Kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng



tải về 16.81 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích16.81 Kb.
#12349
]



 Kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/2013) 

ĐỒNG CHÍ TÔN ĐỨC THẮNG- NGƯỜI CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG KIÊN CƯỜNG CỦA ĐẢNG

Đồng chí Tôn Đức Thắng, một nhà yêu nước vĩ đại, người chiến sĩ cộng sản kiên cường mẫu mực, lãnh tụ kính mến của giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc Việt Nam. Bác Tôn là hình mẫu phong phú, hoàn chỉnh về lối sống, lẽ sống, nhân cách, đạo đức cách mạng cần kiệm, liêm chính, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Cuộc đời sự nghiệp của Bác Tôn mãi mãi là tấm gương sáng cho lớp lớp các thế hệ người Việt Nam nói chung, các thế hệ giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng noi theo.

 

Đ/C Tôn Đức Thắng



    Bác Tôn Đức Thắng sinh ngày 20/8/1888 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Là con đầu của ông Tôn Văn Đề và bà Nguyễn Thị Di. Gia đình đông con, theo thông lệ miền Nam, ông được gọi là Hai Thắng.

    Gia đình ông thuộc hạng nông dân khá giả nên từ nhỏ ông đã được học hành đàng hoàng. Năm 1906, sau khi tốt nghiệp Sơ cấp tiểu học Đông Dương (Certificat d'Etudes Primaires Complémentaires Indochinoises - CEPCI) tại Long Xuyên, ông rời quê lên Sài Gòn học nghề thợ máy tại Trường Cơ khí Á Châu (L’école des Mécaniciens Asiatiques), dân gian thường gọi là Trường Bá Nghệ. Tốt nghiệp hạng ưu, ông được 






nhận vào làm công nhân ở Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp tại Sài Gòn. Từ đó, Sài Gòn đón nhận người thanh niên mười tám tuổi đầy tâm huyết Tôn Đức Thắng. Hạt giống cách mạng giờ đây được ươm giữa lòng đô thành Sài Gòn đầy bóng quân xâm lược. Tôn Đức Thắng không chọn con đường tiến thân nào khác, mà quyết định đến ngay với giai cấp công nhân.

    Năm 1912, ông tham gia tổ chức công nhân bãi công đòi quyền lợi, vì vậy bị sa thải. Năm 1913, ông sang Pháp làm công nhân ở Toulon (Pháp). Năm 1914, ông bị trưng dụng làm lính thợ cho một đơn vị Hải quân Pháp, tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của Đế quốc Pháp vào nước Nga Xô Viết tại Hắc Hải năm (20-4-1919), treo cờ đỏ trên chiến hạm tại đây để ủng hộ Cách mạng Nga.

    Năm 1920, ông về nước, xây dựng cơ sở công hội (tiền thân của Công đoàn Việt Nam), vận động công nhân đấu tranh, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân Ba Son từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1925, quyết tâm trì hoãn việc sửa chữa chiếc Đô đốc hạm Jules Michelet trong đoàn tàu chiến Pháp đang trên đường sang Trung Quốc. Năm 1927, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ, bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn (1928), thực dân Pháp khép ông vào tội giết người nên kết án ông 20 năm tù khổ sai, đày ra Côn Đảo (1930-1945). Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Côn Đảo.

    Sau Cách mạng tháng Tám 1945, giữ chức Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1945), Phó ban Thường trực Quốc hội (1946-1955), Quyền Trưởng ban (1948-1955) rồi Trưởng ban Thường trực Quốc hội (1955-1960), tương đương Chủ tịch Quốc hội sau này. Ông là Đại biểu Quốc hội liên tục các khóa I-VI.

    Về mặt chính quyền, ông là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (tháng 5 năm 1947-tháng 11 năm 1947); Thanh tra đặc biệt toàn quốc (tháng 8 năm 1947), Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1960-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1969-1980). Về mặt Đảng, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1947 và khóa II đến khóa IV. Về mặt đoàn thể, ông là Phó hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (1946-1951), Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Mặt trận Liên Việt (1951-1955), Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955-1977), Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977-1981). (Kế nhiệm ông tại Mặt trận là ông Hoàng Quốc Việt).

    Ông qua đời ngày 30 tháng 3 năm 1980 tại Hà Nội. Ông được Hồ Chí Minh ca ngợi là "gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần, kiệm, liêm, chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân."

    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng năm 1958, nhâp dịp ông 70 tuổi và là người đầu tiên được tặng Huân chương này. Cũng trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông, đoàn Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ đã trao tặng Chủ tịch Tôn Đức Thắng Huân chương Xukhe Bato - huân chương cao quý nhất của Mông Cổ.

    Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận được giải thưởng Hòa bình Quốc tế Lenin do Chính phủ Liên bang Xô viết trao tặng. Tên ông được đặt cho một đường phố ở thành phố Odessa, Ukraina vì liên quan đến sự kiện phản chiến ở Hắc Hải và cũng là tên của một trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều con đường ở Việt Nam cũng được đặt tên theo tên ông.

    Tên gọi Tôn Đức Thắng cũng được đặt cho một giải thưởng cấp thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh để tôn vinh những công nhân, kỹ sư có thành tích đặc biệt trong lao động và sản xuất.

    Vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (20/8/1888 - 20/8/1988), Nhà nước Việt Nam đã cho thành lập một bảo tàng với tên gọi ban đầu là "Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng" tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được đổi tên thành Bảo tàng Tôn Đức Thắng.



    Trên cù lao Mỹ Hòa Hưng (Long Xuyên) đã xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Hiện nay, Khu lưu niệm này đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Minh Châu (TPVL)

Каталог: Document
Document -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
Document -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
Document -> THỦ TƯỚng chính phủ
Document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
Document -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Document -> Sè: 90/2003/Q§-ub
Document -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính
Document -> BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011
Document -> Qcvn 01 -124: 2013/bnnptnt
Document -> TIẾp cận c-d-i-o đỂ NÂng cao chất lưỢng đÀo tạO

tải về 16.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương