KỶ niệM 86 NĂm ngày thành lậP ĐẢng cộng sản việt nam (3/2/1930-3/2/2016) chào mừng đẠi hộI ĐẠi biểu toàn quốC



tải về 261.76 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích261.76 Kb.
#22433
  1   2   3






KỶ NIỆM 86 NĂM NGÀY THÀNH LẬP

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2016)
CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC

LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG

TỔ BIÊN TẬP:

Ban Tuyên giáo – Ban Biên tập Website – Ban TCKT Tỉnh Đoàn

Điện thoại: 0650. 3844330

Email: ttbd.vn@gmail.com

Website: www.tuoitrebinhduong.vn







TỈNH BÌNH DƯƠNG

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN

Số 51 – Tháng 1&2/2016

Lưu hành nội bộ







Trong số này
1. Bác Hồ luôn chăm lo cho mọi người khi Xuân về, Tết đến (Tr.2)

2. Kết quả chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta (Tr.4)

3. Theo dòng lịch sử
(Tr.6)

4. Chủ trương chính sách mới (Tr.10)

5. Sổ tay nghiệp vụ (Tr.11)

6. Thông tin thời sự


(Tr. 15)

7. Mô hình kinh nghiệm (Tr.17)

8. Góc kỹ năng (Tr.19)

9. Dân số sức khỏe môi trường (Tr.20)

11. Bài hát: Lời thầy cô (Tr.22)

12. Nghệ thuật sống (Tr.23)

13. Định hướng sinh hoạt chi Đoàn tháng 12/2015 (Tr.24)



Bác Hồ luôn chăm lo cho mọi người khi Xuân về, Tết đến




Mỗi độ Xuân về, chúng ta lại bồi hồi nhớ lời Bác Hồ “Chào Xuân”:

Năm cũ lịch cũ vừa qua



Năm mới lịch mới lại tới”

Ngày Xuân 28/1/1941 (Xuân Tân Tỵ), Đất nước đón một Người con của dân tộc, Đảng đón người sáng lập ra mình, trước đó 30 năm Người đi tìm chân lý để về giúp đồng bào. Bác trở về, Đảng có người trực tiếp giao dục, rèn luyện, dẫn lối đưa đường, nên 15 tuổi làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam và đặt cơ sở cho những thắng lợi vẻ vang về sau của Cách mạng Việt Nam; 45 tuổi thống nhất được giang sơn, đưa giang sơn về một mối chung sức, đồng lòng xây dựng Việt Nam đàng hoàng, to đẹp; 56 tuổi làm cuộc đổi mới để tạo đà cho Việt Nam ta phát triển mạnh trong thế kỷ 21.



Hơn 4 năm sau kể từ ngày Xuân Tân Tỵ - ngày Bác Hồ đặt chân về giữa lòng Tổ quốc thân yêu, ngày 2/9/1945, sơn hà của Tổ quốc đã được thu về một mối, từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Bác Hồ trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Xuân độc lập đầu tiên, Xuân Bính Tuất năm 1946, đúng giờ giao thừa, khi Đài Tiếng nói Việt Nam truyền đi khắp đất nước lời chúc mừng năm mới của Bác Hồ, thì chính Người lại đang vui Xuân cùng nhân dân yêu quý của mình tại Đền Ngọc Sơn, trong vai một cụ già theo cháu đi hái lộc. Lần đầu tiên nhân dân Hà Nội, nhân dân cả nước, được hưởng một mùa Xuân mới mẻ, giao thừa được nghe Bác Hồ đọc Thơ chúc Tết. Và, cũng bắt đầu từ đây vào ngày cuối cùng của năm cũ, ai nấy đều mong phút giao thừa đến để được nghe Thơ chúc Tết của Bác Hồ - những vần thơ rung động mọi trái tim, mang đậm tình cảm sắc thái của dân tộc và nhân loại. Và trong giờ phút giao thừa đó, Bác Hồ biết rất rõ rằng mọi người lắng nghe Bác đọc Thơ với tất cả tâm hồn mình, hình như Bác đang nói với mình.

Kể từ mùa Xuân độc lập đầu tiên đó, suốt 24 năm làm Chủ tịch nước, nỗi lần Tết đến, Xuân về Bác mong cho đất nước càng ngày càng Xuân bằng việc làm thiết thực kêu gọi mọi người thực hiện “Tết trồng cây”. “Tết trồng cây”  là công việc mà Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân từ tháng 11/1959, tưởng như rất bình thường nhưng cùng với thời gian chúng ta càng thấy ở đó những ý nghĩa sâu xa bắt nguồn từ truyền thống lâu đời của dân tộc cũng như những ý tưởng đi trước thời đại trong việc giữ gìn môi trường thiên nhiên.

“Tết trồng cây” đưa đến cho mỗi người, mỗi gia đình việc làm, niềm vui trong tình cảm truyền thống Việt Nam đón Tết cổ truyền dân tộc “vui Tết trồng cây, nơi nơi phấn khởi, người người thi đua”. “Mùa Xuân là Tết trồng cây”, chính là loài người lợi dụng cái luật tự nhiên của tạo hóa để làm sôi động cuộc sống của tạo hóa, của con người, cho nên “Tết trồng cây mùa Xuân thì trời vui, đất vui, người càng vui”...

Điều Bác dạy ta Tết trồng cây là vậy, việc Bác làm để nêu gương sáng là Tết năm 1960 - Tết mừng Đảng ta 30 tuổi trẻ, mừng Nhà nước ta 15 Xuân xanh, Bác Hồ đi trồng cây tại Công viên Hồ Bảy mẫu (nay là Công viên Thống Nhất). Bắt đầu từ bấy đến nay và mãi mãi về sau, Bác Hồ cho chúng ta những mùa Xuân có ý nghĩa nhân văn: Cứ ngày Tết đến, đất nước, nhân dân lại nô nức Tết trồng cây mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước; và để đền ơn trả nghĩa công lao Bác Hồ đã cho ta “mùa Xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”.

Suốt 24 năm làm Chủ tịch nước, mỗi lần Tết đến, Xuân về Bác Hồ lại nghĩ đến dân, lo sao cho dân có một mùa Xuân ấm no, hạnh phúc. Thường thì trước Tết 3 tháng Bác đã nhắc các cơ quan, các ngành chuẩn bị Tết cho dân. Riêng Bác cũng tự mình chuẩn bị sớm: Tìm ý thơ cho bài Thơ mừng năm mới; Soạn thảo bài viết “Tết trồng cây”; và cuối cùng là một chương trình đi thăm dân không thể thiếu đối với Bác - Một chương trình riêng mà chỉ có Bác và các đồng chí cảnh vệ biết.

Nhớ Bác Hồ, trong cuộc “vi hành” đêm 30 Tết Bính Tuất (1946) của mùa Xuân độc lập đầu tiên, Bác đã chứng kiến cảnh gia đình một người đạp xích lô Tết mà không có Tết ngoài một nén hương đang cháy dở trên bàn, còn chủ nhà thì đang nằm đắp chiếu mê mệt vì ốm. Bác đã xúc động lấy khăn lau nước mắt, lặng lẽ bước ra khỏi nhà bảo đồng chí thư ký ghi lại địa chỉ để hôm sau báo lại cho đồng chí chủ tịch Hà Nội biết; Nhớ Bác Hồ, tối 30 Tết Canh Tý (1960), Bác đến thăm gia đình mẹ con chị Tin, một lao động nghèo ở phố Hàng Chĩnh Hà Nội; Chiều mồng 2 Tết Tân Sửu (1961), Bác đến Văn Miếu dự buổi bình thơ Xuân của các cụ; Mùng 2 Tết Nhâm Dần (1962), Bác đến thăm các cháu học sinh ở Hải Phòng; Chiều 29 Tết Quý Mão (1963), Bác cải trang thành một cụ già theo cháu đi chợ hoa và chợ Đồng Xuân... tất cả đều bí mật, bất ngờ và bao giờ cũng biết tình cảm thật của người dân.

Như Tết năm 1960, nếu Bác chỉ đến thăm các gia đình theo chương trình của các cơ quan bố trí thì làm sao Chủ Tịch nước biết được gần đến giao thừa rồi mà chị Tin vẫn phải đi gánh nước thuê, đổi gạo để sáng mai mồng một Tết có cơm ăn cho bốn đứa con của mình. Bác vào nhà thăm hỏi mẹ con chị Tin. (Chồng chị Tin là một công nhân khuân vác ở bến Phà Đen đã mất cách đó bốn năm. Còn chị cho đến lúc này vẫn chưa có việc làm ổn định). Gọi là nhà nhưng đâu có phải là nhà mà là một cái chài như một túp lều. Cảnh nghèo của gia đình đã phũ phàng bày ra trước mắt Bác. Trên cái bàn gỗ mục chỉ có một nải chuối xanh và một nén hương. Bốn đứa nhỏ, đứa lớn nhất mới 10 tuổi đang ngồi trên giường chia nhau một gói kẹo. Bác đã nói với những người phục vụ, bảo vệ đi cùng về nỗi lòng mình: Đúng là Ba mươi Tết mà không có Tết. Vậy còn bao nhiêu gia đình như thế này ở khắp mọi miền đất nước? Cứ ngồi nghe báo cáo thì đâu cũng là no ấm, tươi vui... Về đến nhà, các đồng chí Bộ Chính trị đang chờ Bác để chúc mừng năm mới. Mọi người băn khoăn khi thấy Bác không vui. Bác kể lại hoàn cảnh chị Tin cho mọi người nghe. Cuối câu chuyện Bác nói: “Ta có chính quyền trong tay, nhưng chính quyền đó chưa thực sự là do dân, vì dân. Một số lãnh đạo các địa phương đã quan liêu và nặng về hình thức. Họ không chịu đi sâu, đi sát quần chúng, nên phục vụ quần chúng chưa tốt. Nếu chúng ta chỉ nghe báo cáo của họ thì sẽ không bao giờ nắm được chính xác tình hình để có chủ trương, nghị quyết đúng đắn. Đảng quan liêu, Chính quyền quan liêu thực sự là một nguy cơ đối với đất nước chúng ta”.

Cứ mỗi mùa Xuân đến, cùng với việc nghĩ đến dân, bao giờ Bác cũng nghĩ đến Đảng. Phải chăng chính Bác là người đã sáng lập ra Đảng vào đúng mùa Xuân. Bác nghĩ đến Đảng với lòng tự hào, nhưng cũng đầy lo âu. Nhất là từ khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền, một bộ phận không ít cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất làm giảm sút uy tín của Đảng và gây nên những tổn thất đáng kể đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Là một lãnh tụ có tầm nhìn xa rộng, Bác đã dự báo rất sớm nguy cơ này đối với tất cả đảng viên của Đảng kể cả với Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.

Mùa Xuân năm 1965, tại Hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do trung ương triệu tập, Bác đã nói lên những lời tâm huyết: “Muốn giữ gìn sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin thì trước hết phải tự mình trong sáng. Muốn đánh thắng kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, muốn xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta”.

Từ diễn đàn của hội nghị, Bác đã nghiêm khắc phê phán những cán bộ đảng viên có chức, có quyền mà thoái hóa biến chất. Ở cương vị phụ trách thì cho mình có quyền hơn hết thẩy, định đoạt mọi việc; ở ngành nào, địa phương nào thì coi như một giang sơn riêng, không biết lợi ích toàn cục, họ coi thường những quyết định của tổ chức, họ là những “ông quan liêu” chỉ thích dùng mệnh lệnh đối với đồng chí và nhân dân. Số người đó coi Đảng như một cái cầu thang để thăng quan phát tài. Họ không quan tâm đến đời sống của nhân dân mà chỉ lo nghĩ đến lợi ích của riêng mình. Họ quên rằng mỗi đồng tiền, hạt gạo đều là mồ hôi, nước mắt của nhân dân, do đó mà sinh ra phô trương, lãng phí. Họ tự cho mình sống xa hoa, hưởng lạc, từ đó mà đi đến tham ô truy lạc, thậm chí xa vào tội lỗi... ”

Những lời nói chân tình của Bác từ mùa Xuân năm ấy như đang nhắn nhủ với chúng ta hôm nay.

15 năm Bác Hồ ở và làm việc tại khu Phủ Chủ tịch, năm nào cũng vậy, Bác vẫn mời những đồng chí trực tiếp phục vụ Bác, những chiến sĩ công an trực tiếp bảo vệ Bác ăn bữa cơm tất niên vào ngày Tết cổ truyền dân tộc bằng những đồng tiền nhuận bút và tiết kiệm của Bác và cho chụp ảnh kỷ niệm với Bác. Những Tết mà Bác đi công tác xa thì Bác giao cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm việc này.

Đó là sự chăm lo đầy tình thương của người Ông, người Bác, người Cha. Thật là công Bác vô cùng, trả công Người không dễ./.


(Theo Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn)





Kết quả chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 12 năm 2015

Thực hiện chương trình đối ngoại năm 2015 của Lãnh đạo cấp cao đã được Bộ Chính trị phê duyệt; nhận lời mời của đồng chí Trương Đức Giang, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc; triển khai cụ thể hóa nội dung Tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 23- 27/12/2015.




Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11-2015 - Ảnh: TTXVN



I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

Tại Bắc Kinh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang; ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc; hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; hội kiến Chủ tịch Chính hiệp Du Chính Thanh; tiếp xã giao Chủ tịch Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc Lý Tiểu Lâm; thăm và nói chuyện với cán bộ Đại sứ quán, lưu học sinh và kiều bào ta sinh sống, làm việc, học tập tại Bắc Kinh.

Tại Hồ Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi tiếp kiến đồng chí Từ Thủ Thịnh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Nhân đại tỉnh Hồ Nam; thăm và đặt vòng hoa tại Khu di tích Chủ tịch Mao Trạch Đông ở Thiệu Sơn, Hồ Nam, quê hương của Mao Trạch Đông.

Tại Quảng Đông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có cuộc gặp với đồng chí Hoàng Long Vân, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Nhân đại tỉnh Quảng Đông; đến viếng và đặt vòng hoa tại Mộ Liệt sĩ cách mạng Việt Nam Phạm Hồng Thái; thăm Đài tưởng niệm Tôn Trung Sơn, Khu di tích Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam.


II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH TRONG HỘI ĐÀM, TIẾP XÚC

I. Các ý kiến của lãnh đạo Trung Quốc

Lãnh đạo Đảng và Nhà nuớc Trung Quốc khẳng định luôn coi trọng và ủng hộ việc tăng cường giao lưu hợp tác giữa Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc và Quốc hội Việt Nam cũng như giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, cho rằng đây là thành tố quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam. Chủ tịch Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang cho biết tăng cường hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp cũng là thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Đánh giá cao sự hợp tác, giao lưu sâu rộng giữa Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc với Quốc hội Việt Nam, Nhóm Nghị sỹ hữu nghị hai nước hoạt động tích cực; hợp tác trên diễn đàn đa phương tốt đẹp. Bày tỏ tin tưởng hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp hai nước sẽ phát huy vai trò thúc đẩy quan hệ hai nước. Các ủy ban của hai nước, Hội nghị sỹ hữu nghị hai bên cần tăng cường trao đổi, giao lưu, tăng cường hiểu biết, nhất là thế hệ trẻ. Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc và Quốc hội Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Việc hai bên ký Thỏa thuận hợp tác là thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước; là kết quả quan trọng của chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội lần này.

Bất đồng trên biển giữa hai nước là thực tế khách quan và không thể giải quyết một sớm một chiều. Là hai nước láng giềng khó có thể tránh được va chạm. Hai nước Việt Nam - Trung Quốc núi sông liền mội dải, vừa là đồng chí vừa là anh em, không thể để khó khăn nhất thời làm thay đổi được.

Hai bên cần phải quản lý, kiểm soát tốt tình hình, quan trọng nhất là phải hiểu được lợi ích chung của hai bên to lớn hơn nhiều so với bất đồng và là lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước. Nếu thúc đẩy quan hệ của hai Đảng, hai nước phát triển theo hướng lâu dài, hữu nghị, bền vững trên cơ sở phương châm 16 chữ và 4 tốt thì sẽ thu được kết quả tốt đẹp. Tin tưởng lãnh đạo cấp cao hai bên đều có mong muốn, ý nguyện chân thành thì chắc chắn có thể giải quyết được những vấn đề này.



2. Ý kiến trao đổi của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Nhấn mạnh mục đích chuyến thăm lần này của Đoàn Việt Nam nhằm tiếp tục duy trì, tăng cường và thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, đồng thời vun đắp tình hữu nghị, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam, trước sau như một, luôn coi trọng việc gìn giữ, kế thừa và phát huy tình đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt Nam - Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Chi Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng nhiều thế hệ lãnh đạo tiền bối hai nước dày công vun đắp; coi đây là tài sản chung quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần không ngừng kế thừa, giữ gìn và phát huy.

Đề nghị hai bên tăng cường tiếp xúc cấp cao giữa hai nước nhằm chỉ đạo, định hướng, thúc đẩy quan hệ song phương phát triển ổn định. Đề nghị hai bên thúc đẩy thực hiện nhận thức chung và các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao của hai nước. Hoan nghênh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã nhận lời mời sang dự Hội nghị cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam.

Về vấn đề trên biển, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh thỏa thuận giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình; nhấn mạnh việc tăng cường niềm tin chính trị thông qua việc giải quyết, xử lý những vấn đề hai bên còn có nhận thức khác nhau trên tinh thần hiểu biết, hữu nghị và thẳng thắn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam nhất trí cùng Đảng, Nhà nước Trung Quốc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, kiên trì đối thoại, hiệp thương; tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được; vấn đề trên biển là vấn đề hệ trọng, liên quan đến quyền, lợi ích và tình cảm của nhân dân hai nước. Trong quá trình giải quyết, các bên cần kiểm soát tốt tình hình, cùng duy trì ổn định, tích cực hợp tác trên biển. Xử lý vấn đề trên biển cần được đặt trong tầm nhìn chiến lược lâu dài, tôn trọng đầy đủ lợi ích chính đáng của mỗi nước, phù hợp với luật pháp quốc tế và tổng thể quan hệ Việt Nam - Trung Quốc; tin tưởng rằng hai bên thực hiện “nói đi đôi với làm" thì sẽ xử lý tốt vấn đề trên biển.

Ngay sau hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Chủ tịch Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp hai nước, nội dung trọng tâm của Thỏa thuận: (i) Duy trì và tăng cường trao đổi kinh nghiệm về công tác lập pháp, giám sát và phòng chống tham nhũng; (ii) Duy trì và thường xuyên triển khai việc trao đổi Đoàn lãnh đạo, các ủy ban chuyên môn và các cơ quan giúp việc của hai cơ quan lập pháp; (iii) Tăng cường vai trò và hoạt động giao lưu giữa Nhóm Nghị sỹ hữu nghị hai nước và Hội đồng Nhân dân (Nhân đại) các địa phương biên giới hai nước; (iv) Trao đổi thông tin về hoạt động và những quy trình, thủ tục của mỗi bên. Tiến hành trao đổi các bộ luật, các tài liệu công khai và các văn kiện chính thức khác nhằm cung cấp thông tin cho các đại biểu Quốc hội trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật của mỗi bên. Tăng cường giao lưu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý hành chính và tài chính của mỗi bên; (v) Trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế cùng quan tâm, tăng cường trao đổi và điều phối giữa các Đoàn đại biểu hai bên trong khuôn khổ các tổ chức nghị viện quốc tế và khu vực như Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU)... (vi) Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về những vấn đề hai bên cùng quan tâm.


(Theo Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn)




Những ngày đáng nhớ trong tháng 1 và tháng 2:

  • 6-1-1946: Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

  • 9-1-1950: Ngày truyền thống học sinh, sinh viên

  • 11-1-1960: Ngày tết trồng cây

  • 27-1-1973: Ngày Ký hiệp định Paris

  • 2 -2-1908: Ngày sinh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

  • 3-2-1930: Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

  • 8-2-1941: Ngày Lãnh tụ Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

  • 15-2-1943: Kỷ niệm ngày mất Kim Đồng

  • 27-2-1955: Ngày thầy thuốc Việt Nam


06-01-1946: TỔNG TUYỂN CỬ BẦU QUỐC HỘI ĐẦU TIÊN

NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA.
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, lần đầu tiên mọi người dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tín ngưỡng được hưởng quyền bầu cử và ứng cử theo nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, bình đẳng, bỏ phiếu kín. Tình hình trong nước lúc ấy rất phức tạp, nhưng 90% tổng số cử tri đã đi bỏ phiếu. Mặt trận Việt Minh đã giành thắng lợi với 230 ghế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trúng cử với số phiếu cao nhất.

Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, cũng là lần đầu tiên trong lịch sử các nước Châu Á có một Quốc hội dân chủ tiến bộ.


09-01-1950: NGÀY TRUYỀN THỐNG HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM.
Từ giữa năm 1949 đến đầu năm 1950 phong trào đấu tranh của thanh niên học sinh, sinh viên chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ, chúng “ độc lập” giả hiệu, chống khủng bố đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, đòi được học tiếng mẹ đẻ… đã diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng khắp từ Nam chí Bắc. Tại Saì Gòn, các tầng lớp đồng bào cũng tích cực hưởng ứng dưới nhiều hình thức : biểu tình chống sưu thuế, chống bắt lính, đòi công ăn việc làm. Học sinh, sinh viên bãi trường, bãi khóa liên miên.

Ngày 09/01/1950, Đoàn Thanh Niên cứu quốc và Đoàn học sinh Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động và tổ chức cho hơn 2.000 học sinh , sinh viên các trường Pétrus Ký, Gia Long, Nguyễn Văn Khuê, Huỳnh Khương Ninh, trường Đại học Y Dược, Pháp Lý, các trường chuyên nghiệp vô tuyến điện, công chính, kỹ thuật, khoa học,… cùng nhiều giáo viên và 7.000 nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình đòi bảo đảm an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự do cho những học sinh, sinh viên bị bắt – trong đó có Ban lãnh đaọ học sinh cứu quốc Saì Gòn. Đoàn biểu tình kéo đến Nha học chính và Dinh thủ hiến bù nhìn đưa yêu sách. Bọn cảnh sát và lính lê dương ra đàn áp dã man đoàn biểu tình. Thái độ đó đã làm đám đông phẫn nộ, bùng nổ cuộc xung đột. Những người biểu tình dùng mọi thứ vũ khí có trong tay chống trả quyết liệt với lính Pháp, lính Âu Phi và công an Bình Xuyên. Trần Văn Ơn, người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên đã bị bọn chúng giết hại trong cuộc xung đột đó.

Tại Sài Gòn, ngày 12/01/1950 đám tang anh Trần Văn Ơn đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người đứng trên các hè phố tiễn đưa anh. Lễ tang anh Trần Văn Ơn cũng đã được cử hành trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hàng triệu lượt học sinh, sinh viên và đồng bào các giới đã đeo băng tang truy điệu với lòng thương tiếc và xuống đường tuần hành bày tỏ ý chí căm thù. Những câu hỏi đó cứ vang mãi trong những tháng năm đen tối của đất nước, thúc giục bao thế hệ trẻ noi gương Trần Văn Ơn, quên mình xông lên phía trước.

 Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tháng 2/1950 tại căn cứ địa Việt Bắc đã lấy ngày 09/01 làm ngày truyền thống hàng năm của học sinh, sinh viên Việt Nam. Truyền thống vẻ vang đó đã được các thế hệ học sinh, sinh viên kế thừa oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trở thành bất diệt.


03/02/1930: NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
 Sau chiến tranh thế giới lần thứ I, đế quốc Pháp lại đẩy mạnh khai thác thuộc địa Đông Dương. Xã hội Việt Nam tiếp tục phân hóa sâu sắc. Giai cấp nông dân bị phá sản khốc liệt. Giai cấp tư sản dân tộc sinh sau đẻ muộn, bộc lộ sự non yếu về mọi mặt. Một bộ phận giai cấp tiểu tư sản toan phất ngọn cờ tư tưởng tư sản để tập hợp quần chúng xung quanh Việt Nam Quốc dân Đảng (thành lập tháng 12-1927). Nhưng vì bất lực cho nên sau cuộc bạo động non ở Yên Bái (đầu năm 1930) tổ chức đó tan rã, và ngọn cờ phản đế, phản phong, ngọn cờ giải phóng dân tộc chuyển hẳn về tay giai cấp vô sản.

Yêu cầu khách quan lúc này là giai cấp công nhân phải được tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin để trở thành giai cấp "Tự giác" vươn lên đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó cũng là lúc đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước và cách mạng Việt Nam tìm gặp chân lý của thời đại mới.

Năm 1917, cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Tháng 12-1920, tại Đại hội Tua, đồng chí Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp và đồng thời là người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

Sớm nhận thấy vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã đem hết tinh thần và nghị lực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự ra đời của Chính Đảng vô sản ở Việt Nam. Hàng loạt bài viết của Người đăng trên các báo và tạp chí Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp, trong suốt thời gian từ 1921-1926 đã chọc thủng tấm lưới thép của thực dân Pháp, được chuyển về Việt Nam, lôi cuốn đặc biệt những người cách mạng trẻ tuổi đầy nhiệt huyết ở nước ta đang khao khát con đường mới.

Tháng 12-1924, sau khi dự đại hội lần thứ năm Quốc tế Cộng sản, với bí danh là Lý Thụy, Người về Quảng Châu, điểm nóng của cách mạng Trung Quốc, và làm việc dưới danh nghĩa của phái bộ Bô-rô-đin, cố vấn Liên - Xô bên cạnh chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Hoa.

Chính ở đây, ngày 19-6-1924, liệt sĩ Phạm Hồng Thái đã ném bom khách sạn Victory ở Sa-diện nhằm giết tên toàn quyền Méc-lanh trên đường công cán đang dự tiệc. Việc không thành, nhưng tấm gương của người anh hùng trên sông Châu như "chim én báo hiệu mùa xuân".

Tháng 6-1925, trên cơ sở tổ chức yêu nước của Phan Bội Châu và Tâm Tâm Xã, đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, trong đó hạt nhân là Cộng sản Đoàn (lúc đầu có 7 người, cuối 1926 đã có 24 người, tiêu biểu như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong...). Nhiều lớp huấn luyện chính trị được mở tại Quảng Châu để đào tạo cán bộ tung về nước hoạt động. Tuần báo Thanh niên từ tháng 6-1926 và đặc việt cuốn Đường cách mạng (xuất bản năm 1927) đã đề cập đến những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam được bí mật đưa về nước góp phần tích cực vào việc truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở trong nước.

Từ sau cuộc bãi công Ba Son (8-1925), phong trào công nhân đã vượt qua giai đoạn tự phát, bước vào giai đoạn tự giác. Đặc biệt từ mùa xuân 1928, thực hiện chủ trương vô sản hóa, các hội viên của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để tuyên truyền và tổ chức công nhân. Địch phải thú nhận: năm 1929 có tới 43 cuộc bãi công lớn. Phong trào công nhân trên thực tế đã trở thành lực lượng chính trị nòng cốt cho phong trào giải phóng dân tộc.

Trong khi đó, phong trào yêu nước và dân chủ của tiểu tư sản sau thời kỳ phát triển bồng bột (như đòi tha cụ Phan Bội Châu tháng 12-1925, đám tang cụ Phan Chu Trinh tháng 3-1926)... đã dần dần thể hiện sự bất lực của tư tưởng tư sản và tiểu tư sản.

Phong trào Quốc gia cải lương, tiêu biểu là đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long cũng đã từng bước đi vào con đường phản bội dân tộc, làm tay sai cho đế quốc.

Tình hình đó đòi hỏi cấp bách sự lãnh đạo của một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Trong nội bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, từ đầu 1929 đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa quan điểm vô sản và quan điểm tiểu tư sản xung quanh vấn đề thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam. Tư tưởng vô sản đã chiến thắng.

Tháng 3-1929, tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời gồm 8 đồng chí: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu... Đầu tháng 6-1929, tại số nhà 312 phố Khâm Thiên (Hà Nội) 20 đại biểu Cộng sản Bắc Kỳ quyết định lập Đông Dương Cộng Sản Đảng. Mấy tháng sau, An nam Cộng sản Đảng ra đời tại Nam Kỳ (10-1929). Dưới ảnh hưởng của những sự kiện ấy, một tổ chức yêu nước, tiến bộ, thành lập ở Trung Kỳ giữa năm 1925, lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng, sau lại đổi tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (1-1930).

Như thế là đầu năm 1930 ở nước ta có 3 tổ chức đều tự nhận là cộng sản và đều tìm cách tranh thủ sự thừa nhận của Quốc tế Cộng sản. Trong khi tuyên truyền vận động quần chúng, ba tổ chức không khỏi công kích, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng.

Ngày 27-10-1929, Ban chấp hành Quốc tế cộng sản chỉ thị: "Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng cộng sản có tính quần chúng ở Đông Dương. Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương".

Ngày 3-2-1930 (mùng 5 tết Canh Ngọ) công nhân Phú Riềng chiếm đồn điền trong một ngày - Ngày Tự Do đầu tiên! Cũng ngày đấy, đồng chí Nguyễn Ái Quốc với bí danh là Vương, thay mặt Quốc tế cộng sản chủ trì hội nghị thống nhất Đảng tại một ngôi nhà nhỏ xóm lao động thuộc Cửu Long gần Hương Cảng (Trung Quốc) gồm đồng chí Vương (Bác Hồ), đại biểu Đông Dương Cộng Sản Đảng (Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu), đại biểu An Nam Cộng Sản Đảng (Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu). Tân Việt mới chuyển thành cộng sản không kịp cử đại diện.

Thế là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Hôm ấy, chính cương và sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc thảo cùng với Điều lệ đảng được thông qua. Hội nghị còn cử Ban Trung Ương lâm thời đại diện cho 211 Đảng viên của toàn Đảng.

Đảng ta ra đời là kết quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của dân tộc vào cuối những năm 20 của thế kỷ này. Đảng ta ra đời là một bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng ta ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho thời kỳ vùng dậy oanh liệt nhất và bước nhảy vọt vĩ đại nhất trong lịch sử tiến hòa của dân tộc Việt Nam.

Tháng 10-1930, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất, cùng với việc thông qua bản Luận cương Chính trị do đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng khởi thảo, Đảng ta mang tên mới là Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngay lúc đó, Đảng ta đã lãnh đạo cao trào 30-31 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Tháng 3-1935, sau cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp, tại Ma Cao (tô giới Bồ Đào Nha trên đất Trung Quốc) Đại hội lần thứ nhất của Đảng đã họp để chuẩn bị cho một cao trào mới.

Tháng 8-1945 chỉ với 5.000 đảng viên, Đảng ta đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do ở nước ta. Đó là kết quả vĩ đại của cả quá trình 15 năm đấu tranh kể từ khi Đảng ta ra đời (1930-1945).

Tiếp đó, Đảng ta lại lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954). Đảng ta ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tháng 2-1951, tại khu rừng thuộc xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đã họp, nhằm đưa công cuộc Kháng chiến - Kiến quốc đến thắng lợi.

Ngày 3-3-1951, Đảng ta ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao Động Việt Nam, tổng số đảng viên đã lên đến 76 vạn đồng chí. Giai đoạn 1954-1975 Đảng ta tiếp tục lãnh đạo dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt chống Mỹ, cứu nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đồng thời giương cao hai ngọn cờ Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Qua cuộc đấu tranh vĩ đại ấy, lực lượng của Đảng lớn mạnh hơn bao giờ hết, vượt qua mọi thử thách hy sinh, thực sự là lực lượng tiên phong của cách mạng.

Tháng 9-1960, tại thủ đô Hà Nội, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ ba, đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà đã khai mạc trọng thể. Đại hội đã nhất trí thông qua đường lối đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại thành công, tháng 12-1976, trong không khí phấn khởi của đất nước vừa thống nhất, Đại hội Đảng lần thứ IV đã họp, nhằm vạch ra con đường đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Với đội ngũ trùng điệp 1 triệu 50 vạn đảng viên, Đảng ta trở lại với cái tên buổi đầu của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong quang vinh của giai cấp và dân tộc, chuẩn bị đưa Tổ quốc ta đi tới những thắng lợi huy hoàng hơn nữa.

Nguồn: lichsuvietnam.vn



tải về 261.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương