KỸ NĂng sinh tồn survival skills



tải về 17.16 Mb.
trang17/53
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích17.16 Mb.
#36026
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   53

GIỮ GÌN VÀ BẢO QUẢN LỬA

Nếu có diêm, bật lửa hay các vật dụng đánh lửa khác, thì chúng ta không cần phải giữ lửa. Nhưng nếu không có thì chúng ta phải biết vài cách giữ lửa cho khỏi tắt, ii2 như các bạn đã biết một lần làm ra lửa cũng chẳng phải d6ẽ dàng gì.



Trường hợp các bạn ở một chỗ thì rất dễ. Chỉ cần đưa những gốc cây khô lớn, vào lửa giữ cho cháy suốt ngày và đêm. Nếu các bạn muốn đi vắng một vài ngày mà khi quay về lửa vẫn còn cháy, các bạn chỉ cần sắp những cây dài thành một hàng, đầu gối lên nhau và đồt phía trên gió.



  • Lấy một đoạn dây thừng khô (loại bện bằng xơ dừa), đốt một đầu dây cho cháy lên rồi thổi tắt, chỉ để lửa cháy ngún. Tuỳ theo độ dài của sợi dây, các bạn có thể giữ được lửa từ vài giờ cho tới vài ngày.. khi cần chúng ta đưa đầu lửa vào bùi nhùi và thgổi cho lửa bùng lên.

  • Lấy vỏ cây khô, rêu khô, xơ của nách lá dừa, cọ, đùng đình. . . khô, bó lại xunh quanh một cây củi khô loại gỗ tốt. Bên ngoài bao bằng lá tươi của các loại cây như:buông dừa, kè . . . dùng các loại dây rừng tươi bó lại cho thật chặt. Đốt một đầu cho cháy ngún, các bạn có thể giữ được lửa khá lâu.

  • Dùng rơm hay cỏ khô bện thành hình con rít hay quấn lại cho thật chặt (có nơi gọi là con cúi), đốt một đầu cho cháy ngún( nếu lửa thổi bùng lên thì phải thổi cho tắt ngay) tuỳ theo các bạn bện dài hay ngắn mà chúng ta có thể giữ được lửa lâu hay mau.

  • Lấy lon đồ hộp, vỏ gáo dừa tươi, bọng cây… đổ tro nóng vào. Lựa loại than chắc, nặng, đang cháy hồng, bỏ vào và phủ lên trên một lớp tro mỏng hay địa y khô, khi di chuyển thì dùng dây treo để mang theo. Cách này có thể giữ lửa được khoảng một buổi.


THẮP SÁNG VÀ SƯỞI ẤM

Khi ở nơi hoang dã, cho dù các bạn có những vật dụng để thắp sáng như: đèn cầy, đèn bão, đèn pin. . . thì các bạn cũng nên đốt lên một đống lửa. Nó vừa chiếu sáng, vừa sưởi ấm, vừa xua đuổi thú dữ và làm cho các bạn cảm thấy an tâm hơn. Tuy nhiên, có những nơi mà các bạn không thể bê nguyên cả một đống củi vào chỗ trú ẩn vừa thắp sáng vừa sưởi ấm được như: hang động, vòm băng igloo, nơi trú ẩn chật chội. . . vì khói có thể làm bạn ngộp thở, gây cháy nổ (nếu gặp phân dơi ). Cho nên các bạn cần sử dụng một trong những phương pháp sau đây để có thể vừa thắp sáng, vừa sưởi ấm và cũng có thể vừa làm nóng thức ăn .


THẮP SÁNG

Ở những vùng hoang dã, các bạn luôn cần phải có đèn để chiếu sáng. Chúng tôi xin hướng dẫn cách làm đèn bão có thể chịu nỗi những cơn gió lớn.






  1. Lấy một chai trong suốt (hoặc hũ keo) lớn đủ để một cây dèn “hột vịt không chân” vào.

  2. Cắt miệng và đáy (nếu hũ keo thì khõi cắt miệng, chỉ cắt đáy)

  3. Lấy thiếc làm một cái nón chụp như cách thứ nhất.

  4. Cũng dùng thiếc (hay nắp lon thùng sơn) đục nhiều lỗ nhỏ làm tấm đáy. Từ tấm đáy, đục hai lỗ để móc dây kẽm vào làm quai. Cột thêm hai vòng kẽm để cố định thân đèn và nón chụp.

Ghi chú: loại đèn này nếu làm đúng quy cách, có thể chịu được những cơn gió rất lớn.

DI CHUYỂN

VƯỢT CHƯỚNG NGẠI
Trên những lộ trình mà chúng ta đã chọn trong các vùng hoang dã, thường thì không bao giờ bằng phẳng như chúng ta muốn, mà có thể sẽ gặp những chướng ngại không thể tránh được như đầm lầy, cát lún, núi đồi, vách đá, sông suối . . . chắn ngang lối đi. Và trong một số trường hợp bất khả kháng, chúng ta buộc phải di chuyển cả ban đêm.

Mỗi trường hợp, mỗi chướng ngại, đều có cách đối phó khác nhau tùy theo hoàn cảnh, khả năng và phương tiện sẵn có mà chúng ta chọn những phương pháp tối ưu và an toàn nhất để tiến hành.


DI CHUYỂN BAN ĐÊM

Trừ những trường hợp bất khả kháng hay vì nhiệm vụ phải hoàn thành, các bạn không bao giờ nên di chuyển ban đêm ở những nơi hoang dã. Vì khó mà lường được những khó khăn nguy hiễm đang chờ đón chúng ta. Tuy nhiên nếu buộc phải đi thì chúng ta phải biết cách hạn chế những rủi ro, tai nạn. . . nhất là những người chưa bao giờ đi đêm ở những nơi hoang dã.



Di chuyển ban đêm trên sa mạc, đồng trống, rừng chồi

- Cố gắng tìm cho được sao Bắc cực hay sao Nam thập làm điểm chuẩn để định hướng và luôn giữ đúng góc giữa điểm chuẩn và hướng đi.

- Trong rừng chồi hay vùng có nhiều vật cản , nếu sử dụng đèn pin, các bạn không nên rọi thẳng trước mặt, vì sẽ bị lóa mắt, không thể giữ đúng hướng đi. Chỉ nên rọi xuống thấp để tìm đường và tránh hầm hố, vật cản . . . Nhưng nếu ở sa mạc hay đồng trống, các bạn có thể rọi xa để tìm kiếm những điểm chuẩn ở trước mặt.



Di chuyển ban đêm trong rừng rậm

Hạn chế dùng đèn pin tỏa sáng rộng mà nên che bớt lại, chỉ chừa một điểm sáng nhỏ đủ để thấy lối đi. Nếu không, chắc chắn sẽ bị lóa mắt mà đi lạc.



  • Nếu có địa bàn, nên kiểm tra lại phương hướng thường xuyên mỗi 5 – 10 phút

  • Nếu không có địa bàn, phải biết cách giữ hướng đi bằng cảm ứng, không nhìn gẩn trước mặt mà nhìn xuyên qua rừng (như) xuyên qua màn đêm.

  • Khi di chuyển nhiều người mà không có đèn, các bạn nên nôi với nhau bằng dây, bằng gậy, nắm tay nhau . . .

  • Dùng những cây mục có phát quang (trong rừng có rất nhiều) cột vào sau lưng hay ba lô. Cũng có thể dùng khăn hay giấy màu trắng để những người đi sau dễ dàng bám theo người trước. Nếu không các bạn rất dễ lạc nhau.


Di chuyển ban ngày khi không có địa bàn

Nếu không biết phương pháp thì cứ mỗi một đoạn, các bạn lại phải mất công leo lên cao để kiểm tra lại, nếu không sẽ bị lạc. Nếu biết cách, các bạn chỉ cần tìm một vật chuẩn hay một hướng chuẩn để mà đến.

  • Nếu vật chuẩn to lớn hay dễ nhìn thấy (như đỉnh núi, cây to giữa khoảng trống) thì khá dễ dàng, các bạn chỉ cần nhắm vào đó mà đi tới.

  • So sánh góc của hướng gió với hướng di chuyển, giữ làm sao để không bị lệch (lưu ý khi trời trở gió)

  • Nếu là ban đêm cố gắng tìm cho được sao Bắc Đẩu hay sao Nam Tào để làm điểm chuẩn và luôn giữ đúng góc giữa đêm chuẩn và hướng di chuyển.

  • Nếu ở trong rừng, các bạn nhắm một đường thẳng tưởng tượng xuyên qua ít nhất là 3 vật chuẩn dễ nhận thấy (gốc cây, gộp đá, gò mối . . .). Chúng ta gọi vật chuẩn gần chúng ta nhất là điểm 1, tiếp theo là điểm 2, kế tiếp là điểm 3 . .




  • Chúng ta đi thẳng tiến tới điểm 1

  • Từ điểm 1 chúng ta nhắm tới một vật chuẩn tiếp theo xuyên qua điểm 2 và điểm 3. Vật chuẩn mới này là điểm 4 ( đối chiếu sao để cho điểm 1, 2, 3, 4 thẳng hàng)

  • Chúng ta đi thẳng tới điểm 2

  • Từ điểm 2 chúng ta nhắm tới một vật chuẩn tiếp theo xuyên qua điểm 3, và điểm 4. Vật chuẩn này gọi là điểm 5 (đối chiếu sao để cho điểm 2, 3, 4, 5 thẳng hàng). . .và cứ tiếp tục như thế chúng ta sẽ giữ được hướng đi.


Khi đã có địa bàn

Nếu đã biết được hướng cần phải đi, các bạn dùng địa bàn để gióng hướng và lựa một điểm chuẩn nào dễ nhận thấy nhất trên hướng đi để làm đích đến. Sau hki tới nơi các bạn lại dùng địa bàn để nhắm một điểm tiếp theo. Làm như thế cho dù chúng ta có đi vòng vèo để tránh chướng ngại vật trong rừng, thì chúng ta vẫn giữ đúng hướng đi.


Каталог: images -> ebook -> 2013
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs
2013 -> Tủ sách sinh hoạt hưỚng đẠo chủ biên : Đinh hữu Quyến CÂu chuyện dưỚi cờ
2013 -> SÔ caáp cöÙu cöÙu thöÔng – CÖÙu hoä phoøng vaø chöÕa beäNH

tải về 17.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   53




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương