KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang40/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 31111/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

1) Về việc đánh giá hiệu quả của Đề án 167 về xây dựng và phát triển hoạt động văn hoá của vùng đồng bào sông Cửu Long đến năm 2010.

Về đề án Xây dựng và phát triển hoạt động văn hoá đồng bằng sông Cửu Long ban hành kèm theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ, theo kế hoạch Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức tổng kết đánh giá cụ thể, chi tiết những kết quả đạt được, những hạn chế và xác định rõ các nguyên nhân trong việc triển khai Quyết định này. Đến thời điểm hiện nay, thông qua công tác chỉ đạo, giám sát, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhận thấy rằng việc triển khai thực hiện Đề án này chưa đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu đề ra, do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu vẫn là việc không huy động được các nguồn lực cho việc thực hiện Đề án. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ các giải pháp để tháo gỡ vấn đề này.

2) Việc xếp hạng di tích Đồn Rạch Cát (Cần Đước, Long An):

Thực hiện các quy định của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định tiêu chí xếp hạng di tích, căn cứ các tiêu chí xếp hạng di tích đã được quy định, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần lập hồ sơ đề xuất xếp hạng di tích ở cấp độ di tích cấp tỉnh, di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích trên.

Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An chỉ đạo các cơ quan chức năng làm việc với Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để được hướng dẫn việc lập hồ sơ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xếp hạng di tích./.



19. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Cử tri xã Hiền Quan, huyện Tam Nông đã xây dựng pho tượng Quan âm Bồ tát bằng đã cẩm thạch màu trắng cao 1,8m nặng 02 tấn để công đức cho chùa Phú Khánh ở xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, nhưng khi làm thủ tục nhập tượng thì Cục di sản văn hóa của Bộ không cho thực hiện vì cho rằng tượng Quan âm Bồ tát chỉ được đặt ở các chùa phía Nam. Đây là vấn đề liên quan đến tâm linh, tôn giáo do vậy đề nghị Bộ xem xét, trả lời rõ cho cử tri được biết.

Trả lời: (Tại Công văn số 3112/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Chùa Phú Khánh được xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 3211/QĐ-BT ngày 12 tháng 12 năm 1994 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin. Vì vậy di tích phải được bảo vệ theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Cụ thể là việc tu bổ, tôn tạo hoặc phục hồi di tích phải được lập thành dự án và phải được trình duyệt theo quy định hiện hành. Hiện nay, Chùa Phú Khánh chưa có dự án tu bổ.

Do việc tu bổ, tôn tạo di tích tại một số địa phương trong những năm trước đây làm một cách tự phát, từ năm 1996, Bộ Văn hóa-Thông tin đã có Công văn số 2995-BT/BT chỉ đạo các Sở Văn hóa-Thông tin chấn chỉnh việc tu bổ, tôn tạo di tích. Trong đó có lưu ý Sở Văn hóa-Thông tin các tỉnh tăng cường quản lý và tu bổ di tích, nhất là các di tích đã được xếp hạng, không để xảy ra các hiện tượng như: tự động cơi nới, xây mới, đưa vào các bộ phận kiến trúc xa lạ với kiến trúc truyền thống, đưa tượng thờ mới vào di tích, trong đó có tượng Quan Thế âm vào chùa, vì các ngôi chùa của người Việt ở phía Bắc không có truyền thống dựng tượng thờ ngoài trời./.

20. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Tình trạng bạo lực diễn ra trong thể thao nói chung và bóng đá nói riêng gây phản cảm trong dư luận xã hội hiện nay, cách đặt vấn đề giải quyết của ngành chưa thuyết phục, thiếu nghiêm túc, tình hình vẫn tiếp diễn gay gắt hơn, dư luận xã hội không đồng tình. Cử tri kiến nghị Bộ có biện pháp chấn chỉnh.

Trả lời: (Tại Công văn số 3113/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Trong những năm qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu, trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước về hoạt động thể dục thể thao, trong đó có các quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi bạo lực thể thao nói chung và bạo lực trong bóng đá nói riêng, như:

- Luật Thể dục, thể thao;

- Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy đinh chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

- Nghị định số 141/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục thể thao.

- Chỉ thị số 15/2002/CT-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao.

- Thông tư Liên tịch số 222/2003/TTLT/UBTDTT-BCA với Bộ Công an ban hành phối hợp phòng và chống các hành vi tiêu cực trong hoạt thể dục thể thao.

- Chỉ thị số 14/2006/CT-UBTDTT ngày 18 tháng 01 năm 2006 của Uỷ ban Thể dục thể thao về một số công tác cấp bách chấn chỉnh hoạt động bóng đá.

- Quyết định số 02/2007/QĐ-UBTDTT ngày 4 tháng 5 năm 2007 của Uỷ ban Thể dục thể thao quy định tiêu chuẩn cơ bản về đạo đức nghề nghiệp của huấn luyện viên, trọng tài thể thao.

- Ngày 15 tháng 7 năm 2009, Tổng cục Thể dục thể thao và Tổng cục cảnh sát ký Quy chế số 3446/QCPH-TCCS-TCTDTT phối hợp giữa Tổng cục Cảnh sát và Tổng cục Thể dục thể thao thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trong các hoạt động thể dục thể thao.

- Ngày 24 tháng 3 năm 2010, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã ký Quy chế phối hợp hoạt động trong phòng chống tiêu cực trong bóng đá với Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14), Bộ Công an; C14 sẽ bằng các biện pháp nghiệp vụ phối hợp với Công an các tỉnh/thành kịp thời phát hiện, điều tra các nghi vấn về tiêu cực trong bóng đá giúp Ban Tổ chức quản lý hoạt động của giải.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt các quy chế quản lý thể thao chuyên nghiệp đối với hoạt động bóng đá, bóng chuyền; thường xuyên ban hành các văn bản gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các liên đoàn, hiệp hội thể thao, các câu lạc bộ bóng đá, đôn đốc, nhắc nhở việc phòng, chống các hoạt động tiêu cực, bạo lực, các hành vi phi văn hoá trong hoạt động thể dục thể thao.

Ngày 28 tháng 7 năm 2010, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 07/2010/TT-BVHTTDL quy định về quản lý hoạt động chuyên môn của hội cổ động viên thể thao. Trong đó quy định rõ trách nhiệm của hội cổ động viên thể thao, hội viên hội cổ động viên thể thao khi tham gia hoạt động cổ vũ tại địa điểm thi đấu bảo đảm nguyên tắc lành mạnh, đúng quy định của pháp luật, điều lệ thi đấu thể thao và nội quy, quy chế tại địa điểm thi đấu.

Trước các giải thể thao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Tổng cục Thể dục thể thao và các Liên đoàn, hiệp hội thể thao tổ chức tập huấn để quán triệt các nội dung, yêu cầu về chuyên môn, việc xử lý nghiêm các hành vi phi văn hoá đến các đội ngũ giám sát, trọng tài.

Trong từng trận đấu, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Ban Tổ chức giải đã phối hợp với Ban Tổ chức địa phương theo dõi, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Nhiều đội bóng, câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp và cá nhân có liên quan đã bị xử lý kỷ luật theo quy định, cá biệt có những trường hợp bị truy tố trước pháp luật.

Với các biện pháp nói trên và sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành và địa phương, đặc biệt là của ngành Công an đến nay tình trạng bạo lực trong hoạt động thể thao đã giảm cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Nhiều đội bóng, câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định về kỷ luật của Liên đoàn, cá biệt có trường hợp bị truy tố trước pháp luật.

Tuy nhiên, hiện tượng trên vẫn đang diễn biến khá phức tạp, trong đó ở những trận bóng đá thời gian gần đây, một bộ phận cổ động viên có thái độ coi thường pháp luật khi sử dụng pháo sáng.

Qua thực tiễn đấu tranh phòng, chống bao lực trong hoạt động thể thao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nhận thấy việc phòng chống bạo lực trong thể dục thể thao là một quá trình đấu tranh gay go, phức tạp, cần phải có sự góp sức của các Bộ, các ngành, của cấp uỷ và chính quyền các cấp, là trách nhiệm của cả xã hội, nhà trường và gia đình. Trong đó, quan trọng nhất là tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, cách ứng xử có văn hoá trong cuộc sống nói chung và trong hoạt động thể dục thể thao nói riêng. Đặc biệt đối với các hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phi văn hoá của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động thể dục thể thao cũng cần phải được xử lý kiên quyết, nghiêm minh theo quy định của pháp luật, luật thi đấu thể thao và điều lệ giải.

Trong thời gian tới, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thể thao, đôn đốc các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao, các địa phương tích cực đấu tranh với tình trạng bạo lực trong hoạt động thể thao, kiên quyết xử lý và phối hợp xử lý nghiêm khắc các hành vi bạo lực, phi văn hoá trong thi đấu thể thao, cụ thể:

- Chỉ đạo Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quy chế kỷ luật của Liên đoàn theo hướng tăng nặng mức độ xử lý các trường hợp vi phạm.

- Yêu cầu Ban Tổ chức các địa phương tổ chức lắp đặt hệ thống camera an ninh để theo dõi và phát hiện kịp thời hành vi quá khích, thiếu văn hoá trong cổ vũ, từ đó có biện pháp xử lý thích đáng.

- Nghiên cứu và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung các hành vi tiêu cực, bạo lực trong thi đấu thể thao vào các văn bản quy phạm pháp luật chung của nhà nước, tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan bảo vệ pháp luật chủ động vào cuộc nhằm hạn chế tối đa tình trạng “hooligan” trong thể thao đang có biểu hiện gia tăng hiện nay.



21. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Cử tri đề nghị Nhà nước cần có các giải pháp huy động các nguồn vốn, tạo cơ chế thông thoáng cho xây dựng khu vui chơi văn hóa, công trình phúc lợi, nhà văn hóa thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai học tập và các hoạt động văn hóa.

Trả lời: (Tại Công văn số 3117/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích nhân dân và các tổ chức xã hội tham gia thiết thực, có hiệu quả các hoạt động văn hoá, thể thao. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư bảo trợ các hoạt động văn hoá thể thao…”.

Để cụ thể hoá về phương hướng và chủ trương xã hội hoá, ngày 19 tháng 8 năm 1999 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP quy định về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao và các văn bản hướng dẫn liên quan. Theo đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án xã hội hoá các hoạt động văn hoá, trong đó có những giải pháp cụ thể như ưu đãi về quỹ đất, về thuế, về chính sách hỗ trợ từ ngân sách Trung ương… cho việc xây dựng các công trình văn hoá nói chung và các điểm vui chơi, nhà văn hoá nói riêng.

Ngày 30 tháng 5 năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường thay thế Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức tập huấn cho các địa phương, ban hành các văn bản liên quan hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ.

Như vậy, chủ trương của Đảng, Nhà nước và các quy định của pháp luật về xã hội hoá các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá đã được xác định và quy định rõ ràng, cụ thể. Trên thực tế, các quy định này đã và đang được các cấp chính quyền quan tâm, đẩy mạnh, nhằm huy động các nguồn vốn xây dựng khu vui chơi văn hoá, công trình phúc lợi, nhà văn hoá thôn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai học tập và các hoạt động văn hoá của nhân dân./.



22. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri Cao Bằng kiến nghị Bộ sớm triển khai thực hiện đầu tư xây dựng Khu du lịch Thác Bản Giốc theo đề án đã được phê duyệt.

Trả lời: (Tại Công văn số 3102/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc hợp tác với Trung Quốc để cùng khai thác Khu du lịch Thác Bản Giốc, thời gian qua Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch cùng các Bộ, ngành và tỉnh Cao Bằng làm việc với các cơ quan liên quan của Trung Quốc trao đổi và bàn về các bước tiến hành xây dựng Hiệp định khai thác phát triển du lịch Thác Bản Giốc. Tổng cục Du lịch đã phối hợp với các đơn vị liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tổ chức khảo sát hiện trạng hoạt động du lịch tại khu vực Thác Bản Giốc - Đức Thiên.

Hiện nay, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan để hoàn thiện dự thảo Hiệp định, trình Thủ Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương tiến hành đàm phán và ký kết Hiệp định với phía Trung Quốc.

23. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Việc Chính phủ cấm thả lồng đèn giá để tránh hỏa hoạn nhìn chung là đúng nhưng đối với đồng bào dân tộc Khmer trong dịp lễ hội Ok-om-bok cổ truyền xưa nay có phong tục thả lồng đèn đêm tại điểm chùa, cử tri sư sãi dân tộc Khmer đề nghị Chính phủ cho phép và có quy định riêng cho vấn đề này.

Trả lời: (Tại Công văn số 3119/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Thực tế ở nước ta hiện nay nhiều lễ hội có phong tục thả đèn trời. Trong thời gian qua, việc cháy nổ do đốt và thả đèn trời ngày càng gia tăng, hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của nhà nước cũng như của nhân dân trên diện rộng ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2009 về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời”. Điều 1, Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2009 quy định: Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, khập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời” trong phạm vi cả nước.

Để Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực cao, đề nghị các cấp, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về Quyết định này để nhân dân hiểu và thực hiện nghiêm túc.

Về kiến nghị của cử tri tỉnh Trà Vinh nêu trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh Trà Vinh cần có văn bản báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện.



24. Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị:Về thực hiện thực hành tiết kiệm chống lãng phí: đa số cử tri cho rằng việc tổ chức các lễ hội nói chung trong cả nước có xu hướng tràn lan, phô trương, hình thức, gây lãng phí lớn về tiền bạc, công sức, thời gian của nhân dân. Kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, xem xét có biện pháp chỉ đạo chấn chỉnh.

Trả lời: (Tại Công văn số 3113/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Theo số liệu thống kê lễ hội toàn quốc có 7.966 lễ hội, trong đó:

- Lễ hội Dân gian 7.039 (chiếm 88,36%)

- Lễ hội Tôn giáo 544 (chiếm 6,82%)

- Lễ hội Lịch sử cách mạng 332 (chiếm 4,16%)

- Lễ hội Du nhập từ nước ngoài 10 (chiếm 0,12%)

- Tỉnh có nhiều lễ hội nhất: Tp Hà Nội (1.095 lễ hội).

- Tỉnh có ít lễ hội nhất: tỉnh Lai Châu (17 lễ hội)

- Cấp tỉnh quản lý 327 lễ hội

Công tác quản lý và tổ chức lễ hội cơ bản đã đảm bảo các quy định của nhà nước, đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng. Hoạt động lễ hội đã thực sự trở thành hoạt động văn hoá du lịch, quảng bá hình ảnh đất nước và con nguời Việt Nam và các sản phẩm kinh tế, văn hóa, du lịch, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, một số địa phương còn lúng túng trong chỉ đạo, quản lý và tổ chức. Một số lễ hội tổ chức chương trình khai mạc sân khấu hoá tốn kém, hoạt động biểu diễn chưa được chú trọng đầu tư về nội dung tư tưởng, chất lượng nghệ thuật, thiếu đổi mới, nên tuy chủ đề khác nhau nhưng nội dung trùng chéo, nét đặc trưng riêng chưa rõ ràng. Không gian một số lễ hội có giới hạn trong khi lượng người tham gia lễ hội có nơi, có lúc tập trung rất đông, gây sự lộn xộn, chen lấn, ùn tắc giao thông... tình trạng chen lấn, trộm cắp, dịch vụ nâng giá tuỳ tiện vẫn xảy ra.

Để chấn chỉnh một số hạn chế trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ đạo triển khai các giải pháp chủ yếu sau:

- Nâng cao về nhận thức, năng lực tổ chức và quản lý lễ hội cho các cấp chính quyền, cán bộ quản lý ngành văn hoá về công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

- Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành; bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn về công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

- Cơ chế và phương thức quản lý lễ hội phải phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm từng lễ hội ở từng địa phương, đảm bảo nguyên tắc nhà nước chỉ đạo, quản lý và điều hành, nhân dân tổ chức thực hiện. Kiện toàn các Ban chỉ đaọ, Ban tổ chức lễ hội phù hợp với yêu cầu chuyên môn và đặc điểm lễ hội ở mỗi địa phương. Rút kinh nghiệm tổ chức ngay, trong và sau khi kết thúc lễ hội.

- Đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến phù hợp với từng đối tượng để hiểu rõ, nâng cao nhận thức, ý nghĩa và giá trị lịch sử- văn hoá của lễ hội tạo sự chuyển biến tích cực trong tổ chức, quản lý và tham gia lễ hội; về giá trị của di tích, lễ hội để nâng cao hiểu biết của nhân dân có ý thức trách nhiệm cùng chính quyền tổ chức tốt lễ hội.

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế trong tổ chức lễ hội, không vì khai thác nguồn lợi kinh tế mà làm sai lệch bản chất và nội dung của lễ hội. Quy hoạch tổ chức dịch vụ và các hoạt động vui chơi giải trí hợp lý, tạo điều kiện để người dân địa phương tham gia dịch vụ nhưng bảo đảm được tính văn hoá trong ứng xử giao tiếp.

- Xã hội hoá rộng rãi nhưng không buông lỏng công tác quản lý nhà nước, khai thác nguồn lực của toàn xã hội cho việc giữ gìn và phát huy gía trị của lễ hội và di tích. Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn thu từ công đức, dịch vụ cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội. Di tớch được tu bổ khang trang, ngoạn mục thì lễ hội mới có cơ sở vật chất đáp ứng và thu hút du khách.

- Tiến hành kiểm kê khoa học, đánh giá đầy đủ, toàn diện giá trị của các lễ hội. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế trong tổ chức lễ hội,; quy hoạch, phân cấp và có biện pháp quản lý phù hợp; tổ chức dịch vụ và các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp, tạo điều kiện để nhân dân tham gia dịch vụ nhưng đảm bảo được tính văn hoá trong giao tiếp ứng xử.

- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm kịp thời, khen thưởng các đơn vị, cá nhân đóng góp tích cực và hiệu quả. Mở rộng giao lưu, học hỏi kinh nghiệm tổ chức lễ hội từ những cỏch làm tiêu biểu của các địa phương và các nước trong khu vực, quốc tế về tổ chức lễ hội.



25. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Dân tộc Việt Nam có phong tục tổ chức giỗ cho những người sau khi mất (Kỵ cơm), Bác Hồ là người sáng lập ra Đảng CSVN, là người có công lớn, cả đời sống cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước và Bác không có gia đình riêng. Hàng năm, nhà nước chỉ có tổ chức ngày sinh nhật (19/5). Cử tri kiến nghị Chính phủ nên có qui định về việc tưởng niệm ngày Bác mất (ngày giỗ Bác) để con cháu mai sau nhớ mãi công ơn người cha già kính yêu của dân tộc.

Trả lời: (Tại Công văn số 3098/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Ngày 22 tháng 7 năm 2010, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước và các hình thức khen cao. Theo đó, “Kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của lãnh tụ, danh nhân, nhân vật lịch sử, các đồng chí lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, Nhà nước: thời gian tổ chức kỷ niệm lần đầu khi tròn 100 năm, các lần tiếp theo là 10 năm/1 lần, giao địa phương, nơi sinh của lãnh tụ, danh nhân… tổ chức”.

Căn cứ chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Chỉ thị số 45-CT/TW, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Ngoại giao xây dựng Nghị định quy định về nghị lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài thay thế Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ nghiên cứu, đề xuất quy định cụ thể về việc tưởng niệm ngày Bác mất trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.



26. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt Đề án khu du lịch quốc gia Mộc Châu để tỉnh Sơn La có cơ sở triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư mở rộng dịch vụ du lịch.

Trả lời: (Tại Công văn số 3116/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Theo quy định tại Điều 23, Luật Du lịch và Điều 6, Nghị định số 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Chính phủ chỉ công nhận khu du lịch quốc gia khi đã có đủ bảy điều kiện đã được quy định.

Điểm 2, Điều 20, Luật Du lịch quy định “Quy hoạch cụ thể của khu chức năng trong khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia có tài nguyên du lịch tự nhiên do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương”.

Như vậy, việc phê duyệt Đề án trước hết là phải có quy hoạch cụ thể của khu chức năng trong khu du lịch quốc gia Mộc Châu. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La cần lập hồ sơ, lấy ý kiến của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trước khi phê duyệt Đề án.

Sau khi hội tụ đủ 7 điều kiện theo quy định, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La lập hồ sơ đề nghị Chính phủ xem xét, quyết định công nhận khu du lịch cấp quốc gia.

27. Cử tri tp Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương kiến nghị: Hiện nay, nạn bạo hành trong gia đình, trong học đường, bạo hành đối với phụ nữ, trẻ em đang có xu hướng gia tăng. Đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật, xử lí nghiêm các vi phạm, xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc phòng chống tệ nạn này.

Trả lời: (Tại Công văn số 3100/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Trong những năm vừa qua, lĩnh vực gia đình luôn được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến gia đình được ban hành như Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật khác...

Tuy nhiên, trong thực tế, ở nơi này, nơi kia vẫn còn xảy ra nạn bạo hành trong gia đình, gây bức xúc trong dư luận xã hội và là dấu hiệu rất đáng lo ngại về đạo đức xuống cấp của một phận công dân, đồng thời cho thấy các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và mỗi gia đình cần tăng cường hơn trách nhiệm trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.

Nhận thức rất rõ trách nhiệm, nhiệm vụ được giao, thời gian qua Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chủ động tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; Chỉ thị số 16/2008/CT-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16 tháng 3 năm 2010 quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động, giải thể cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn, chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phòng, chống bạo lực gia đình.

Triển khai các nhiệm vụ được giao, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác gia đình ở cơ sở, tổ chức tọa đàm ở cộng đồng dân cư, tổ chức thi tìm hiểu về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình... bước đầu nâng cao nhận thức cho nhiều người nhận biết được bạo lực gia đình không còn là chuyện riêng tư của mỗi gia đình, bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật, xã hội cần phải lên án mạnh mẽ, pháp luật cần phải nghiêm trị người gây bạo lực.

Để triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian tới, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tập trung triển khai các giải pháp sau:

- Tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Luật Bình đẳng giới.

- Huy động sự tham gia của toàn xã hội đối với công tác phòng, chống bạo lực trong gia đình; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Nâng cao năng lực và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ Trung ương tới cơ sở đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong đó chú ý đến vấn đề bạo lực đối với trẻ em trong gia đình.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông vận động nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình. Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của tất cả người dân, nhận thức của cán bộ lãnh đạo các cấp về bạo lực gia đình và pháp luật của Nhà nước về phòng ngừa và xử lý hành vi bạo lực gia đình; tạo sự đồng thuận ủng hộ của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, những người có uy tín trong cộng đồng đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ Ngành văn hoá, thể thao và du lịch về phòng, chống bạo lực gia đình, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ làm đầu mối thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và tham gia trực tiếp vào hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.

- Xây dựng và củng cố mạng lưới trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình, nhằm kết nối hoạt động và thông tin của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân tham gia vào hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu quả.

- Xây dựng, lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nhằm thực hiện phương châm “lấy xây để chống”, phòng, chống bạo lực gia đình lấy phòng ngừa làm chính bằng việc lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào tiêu chí xét chọn Gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa để mỗi gia đình, mỗi tổ dân phố, mỗi làng bản đều tham gia có hiệu quả ngăn ngừa hành vi bạo lực gia đình.



28. Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị: Nhà nước cần có chính sách để đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cho công nhân tại các khu nhà trọ nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương