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu; tham gia các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và cấp quốc gia có 676 em đạt giải; đây là năm học đạt nhiều giải quốc gia nhất từ trước tới nay và có nhiều giải cao. Đặc biệt, kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế, em Đinh Anh Minh của Trường THPT chuyên Quốc Học đã đạt Huy chương Vàng.

Đã tổ chức thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2010-2011. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của học sinh. Triển khai thí điểm bộ Tiêu chí Quản lý chất lượng ở 19 trường trung học phổ thông; giữ vững số lượng học sinh ra lớp.

b. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Đã thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý”; nâng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn ở mầm non đạt 97,2%, tiểu học đạt 99,94%, THCS và THPT đạt 100%. Bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên ở các ngành học, bậc học; bồi dưỡng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cho cán bộ các phòng GD-ĐT và hiệu trưởng các trường. Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi bậc học phổ thông và GDTX.

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ lương và chế độ BHXH cho đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên ngoài công lập.

c. Tăng cường cơ sở vật chất

Đã huy động và lồng ghép hơn 290 tỷ đồng cho giáo dục phổ thông; trong đó, đã bố trí 94,9 tỷ đồng cho Chương trình kiên cố hóa trường học (Vốn TPCP: 30,9 tỷ đồng; ngân sách địa phương 64 tỷ đồng). Đến 30/9/10 cơ bản hoàn thành 240 phòng nhà ở công vụ và 100 phòng học, 31/12/10 giải ngân 100% kế hoạch vốn. Đầu tư kinh phí mua mới hơn 900 máy vi tính, trang bị 15 phòng học đa phương tiện để thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy.

Tính chung cả năm đã có thêm 11 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 125 trường, đạt tỷ lệ 20,7%.

Hoàn thành chuyển 03 trường THPT bán công Nguyễn Trường Tộ, Bùi Thị Xuân, Đặng Trần Côn sang trường công lập.



d. Về phát triển đa dạng hệ thống đào tạo nghề, đào tạo các chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội

Đã tuyển mới 14.854 học sinh (trong đó, cao đẳng 1.050 học viên, trung cấp 2.170 học viên, sơ cấp 11.634 học viên), đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 40%.

Huy động và lồng ghép 41,7 tỷ đồng (TW: 35,9 tỷ đồng, XHH: 5,79 tỷ đồng) để đầu tư mua sắm trang thiết bị, nâng cấp các trường trung cấp nghề, hỗ trợ đào tạo nghề. Triển khai dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề; đề án đổi mới và phát triển dạy nghề Tỉnh; Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn,.. chuẩn bị cơ sở hạ tầng đưa trung tâm dạy nghề huyện Phú Vang vào sử dụng, thành lập mới 3 trung tâm dạy nghề Nam Đông, A Lưới và Phú Lộc.

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng phát triển chương trình dạy nghề cho 106 cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề của các đơn vị đào tạo nghề.

Hỗ trợ phát triển các hình thức dạy nghề gắn với tạo việc làm. Triển khai kế hoạch thực hiện thu thập và xử lý thông tin cung cầu lao động. Tuyên truyền, quảng bá rộng rãi thông tin về cung cầu lao động thông qua sàn giao dịch việc làm. Đã tổ chức 22 phiên giao dịch tại sàn giao dịch Huế và 5 phiên lưu động kết nối với các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc và Phú Vang; qua đó, có 3.260 lao động được tuyển dụng nâng số lao động được giải quyết việc làm mới 10 tháng đầu năm đạt 13.998 lao động (đạt 87,5% KH).

đ. Xã hội hóa giáo dục và đào tạo nghề

UBND các huyện, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế đã xây dựng và triển khai Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực đến các ngành, các cấp, các cơ sở giáo dục, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

Công tác khuyến học được toàn xã hội quan tâm, Quỹ khuyến học tỉnh và các huyện đã hỗ trợ nhiều suất học bổng và tặng quà cho học sinh nghèo hiếu học, học sinh đạt thành tích cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2010. Phối hợp với các tổ chức xã hội vận động học sinh đi học chuyên cần, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.

Đã cấp chứng nhận đầu tư cho trường THPT Chi Lăng, khởi công trường trung cấp Kinh tế - Du lịch Duy Tân.... Hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề như: Cơ sở dạy nghề thẩm mỹ thuộc Công ty TNHH Trương Kiều Xuân và cơ sở dạy nghề thuộc Doanh nghiệp tư nhân Lin’s.... Đã huy động nguồn lực xã hội hoá hỗ trợ đào tạo nghề như: Dự án Plan, Dự án phát triển nông thôn Luxembuorg huyện Quảng Điền, dự án xây dựng trường học do Tập đoàn AEON tài trợ...



* Khó khăn ,tồn tại:

- Hệ thống trường, lớp học đã được ưu tiên đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng qui mô phát triển học sinh, nhất là việc học 2 buổi/ngày ở bậc tiểu học, việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi… Hệ thống phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng đa chức năng vừa thiếu, vừa không đồng bộ và chưa đúng qui cách. Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Đời sống một bộ phận giáo viên nhất là giáo viên mầm non còn quá thấp.

- Chất lượng đại trà và mũi nhọn đã đạt những thành quả khá cao, tuy nhiên vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa miền núi và đồng bằng, giữa học sinh công lập và ngoài công lập, giữa giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

- Chất lượng đào tạo nghề còn thấp, việc phát triển các chuyên ngành đào tạo kỹ thuật, công nghệ còn khó khăn cả về đội ngũ giáo viên và thiết bị giảng dạy.

6. Chương trình phát triển công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm

a. Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp:

- Đã hoàn thiện hạ tầng mạng LAN cho 152 UBND các phường xã, thị trấn; cơ bản hoàn thành “Kết nối thông suốt mạng WAN của Tỉnh đến các phòng chuyên môn của các huyện, thành phố Huế’’.

- Tiếp nhận, vận hành thử nghiệm thiết bị và các sản phẩm của Dự án GISHue. Hoàn thành và đưa vào triển khai các phần mềm: Quản lý cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh; Thống kê giám sát các trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành. Phần mềm tiếp nhận thông tin và hỗ trợ pháp lý cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Nâng dịch vụ công trực tuyến "Theo dõi tiếp dân và giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo" lên mức 3.

b. Đào tạo nguồn nhân lực:

- Đã tổ chức đào tạo tin học văn phòng cho cán bộ các xã, phường thị trấn của thành phố Huế và huyện A Lưới, triển khai tập huấn sử dụng thư điện tử công vụ cho các đơn vị cấp xã (1-2 cán bộ/1 xã tham dự)

- Đã tổ chức 8 lớp tập huấn “Phầm mềm mã nguồn mở’’ cho các cán bộ, viên chức của các cơ quan QLNN.

* Nhìn chung: Chương trình CNTT đã góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức toàn tỉnh; góp phần quan trọng trong cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Song, nội dung phát triển công nghiệp phần mềm chưa thu được nhiều kết quả; việc thu hút các nhà đầu tư cho phát triển CNTT, công nghiệp phần mềm còn hạn chế; Dự án “Làng Truyền thông và công nghệ thông tin’’ vẫn chưa được triển khai. Nguồn nhân lực của địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư.

7. Chương trình bảo vệ môi trường.

a. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy phạm pháp luật, các biện pháp kỹ thuật trong công tác bảo vệ môi trường

- Đã làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua việc thực hiện chương trình, kế hoạch tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông. Mạng lưới thông tin, tuyên truyền, giáo dục môi trường từ cấp tỉnh đến cơ sở và trong cộng đồng được duy trì và đẩy mạnh các hoạt động. Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có chiều sâu hưởng ứng Giờ Trái đất, Ngày Môi trường Thế giới 5/6 và Năm Quốc tế về đa dạng sinh học 2010.

- Việc tuyên truyền các cơ sở sản xuất kinh doanh tăng cường công tác vệ sinh bảo vệ môi trường, nhất là thực hiện tốt các nhiệm vụ theo bản cam kết môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường được duy trì thường xuyên.

b. Công tác thanh kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại về môi trường

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm về bảo vệ môi trường ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, kịp thời giải quyết các điểm nóng về môi trường, năm 2010 đã tiến hành kiểm tra hơn 90 đơn vị.



c. Quan trắc và xây dựng cơ sở dữ liệu các thành phần môi trường của tỉnh: Đã tiến hành quan trắc chất lượng nước trên các sông Ngự Hà, Phú Bài và Truồi; kiểm tra, quan trắc môi trường tại khu nuôi tôm chân trắng cao triều xã Phong Hải (huyện Phong Điền).

d. Việc triển khai Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Theo dõi, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và lấy mẫu phân tích đánh giá mức độ gây ô nhiễm của một số doanh nghiệp, làng nghề, năm 2010, đến nay đã có 6/9 đơn vị của tỉnh được đưa ra khỏi danh sách của Quyết định 64/2003/QĐ-TTg.

e. Xây dựng và phê duyệt đề án di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường:

Đã tiến hành xác định các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư của thành phố Huế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng để xây dựng phương án di dời; phối hợp với các chuyên gia xây dựng Khung đề án.



f. Thực hiện Quy hoạch thu gom, xử lý chất thải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, định hướng đến 2020

Hướng dẫn các huyện Nam Đông, Hương Trà, Phong Điền, A Lưới xây dựng dự án thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt khu vực trung tâm huyện lỵ, trong đó dự án của huyện Nam đông đã được UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn huyện Quảng Điền xây dựng phương án thu gom và xử lý chất thải tại trung tâm huyện lỵ và các cụm dân cư tập trung.

Đầu tư xây dựng bãi trung chuyển rác trên 05 xã Phú Thuận, Phú Diên, Phú An, Phú Mỹ, Phú Xuân ( Phú Vang); xây dựng bãi chôn lấp rác Hương Phú tại huyện Nam Đông. Hoàn thành và đưa vào hoạt động công trình xử lý chất thải nguy hại (chất thải công nghiệp và y tế) tại xã Phú Sơn.

Kiện toàn các mô hình tổ chức thu gom và xử lý rác thải tại các thôn, xã nhằm nhân rộng các mô hình đang thực hiện đạt hiệu quả.



g. Nâng cao khả năng thích ứng với Biến đổi khí hậu: Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động số 64/KH-UBND ngày 20/8/2010 về bảo vệ môi trường thích nghi với biến đổi khí hậu. Trồng cây ngập mặn chống xói lở, chắn sóng ở 03 địa điểm - vùng đầm phá (xã Hải Dương, xã Hương Phong, huyện Hương Trà và Vinh Phú, huyện Phú Vang) với khoảng hơn 4000 cây các loại như Tra, Đước, Sú, Vẹt..

h. Bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ Đa dạng sinh học: Đã tổ chức lập Kế hoạch phân vùng, sử dụng đới bờ tỉnh; xúc tiến xây dựng Bảo tàng thiên nhiên duyên hải miền Trung, xây dựng khu bảo tồn đất ngập nước cửa sông Ô Lâu theo phương thức đồng quản lý; quản lý và phát triển Khu bảo vệ thuỷ sản Cồn Cát, Doi Chỏi, Cồn Chìm, Khu bảo tồn Sao La. Tăng cường công tác tuyên truyền, diệt trừ cây mai dương, rùa tai đỏ...

i. Xúc tiến các dự án: Quy hoạch môi trường phục vụ phát triển bền vững, dự án xây dựng cơ sở dữ liệu các thành phần môi trường, dự án bảo tồn đất ngập nước vùng cửa sông Ô Lâu, dự án thu gom chất và xử lý chất thải sinh hoạt tại thị trấn Khe Tre huyện Nam Đông....

II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM NĂM 2011

Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, kết quả thực hiện các Chương trình trọng điểm năm 2010, tạo tiền đề thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015; năm 2011, cần tập trung nguồn lực thực hiện 04 Chương trình trọng điểm với nhu cầu vốn ưu tiên khoảng 7.316 tỷ đồng, chiếm 61% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội; trong đó, vốn ngân sách nhà nước 1.470 tỷ đồng.



1. Chương trình nâng cấp và phát triển đô thị; trọng tâm là đô thị Huế, thị xã Hương Thủy, Hương Trà, Thuận An.

a. Mục tiêu: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch. Hoàn thành xây dựng các quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Từng bước hoàn thiện hạ tầng cụm đô thị động lực.

b. Các nhiệm vụ và dự án trọng điểm:

* Các nhiệm vụ trọng tâm:

- Công tác quy hoạch đô thị: Triển khai thực hiện đề án xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết thị trấn Thuận An; xúc tiến dự án quy hoạch trục đô thị Huế - Thuận An (nguồn ODA Pháp); chuẩn bị thủ tục thành lập thị xã Hương Trà, Thuận An.

- Ưu tiên đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông đô thị Thuận An, Tứ Hạ, Hương Thủy; chỉnh trang đô thị cửa ngõ trên tuyến Quốc lộ 1A (Phong Điền, Phú Lộc), các khu vực trung tâm tiểu vùng An Lỗ, Cầu Hai,... đầu tư hạ tầng đô thị Phú Đa, Bình Điền, các thị trấn trung tâm huyện lỵ Quảng Điền, Nam Đông, A Lưới. Xúc tiến các dự án giao thông kết nối cụm đô thị động lực.

* Các dự án trọng điểm:

- Hoàn thành đường Thủy Dương – Thuận An (Đoạn từ Thủy Dương đến đường Tỉnh 10 A,C); hoàn thành giai đoạn I đường La Sơn - Nam Đông; đôn đốc cầu qua sông Hương, đường 74;

- Các dự án chỉnh trang đô thị Huế: Ưu tiên đầu tư hạ tầng khu đô thị mới An Vân Dương; chỉnh trang sông Ngự Hà; xúc tiến dự án tái định cư dân trên Thượng Thành, Hộ Thành Hào. Giải tỏa, chỉnh trang nút giao thông quốc lộ 49A – đường Tam Thai; xúc tiến chỉnh trang đường Điện Biên Phủ, đường Chương Dương, di dời nghĩa trang Ngự Bình; di dời, chỉnh trang bến xe Nguyễn Hoàng; xúc tiến đầu tư khu vực Cồn Hến, đôn đốc dự án xử lý nước thải, các dự án trùng tu di tích, đầu tư cơ sở hạ tầng nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở sinh viên...



* Tổng nhu cầu vốn: 3.000 tỷ đồng

- Vốn ngân sách (kể cả nguồn tài trợ): 900 tỷ đồng

- Vốn dân cư, doanh nghiệp: 2.100 tỷ đồng

* Cơ quan chủ trì: Sở Xây dựng

2. Chương trình xây dựng và phát triển Khu Kinh tế, đô thị Chân Mây - Lăng Cô.

a. Mục tiêu: Từng bước hình thành các khu chức năng theo quy hoạch. Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Khu kinh tế.

Phấn đấu tổng vốn đầu tư huy động 3.500 - 4.000 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách đạt 300 tỷ đồng. Thu hút thêm 1 - 2 nhà đầu tư mới. Hoàn thành giải phóng mặt bằng khoảng 500ha.



b. Nhiệm vụ và dự án trọng điểm:

- Công quy hoạch và quản lý quy hoạch: Tiếp tục hoàn thành các quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch đô thị.

- Đầu tư hạ tầng chung: Hoàn thành đường ra cảng Chân Mây, đường trung tâm đô thị Chân Mây, các khu tái định cư, khu nghĩa trang nhân dân Chân Mây, hoàn thành dự án Cải thiện môi trường đô thị Lăng Cô. Tiếp tục làm tốt công tác giải phóng mặt bằng theo tiến độ của các nhà đầu tư. Xúc tiến chuẩn bị đầu tư Đê chắn sóng, Bến số 2 cảng Chân Mây.

- Hỗ trợ các nhà đầu tư: Hoàn thiện giai đoạn I hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây. Hoàn thành xây dựng dự án mở rộng kho chứa dầu và bến cảng dầu. Cơ bản hoàn thành giai đoạn I dự án Laguna, khởi công dự án Khu du lịch Bãi Chuối và một số dự án du lịch nghỉ dưỡng dọc biển Lăng Cô.

- Xúc tiến đầu tư: Kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan, đầu tư xây dựng và khai thác cảng biển. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện các quan hệ phối hợp trong quản lý KKT, hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

- Phối hợp giữa chính quyền các cấp với nhà đầu tư để đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng phải di dời, tái định cư.

- Quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường.



* Các dự án trọng điểm:

- Cơ bản hoàn thành dự án Laguna (giai đoạn 1);

- Hạ tầng kỹ thuật KCN (giai đoạn I) và khu phi thuế quan Chân Mây;

- Khu du lịch Bãi Chuối và các dự án du lịch dọc ven biển Lăng Cô

- Xây dựng mới khu tái định cư Lộc Thủy

- Đường nối Quốc lộ 1A với cảng Chân Mây;

- Đê chắn sóng cảng Chân Mây (giai đoạn 1);

- Bến số hai - cảng Chân Mây;

- Đường trục chính cảng Chân Mây và đô thị Chân Mây

- Hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp và khu phi thuế quan



* Nhu cầu vốn đầu tư: 3.500 - 4.000 tỷ đồng

Trong đó: - Vốn DN trong và ngoài nước: 3.200 - 3.700 tỷ đồng

- Vốn đầu tư từ ngân sách: 300 tỷ đồng;

+ Vốn ngân sách TW: 200 tỷ đồng;

+ Vốn ngân sách địa phương: 100 tỷ đồng.

3. Chương trình xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội

a. Mục tiêu: Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, hướng đến đạt các tiêu chí nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thành quy hoạch nông thôn mới ở 8 xã điểm. Thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội.

b. Nhiệm vụ chủ yếu:

- Cơ bản hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở các xã, trong đó ưu tiên 2 huyện Nam Đông, Quảng Điền (16 xã) để triển khai xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015.

- Xúc tiến các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất các xã điểm, huyện điểm giai đoạn 2011 - 2015.

- Tuyên truyền, giới thiệu nâng cao nhận thức về Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015.



* Nhu cầu vốn đầu tư: : 16,95 tỷ đồng

Trong đó: Xây dựng mới công trình : 13 tỷ đồng

Vốn quy hoạch : 3,150 tỷ đồng

Vốn chuẩn bị đầu tư : 0,8 tỷ đồng.



* Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Chương trình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực

a. Mục tiêu: Nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học. Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Phát triển công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế. Xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

b. Nhiệm vụ chủ yếu:

*. Nâng cao chất lượng giáo dục: Triển khai Chương trình MTQG về giáo dục và đào tạo, Chương trình giáo dục mầm non mới và đề án Phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

- Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS.

- Đổi mới phương pháp dạy học; ứng dụng CNTT trong nhà trường. Thực hiện giáo dục toàn diện, dạy học các môn tích hợp, dạy học phân hóa, dạy chương trình ngoại ngữ mới từ lớp 3, mở rộng dạy học 2 buổi/ngày ở phổ thông.

- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động mang tính xã hội phù hợp với từng lứa tuổi để phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh. Đào tạo và bồi dưỡng chuyên biệt để phát triển tài năng.

- Tăng cường công tác y tế trường học nhằm đảm bảo chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, phòng chống các dịch bệnh trong nhà trường.

*. Phát triển mạng lưới trường, lớp học và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đồ chơi trẻ em

- Mở rộng hệ thống giáo dục mầm non trên cơ sở đa dạng hóa các loại hình trường lớp.

- Tiếp tục thực hiện đề án Kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học theo quy hoạch và yêu cầu trường đạt chuẩn quốc gia; xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực.

- Đảm bảo đủ phòng học để 100% lớp tiểu học học 2 buổi/ngày; 100% trường học có công trình vệ sinh đạt yêu cầu,.



*. Chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:

- Đánh giá 05 năm triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2006- 2010”.

- Thực hiện công khai quy chế và tiêu chuẩn tuyển dụng. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm thực hiện mục tiêu 100% giáo viên đạt chuẩn và tăng tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn; bồi dưỡng nâng cao phẩm chất nhà giáo, đặc biệt là đội ngũ giáo viên mầm non.

- Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện điểm đánh giá hiệu trưởng trường trung học, đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trường trung học.

- Tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo.

* Đào tạo nghề:

- Triển khai dự án tăng cường năng lực dạy nghề; đề án dạy nghề cho nông thôn theo Quyết định 1956/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đề án đổi mới và phát triển dạy nghề Tỉnh, đề án dạy nghề cho thanh niên dân tộc, người tàn tật.

- Đổi mới, phát triển hệ thống dạy nghề theo nhu cầu thị trường lao động, gắn với doanh nghiệp và hội nhập quốc tế, khuyến khích phát triển đa dạng các hình thức dạy nghề và dạy nghề theo hợp đồng có địa chỉ.

- Đào tạo nghề mới cho hơn 24.000 người.

- Tập trung xây dựng mới và đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy và học cho 2 Trung tâm dạy nghề huyện Nam Đông, A Lưới, Phú Lộc .

- Chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp trường Trung cấp nghề Thừa Thiên Huế thành trường Cao đẳng nghề.



* Công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực:

- Tiếp tục tuyên truyền về tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo để nâng cao trách nhiệm, sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong sự nghiệp trồng người; nâng cao chất lượng giáo dục và giảm tối đa tỷ lệ học sinh bỏ học. Đưa nhiệm vụ chống bỏ học vào tiêu chí đánh giá làng văn hóa.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập.

- Đa dạng hóa nội dung, chương trình và phương thức học tập thường xuyên, tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình.

- Tăng cường công tác khuyến học, khuyến tài. Huy động sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể, cộng đồng dân cư thực hiện yêu cầu “3 đủ: đủ ăn, đủ sách vở, đủ quần áo” đối với mỗi học sinh.

* Nhu cầu vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo: 300 tỷ đồng

Trong đó:

+ Vốn ngân sách : 270 tỷ đồng

+ Nguồn vốn khác : 30 tỷ đồng



* Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM

- UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan được phân công chủ động xây dựng nội dung cụ thể chương trình thực hiện về: mục tiêu, nhiệm vụ, danh mục các dự án trọng điểm liên quan, kế hoạch huy động nguồn lực, các giải pháp triển khai và tổ chức thực hiện..., báo cáo UBND tỉnh thông qua trong tháng 12/2010.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện việc cân đối, lồng ghép các nguồn lực, bố trí vốn hợp lý và tạo các điều kiện về cơ chế chính sách thuận lợi để thực hiện tốt các chương trình dự án trọng điểm đã đề ra.

- Các sở, ban, ngành được phân công phụ trách các Chương trình, dự án trọng điểm bám sát các nhiệm vụ cụ thể và các dự án thuộc phạm vi được phân công để chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương liên quan trong xây dựng kế hoạch triển khai, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện. Trường hợp gặp khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để giải quyết.

Định kỳ tháng cuối quý báo cáo tình hình thực hiện, những tồn tại và vướng mắc… về Sở hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.





TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Cao


ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 123/BC-UBND





Huế, ngày 04 tháng 12 năm 2010

BÁO CÁO


Công tác tổ chức và hoạt động của UBND Tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011

Thực hiện Thông báo của Thường trực HĐND tỉnh về nội dung, chương trình kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khoá V; Căn cứ Quy chế làm việc của UBND tỉnh và Chương trình công tác năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo công tác tổ chức và hoạt động của UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh năm 2010 và định hướng nhiệm vụ năm 2011 như sau:



PHẦN I

KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA UBND TỈNH VÀ CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH NĂM 2010
Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng nhờ sự lãnh đạo sát sao của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, có hiệu quả của Ủy ban nhân dân tỉnh; sự nỗ lực của các ngành, các cấp, của các doanh nghiệp và toàn dân, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, cải cách hành chính, ổn định chính trị xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và tăng cường hoạt động đối ngoại, nâng cao vị thế đối ngoại của Tỉnh và của cả nước. Ngay từ đầu năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng và thực hiện các giải pháp phù hợp để tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh huy động vốn đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí, đã tạo chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực thu ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, giáo dục đào tạo, an sinh xã hội...

Trên cơ sở Chương trình công tác và Quyết định của UBND tỉnh về chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2010, UBND tỉnh đã phân công Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các thành viên UBND tỉnh chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ việc tổ chức thực hiện. Kết quả công tác điều hành năm 2010 đạt được nhiều kết quả tích cực:



I. VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA UBND TỈNH

1. Chỉ đạo thực hiện chương trình công tác và ban hành văn bản

Năm 2010, phương thức chỉ đạo, điều hành, lề lối làm việc tiếp tục được đổi mới. Việc xây dựng, thực hiện đề án theo Chương trình công tác đã được các sở, ngành triển khai đảm bảo chất lượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu chỉ đạo điều hành và tiến độ đặt ra; các Sở, ngành tiếp thu, hoàn chỉnh và trình đề án nhanh hơn; từng bước đáp ứng yêu cầu chỉ đạo điều hành, đặc biệt các đề án, công việc liên quan đến nhiệm vụ trọng tâm ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Tính đến 30/11/2010, các Sở, ban, ngành, cơ quan chuyên môn trực thuộc Tỉnh đã trình UBND tỉnh 44/53 đề án, chương trình, báo cáo (trong đó có 22 báo cáo, đề án thuộc danh mục các đề án phải trình thường kỳ), đạt 83% kế hoạch năm, 09 đề án còn lại chuyển tiếp sang năm 2011; UBND tỉnh đã ban hành 30 văn bản qui phạm pháp luật gồm: 23 quyết định, 7 chỉ thị.

Từ đầu năm đến 30/11/2010, UBND tỉnh đã nhận được 23.433 văn bản đến (trong đó: có 17.488 văn bản thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, 5.356 văn bản tham khảo và 499 đơn thư công dân). UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã xử lý và ban hành 10.284 văn bản các loại gồm: 2.485 quyết định, 5.305 công văn và các văn bản hành chính khác. Các văn bản được ban hành kịp thời thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, hoàn thiện khung pháp lý thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra; tập trung điều hành các công tác trọng tâm của UBND tỉnh, giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong năm.

2. Về tổ chức hội nghị, các phiên họp và chế độ thông tin báo cáo của UBND tỉnh

UBND tỉnh đã họp 11 phiên thường kỳ và 8 phiên họp chuyên đề, thảo luận các báo cáo, đề án lớn; đã xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách, qui hoạch, kế hoạch quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Thông báo kết luận của UBND tỉnh tại các phiên họp được ban hành kịp thời, thể hiện đầy đủ nội dung lãnh đạo UBND tỉnh kết luận. Ngoài các phiên họp UBND tỉnh, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì nhiều phiên họp, hội nghị quan trọng khác, trực tiếp nghe và cho ý kiến chỉ đạo về các công việc lớn, quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Các cuộc họp trên đều được chuẩn bị kỹ về nội dung, triệu tập đúng thành phần; các vấn đề thảo luận được kết luận rõ ràng, phân công trách nhiệm cụ thể.

Ngoài các báo cáo, đề án trình tại các kỳ họp thường kỳ của HĐND tỉnh, UBND tỉnh cũng đã chuẩn bị nhiều đề án trình Thường vụ Tỉnh ủy và các kỳ họp chuyên đề HĐND tỉnh như: Đề án Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Đề án công nhận thị trấn Tứ Hạ mở rộng là đô thị loại IV, Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2020…

UBND tỉnh đã công khai, minh bạch các hoạt động chỉ đạo điều hành thông qua việc chuẩn hóa qui trình trong giải quyết công việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Tính bình quân mỗi ngày có 7.000 lượt người truy cập vào Trang thông tin điện tử của tỉnh và các trang thành viên. Việc công bố văn bản qui phạm pháp luật của Tỉnh và các huyện, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế theo định kỳ đi vào nề nếp, đáp ứng kịp thời nhu cầu tra cứu của các tổ chức, cá nhân, góp phần minh bạch hóa các chủ trương, chính sách và pháp luật.

Các thành viên UBND tỉnh đã bố trí thời gian hợp lý đi kiểm tra các địa phương, cơ sở, chỉ đạo giải quyết các vấn đề quan trọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, doanh nghiệp, nhất là khi có những diễn biến bất thường xảy ra như: tình hình khô hạn, thiếu điện, bão lụt, dịch sốt xuất huyết, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm; vệ sinh an toàn thực phẩm; kiềm chế lạm phát,... và các vấn đề cấp bách khác.

3. Về thực hiện quy chế làm việc của UBND tỉnh và công tác phối hợp với các cơ quan Đảng, Quốc hội, đoàn thể và địa phương

Việc chấp hành Quy chế làm việc tiếp tục được UBND tỉnh và các ngành, các cấp triển khai khá nề nếp. UBND tỉnh đã duy trì tốt các phiên họp thường kỳ với thủ trưởng các ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế. Những vấn đề lớn, quan trọng được tập thể bàn bạc, thảo luận thống nhất trước khi xin ý kiến chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND tỉnh.

Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo có tiến bộ hơn. Các báo cáo định kỳ của các Sở, ngành, cơ quan, địa phương bước đầu được cập nhật phục vụ phiên họp thường kỳ, cung cấp thông tin, dự báo định kỳ giúp UBND tỉnh xem xét, quyết định các giải pháp chỉ đạo, điều hành. Sự phối hợp công tác giữa UBND tỉnh với UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể nhân dân, với các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tiếp tục được tăng cường, góp phần triển khai tốt các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm: vận động xoá nhà tạm, xóa đói giảm nghèo, công tác truyền thông dân số, giúp đỡ gia đình chính sách và những người neo đơn, tàn tật... Nhìn chung, mối quan hệ Đảng - Chính quyền - Mặt trận - Đoàn thể ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn. UBND tỉnh đã trả lời bằng văn bản tất cả các chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành được phân công đã báo cáo giải trình và trả lời chất vấn trực tiếp về các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc.

Chủ tịch UBND tỉnh đã phân công các thành viên UBND tỉnh đi các địa phương kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP ngày 15/01/2010 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2010 và Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010, kiểm tra công tác phòng chống lụt bão, công tác cứu nạn, cứu trợ...



4. Công tác tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện

UBND tỉnh đã tiến hành sắp xếp tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ,... Đến nay, tất cả các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có liên quan đến sáp nhập, hợp nhất theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ và các đơn vị có thông tư liên bộ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy đều đã được UBND tỉnh ra quyết định qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cho từng đơn vị, đồng thời củng cố kiện toàn lại các chi cục, các tổ chức sự nghiệp cũng như quyết định thành lập một số chi cục mới theo thông tư hướng dẫn của các Bộ.

Song song với việc hình thành tổ chức, UBND tỉnh đã sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ban, chi cục, các đơn vị sự nghiệp theo thẩm quyền. Đồng thời ban hành các chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bên trong và tích cực đôn đốc các sở, ban, ngành ban hành chức năng nhiệm vụ của các ban, phòng, bổ nhiệm cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền để ổn định đi vào hoạt động. Đến nay, hầu hết các sở, ban, địa phương đã hoàn thiện tổ chức bộ máy, đi vào hoạt động có nền nếp.

Trong năm 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã thành lập thêm Phòng Dân tộc cho 02 huyện Nam Đông, A Lưới và thành lập mới các đơn vị trực thuộc các sở và các huyện, thị xã và thành phố như: Chi cục Văn thư - Lưu trữ trực thuộc Sở Nội vụ, Trung tâm Phát triển quỹ đất và Chi cục Biển và Hải đảo thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Khu bảo tồn Sao La trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm thông tin dữ liệu điện tử thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, Bảo tàng thiên nhiên miền Trung trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ…

Nhìn chung sau khi sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, có thể nói về cơ bản bộ máy được tổ chức theo nguyên tắc tinh gọn, hợp lý, hiệu quả, tránh được sự chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ, phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực.

II. VỀ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI

Năm 2010, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế có những chuyển biến tích cực, có 16/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch năm 2010 theo Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh đề ra (7/7 chỉ tiêu về kinh tế, 6/6 chỉ tiêu về xã hội, 3/3 chỉ tiêu về môi trường); trong đó, các chỉ tiêu quan trọng đều đạt và vượt kế hoạch như: Tăng trưởng GDP 12,5%, thu ngân sách đạt 3.010 tỷ, tăng 19,4% so với năm 2009; tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 9.200 tỷ đồng, tăng 27% so năm 2009; giá trị xuất khẩu trên 248,1 triệu USD, tăng 70,6% so năm 2009, sản lượng lương thực có hạt 293 nghìn tấn, tăng 1,6%... Nền kinh tế đã vượt qua khó khăn, ổn định và có bước tăng trưởng, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; giá cả thị trường được kiềm chế và ít biến động; các hoạt động giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ, văn hoá thông tin, bảo đảm an sinh xã hội đạt nhiều kết quả tích cực... Kết quả trên đã cho thấy trong hoàn cảnh khó khăn và thách thức chung của cả nước, bằng sự nỗ lực vượt bậc và quyết tâm cao của Tỉnh ủy, HĐND, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao của UBND tỉnh, sự hỗ trợ có hiệu quả của các Bộ, ngành, Trung ương, sự chủ động tổ chức thực hiện của các ngành, địa phương theo các nhiệm vụ, chương trình công tác của UBND tỉnh các cấp, các ngành, các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của Trung ương đã đem lại kết quả tích cực.



1. UBND tỉnh chỉ đạo triển khai sớm kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2010, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm, chương trình trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Ngay từ đầu năm 2010, UBND tỉnh đã giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước để các sở, ngành, đơn vị có cơ sở triển khai thực hiện; tổ chức Hội nghị toàn tỉnh để triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010; Chương trình công tác năm 2010 của UBND tỉnh với 53 đề án, chương trình cụ thể; đồng thời, duy trì chế độ giao ban hàng tháng để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch; tập trung chỉ đạo quyết liệt các giải pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, các chương trình trọng điểm của năm 2010. Thực hiện Kết luận số 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, UBND tỉnh đã hoàn thành Đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương; lập, điều chỉnh Qui hoạch đô thị, điều chỉnh kế hoạch theo hướng ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng một số đô thị động lực, chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng các đô thị...

UBND tỉnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; ưu tiên mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển... Nhờ vậy, nhiều lĩnh vực kinh tế có dấu hiệu khôi phục và tăng khá so với cùng kỳ như: dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng, xuất khẩu, y tế, giáo dục, đặc biệt lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều chuyển biến tích cực; thu ngân sách đã có sự tiến bộ vượt bậc. Công tác cải cách thủ tục hành chính trọng tâm là đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng cơ bản. Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã tích cực chỉ đạo sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện có hiệu qủa vai trò chủ đạo của doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Các chương trình trọng điểm được triển khai đồng bộ; công tác qui hoạch, nhất là qui hoạch xây dựng, qui hoạch đô thị được đặc biệt chú trọng. Về xây dựng cơ bản, đã hoàn thành nhiều công trình đưa vào sử dụng như: cầu Ca Cút vượt phá Tam Giang, chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng một số trục đường chính trong thành phố Huế, đê Đông Tây Ô Lâu, thủy lợi Tây Hưng I, các tuyến đường liên xã của các huyện,... các công trình kiên cố hoá trường học và nhà công vụ, các bệnh viện đa khoa các huyện, các khu tái định cư dân thuỷ diện và vạn đò sông Hương. Chỉ đạo hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp triển khai nhanh các dự án đầu tư trọng điểm: xi măng Đồng Lâm, công trình thủy điện A Lưới, các dự án tại khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô…

Về văn hóa thông tin, đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trưng bày, triển lãm kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện chính trị - xã hội trọng đại của đất nước. Trong lĩnh vực giáo dục đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục; tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 96,8%, tăng 10,5% so năm học trước, xếp vị trí thứ 18 so với toàn quốc, tăng 1 bậc so với năm 2009; chỉ đạo thực hiện đề án kiến cố hóa trường học và nhà công vụ giáo viên đảm bảo tiến độ… Về y tế, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh được quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh, tổ chức hệ thống giám sát dịch; phát hiện và xử lý kịp thời các ca dịch, không để xảy ra dịch bệnh.

UBND tỉnh đã tập trung thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Chương trình giảm nghèo được triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp hiệu qủa, nhất là chỉ đạo thực hiện quyết liệt các cơ chế, chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề và tạo việc làm, hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục văn hóa, nhà ở, nước sinh hoạt… Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa X), Nghị quyết của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông thôn và nông dân...

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đã chỉ đạo các lực lượng chức năng chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện và đấu tranh làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; kịp thời giải quyết nhiều nhân tố gây mất ổn định chính trị xã hội. Tiếp tục chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Nghị quyết 32/2007/NQ-CP và Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ;

2. UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết có hiệu quả những vấn đề phát sinh trong chỉ đạo, điều hành

Bước vào năm 2010, nhờ tập trung thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ, tình hình giá cả thị trường cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đã có những chuyển biến khả quan; UBND tỉnh đã chỉ đạo kiên quyết kiểm soát những mặt hàng chiến lược, hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về mặt bằng, thủ tục hành chính, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa; khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới thiết bị nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành và chi phí lưu thông, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường đảm bảo cung cấp hàng hóa dồi dào, kiên quyết không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, giá cả gia tăng một cách bất hợp lý. Tăng cường kiểm tra việc quản lý giá và các mặt hàng thiết yếu, tránh tình trạng độc quyền doanh nghiệp về giá, định giá bất hợp lý về đầu cơ nâng giá. Do vậy, đã giữ được ổn định thị trường, tốc độ tăng giá được kiềm chế theo hướng tích cực.

UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các biện pháp khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp trọng tâm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

UBND tỉnh đã chỉ đạo sở, ngành, địa phương thực hiện tốc các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở người và cúm gia cầm, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm và chống ngộ độc thức ăn.



3. UBND tỉnh chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt công tác cải cách hành chính và nâng cao năng lực, bộ máy chính quyền các cấp kết hợp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Ngay từ đầu năm UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch, chương trình cải cách hành chính làm cơ sở để tổ chức triển khai các nhiệm vụ trong năm 2010. Trong đó chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện tốt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30); thực hiện thống kê danh mục, nội dung thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền của các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; đồng thời chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện quy trình hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh kiện toàn bộ phận "một cửa" và "một cửa liên thông" ở các cơ quan hành chính, kết hợp rà soát các quy trình, thủ tục giải quyết công việc theo cơ chế một cửa đã được ban hành để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Triển khai giai đoạn II - Đề án 30 về rà soát thủ tục hành chính, các sở, ban, ngành, địa phương đã tiến hành rà soát và liệt kê chi tiết quy trình thực hiện thủ tục hành chính đối với 1.815 thủ tục hành chính; trong đó có 275 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị cấp huyện, 239 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã và 1.301 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành. UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị công bố kết quả rà soát thủ tục hành chính và ban hành Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 29/3/2010 về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó: đề nghị giữ nguyên 429 TTHC; kiến nghị bổ sung, sửa đổi, thay thế 1132 TTHC; kiến nghị hủy bỏ, bãi bỏ 254 TTHC. Kết quả thực hiện rà soát, đơn giản hóa TTHC của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 76,3%.

Thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính (triển khai giai đoạn III), UBND tỉnh đã công bố bộ danh mục thủ tục hành chính tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đồng thời ban hành quyết định bãi bỏ 37 thủ tục hành chính không cần thiết không hợp lý đang thực hiện tại UBND cấp xã.



Công tác phòng chống tham nhũng được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của UBND tỉnh và được tổ chức triển khai khẩn trương. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 11/8/2009thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng giai đoạn từ nay đến năm 2011; đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng chương trình công tác phòng chống tham nhũng năm 2010, Chương trình hành động về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tổ chức cho cán bộ, đảng viên ký cam kết không tham nhũng. Tổ chức quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa X), Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Chương trình hành động của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh về thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

III. NHỮNG MẶT CÒN HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA UBND TỈNH VÀ CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND TỈNH NĂM 2010

Thành tích đạt được trong năm 2010 là rất cơ bản, song một số công tác còn chưa có chuyển biến mạnh, cần rút kinh nghiệm để nâng cao hơn nữa hiệu quả chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh:

Một là, việc chấp hành Quy chế làm việc trong xây dựng và thực hiện Chương trình công tác của UBND tỉnh tuy đã cải thiện, đổi mới nhưng còn thiếu chặt chẽ. Một số cơ quan chuyên môn, địa phương được giao chủ trì xây dựng đề án, dự án chưa làm hết trách nhiệm, chất lượng đề án, dự án thấp, thời gian thực hiện chậm, nguyên nhân chính là do công tác điều tra cơ bản không kỹ, sự phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thiếu chặt chẽ, dẫn đến tình trạng chậm và chất lượng đề án không cao. Sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và giữa các cơ quan tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực chưa thông suốt, liên tục, rõ trách nhiệm… Công tác quy hoạch ngành và lãnh thổ tuy đã có tiến bộ nhưng vẫn còn chậm, sự gắn kết giữa ngành và lãnh thổ thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất.

Hai là, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, của Hội đồng nhân dân tỉnh bằng chương trình hành động, bằng những giải pháp cụ thể còn chậm. Tính năng động, nhạy bén của các cấp, các ngành còn hạn chế; còn biểu hiện của tư tưởng thụ động, ỷ lại ở một số ngành, địa phương. Việc tổ chức thực hiện văn bản qui phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh còn hạn chế, công tác kiểm tra đôn đốc chưa thường xuyên nên các văn bản này chưa phát huy nhiều tác dụng trong chỉ đạo, điều hành. Việc triển khai các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp ở các địa phương chưa kịp thời, có nhiều vướng mắc, một số nơi còn phiền hà.

Ba là, sự chỉ đạo điều hành trên một số lĩnh vực chưa tạo được sự chuyển biến cơ bản, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và đời sống xã hội như: công tác đầu tư xây dựng vẫn còn nhiều vướng mắc trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng; năng lực tư vấn từ quy hoạch xây dựng đến chuẩn bị đầu tư, giám sát thi công còn yếu. Một số chương trình trọng điểm chưa được triển khai tích cực, thiếu tính phối hợp và việc kiểm tra, đôn đốc trong tổ chức thực hiện, chưa góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Bốn là, cải cách hành chính mặc dù đã có chuyển biến rõ rệt nhưng quy trình thủ tục vẫn còn nhiều phức tạp, chưa tạo thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp. Các cơ quan chưa phát huy hết trách nhiệm trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình công tác và phân công. Năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế nên việc thực hiện cải cách hành chính hiệu quả chưa cao; trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động cải cách hành chính ở các ngành, địa phương chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Ủy ban nhân dân tỉnh nhận thức sâu sắc các mặt tồn tại và yếu kém chủ yếu nêu trên, đặc biệt là những tồn tại, khuyết điểm do nguyên nhân chủ quan, UBND tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu có biện pháp khắc phục thực hiện và đổi mới hoạt động nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy nhà nước.

Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 4.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương