KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang8/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 11252/BTC-HCSN ngày 24/8/2010)

1. Về kinh phí cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật: Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thay thế Thông tư số 63/2005/TTLT-BTC-BTP ngày 5/8/2005 hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, theo đó bổ sung một số nội dung chi như: Chi thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động, giải đáp pháp luật trực tiếp cho nhân dân, chi thực hiện các dự án từ nguồn tài trợ của nước ngoài; đồng thời điều chỉnh nâng mức chi xây dựng và xét duyệt đề án, chương trình, kế hoạch; chi thực hiện đề án, chương trình, kế hoạch

2. Về kinh phí cho công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật: Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Tư pháp để sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch của hai Bộ cho phù hợp: Thông tư số 100/2006/TT-BTC ngày 23/10/2006 hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Thông tư liên tịch số 158/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 28/12/2006 hướng dẫn về quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, nhân đây cũng xin báo cáo báo cáo rõ thêm: Nhiệm vụ xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan Nhà nước. Các cơ quan Nhà nước đã được Nhà nước bố trí kinh phí nuôi bộ máy, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị là để thực hiện nhiệm vụ đó. Vì vậy, kinh phí phân bổ cho nhiệm vụ này là bổ sung thêm ngoài kinh phí hoạt động thường xuyên để tăng cường công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

3. Về phí thẩm định hồ sơ đăng ký, cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ:

- Về thẩm quyền quyết định: Theo quy định tại Danh mục phí ban hành kèm theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ, Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì mức thu đối với 02 loại phí nêu trên thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, nhưng không được vượt mức trần Bộ Tài chính đã quy định (mức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính không quá 1.000 đồng/m2; phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất không quá 5 triệu đồng/hồ sơ).

- Qua gần 4 năm triển khai thực hiện, để đảm bảo phù hợp với thực tế, Bộ Tài chính đang tổ chức thực hiện việc tổng hợp ý kiến đánh giá, tham gia của các địa phương và phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 97/2006/TT-BTC cho phù hợp.

62. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri kiến nghị, kinh phí dành cho hoạt động thường xuyên của các đơn vị trên địa bàn hàng năm được phân bổ thấp nên khi Chính phủ ban hành chính sách mới cần cân đối nguồn lực để các địa phương có kinh phí triển khai thực hiện và kiểm tra, đánh giá giám sát việc thực hiện các chương trình tại cơ sở.

Trả lời: (Tại Công văn số 11648/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Dự toán ngân sách nhà nước giao cho các địa phương hàng năm đã đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Khi Trung ương ban hành chính sách mới làm tăng chi ngân sách địa phương so với dự toán đã đươc cơ quan có thẩm quyền giao, ngân sách trung ương thực hiện hỗ trợ kinh phí để các địa phương có nguồn kinh phí thực hiện theo chế độ quy định. Đối với tỉnh Cao Bằng, năm 2010 ngoài chi cân đối ngân sách địa phương theo chế độ quy định, ngân sách trung ương đã bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh 1226,21 tỷ đồng, trong đó kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135... là 362,278 tỷ đồng, kinh phí thực hiện các dự án đầu tư 546,78 tỷ đồng và kinh phí thực hiện các chính sách chế độ khác (vốn sự nghiệp) 317,152 tỷ đồng; trong đó đối với một số Chương trình, chính sách quan trọng có nhu cầu kinh phí lớn và thời gian thực hiện dài như: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135 giai đoạn 2); Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (Chương trình 134...); ngân sách trung ương đã hỗ trợ cho các tỉnh ngân sách còn khó khăn kinh phí quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện các Chương trình, chính sách trên địa bàn.

Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân phân bổ, sử dụng các nguồn kinh phí (ngân sách địa phương và ngân sách trung ương hỗ trợ) có hiệu quả.

63. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri ngân hàng chính sách xã hội tỉnh kiến nghị, cần có chính sách tín dụng riêng cho các tỉnh đặc biệt khó khăn thông qua hỗ trợ vốn cho ngân hàng chính sách xã hội đồng thời khi Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ mới thông qua ngân hàng chính sách hỗ trợ thì ngân hàng chính sách Việt Nam cần bổ sung thêm vốn cho chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh.

Trả lời: (Tại Công văn số 11596/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Theo nhiệm vụ được Chính phủ giao, đến nay Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang tổ chức triển khai và quản lý 14 chương trình tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên phạm vi cả nước, với số vốn cho vay trên 80.000 tỷ đồng và trên 6 triệu hộ gia đình đang được vay vốn.

Đa số các chương trình tín dụng triển khai tại NHCSXH có qui mô tổ chức thực hiện trong phạm vi cả nước để thực hiện các chương trình mục tiêu của quốc gia như chương trình cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn để thực hiện chiến lược quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình cho vay giải quyết việc làm để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm; chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp... Bên cạnh các chương trình tín dụng được triển khai trên phạm vi cả nước, Chính phủ cũng ban hành một số chính sách áp dụng riêng cho các địa phương đặc biệt khó khăn để giảm bớt khoảng cách phát triển và đảm bảo công bằng giữa các vùng miền trong cả nước như: chương trình cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ; chương trình cho vay hộ nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo; chương trình cho hộ nghèo vay vốn làm nhà ở theo quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 28/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ... trong đó những địa phương có điều kiện khó khăn như tỉnh Cao Bằng là một trong những đối tượng được thụ hưởng của chương trình.

Về việc đảm bảo nguồn vốn cho vay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, NHCSXH Trung ương chịu trách nhiệm cân đối nhu cầu và nguồn vốn để chuyển vốn về cho NHCSXH chi nhánh tỉnh Cao Bằng thực hiện cho vay theo qui định, NHCSXH Cao Bằng cần báo cáo cụ thể với NHCSXH Trung ương để giải quyết.



64. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị:

Đề nghị Ngân hàng chính sách Trung ương tiếp tục cho vay vốn về chương trình nước sạch vệ sinh môi trường (nhà vệ sinh) không phân biệt khu vực vì từ tháng 6/2009 đến nay đã ngừng không cho những hộ nghèo ở thị trấn vay, trong thực tế tại các thị trấn vẫn còn rất nhiều hộ nghèo cần được hỗ trợ.

Trả lời: (Tại Công văn số 11597/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

1. Về cơ chế chính sách hiện hành

- Ngày 16/4/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg về chương trình tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 với 2 giai đoạn, giai đoạn từ 2004 – 2005 thực hiện thí điểm tại 10 tỉnh thành phố và từ năm 2006 thực hiện trên phạm vi toàn quốc

- Theo quy định tại Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg, mỗi hộ gia đình định cư hợp pháp tại địa phương thuộc khu vực nông thôn chưa có nước sạch hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn và chưa bảo đảm vệ sinh được chính quyền cấp xã xác nhận được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp công trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường. Mức vốn cho vay đối với mỗi công trình là 4 triệu đồng, thời hạn vay và lãi suất cho vay thực hiện theo qui định chung của NHCSXH đối với các hộ nghèo.

2. Về kết quả cho vay từ khi triển khai chương trình đến nay.

Theo báo cáo của NHCSXH, sau gần 6 năm thực hiện, tính đến hết năm 2009 NHCSXH đã giải ngân được số vốn tín dụng cho chương trình là 6.829 tỷ đồng với hơn 1.341 nghìn lượt hộ gia đình ở nông thôn được vay vốn để đầu tư xây dựng và cải tạo 1.855 nghìn công trình cấp nước và vệ sinh môi trường khu vực nông thôn (bình quân mức vay 3,6 triệu đồng/1 công trình). Tại nhiều địa phương nguồn vốn tín dụng này đã trở thành một nguồn lực quan trọng để thực hiện mục tiêu về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn, nhờ đó mục tiêu về cấp nước và vệ sinh môi trường ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể. Theo dự kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để đạt mục tiêu của chương trình quốc gia và vệ sinh môi trường nông thôn, trong khoảng 2 - 3 năm tới sẽ tiếp tục bố trí vốn tín dụng để cho vay chương trình trên phạm vi cả nước khoảng 5.000 – 6.000 tỷ đồng.

3. Tại địa bàn tỉnh An Giang, theo báo cáo của NHCSXH, đến 30/6/2010 dư nợ cho vay của chương trình nước sạch vệ sinh môi trường đạt 92.879 triệu đồng với 29.725 hộ gia đình đang được vay vốn. Trong năm 2009 chi nhánh NHCSXH tỉnh An Giang đã giải ngân cho vay số vốn 28.962 triệu đồng với trên 7.000 lượt hộ vay vốn và trong 6 tháng đầu năm 2010 đã giải ngân số vốn 12.883 triệu đồng với trên 3.200 lượt hộ vay vốn hoàn thành 100% kế hoạch do NHCSXH trung ương giao. Như vậy, theo báo cáo của NHCSXH không có việc tạm ngừng giải ngân vốn cho vay chương trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn đối với các hộ nghèo trên địa bàn của tỉnh An Giang kể từ tháng 6/2009.

65. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri tiếp tục kiến nghị, thời hạn cho vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội đối với người nghèo còn ngắn, nông dân không có đủ thời gian để hoàn thành quy trình sản xuất nông nghiệp để thu hồi vốn đã đến hạn trả nợ. Cử tri đề nghị ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam cần rà soát các khoản vay và kéo dài thời hạn vay vốn để phù hợp với yêu cầu của thực tế.

Trả lời: (Tại Công văn số 11595/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Hiện tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho hộ nghèo vay vốn để thực hiện sản xuất kinh doanh theo qui định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Về thời hạn cho vay vốn, Điều 17 Nghị định 78/2002/NĐ-CP quy định:

- Thời hạn cho vay được quy định căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của Người vay và thời hạn thu hồi vốn của chương trình, dự án có tính đến khả năng trả nợ của Người vay.

- Trường hợp Người vay chưa trả được nợ đúng kỳ hạn đã cam kết do nguyên nhân khách quan, được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ.

Theo các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về qui chế cho vay của NHCSXH, thời hạn cho vay vốn đối với hộ nghèo được căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của người vay. NHCSXH có thể cho vay theo các thể loại ngắn hạn, trung và dài hạn với thời hạn cho vay hộ nghèo phổ biến hiện nay là 3 – 5 năm. Sau chu kỳ vay vốn đầu tiên, nếu hộ nghèo chưa thoát nghèo nếu có nhu cầu vay tiếp thì được vay lại hoặc vay bổ sung, như vậy thời hạn vay vốn của hộ nghèo trên thực tế đã kéo dài đến 10 năm.

Bộ Tài chính thấy rằng qui định về thời hạn cho vay đối với hộ nghèo hiện nay tại NHCSXH đã được căn cứ theo theo mục đích sử dụng vốn và cũng đã tính đến khả năng trả nợ của người vay theo đúng tinh thần Nghị định 78/2002/NĐ-CP đã nêu. Bên cạnh đó việc xác định thời hạn cho vay cũng phải căn cứ vào khả năng huy động các nguồn vốn trung và dài hạn của NHCSXH để đảm bảo không bị mất cân đối giữa kỳ hạn cho vay và kỳ hạn huy động vốn, ảnh hưởng đến tính thanh khoản của Ngân hàng.



66. Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị:Đề nghị Trung ương tăng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hoặc có cơ chế tín dụng, hỗ trợ đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, hạ tầng nuôi trồng thủy sản, nhất là đối với các địa phương nghèo nhưng có phong trào “Nhà nước và nhân dân cùng là” phát triển mạnh trên lĩnh vực này.

Trả lời: (Tại Công văn số 11668/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Thực hiện Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương; Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 13/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn; Quyết định số 56/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để tiếp tục thực hiện các Chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009-2015; từ năm 1999 đến năm 2010, tỉnh Quảng Nam đã được vay vốn không lãi để thực hiện chương trình trên với tổng số là 317 tỷ đồng.

Quảng Nam là một trong những địa phương có phong trào thực hiện kiên cố hóa đường giao thông nông thôn và có tiến độ giải ngân vốn vay khá tốt. Theo báo cáo của tỉnh đến hết năm 2009 tỉnh đã kiên cố hóa được 458,8 km kênh mương, 2.688 km đường giao thông nông thôn và 1.110 cầu cống. Năm 2010 nguồn vốn để thực hiện chương trình này đã được phân bổ hết cho các địa phương (trong đó tỉnh Quảng Nam được phân bổ là 80 tỷ đồng). Khi cân đối và phân bổ ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ để trình Quốc hội, Chính phủ bố trí kinh phí cho phù hợp trên nguyên tắc khả năng ngân sách nhà nước và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, không làm tăng gánh nặng nợ Chính phủ.

67. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: Đã xong học kỳ I năm học 2009 – 2010, toàn tỉnh còn rất đông sinh viên nghèo chưa được vay vốn. Cơ quan ngân hàng chính sách xã hội nêu đã xong thẻ ATM nhưng vì lý do đến nay hết vốn, trong khi học phí Đại học tăng lên, nhiều gia đình nghèo phải vay nóng bên ngoài để cho con đóng học phí nếu không sẽ phải bỏ học. Kiến nghị Chính phủ sớm bổ sung nguồn vốn cho Bình Thuận để sinh viên tiếp tục được vay để đóng học phí cho nhà trường.

Trả lời: (Tại Công văn số 11593/BTC-TCNH ngày 31/8/2010)

Đầu năm 2010, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận đã có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiêm Chủ tịch hội đồng quản trị NHCSXH phản ánh việc giải ngân cho vay HSSV học kỳ I năm học 2009 – 2010 trên địa bàn quá chậm, nhiều gia đình nghèo phải vay nóng bên ngoài để đóng học phí cho con em, nguyên nhân chủ yếu là thiếu nguồn vốn 40 tỷ đồng để cho vay. Vì vậy Đoàn đại biểu Quốc Hội tỉnh Bình Thuận đề nghị NHCSXH trung ương cân đối, bổ sung nguồn vốn 40 tỷ đồng cho chi nhánh Bình Thuận để đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản số 244/BTC-TCNH ngày 01/3/2010 đề xuất giao NHCSXH chỉ đạo chi nhánh Bình Thuận rà soát lại danh sách, số lượng học sinh, sinh viên thuộc đối tượng và đủ điều kiện vay vốn nhưng chưa được vay vốn khọc kỳ I năm học 2009 – 2010 để xem xét quyết định việc bổ sung chỉ tiêu cho vay của học kỳ I năm học 2009 - 2010 đối với các học sinh này. Trong khi NHCSXH chưa phát hành được trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, đề nghị NHCSXH chủ động cân đối và sử dụng từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của một số chương trình khác để cho vay HSSV, sau khi NHCSXH được bổ sung nguồn vốn cho vay HSSV hoặc phát hành trái phiếu sẽ hoàn trả vốn tạm ứng.

Ngày 5/4/2010 Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 2197/VPCP-KGVX thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính nêu trên và giao NHCSXH chủ động cân đối và sử dụng từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của một số chương trình khác để cho vay HSSV, sau khi NHCSXH được bổ sung nguồn vốn cho vay HSSV hoặc phát hành trái phiếu sẽ hoàn trả vốn tạm ứng.

Theo báo cáo của NHCSXH, trong thời gian qua, NHCSXH Trung ương đã giao kế hoạch và chuyển vốn để chi nhánh NHCSXH tỉnh Bình Thuận cho vay chương trình tín dụng HSSV trên địa bàn đối với các trường hợp chưa được vay vốn học kỳ I năm học 2009 – 2010 theo đúng qui định. Đến 30/6/2010 tổng dư nợ chương trình cho vay học sinh, sinh viên là: 337.618 triệu đồng với số lượng học sinh, sinh viên thuộc đối tượng và đủ điều kiện vay vốn là 24.037 học sinh, sinh viên. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh không còn học sinh, sinh viên thuộc đối tượng và đủ điều kiện vay vốn mà chưa được vay vốn.

68. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Chính sách hỗ trợ người nghèo làm nhà (8 triệu đồng/hộ theo Quyết định 167/QĐ-TTg), hiện nay nhiều hộ vay tiền để xây nhà nhưng vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước. Đề nghị Chính phủ cấp tiền kịp thời hỗ trợ cho dân.

Trả lời: (Tại Công văn số 11667/BTC-NSNN ngày 31/8/2010)

Thực hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, trên cơ sở báo cáo của tỉnh Bắc Giang, Bộ Xây dựng đã tổng hợp hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở giai đoạn 2009 – 2012 của tỉnh Bắc Giang là 8.374 hộ với tổng số kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ là 67.496 triệu đồng (kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở mức 6 triệu đồng – 7 triệu đồng/hộ là 56.247 triệu đồng, hỗ trợ thêm cho phần địa phương đảm bảo của tỉnh Bắc Giang là 8.437 triệu đồng); ngân sách tỉnh Bắc Giang bố trí vốn 2.812 triệu đồng. Đến năm 2010, ngân sách trung ương đã tạm ứng và hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh Bắc Giang 53.665 triệu đồng (năm 2009: tạm ứng 8.050 triệu đồng; năm 2010: 45.651 triệu đồng (bổ sung có mục tiêu 5.000 triệu đồng; tạm ứng 40.651 triệu đồng), đạt 79,5% kế hoạch vốn ngân sách trung ương hỗ trợ. Vì vậy, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho các hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, đồng thời báo cáo tiến độ thực hiện.

Trường hợp tỉnh đã giải ngân hết số vốn ngân sách trung ương đã tạm ứng và hỗ trợ, cần thêm nguồn để đẩy nhanh tiến độ việc xoá nhà tạm cho các hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, đề nghị tỉnh có báo cáo cụ thể, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đảm bảo kinh phí cho tỉnh để thực hiện theo tiến độ.

69. Cử tri tp Hồ Chí Minh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu cơ chế “một cửa” đối với các khoản thu bắt buộc theo luật như: thuế các loại, BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc… cho một cơ quan, có thể là cơ quan thuế, để đảm bảo quản lý thu chặt chẽ, có quyết toán, hiệu quả cao hơn. Sau đó chuyển kết quả thu cho các cơ quan thực thi nhiệm vụ chi trả. Đây là cách làm hợp lý, chặt chẽ và có hiệu quả của nhiều nước trên thế giới.

Trả lời: (Tại Công văn số 11267/BTC-TCT ngày 25/8/2010)

Hiện nay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng đề án phối hợp việc quản lý thu thuế thi nhập cá nhân với việc thu các loại bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để triển khai trong thời gian tới. Mục tiêu của đề án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, tổ chức trong việc kê khai thuế thu nhập cá nhân cũng như việc kê khai, nộp các loại bảo hiểm bắt buộc. Tuy nhiên để xây dựng và thực hiện được đề án cần phải sửa đổi, bổ sung một số Luật, chính sách liên quan; cơ chế thu đảm bảo đồng nhất, các thủ tục hành chính cho phù hợp; xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý các khoản thu…



70. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: Cử tri phản ánh việc Chính phủ phát hành trái phiếu ra nước ngoài với giá rẻ tiềm ẩn nhiều rủi ro và sẽ để lại nợ xấu cho thế hệ sau. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu sớm điều chỉnh việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài cho phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước (Cử tri quận Ba Đình).

Trả lời: (Tại Công văn số 11641/BTC-QLN ngày 31/8/2010)

1. Để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, hàng năm Việt Nam cần huy động nguồn vốn lớn cho đầu tư. Bên cạnh nguồn vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò khá quan trọng.

Để đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, tạo thế chủ động cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính, tạo kênh huy động cho đầu tư phát triển, việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu quốc tế cũng là kênh quan trọng để huy động nguồn vốn đầu tư bằng ngoại tệ cho đất nước.

Quốc gia phát hành trái phiếu quốc tế hoàn toàn độc lập về mặt tài chính, chủ động trong việc sử dụng vốn vay mà không lệ thuộc vào các điều kiện, yêu cầu của người cho vay như trong các loại hình vay thông thường. Việc phát hành trái phiếu Chính phủ còn tạo ra “điểm chuẩn” để xác định chi phí vốn của nền kinh tế trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường.

Việc phát hành trái phiếu quốc tế là vay thương mại nước ngoài. Vì vậy, quan điểm của Chính phủ là vay về cho vay lại (cho các dự án có khả năng thu hồi vốn vay lại), không vay thương mại nước ngoài để cân đối ngân sách nhà nước.

2. Ngày 17 tháng 06 năm 2009, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12, trong đó quy định Chính phủ vay nước ngoài thông qua phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ và thoả thuận vay.

Điều 5, Luật quản lý nợ công quy định: Nhà nước quản lý thống nhất, toàn diện nợ công, từ việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô nền kinh tế, bảo đảm hiệu quả trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay, vốn vay thương mại nước ngoài chỉ sử dụng cho các chương trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp và bảo đảm khả năng trả nợ.

 Điều 7, Luật quản lý nợ công quy định: Quốc hội có quyền hạn quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm, thực hiện giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công.

Điều 21, Luật quản lý nợ công quy định: Việc phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ chỉ được thực hiện khi có đáp ứng điều kiện: chương trình, dự án sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu quốc tế được xác định là trọng điểm quốc gia, chương trình, dự án đầu tư có hiệu quả, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan; hồ sơ pháp lý cho việc phát hành trái phiếu quốc tế đã được hoàn thành theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế; điều kiện thị trường quốc tế thuận lợi, bảo đảm thành công với chi phí hợp lý.

Luật quản lý nợ công đã quy định cụ thể về việc Chính phủ phát hành trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế được thực hiện phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước. Do đó, chính phủ sẽ quyết định việc phát hành trái phiếu quốc tế trong từng thời kỳ đảm bảo phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước.

Hiện tại, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính xây dựng chiến lược nợ với tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định như cầu vốn vay trong và ngoài nước trong từng thời kỳ phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước và bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

71. Cử tri tp Hải Phòng kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị Nhà nước cần đẩy mạnh chủ trương cổ phần hoá, hạn chế tình trạng độc quyền trong các ngành công ích như điện lực, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường..., đồng thời cần kiểm tra, kiểm soát và có các biện pháp phòng ngừa việc thất thoát tài sản Nhà nước, nhất là đất đai trong quá trình thực hiện cổ phần hoá.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương