KỸ NĂng sinh tồn survival skills


BẺ GÓC TRONG KHI DI CHUYỂN



tải về 17.16 Mb.
trang18/53
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích17.16 Mb.
#36026
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   53

BẺ GÓC TRONG KHI DI CHUYỂN

Trên đường di chuyển theo hướng đã định sẵn, nếu gặp những chướng ngại vật lớn (đầm lầy, ngọn đồi, khúc quanh con sông…)mà các bạn không thể hay không muốn vượt qua mà vẫn giữ đúng hướng đi, các bãn có thể dùng phương pháp bẻ góc và đếm bước để giữ hướng đi. Khi bẻ góc tuỳ theo chuớng ngại vật, các bạn có thể bẻ góc vuông hay bẻ góc tam giác cân, và phải đếm bước để tính khoãng cách.



Bẻ góc vuông

Quy luật :

Muốn rẽ phải một góc vuông, lấy trị số hướng đang đi cộng với 900. Nếu trị số hướng đi lớn hơn 2700 thì trừ đi 2700 .

Muốn rẽ trái một góc vuông, lấy trị số hướng đang đi trừ với 900. Nếu trị số hướng đi nhỏ hơn 900 thì cộng với 2700.

Thí dụ :

Chúng ta đang đi về hướng 300 thì gặp một ngọn đồi :

Lần thứ nhất: Chúng ta rẽ phải một góc vuông : 300 + 900 = 1200 . di chuyển theo hướngnày mới này (1200), chúng ta đếm được 900 bước đôi (ta gọi đoạn này là AB).

Lần thứ hai: chúng ta rẽ trái một góc vuông : áp dụng theo quy tắc, ta có hướng đang đi là 1200 – 900 = 300. di chuyển theo hướng này cho đến khi qua khỏi chướng ngại vật (ta gọi đoạn này là BC)




Lần thứ ba: chúng ta rẽ trái một góc vuông : áp dụng quy tắc ta có hướng đang đi là 300 (nhỏ hơn 900) như vật : 300 + 2700 = 3000. di chuyển theo hướng này chúng ta đếm trả lại 900 bước đôi (ta gọi đoạn này là CD. Như thế AB = CD)
Lần thứ tư: chúng ta rẽ phải một góc vuông : áp dụng quy tắc ta có hướng đang đi là 3000 (lớn hơn 2709) như vậy : 3000 – 2700 = 300 . như vậy là chúng ta đã trở lại hướng đi ban đầu.
Rẽ góc tam giác vuông cân

Người ta thường sử dụng công thức : rẽ góc lần đầu 450, góc lần thứ hai 900, và trở lại hướng ban đầu.

Quy tắc rẽ 450

Rẽ trái : lấy trị số hướng đi trừ cho 450. nếu trị số hướng đi nhỏ hơn 450 thì cộng với 3150

Rẽ phải : lấy trị số hướng đi cộng với 450. nếu trị số lớn hơn 3150 thì trừ với 3150.

Thí dụ :


Chúng ta đang đi về hướng 900 thì gặp một cái hồ

Lần thứ nhất : rẽ trái 450. Ta có : 900 – 450 = 450. Chúng ta đếm bước và đi theo hướng này cho đến khi qua khỏi chướng ngại vật.

Lần thứ hai: rẽ phải 900 . ta có 450 + 900 = 1350. Chúng ta đếm bước trả lại bằng số bước mà chúng ta đã rẽ lần thứ nhất.

Lần thứ ba chúng ta tự động quay về hướng cũ = 900


VƯỢT SÔNG SUỐI

Trên lộ trình mà các bạn đang di chuyển, nếu có con sông hay suối lớn cắt ngang, phải lội qua. Trước hết, các bạn phải thẩm định tình hình và quyết định xem có cần phải vượt qua hay không? Nếu cần thì phải chọn phương pháp vượt sông nào cho an toàn nhất?



Có ba trường hợp khi vượt sông - suối:

  • Sông suối cạn có thể lội bộ vượt qua được

  • Sông suối sâu phải bơi hay sử dụng phao bè để vượt qua.

  • Làm cầu để vượt qua.


LỘI BỘ QUA SÔNG

Chuẩn bị:

  • chọn lựa vị trí hợp lý để vượt sông: những nơi sông suối quanh co thì nước chảy chậm hơn so với những đoạn thẳng, nhưng coi chừng có những xoáy ngầm.

  • Thăm dò độ chảy xiết của dòng sông, những chỗ cạn thường rộng dễ vượt hơn những chỗ hẹp và sâu

  • Khi hai dòng sông suối gặp nhau, chúng ta nên vượt phần trên của giao điểm , tuy phải vượt hai lần, nhưng ở đó thường nước cạn và chảy yếu hơn.

  • Khảo sát đáy sông suối, nếu có bùn nhiều thì không nên mang giày, vì các bạn có thể bị dính giày dưới bùn. Nếu là đá sỏi thì nên mang giày để hạn chế trơn trợt, gây thương tích , trầy xước…

  • Lưu ý đến tốc độ khác nhau của dòng chảy khi gặp các chướng ngại vật, những chỗ đó nước chảy vòng tròn.

  • Tìm kiếm những điểm có thể bám víu khi cần

  • Coi chừng những thân cây, khúc gỗ, hoặc những vật lạ trôi theo dòng nước.

  • Không nên vượt sông ở những đoạn có vách đá, nhiều cây trôi, nước chảy xiết, trơn trợt…

  • Những chỗ nước xoáy nhẹ và cạn thì có thể làm điểm tạm dừng để nghỉ, nhưng nếu xoáy mạnh và sâu thì trở nên nguy hiểm, có thể lật chìm thuyền bè và nhấn chìm các bạn .

  • Lưu ý đến những cơn mưa thình lình ở trong vùng hay những cơn dông bão ở đầu nguồn, nó có thể tạo nên những cơn lũ quét bất ngờ, rất nguy hiểm.


Vượt sông suối một mình:

  • Chọn một khúc sông rộng, cạn, ít bùn, không lún, nước trong, trống trải.



  • Nếu nước sông đục, mang theo phù sa, rác rến, lục bình trôi nổi . . . các bạn dùng một gậy dài để thăm dò phía trước mặt . di chuyển chầm chậm, đưa gậy nhè nhẹ để thăm dò nhưng không tì người lên gậy.

  • Nếu có hành lý thì đeo cao lên hai vai cho cân bằng(không khoác một bên vai vì dễ mất thăng bằng) và không bị ướt, nhưng không nên buộc chặt vào người , vì khi cần có thể nhanh chóng tháo bỏ.

Vượt sông tập thể

  • Dùng dây

-Nếu sông không quá rộng và dây đủ dài thì cử một người khoẻ nhất, biết bơi lội, không mang theo hành lý, cột dây vào người rồi nương theo dòng chảy mà qua bên kia bờ, cả toán cầm đầu dây để giữ an toàn cho anh ta. Khi sang bên kia bờ, cột chặt đầu dây vào một gốc cây hay gộp đá.

- Sau khi đã cột xong thì những người còn lại bên này kéo căng dây rồi cột vào một thân cây hay gộp đá. Như thế là các bạn đã có một chỗ bám an toàn để vượt sông.

Người cuối cùng tháo dây, cột vào người để cả toán kéo anh ta sang.

Nếu dây không đủ dài thì cả nhóm đi theo hàng một, dây buộc vào hông, gậy cầm tay. Người khoẻ mạnh đi đầu hay tiếp ứng phiá sau



Di chuyển chầm chậm từng người một, người này bước thì những người khác trụ lại, không nên cất bước cùng một lúc, đề phòng nếu có một người bị té ngã thì những người khác không bị lôi theo.


  • Kết vòng tròn:

Phương pháp này có thể sử dụng ở những nơi nước chảy khá mạnh và phải có 3 người trở lên nhưng cũng đừng quá đông.

Đứng thành vòng tròn, dang tay bám vào nhau. Người khỏe nhất đưng chịu đầu trên của dòng nhảy. Khi di chuyển, nên lê chân sát dòng sông, đừng giở chân lên cao, dòng nước cuốn sẽ làm cho các bạn mất thăng bằng. Nhược điểm của phương pháp này là nếu có một người bị trượt té, có thể kéo theo một hai người, làm hỏng kết cấu của đội hình.



  • Dùng sào dài:

Tìm một cây sào đường kính vừa tay cầm, chiều dài đủ cho mọi ngườicó thể cùng bám vào. Phương pháp này để dùng cho những nơi có dòng nước chảy mạnh. Khi di chuyển, người mạnh nhất đứng cuối cây sào, phía dưới dòng chảy. Tất cả mọi người vừa chống lại sức mạnh của dòng nước chảy vừa đi ngang sang bờ bên kia.



Каталог: images -> ebook -> 2013
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs
2013 -> Tủ sách sinh hoạt hưỚng đẠo chủ biên : Đinh hữu Quyến CÂu chuyện dưỚi cờ
2013 -> SÔ caáp cöÙu cöÙu thöÔng – CÖÙu hoä phoøng vaø chöÕa beäNH

tải về 17.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   53




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương