KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang45/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50

Trả lời: (Tại Công văn số 718/UBDT-CSDT ngày 21/9/2010)

Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn áp dụng chung cho cả nước. Do đặc thù của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng chính sách riêng, ngày 9/6/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008 - 2010.

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Uỷ ban Dân tộc đã theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định 74/2008/QĐ-TTg tại các tỉnh, qua quá trình tổ chức thực hiện Quyết định 74/2008/QĐ-TTg đã phát sinh một số điểm bất cập như: định mức đất trong Quyết định 74/2008/QĐ-TTg là quy định tối thiểu, một số địa phương không đủ quỹ đất để cấp theo quy định, nếu theo Quyết định 74/2008/QĐ-TTg thì Ngân hàng Chính sách xã hội không cho vay vì không đủ định mức.

Xuất phát từ thực tế trên, ngày 3/12/2009 Uỷ ban Dân tộc đã có báo cáo số 87/BC-UBDT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg, trong đó kiến nghị một số nội dung cụ thể như: đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ chủ trì (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) bổ sung Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg cụ thể là:

- Bổ sung cụm từ “chuộc đất”, đây là hình thức các địa phương đang làm và dễ áp dụng trong Quyết định 74/2008/QĐ-TTg để các địa phương thực hiện chính sách;

- Nghiên cứu bổ sung “đối với các địa phương không đủ định mức đất cấp theo quy định tại Quyết định 74/2008/QĐ-TTg thì vẫn được hưởng hỗ trợ cả vốn hỗ trợ và vốn vay”;

Để giải quyết vướng mắc trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ ngành liên quan đã bàn bạc thống nhất nội dung điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp và trình Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

9. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Kiến nghị Chính phủ xét thêm một số thôn, bản thuộc các xã khu vực 2 đặc biệt khó khăn được hưởng Chương trình 135.

Trả lời: (Tại Công văn số 717/UBDT-CSDT ngày 21/9/2010)

Tỉnh Tuyên Quang có 35 xã ĐBKK và 78 thôn ĐBKK thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định 164/2006/QĐ-TTg, Quyết định 113/2008/QĐ-TTg, Quyết định 69/2008/QĐ-TTg, Quyết định 1105/2009/QĐ-TTg, Quyết định 325/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 01/2008/QĐ-UBDT của Uỷ ban Dân tộc.

Trường hợp còn các thôn, bản ĐBKK chưa được phê duyệt vào diện đầu tư Chương trình 135 đề nghị tỉnh hoàn thiện hồ sơ gửi Uỷ ban Dân tộc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung.

10. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Đề nghị Chính phủ điều chỉnh lại mức hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất theo Quyết định số 74 ngày 09/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau:

- Hỗ trợ mua đất xây dựng nhà ở từ 10 triệu đồng/hộ, tăng lên 20 triệu đồng/hộ.

- Hỗ trợ để có đất sản xuất từ 20 triệu đồng/hộ lên 40 triệu đồng/hộ.

Trả lời: (Tại Công văn số 714/UBDT-CSDT ngày 21/9/2010)

Ngày 20/7/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn áp dụng chung cho cả nước. Do đặc thù của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng chính sách riêng, ngày 9/6/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008 - 2010.

Các định mức hỗ trợ quy định tại Quyết định 74/2008/QĐ-TTg đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ ngành và địa phương khảo sát thực tế và bàn bạc thống nhất trước khi ban hành Quyết định 74/2008/QĐ-TTg, các định mức hỗ trợ quy định tại Quyết định 74/2008/QĐ-TTg cao hơn rất nhiều so với định mức quy định tại Quyết định 134/2004/QĐ-TTg. Trong khi chưa có điều chỉnh định mức theo đề nghị của địa phương, đề nghị địa phương thực hiện đúng theo quy định tại Quyết định 74/2008/QĐ-TTg.

11. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh xã Ba Vì huyện Ba Vì hiện có hơn 40% số hộ là hộ nghèo. Đề nghị Chính phủ xem xét sớm công nhận và cho phép xã Ba Vì được chưởng Chương trình 135 của Chính phủ.

Trả lời: (Tại Công văn số 715/UBDT-CSDT ngày 21/9/2010)

Căn cứ vào đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây cũ tại tờ trình số 5166/TT/UBND-VX ngày 31/12/2005 về việc đề nghị công nhận lại 3 khu vực dân tộc thiểu số và miền núi trong đó đề nghị xã Ba Vì, huyện Ba Vì là xã khu vực II. Uỷ ban Dân tộc đã công nhận xã Ba Vì là xã khu vực II tại Quyết định số 301/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006.

Theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng Chương trình 135 bao gồm: các xã ĐBKK; các xã biên giới, xã an toàn khu; thôn, bản ĐBKK ở các xã khu vực II. Như vậy xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội không thuộc đối tượng thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn II.

12. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ nâng mức cho người nghèo vay vốn theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Trả lời: (Tại Công văn số 716/UBDT-CSDT ngày 21/9/2010)

Ngày 5/3/2007 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn với mục tiêu giúp đồng bào phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, sớm vượt qua đói nghèo. Để phù hợp với tình hình thực tế ngày 15/9/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg sửa đổi một số điều của Quyết định 32/2007/QĐ-TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Đối tượng thụ hưởng chính sách theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg là hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn. Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn với mức 5 triệu đồng/hộ, lãi xuất 0%, thời gian vay 5 năm, nếu hộ có nhu cầu vay thêm thì có thể vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định hộ nghèo hiện hành, ngoài ra còn được hưởng các chính sách hiện hành thực hiện ở khu vực dân tộc thiểu số và miền núi.

Năm 2010 kết thúc thực hiện chính sách theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg, Uỷ ban Dân tộc đang tiến hành hướng dẫn các địa phương, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Quyết định 32/2007/QĐ-TTg và sẽ nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách thực hiện giai đoạn 2011 - 2015.


BỘ CÔNG AN
Tại Công văn số 456/BC-BCA-V11 ngày 21/9/2010 của Bộ Công an về việc trả lời kiến nghị cử tri tại kỳ 7, Quốc hội khóa XII

1. Cử tri các tỉnh Bình Định, Thanh Hóa, Tiền Giang, Nghệ An kiến nghị: Trong thời gian qua Chính phủ, các ngành, các cấp đã có nhiều biện pháp nhằm giảm ùn tắc và kiềm chế tai nạn giao thông, song tình trạng trên vẫn diễn ra theo chiều hướng gia tăng, nhất là vào dịp nghỉ lễ, tết. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục trong các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật và kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn giao thông, nhất là tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị định 34/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu lực từ ngày 20/5/2010).

Trả lời:

Trước tình hình trật tự, an toàn giao thông diễn biến phức tạp, Đảng và Nhà nước đã tập trung chỉ đạo, đề ra nhiều chủ trương, chính sách và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, cụ thể: Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; Quốc hội thông qua Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt Việt Nam, Luật Đường thuỷ nội địa…; Chính phủ ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP, 32/NQ-CP về các giải pháp nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Định kỳ hàng năm hoặc 6 tháng (khi tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp), Chính phủ đều chỉ đạo Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Hội nghị An toàn giao thông toàn quốc với thành phần là các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân địa phương, Giám đốc Sở giao thông, Giám đốc Công an các địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng... để đánh giá về tình hình, kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chỉ đạo phương hướng, nhiệm vụ công tác tiếp theo. Các Bộ, ngành và địa phương thường xuyên có các kế hoạch, điện chỉ đạo với nhiều biện pháp phù hợp để giải quyết, trong đó đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Do vậy, tình hình trật tự, an toàn giao thông từng bước được cải thiện, tai nạn giao thông giảm dần qua các năm, cụ thể:



Năm

Số vụ TNGT

Số người chết

Số người bị thương

2006

14.318

12.190

10.930

2007

14.218

12.857

10.631

2008

12.163

11.318

7.855

2009

11.798

11.091

7.654

6T/2010

6.559

5.610

4.885

Về triển khai thực hiện Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Các Bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là Bộ Công an, đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện, ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức quán triệt, thực hiện. Qua 2 tháng Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2010 so với 2 tháng liền kề trước đó, số vụ xử lý vi phạm tăng 141.965 trường hợp, tiền phạt tăng 53 tỷ; so với 2 tháng cùng kỳ năm 2009 số vụ xử lý vi phạm phạt tăng 197.233 trường hợp, tiền phạt tăng 55 tỷ. Qua đó, ý thức của người tham gia giao thông bước đầu có tích cực hơn, tình hình trật tự, an toàn giao thông có chuyển biến rõ nét; công tác tuyên truyền, phổ biến được chú trọng; hành vi vi phạm được quy định xử lý phạt nặng hơn, nhất là một số hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Đây là biện pháp tích cực trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

2. Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: Cử tri cho rằng, với mức xử phạt các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông như hiện nay là còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Hình phạt chưa thích đáng cho hành vi vi phạm cũng là nguyên nhân gây mất trật tự, an toàn giao thông. Đề nghị Bộ Công an cần nghiên cứu sửa đổi các quy định xử phạt theo hướng tăng nặng hơn mức xử phạt đối với hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

Trả lời:

Ngày 02/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/5/2010). Theo đó, đã quy định tăng từ 50% đến 150% mức phạt tiền theo khung tiền phạt tại 83 khoản của 25 điều trong tổng số 123 khoản của 34 điều trong Nghị định 146/NĐ-CP trước đây. Riêng đối với khu vực nội thành của các đô thị đặc biệt, quy định thí điểm tăng mức phạt tiền từ 1,3 lần đến 3 lần đối với cùng hành vi vi phạm ở nơi khác (áp dụng tại 26 khoản thuộc các điều 8, 9, 11, 12, 21, 26 của Nghị định số 34/CP). Như vậy, mức xử phạt bằng hình thức phạt tiền đối với nhiều hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đã tăng cao so với trước.

Theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính và hình thức, mức xử phạt là của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện Nghị định 34/2010/NĐ-CP, nếu thực tế yêu cầu thì Bộ Công an sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này cho phù hợp.

3. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: Việc xử phạt của ngành Công an khi người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đề nghị Chính phủ xem xét việc xử phạt lĩnh vực này theo hướng tăng mức phạt tiền thay cho biện pháp tạm giữ phương tiện, nhất là xe môtô vì có rất nhiều trường hợp các hộ gia đình chỉ có một chiếc xe là phương tiện đi lại, sinh hoạt, làm ăn chủ yếu của hộ gia đình, nếu tạm giữ phương tiện gây khó khăn cho hoạt động của người dân.

Trả lời:

Theo Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã hạn chế rất nhiều các trường hợp tạm giữ phương tiện. Tại Điều 54 của Nghị định chỉ quy định tạm giữ phương tiện đối với các trường hợp mà hành vi vi phạm có nguy cơ trực tiếp gây tai nạn giao thông hoặc gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông hoặc cần thời gian để kiểm tra xác minh nguồn gốc phương tiện (như vi phạm sử dụng rượu bia quá nồng độ, không có giấy phép lái xe, không có giấy tờ xe...); hiện có 23 trường hợp vi phạm bị tạm giữ phương tiện và thời gian tạm giữ đã rút ngắn xuống còn 10 ngày (so với trước nhiều trường hợp tạm giữ đến 30, 60, thậm chí 90 ngày).

Pháp luật cũng đã quy định cụ thể các trường hợp được tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính. Theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, việc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính nhằm mục đích ngăn chặn ngay hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông được cho là nguy hiểm đối với chính người điều khiển phương tiện vi phạm và đối với những người tham gia giao thông khác và bảo đảm cho việc xử phạt vi phạm hành chính hoặc xác minh, điều tra các phương tiện nghi ngờ là xe gian. Do vậy, việc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính trong những trường hợp như vậy đảm bảo hiệu quả và hiệu lực pháp luật, tạo tính răn đe đối với người vi phạm hơn là áp dụng biện pháp tăng mức xử phạt tiền.

4. Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: Cử tri phản ánh tình hình tai nạn giao thông ở nông thôn gia tăng do một số thanh niên chạy xe môtô không chấp hành luật, có rượu khi điều khiển xe; tình hình vỏ máy chạy bằng động cơ có mã lực trên 10 CV hoạt động trên sông làm sạt lở bờ kênh và tai nạn giao thông. Kiến nghị Chính phủ, Bộ Công an và các cơ quan chức năng có giải pháp quản lý, xử lý các phương tiện trên: cần giao thêm thẩm quyền cho Công an xã và tăng mức xử phạt bằng nhiều hình thức.

Trả lời:

Cùng với việc đời sống kinh tế nông thôn ngày càng được nâng cao, số lượng xe máy, môtô, vỏ máy chạy bằng động cơ có mã lực trên 10 CV tăng nhanh. Tuy nhiên, trình độ hiểu biết, ý thức về pháp luật giao thông, kiến thức về điều khiển phương tiện còn hạn chế dẫn đến tai nạn giao thông nói chung và ở nông thôn tăng. Để khắc phục tình trạng này, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn nhân dân nông thôn điều khiển phương tiện giao thông đúng quy định, áp dụng biện pháp xử phạt. Từ năm 2007, Bộ Công an đã có Hướng dẫn số 1207/BCA-C11 về huy động lực lượng Công an xã tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trong đó đã quy định thẩm quyền cho Công an xã được thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Để triển khai thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Bộ Công an đã báo cáo Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 về huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết; Nghị định số 73/2009/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động của Công an xã; Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ. Đồng thời, tại Thông tư số 12/2010/TT-BCA của Bộ Công an quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP cũng đã quy định Công an xã có trách nhiệm tham gia phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn xã.

Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên và các quy định khác của pháp luật có liên quan, Uỷ ban nhân dân và Công an xã các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại địa phương. Vì vậy, Công an xã có đầy đủ thẩm quyền để xử lý vi phạm trong hoạt động giao thông. Trường hợp có vướng mắc phát sinh thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời kiến nghị, đề xuất và báo cáo cấp có thẩm quyền để hướng dẫn thực hiện.

5. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Cử tri đề nghị Công an giao thông khi kiểm tra giấy tờ xe, đặc biệt đối với những xe chở khách phải yêu cầu lái xe xuống trực tiếp đưa giấy tờ cho cán bộ Công an giao thông, không được để phụ xe làm thay, như vậy mới có thể phát hiện được người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có uống rượu, bia hay không.

Trả lời:

Theo Thông tư số 60/2009/TT-BCA ngày 29/10/2009 của Bộ Công an về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ quy định khi kiểm soát xe, cán bộ, chiến sỹ Công an được phân công yêu cầu người lái xe thực hiện các biện pháp an toàn, xuống xe và xuất trình các loại giấy tờ có liên quan. Khi đã tiếp nhận được các loại giấy tờ (nếu có), cán bộ, chiến sỹ Công an đó thông báo cho người lái xe và những người trên xe biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát giấy tờ có liên quan đến người lái xe và xe, điều kiện hoạt động của xe và các hoạt động vận tải theo quy định. Đối với những xe ô tô chở người từ 24 chỗ ngồi trở lên, cán bộ, chiến sỹ Công an làm nhiệm vụ phải trực tiếp lên khoang chở người để kiểm tra, phát hiện các vi phạm về an toàn kỹ thuật của phương tiện, niên hạn sử dụng, độ tuổi của người lái xe, các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, các trường hợp xe không đủ các điều kiện kinh doanh vận tải khách.

Như vậy, theo quy định nêu trên, tất cả các trường hợp phương tiện được dừng kiểm tra, Cảnh sát giao thông chỉ làm việc với lái xe, không làm việc với phụ xe. Về kiểm soát người điều khiển phương tiện giao thông có uống rượu bia hay không, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông có biện pháp nghiệp vụ để phát hiện và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

6. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Đề nghị Bộ Công an sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đặc thù cho lực lượng Công an xã theo quy định của Phỏp lệnh Công an xã.

Trả lời:

Pháp lệnh Công an xã không quy định chế độ trợ cấp đặc thù cho lực lượng Công an xã mà chỉ quy định chung các chế độ, chính sách đối với Công an xã (Điều 18 và Điều 19). Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng Công an xã được quy định tại Điều 7, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ, cụ thể như sau:

- Chế độ lương, phụ cấp: Trưởng, Phó Trưởng Công an xã và Công an viên được hưởng chế độ lương, phụ cấp theo quy định của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã và Công an viên thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế.

- Chế độ thâm niên công tác và trợ cấp nghỉ việc: Trưởng Công an xã có thời gian phục vụ liên tục từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên mỗi năm bằng 1% lương và phụ cấp hiện hưởng; có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng mà chưa đủ điều kiện nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp 1 lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương và phụ cấp đóng bảo hiểm hiện hưởng. Phụ cấp thâm niên được chi trả hàng tháng cùng kỳ lương và dùng để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Phó Trưởng Công an xã và Công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng trợ cấp 1 lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân phụ cấp hiện hưởng.

- Chế độ bồi dưỡng cho Công an xã khi được cử đi công tác, học tập, làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại những nơi thuộc địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự: Phó Trưởng Công an xã và Công an viên khi được cử đi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; khi đi công tác được hưởng chế độ như đối với công chức cấp xã.

Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã và Công an viên khi làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại những nơi thuộc địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 0,05 lần của lương tối thiểu chung. Trường hợp làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điền kiện đi, về hàng ngày thì được cơ quan đã ra quyết định huy động bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về.

- Chế độ đối với Công an xã khi bị ốm đau hoặc bị tai nạn, bị thương, hi sinh trong khi làm nhiệm vụ: Trưởng, Phó Trưởng Công an xã và Công an viên bị ốm đau trong thời gian công tác được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và được hỗ trợ thanh toán tiền khám, chữa bệnh từ nguồn ngân sách địa phương, mức hỗ trợ cụ thể do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Trưởng, Phó Trưởng Công an xã và Công an viên bị thương, hy sinh trong khi làm nhiệm vụ hoặc vì lý do thi hành công vụ, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Trưởng, Phó Trưởng Công an xã và Công an viên bị tai nạn trong khi làm nhiệm vụ, trong khi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ hoặc trên đường đi làm nhiệm vụ, trên đường đi, về nơi tập trung huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp luật, nghiệp vụ theo quyết định triệu tập của cấp có thẩm quyền thì được hưởng các chế độ như sau:

+ Được thanh toán chi phí y tế trong quá trình sơ cứu đến khi ổn định thương tật, xuất viện.

+ Sau khi điều trị, được ủy ban nhân dân xã giới thiệu đi giám định khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa theo quy định của pháp luật. Trường hợp người có tham gia bảo hiểm xã hội thì thực hiện trợ cấp một lần hoặc hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trường hợp người chưa tham gia bảo hiểm xã hội bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần, mức trợ cấp do Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể.

+ Người bị tai nạn làm khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng, biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, học tập gặp nhiều khó khăn thì được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với người tàn tật.

+ Trường hợp bị chết, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, nếu người bị chết có tham gia bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp người bị chết chưa tham gia bảo hiểm xã hội thì người chịu trách nhiệm mai táng được nhận tiền mai táng bằng 8 tháng lương tối thiểu và gia đình của người đó được trợ cấp một lần bằng 5 tháng tiền lương tối thiểu.

+ Kinh phí về các chế độ bị tai nạn do ngân sách địa phương chi trả. Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội thì do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.

Như vậy, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ đã quy định rất cụ thể về chế độ, chính sách đối với lực lượng Công an xã. Pháp lệnh Công an xã không quy định chế độ trợ cấp đặc thù cho lực lượng Công an xã, do vậy Bộ Công an không ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đặc thù cho lực lượng Công an xã.



7.Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Bộ Công an tăng cường tổ chức tập huấn cho đội ngũ điều tra viên, trinh sát viên; tuyển chọn, đào tạo, bổ sung đội ngũ cán bộ làm công tác kỹ thuật hình sự để đáp ứng yêu cầu mỗi công an cấp huyện có 01 đội chuyên trách làm công tác kỹ thuật hình sự, phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương