KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang9/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 11640/BTC-TCDN ngày 31/8/2010)

Hiện nay, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện cổ phần hoá theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/7/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 109/2007/NĐ-CP đã phát sinh một số vấn đề vướng mắc cần được tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, cụ thể như: việc xác định giá trị quyền sử dụng đất và giá trị lợi thế vị trí địa lý vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá; chính sách bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, người lao động trong doanh nghiệp; việc xác định trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong quá trình cổ phần hoá và xử lý vi phạm…

Để tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá và tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã có báo cáo Bộ Chính trị về việc thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế và cơ chế, chính sách ngăn ngừa thất thoát tài sản nhà nước; tiếp tục thực hiện cổ phần hoá và đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước sau cổ phần hoá. Bộ Chính trị đã có Kết luận số 45-KL/TW ngày 10/4/2009, trong đó nhấn mạnh một số phương hướng và giải pháp sau:

- Nâng cao chất lượng công tác xác định giá trị của doanh nghiệp theo hướng phù hợp với giá thị trường. Nghiên cứu áp dụng kiểm toán giá trị doanh nghiệp sau khi đơn vị tư vấn định giá.

Về vấn đề đất đai khi cổ phần hoá: “Trước mắt, trong khi chưa sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai, khi xác định giá trị doanh nghiệp phải tính giá trị lợi thế doanh nghiệp (bao gồm cả lợi thế vị trí đai đai cho sản xuất, kinh doanh), giá trị thương hiệu của doanh nghiệp; đồng thời, việc xác định giá trị doanh nghiệp có tính giá trị quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và mục đích đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

- Về tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp: “Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế trong nước và kinh tế thế giới đang suy giảm. Cần dãn tiến độ cổ phần hoá ra cho phù hợp, không nhất thiết phải tập trung hoàn thành trong 2 năm 2009-2010".

Với tinh thần trên, Chính phủ đã triển khai thực hiện một số giải pháp như:

- Đã ban hành Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

- Chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, địa phương nghiên cứu hoàn chỉnh cơ chế cổ phần hoá DNNN theo tinh thần Kết luận số 45-KL/TW của Bộ Chính trị, đảm bảo cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước một cách hiệu quả, vững chắc, phù hợp với điều kiện kinh tế trong và ngoài nước.

- Chỉ đạo rà soát, sửa đổi bổ sung một số chính sách về đất đai để tháo gỡ khó khăn trong công tác cổ phần hoá.

- Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước tập trung hoàn thành việc chuyển đổi các công ty nhà nước sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp trước ngày 01/7/2010 dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc cổ phần hoá. Đến ngày 01/7/2010, các công ty nhà nước chưa cổ phần hoá sẽ chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp dưới hình thức công ty TNHH, sau thời điểm này vẫn tiếp tục tiến hành cổ phần hoá theo lộ trình.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình cổ phần hoá các DNNN cũng như việc quản lý và sử dụng đất đai trong quá trình này để ngăn ngừa thất thoát và tạo điều kiện để doanh nghiệp sau cổ phần hoá phát triển, kinh doanh có hiệu quả.

Vừa qua, tại Thông báo số 174/TB-VPCP ngày 28/6/2010 của Văn phòng Chính phủ về việc kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát theo lĩnh vực được phân công quản lý, đồng thời tiếp tục hoàn thiện một số cơ chế, chính sách để tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

Về chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Bộ Tài chính đang soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ để khắc phục những vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện cho việc cổ phần hoá được thực hiện thuận lợi, an toàn và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

72. Cử tri tp Đà Nẵng kiến nghị: Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo kiểm tra lại công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước gây thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước, nhất đối với việc định giá tài sản doanh nghiệp để cổ phần hóa; quyền lợi của các cổ đông là công nhân tại các doanh nghiệp không được đảm bảo.

Trả lời: (Tại Công văn số 11640/BTC-TCDN ngày 31/8/2010)

1- Về trách nhiệm kiểm tra, giám sát công tác cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước:

Hiện nay, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện cổ phần hoá theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/7/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Theo đó, Chính phủ đã quy định cụ thể trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, cụ thể như sau:

- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình cổ phần hoá các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo các nội dung quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP (tiết b khoản 2 Điều 54 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP).

- Đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước: Hội đồng quản trị thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình cổ phần hoá các đơn vị tại Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo các nội dung quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP (tiết c khoản 3 Điều 54 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP).

Như vậy, hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình cổ phần doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Chính phủ giao trách nhiệm cụ thể và đây là hoạt động thường xuyên của các Bộ, ngành, địa phương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, nếu phát sinh các vấn đề vướng mắc hoặc thực hiện không đúng các quy định về cổ phần hoá dẫn đến gây thất thoát tài sản, vốn của nhà nước, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động thì các cơ quan nêu trên sẽ xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định nếu vượt thẩm quyền. Ngoài hoạt động kiểm tra, giám sát của các Bộ, ngành, địa phương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, trong thời gian qua, công tác cổ phần hoá cũng được một số cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra như: Đoàn giám sát của Quốc hội (kiểm tra theo chuyên đề năm 2006), Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ…

Vừa qua, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã có báo cáo Bộ Chính trị về việc thí điểm mô hình tập đoàn kinh tế và cơ chế, chính sách ngăn ngừa thất thoát tài sản nhà nước; tiếp tục thực hiện cổ phần hoá và đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước sau cổ phần hoá. Bộ Chính trị đã có Kết luận số 45-KL/TW ngày 10/4/2009, trong đó nhấn mạnh một số phương hướng và giải pháp sau:

- Nâng cao chất lượng công tác xác định giá trị của doanh nghiệp theo hướng phù hợp với giá thị trường. Nghiên cứu áp dụng kiểm toán giá trị doanh nghiệp sau khi đơn vị tư vấn định giá.

Về vấn đề đất đai khi cổ phần hoá: “Trước mắt, trong khi chưa sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai, khi xác định giá trị doanh nghiệp phải tính giá trị lợi thế doanh nghiệp (bao gồm cả lợi thế vị trí đai đai cho sản xuất, kinh doanh), giá trị thương hiệu của doanh nghiệp; đồng thời, việc xác định giá trị doanh nghiệp có tính giá trị quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và mục đích đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

- Về tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp: “Trong giai đoạn hiện nay, kinh tế trong nước và kinh tế thế giới đang suy giảm. Cần dãn tiến độ cổ phần hoá ra cho phù hợp, không nhất thiết phải tập trung hoàn thành trong 2 năm 2009-2010".

Với tinh thần trên, Chính phủ đã triển khai thực hiện một số giải pháp như:

- Đã ban hành Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

- Chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, địa phương nghiên cứu hoàn chỉnh cơ chế cổ phần hoá DNNN theo tinh thần Kết luận số 45-KL/TW của Bộ Chính trị, đảm bảo cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn nhà nước một cách hiệu quả, vững chắc, phù hợp với điều kiện kinh tế trong và ngoài nước.

- Chỉ đạo rà soát, sửa đổi bổ sung một số chính sách về đất đai để tháo gỡ khó khăn trong công tác cổ phần hoá.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình cổ phần hoá các DNNN cũng như việc quản lý và sử dụng đất đai trong quá trình này để ngăn ngừa thất thoát và tạo điều kiện để doanh nghiệp sau cổ phần hoá phát triển, kinh doanh có hiệu quả.

Đồng thời, tại Thông báo số 174/TB-VPCP ngày 28/6/2010 của Văn phòng Chính phủ về việc kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát theo lĩnh vực được phân công quản lý, đồng thời tiếp tục hoàn thiện một số cơ chế, chính sách để tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

2- Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì, soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ nhằm khắc phục các tồn tại, vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện cho việc cổ phần hoá được thực hiện thuận lợi, an toàn và hiệu quả hơn trong thời gian tới.



73. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Nguồn thu xổ số kiến thiết là huy động nguồn vốn trong dân phát triển kinh tế rất cần được duy trì. Tuy nhiên, có những đối tượng lợi dụng để chơi đỏ đen (số đề, số đuôi…) gây ảnh hưởng đến đời sống người dân và xã hội. Vì vậy, kiến nghị nên giảm bớt kỳ quay số ở các tỉnh nhằm giảm tệ nạn số đề đang diễn ra hàng ngày và rất sôi nổi hiện nay, gây nhiều bức xúc trong dân.

Trả lời: (Tại Công văn số 11586/BTC-TCDN ngày 31/8/2010)

Hoạt động kinh doanh xổ số được Chính phủ cho phép triển khai thực hiện từ năm 1962 nhằm huy động sự đóng góp của nhân dân để thực hiện các mục tiêu về phát triển y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội công cộng của các địa phương.

Trong các năm qua, hoạt động xổ số đã có những bước phát triển đáng kể, đã đáp ứng một phần nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của một bộ phận dân cư trong xã hội theo phương châm “ Ích nước, lợi nhà”. Nguồn thu từ hoạt động xổ số đã được sử dụng để đầu tư các công trình trường học, trạm xá, trung tâm văn hoá, nhà tình nghĩa cho người nghèo, không nơi nương tựa,…tại các địa phương. Hoạt động xổ số cũng đã góp phần tạo việc làm cho khoảng gần 300.000 lao động, đặc biệt là đối với những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

Hoạt động xổ số đã được Nhà nước khẳng định là ngành nghề kinh doanh đặc biệt, có điều kiện trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh xổ số ngày 01/3/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2007/NĐ-CP về kinh doanh xổ số, nhằm bảo đảm cho hoạt động kinh doanh xổ số đi vào nề nếp, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội.

Mặc dù hoạt động xổ số kiến thiết ở nước ta thời gian qua đã có những tiến bộ, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế, tồn tại nhất định như loại hình sản phẩm xổ số còn thủ công, lạc hậu; cơ cấu các loại hình xổ số chưa hợp lý, dễ bị số đề lợi dụng; công tác tuyên truyền của các Công ty xổ số chưa được thường xuyên và hiệu quả,..

Để hạn chế tệ nạn số đề lợi dụng xổ số kiến thiết để hoạt động, thời gian qua, Bộ Tài chính đã tích cực phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn và Công ty Xổ số kiến thiết triển khai đồng bộ các biện pháp đấu tranh với tệ nạn số đề như:

(i) Phối hợp với Bộ Công an đẩy mạnh triển khai Đề án “Phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc” trong đó có tệ nạn số đề trên địa bàn từng địa phương.

(ii) Tổ chức lại mô hình kinh doanh của Công ty XSKT thông qua việc xếp lịch quay số mở thưởng cho các Công ty XSKT. Theo đó, khu vực miền Nam, miền Trung mỗi Công ty chỉ được quay số mở thưởng 01 lần/tuần (trừ TPHCM, Đà Nẵng và Khánh Hoà là các địa bàn trung tâm, mức thu nhập và trình độ dân trí cao hơn), khu vực miền Bắc thực hiện quay số mở thưởng chung (cả khu vực sử dụng 01 kết quả mở thưởng).

(iii) Hiện đại hoá phương thức quay số mở thưởng xổ số từ thiết bị lồng cầu thủ công sang bằng thiết bị điện tử chuyên dùng.

(iv) Kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin kết quả xổ số với liều lượng phù hợp trên các phương tiện thông tiện đại chúng tại địa phương.

(v) Tăng cường kiểm soát thị trường xổ số, thông qua việc khống chế lượng vé phát hành của Công ty Xổ số kiến thiết cho phù hợp với nhu cầu tham gia giải trí của người dân.

Để nâng cao ý nghĩa và hiệu quả của hoạt động xổ số, đảm bảo cho hoạt động xổ số phát triển ổn định, thời gian tới Bộ Tài chính tiếp tục tập trung vào các công việc chủ yếu sau:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý đối với hoạt động kinh doanh xổ số; Xây dựng chiến lược về tổ chức và quản lý thị trường xổ số đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 để xác định mục tiêu và các giải pháp tổ chức, quản lý hoạt động xổ số trong thời gian tới.

- Thực hiện đổi mới các loại hình sản phẩm xổ số, phương thức kinh doanh theo hướng hiện đại hoá hoạt động xổ số, thông qua việc ứng dụng và đưa các loại hình sản phẩm xổ số hiện đại (xổ số điện toán) vào hoạt động kinh doanh để hạn chế lợi dụng của tệ nạn số đề, ăn theo hoạt động xổ số.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân đấu tranh, bài trừ tệ nạn số đề lợi dụng xổ số để hoạt động trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các sai phạm của doanh nghiệp xổ số. Việc quản lý giám sát sẽ có sự kết hợp giữa Trung ương và địa phương, trong đó UBND các tỉnh, thành phố với vai trò là đại diện chủ sở hữu của Công ty xổ số kiến thiết, vừa là cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn có vai trò hết sức quan trọng trong việc này.

- Chỉ đạo các Công ty xổ số kiến thiết phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an trong công tác đấu tranh, phòng chống việc lợi dụng xổ số để tổ chức hoạt động số đề bất hợp pháp trên địa bàn.

74. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang có quyết tâm cao trong việc phổ cập bậc trung học, tuy nhiên kinh phí đầu tư cho công tác phổ cập bậc trung học của tỉnh Phú Thọ còn khó khăn, việc huy động kinh phí từ ngân sách tỉnh, huyện và xã hội hóa xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia còn rất hạn chế, đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch. Đề nghị Chính phủ quan tâm bổ sung kinh phí cho tỉnh Phú Thọ, tạo điều kiện để công tác phổ cập giáo dục bậc trung học của tỉnh Phú Thọ thực hiện có hiệu quả.

Trả lời: (Tại Công văn số 11679/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Phổ cập giáo dục trung học là một mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, được đầu tư từ ngân sách nhà nước. Từ năm 2007 – 2010, ngân sách trung ương đã hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh Phú Thọ 313.040 triệu đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục – đào tạo (năm 2007: 86.700 triệu đồng; năm 2008: 79.240 triệu đồng; năm 2009: 69.000 triệu đồng; năm 2010: 78.100 triệu đồng). Đồng thời, ngân sách trung ương đã phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ cho tỉnh Phú Thọ để thực hiện kiên cố hoá trường lớp học là 361.667 triệu đồng (năm 2008: 117.900 triệu đồng; năm 2009: 140.938 triệu đồng; năm 2010: 102.829 triệu đồng).

Từ tình hình trên, Bộ Tài chính đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chủ động sử dụng kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục-đào tạo ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương hàng năm, ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.

75. Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: Đề nghị chỉ đạo ngành ngân hàng nghiên cứu hạ mức lãi suất cho vay trồng rừng theo dự án WB3 (mức lãi xuất 0,65%/năm như hiện nay là quá cao) .

Trả lời: (Tại Công văn số 11642/BTC-QLN ngày 31/8/2010)

Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (Dự án WB3), được thực hiện từ 4/8/2005, vay WB (40,3 triệu USD) và viện trợ không hoàn lại từ nguồn vốn của Chính phủ Hà Lan, Phần Lan (qua Quĩ uỷ thác ngành lâm nghiệp), Tổ chức môi trường toàn cầu (GEF) và Ủy ban châu Âu (khoảng hơn 22 triệu USD) với mục tiêu phát triển rừng kinh tế.

Dự án WB3 được áp dụng cơ chế cấp phát một phần ngân sách nhà nước (đối với phần vốn vay và viện trợ cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cho các tỉnh vùng Dự án, bao gồm Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định); và một phần cho vay lại thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (phần lớn vốn vay WB) để cho vay lại tới các hộ dân thuộc các tỉnh vùng Dự án để trồng rừng kinh tế.

Nguyên tắc xác định mức lãi suất cho vay trồng rừng thuộc Dự án WB3 không thấp hơn lãi suất cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội đã được nhà tài trợ chính của Dự án là WB thống nhất.

Hiện tại, mức lãi suất cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 0,65%/tháng. Vì vậy, theo nguyên tắc nói trên, lãi suất cho vay trồng rừng cũng được quy định là 0,65%/tháng. Mức lãi suất nói trên đã có phần ưu đãi hỗ trợ người dân trồng rừng, đồng thời đảm bảo Ngân hàng Chính sách Xã hội bù đắp đủ chi phí (là yêu cầu WB đặt ra trong Hiệp định Tín dụng ký với Việt Nam ngày 4/8/2005).

Bộ Tài chính xin ghi nhận phản ảnh của cử tri và sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan (các tỉnh tham gia Dự án, Ngân hàng Chính sách Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và thống nhất với nhà tài trợ WB để xem xét trình Thủ tướng Chính phủ và quyết định mức lãi suất hợp lý hơn, để thống nhất áp dụng cho vay đối với hộ nghèo và người dân trồng rừng thời gian tới.



76. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cơ cơ chế hỗ trợ, bổ sung nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cho các tỉnh miền núi; xem xét, bổ sung các cơ chế, chính sách hấp dẫn hơn nhằm khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để tạo hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu.

Trả lời: (Tại Công văn số 11534/BTC-QLG ngày 31/8/2010)

- Về nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cho các tỉnh miền núi: Tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 và Nghị định 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước, Chính phủ đã có chủ trương tập trung ưu tiên vốn cho các tỉnh miền núi (trong đó có Phú Thọ) với nội dung các dự án đầu tư tại địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn thuộc đối tượng được vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Về cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ: Theo chỉ đạo của Chính phủ, hiện nay Bộ Công thương đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng để trình Chính phủ ban hành Nghị định về khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ với các nội dung như khuyến khích về phát triển thị trường, hạ tầng cơ sở, khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, về thông tin tư vấn, về thủ tục hành chính và hỗ trợ về tài chính, trong đó có chính sách về tín dụng cho một số lĩnh vực.

77. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ, trợ giá cho nông dân trồng lúa ngay từ đầu vụ mùa. Nếu hỗ trợ giá sau khi thu hoạch bằng các ấn định giá cả thu mua thì người nông dân không được hưởng lợi gì vì thông thường lái buôn mua lúa khi lúa đang trỗ đồng. Như vậy, vô hình dung Nhà nước chỉ hỗ trợ cho lái buôn chứ người nông dân trực tiếp sản xuất không được hỗ trợ gì.

Trả lời: (Tại Công văn số 11662/BTC-QLG ngày 31/8/2010)

Trong những năm qua, Chính phủ rất quan tâm đến đời sống của người nông dân, để giảm bớt khó khăn cho người nông dân và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ (trực tiếp và gián tiếp) cụ thể như:

Đầu tư trực tiếp từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn Trái phiếu Chính phủ cho các công trình hạ tầng liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Thực hiện các chính sách thuế ưu đãi, miễn giảm thuế, phí, như: miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ dịch vụ tưới, tiêu nước; cày bừa đất; nạo vét kênh mương nội đồng; dịch vụ phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; miễn thuế thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp …; miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là sản phẩm đầu ra của người sản xuất nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng; áp thuế xuất khẩu gạo 0% (khung thuế suất 0%-15%); áp dụng thuế nhập khẩu thóc gạo 40% (trừ thóc làm giống) để bảo hộ sản xuất trong nước; miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến năm 2010; không áp các khoản phí, lệ phí để hỗ trợ nông dân tiêu thụ hàng hóa. Không áp thuế đối với một số hàng hóa đầu vào hoặc liên quan đến dịch vụ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp như: giống cây trồng, vật nuôi, nạo vét kênh mương nội đồng; hoặc áp dụng mức thuế suất nhập khẩu từ 0% - 5%, chủ yếu là 0% đối với máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp như: máy cày, máy bừa, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, nhằm góp phần giảm chi phí đầu vào cho người sản xuất; Thực hiện miễn thu thủy lợi phí; Chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở các địa bàn khó khăn (Quyết định số 162/2008/QĐ-TTg ngày 04/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ); hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng để mua tạm trữ lúa gạo Hè Thu năm 2009, 2010 (Quyết định số 993/QĐ-BTC ngày 30/6/2010); hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các tổ chức cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh (Quyết định số 131/QĐ- TTg ngày 23/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ); hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn (Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009); hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam cho các tổ chức, cá nhân (Quyết định 2072/QĐ-TTg ngày 11/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ cũng đã thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trong việc đầu tư xây dựng kho chứa, sân phơi, sấy, chợ đầu mối.

Cùng với các chính sách trên, Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ để giảm giá phân bón (một trong số những nguyên liệu đầu vào chính của sản xuất nông nghiệp) của các doanh nghiệp bán cho nông dân như: ưu đãi thông qua giá đầu vào đối với nguyên nhiên liệu sản xuất một số loại phân bón sản xuất trong nước như than, điện; khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường kinh doanh đầu tư theo chiều sâu sản xuất các loại phân bón chất lượng cao; hướng dẫn nông dân chuyển sang sử dụng các loại phân bón tổng hợp, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh để nâng cao hiệu quả trồng trọt; nhiều nhà máy sản xuất phân bón đã và đang được xây dựng để chủ động trong sản xuất phân bón, tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước có hiệu quả nhằm hạn chế bớt việc nhập khẩu từ nước ngoài giảm việc bị ảnh hưởng bởi thị trường thế giới; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu phân bón đảm bảo đủ nguồn cung đáp ứng nhu cầu trong nước; yêu cầu các doanh nghiệp điều chỉnh, sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh hợp lý trên cơ sở tổng kết, nhân rộng mô hình mạng lưới kinh doanh tổ chức cung ứng phân bón đến tay người sản xuất; thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường chống các hành vi vi phạm về gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng tăng giá bất hợp lý, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không thực hiện quy định về đăng ký giá, niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết,...

Trong năm 2009, thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng để mua tạm trữ lúa gạo Hè Thu năm 2009 mà Tổng Công ty Lương thực miền Nam đã mua tạm trữ được 500.000 tấn gạo trong thời gian 20/9/2009 đến 20/1/2010 góp phần đẩy giá lúa gạo thời điểm đó tăng lên theo hướng có lợi cho nông dân đảm bảo mục tiêu có lãi tối thiểu 30% cho người nông dân.

Năm 2010, Chính phủ tiếp tục có chính sách hỗ trợ về tài chính cho sản xuất lúa như: hỗ trợ lãi suất cho việc mua tạm trữ 1.000.000 tấn gạo (Quyết định số 993/QĐ-TTg ngày 30/6/2010).

Bộ Tài chính đã phối hợp với bộ ngành liên quan xây dựng Đề án Chính sách tiêu thụ lúa cho người sản xuất góp phần bình ổn thị trường lúa, gạo ở Việt Nam và đã trình Chính phủ tại Tờ trình Chính phủ số 52/TTr-BTC ngày 26/4/2010. Theo Đề án, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về điều tra chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất lúa, trên cơ sở đó Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định chi phí sản xuất, tính giá thành lúa theo từng vụ và công bố giá mua lúa trên địa bàn (bằng giá thành sản xuất cộng (+) lợi nhuận khoảng 30%) làm định hướng để cho các doanh nghiệp thu mua lúa của người sản xuất lúa.

Thời gian gần đây, giá một số hàng hóa đầu vào của sản xuất nông nghiệp như giá phân bón có xu hướng giảm so với thời điểm đầu năm 2010 và hiện tại khá ổn định, trong khi đó giá cả nông sản như giá lúa, gạo hiện nay tăng so với đầu năm 2010.



78. Cử tri tỉnh Đắc Lắk kiến nghị: Thực hiện Nghị định 142/2005/NĐ-CP của Chính phủ, các Công ty Lâm nghiệp phải chuyển từ hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất rừng sản xuất sang hình thức thuê đất; UBND tỉnh Đắc Lắk đã ban hành Quyết định cho các Công ty Lâm nghiệp thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích đất rừng sản xuất. Do chỉ tiêu khai thác tài nguyên rừng tự nhiên hàng năm rất hạn chế, nên các Công ty Lâm nghiệp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính khi thuê đất. Đề nghị Bộ báo cáo Chính phủ có chính sách miễn giảm tiền thuê đất rừng tự nhiên sản xuất.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương