KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang4/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 11658/BTC-QLG ngày 31/8/2010)

1. Thời gian qua, giá một số loại sữa trên thị trường đã được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng, trong đó có nguyên nhân như:

- Giá nhập khẩu nguyên liệu sữa và sữa thành phẩm; tỷ giá ngoại tệ... tăng. Qua khảo sát cho thấy, hiện nay sữa nhập ngoại chiếm thị phần khá cao trên thị trường (khoảng trên 70% thị phần). Theo báo cáo của các đơn vị, giá vốn nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành, giá bán của sản phẩm sữa (nguyên liệu sữa bột chiếm khoảng 56-67% giá thành sữa thành phẩm sản xuất trong nước; đối với sữa bột nhập khẩu nguyên hộp, giá vốn nhập khẩu chiếm tới 89-91% giá vốn hàng bán ra). Từ đầu năm đến nay, giá nguyên liệu sữa bột và giá vốn nhập khẩu sữa hộp thành phẩm biến động tăng, giảm bất thường do nguyên nhân chính là nhập khẩu từ nước ngoài; thêm vào đó tỷ giá ngoại tệ, lãi suất vay vốn tăng cũng tác động đến giá thành và giá vốn nhập khẩu sữa .

- Về yếu tố chủ quan, do được cấp phép độc quyền nhập khẩu và phân phối một loại mặt hàng sữa nào đó vào thị trường Việt Nam; mặt khác nắm bắt được thói quen sử dụng rất khó thay đổi và tâm lý “thích dùng sữa ngoại” của người tiêu dùng, nhất là sữa dùng cho trẻ em có các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới (với những lời quảng cáo ấn tượng ...). Ngoài ra, một số doanh nghiệp kinh doanh sữa chi các khoản chi phí bán hàng (như chi phí hoa hồng, quảng cáo, khuyến mại…) tính trên tổng chi phí vượt quá so với mức khống chế chi phí hợp lý 10 % theo quy định của Nhà nước.

2. Để tăng cường quản lý giá sữa, ngay từ đầu năm 2010, Bộ Tài chính đã ban hành Công điện số 01 /BTC-CĐ ngày 12/01/2010 đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá sữa; Công văn số 4629/BTC-QLG ngày 14/4/2010 về tăng cường công tác quản lý giá trên địa bàn, đề nghị Uỷ ban nhân dân các địa phương tăng cường việc kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực quản lý giá như đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá... Tiếp đó, ngày 12/8/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 122/2010/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, theo đó tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng sữa pha chế theo công thức dạng bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đều phải thực hiện đăng ký giá với cơ quan quản lý.

3. Với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về giá, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương thanh tra, kiểm tra một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa. Qua kiểm tra đã xử lý, yêu cầu doanh nghiệp tiết giảm hợp lý các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị.., theo quy định.

4. Trong thời gian tới, để tăng cường công tác quản lý giá, trong đó có mặt hàng sữa, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, các ngành, các địa phương tập trung thực hiện những giải pháp sau:

- Các Bộ, ngành quản lý Nhà nước theo chức năng ban hành các chế độ, chính sách để làm cơ sở quản lý.

- Tăng cường kiểm tra chất lượng sữa và công khai các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người tiêu dùng về việc lựa chọn sữa trên cở sở đánh giá các thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sữa, không phân biệt sữa nội, sữa ngoại, từ đó định hướng cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm sữa có giá cả phù hợp với chất lượng.

- Kiểm tra một số đơn vị điểm và chỉ đạo các cơ quan liên quan quản lý thị trường... tiến hành thanh tra, kiểm tra các điểm đại lý bán sữa đúng giá niêm yết; tăng cường chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm sữa với mức giá phù hợp để tăng cạnh tranh với sữa bột ngoại nhập. Đẩy mạnh phát triển ngành chế biến nguyên liệu sữa để chủ động nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất sữa trong nước.

- Tăng cường thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bò sữa để tăng nguồn cung nguyên liệu trong nước.

Việc quản lý giá sữa còn có vai trò quan trọng của các địa phương theo qui định của Pháp lệnh giá, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo kiểm tra, thanh tra các đơn vị sản xuất kinh doanh sữa thực hiện nghiêm túc quy định về đăng ký, niêm yết giá...; kiểm tra các yếu tố hình thành giá để loại trừ các khoản chi phí (hoa hồng, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi...) doanh nghiệp thực hiện không đúng quy định ra khỏi cơ cấu giá; đồng thời tiếp tục thành lập các đoàn kiểm tra về thực hiện Pháp lệnh Giá, pháp luật về thuế, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.



25. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị:Đề nghị Bộ quy định đưa giá cước vận tải vào danh mục bình ổn giá nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng kiểm tra, kiểm soát giá cước vận tải phù hợp, khác phục tình trạng các doanh nghiệp vận tải lợi dụng các thời điểm lễ, tết nhu cầu đi lại tăng cao để tăng giá cao, thiệt hại cho hành khách.

Trả lời: (Tại Công văn số 11663/BTC-QLG ngày 31/8/2010)

Theo quy định tại Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, thì danh mục cước vận tải do Nhà nước quy định giá gồm: dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa, dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị, khu công nghiệp; dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng đường sắt trong đô thị. Danh mục bình ổn giá gồm: giá cước vận tải bằng đường sắt ghế ngồi cứng. Giá cước vận tải bằng các loại phương tiện khác không thuộc danh mục do Nhà nước quyết định giá, bình ổn giá;

Đối với việc bình ổn giá cước vận tải ô tô, tại Điều 14, Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28/9/2006 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, Chính phủ giao Bộ Tài chínhHướng dẫn việc kê khai giá và mẫu vé, niêm yết giá, kiểm tra thực hiện giá đã kê khai theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh vận tải bằng ô tô”; kê khai giá là một biện pháp bình ổn giá theo quy định của Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá.

Ngoài ra, đối với việc quản lý giá trên địa bàn địa phương, theo quy định của Pháp lệnh Giá, Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 9/6/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP thì Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách, biện pháp giá và các quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ; kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh, thành phố chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá tại địa phương; xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền…

Thực hiện Nghị định nêu trên, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư liên tịch số 86/2007/TTLT/BTC-BGTVT ngày 18/7/2007 hướng dẫn về mẫu vé xe khách; kê khai giá cước, niêm yết giá cước và kiểm tra thực hiện giá cước vận tải bằng ô tô, Thông tư số 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/8/2010. Theo đó, các đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện kê khai giá cước vận tải của mình với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương. Khi nhận được hồ sơ kê khai giá cước, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kê khai giá cước không thực hiện phê duyệt giá cước kê khai của đơn vị vận tải, chỉ ghi ngày, tháng, năm nhận văn bản và đóng dấu đến vào hồ sơ kê khai giá cước theo thủ tục hành chính. Trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ kê khai giá cước, nếu phát hiện thấy hồ sơ kê khai giá cước của đơn vị vận tải chưa đầy đủ theo quy định hoặc có nội dung chưa rõ ràng, cơ quan chủ trì tiếp nhận kê khai có ý kiến bằng văn bản yêu cầu đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ kê khai hoặc kê khai lại.

Quy định về kê khai giá cước vận tải đã đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước trong cơ chế thị trường, góp phần bình ổn giá cước vận tải tại địa phương; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Các thông tin về giá cước vận tải do các đơn vị kê khai đã đóng vai trò quan trọng, giúp các cơ quan Nhà nước đưa ra các giải pháp kịp thời để ổn định thị trường vận tải.

Để bình ổn giá cước vận tải trong các dịp lễ, Tết là dịp có số người đi lại tăng cao, cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải yêu cầu các doanh nghiệp huy động thêm phương tiện ô tô tham gia vận chuyển khách; ngành hàng không, đường sắt tăng tần suất hoạt động của phương tiện trên tuyến vận chuyển. Về phía các đơn vị kinh doanh vận tải, để góp phần điều tiết nhu cầu vận tải trên thị trường và đảm bảo cân đối thu chi trong điều kiện nhu cầu vận chuyển lệch chiều, đơn vị thực hiện việc điều chỉnh tăng giá cước chiều đông khách từ 10% đến 30% và giảm giá vé chiều vắng khách từ 10% đến 50% tuỳ thuộc từng loại phương tiện vận tải (ôtô, tàu hoả, máy bay), thực hiện đa dạng giá vé theo chất lượng để hành khách lựa chọn.

Như vậy, hiện nay, giá cước vận tải hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng đã được Nhà nước quản lý bằng các biện pháp bình ổn giá theo quy định tại Nghị định số 75/2008/NĐ-CP và cước vận tải hành khách bằng ô tô đã được Nhà nước kiểm soát thông qua hình thức kê khai giá theo quy định tại Nghị định số 110/2006/NĐ-CP nói trên.

Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan trong tỉnh tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giá nói chung và giá cước vận tải nói riêng; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật về giá tại địa phương.

26. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị:Đề nghị xem xét lại Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; đối với nội dung miễn giảm thuế thu nhập chỉ được áp dụng đối với dự án hình thành từ cơ sở sản xuất mới thành lập, như vậy đối với dự án đầu tư mở rộng hoặc dự án mới của doanh nghiệp cũ thì không được ưu đãi, trong khi Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì nội dung xem xét về dự án mới đầu tư không gắn với việc hình thành pháp nhân mới của doanh nghiệp.

Trả lời: (Tại Công văn số 11241/BTC-CST ngày 24/8/2010)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật đầu tư năm 2005 quy định “Nhà đầu tư có dự án thuộc đối tượng quy định tại Điều 32 của Luật này được hưởng thuế suất ưu đãi, thời hạn hưởng thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế”.

Quy định tại văn bản pháp luật về thuế giai đoạn 2007-2008: Tại Điều 36 Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN quy định “cơ sở kinh doanh đang hoạt động có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất thì được miễn, giảm thuế cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại...”.

Kể từ ngày 01/01/2009: Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 quy định ưu đãi cho doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và một số lĩnh vực đặc biệt cần thu hút đầu tư mà không có quy định ưu đãi thuế đối với trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động thực hiện dự án ĐTMR. Việc thay đổi diện ưu đãi về thuế TNDN là một trong những nội dung quan trọng của Luật thuế TNDN bảo đảm phù hợp với chủ trương ưu đãi có trọng tâm, trọng điểm trong Chiến lược cải cách thuế đến năm 2010.

Đối với doanh nghiệp có dự án ĐTMR sản xuất đến ngày 31/12/2008 đang đầu tư xây dựng dở dang, trong năm 2009 mới hoàn thành và đi vào sản xuất, kinh doanh thì được tiếp tục hưởng ưu đãi thuế về điều kiện ĐTMT quy định tại Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 (khoản 4 Điều 20 Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN).

Tại kỳ họp thứ 6 và thứ 7, Quốc hội khoá XII, khi trình Quốc hội xem xét dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế TNDN và Luật thuế GTGT, Bộ Tài chính đã thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội đề nghị bổ sung quy định về ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp đang hoạt động có dự án ĐTMR. Tuy nhiên, các nội dung này chưa được Quốc hội khoá XII chấp thuận phê duyệt.



27. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị:Đề nghị Chính phủ quy định cơ chế chính sách thuế riêng cho từng vùng theo từng giai đoạn phát triển đặc biệt là các vùng trung du miền núi, để thu hút đầu tư, ưu đãi kích cầu nhằm phát triển kinh tế giữa các vùng. Đối với các tỉnh miền núi khó khăn (như Thái Nguyên), Chính phủ giao Bộ Tài chính quy định tăng tỷ lệ nộp thuế giá trị gia tăng vào ngân sách địa phương của các doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn như: Điện lực, Viễn thông... để tăng nguồn lực phát triển cho địa phương.

Trả lời: (Tại Công văn số 11242/BTC-CST ngày 24/8/2010)

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, pháp luật về đầu tư quy định lĩnh vực ngành nghề, vùng miền cần được khuyến khích ưu tiên phát triển trong từng thời kỳ, trên cơ sở đó pháp luật về thuế hiện hành đã quy định chính sách ưu đãi thuế theo lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn cần khuyến khích phát triển trong trong từng thời kỳ để đảm bảo kinh tế phát triển bền vững, góp phần thu hẹp khoảng cách về kinh tế giữa các vùng miền, đồng thời thông qua chính sách ưu đãi thuế đối với phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế trong phạm vi cả nước.

Cụ thể theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Chính phủ đã quy định danh mục địa bàn khuyến khích đầu tư, lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế trong giai đoạn hiện nay, theo đó các địa phương thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn (trong đó có các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên) đều đang là các địa bàn được khuyến khích đầu tư, được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và các ưu đãi tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Đồng thời Chính phủ cũng đã có quy định mức ưu đãi thuế cụ thể áp dụng theo lĩnh vực, địa bàn đầu tư, ví dụ doanh nghiệp thành lập mới tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm thay vì mức thuế suất phổ thông 25%, được miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Về thuế giá trị gia tăng (GTGT): Theo Luật thuế GTGT, Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành thì thuế GTGT thu trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và thuế GTGT thu tại địa phương nơi bán hàng. Do đó các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điện, viễn thông,... có doanh thu trên địa bàn tỉnh nào thì số thu thuế GTGT tính trên khoản doanh thu này thuộc về số thu ngân sách nhà nước tại tỉnh đó.

Thuế GTGT là khoản thu phân chia giữa ngân sách địa phương và ngân sách trung ương theo đúng Luật Ngân sách nhà nước. Trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 2007 - 2010, ngân sách tỉnh Thái Nguyên được hưởng 100% số thuế GTGT hàng hoá, dịch vụ sản xuất cung ứng trong nước phát sinh trên địa bàn tỉnh, kể cả các trường hợp hạch toán toàn ngành như điện, viễn thông.



28. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Trong thời gian qua, các luật thuế sửa đổi, bổ sung liên tục, thời gian thực hiện lại ngắn, gây lãng phí và khó khăn trong việc tổ chức chỉ đạo, thực hiện. Đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan cần xây dựng luật và các văn bản hướng dẫn dưới luật mang tính thống nhất, đồng bộ để đảm bảo thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Trả lời: (Tại Công văn số 11243/BTC-CST ngày 24/8/2010)

Trong thời gian qua, việc cải cách chính sách thuế đã được thực hiện tương đối kịp thời, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra, đảm bảo chính sách thuế thực sự là công cụ quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế, động viên được các nguồn lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, góp phần ổn định và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

Với một nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, việc thiết lập một hệ thống thuế có hiệu quả, hiệu lực phù hợp với thực tế là cần thiết. Vì vậy song song với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống các văn bản pháp luật về thuế, tài chính nói riêng theo đó cũng cần phải sửa đổi, bổ sung để từng bước được hoàn thiện, phù hợp với thực tiễn trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Thời gian vừa qua, một số Luật thuế đều được thực hiện trong một thời gian nhất định (một số năm), qua thực tế thực hiện và yêu cầu phát triển của nền kinh tế đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng bất lợi tới sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước do chính sách không theo sát được tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế.

Trong những giai đoạn ngắn hạn bất thường như các năm 2008, 2009 do tình hình đặc biệt, Chính phủ cũng chỉ trình xin ý kiến Quốc hội cho phép triển khai các giải pháp tình thế ngắn hạn (trong đó có các giải pháp miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế) nhằm đối phó suy thoái kinh tế mà không sửa đổi các Luật thuế. Bởi vậy có thể thấy rằng chính sách thuế đã được nghiên cứu xây dựng để đảm bảo tính ổn định, tương đối và thống nhất. Tuy nhiên trong thực hiện cũng cần có những giải pháp tình thế mang tính ngắn hạn phù hợp để đảm bảo ứng phó linh hoạt với những diễn biến trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

29. Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Cử tri tiếp tục đề nghị Chính phủ xem xét giảm thuế chuyển mục đích sử dụng đất cho phù hợp với các huyện miền núi vì có mức lệ phí chuyển mục đích sử dụng đất như quy định tại khoản 1, Điều 6 của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất là quá cao, người dân miền núi có thu nhập thấp không có điều kiện để có đất ở.

Trả lời: (Tại Công văn số 11637/BTC-QLCS ngày 31/8/2010)

Về thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất tại Điều 6 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ đã quy định như sau:

Điều 6. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất

1. Đối với tổ chức kinh tế:

a) Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang đất giao sử dụng ổn định lâu dài có thu tiền sử dụng đất thì thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

b) Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử dụng đất sang giao đất sử dụng có thời hạn thì thu tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:

a) Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

b) Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

c) Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:

- Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;

- Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở) thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp.

3. Chuyển mục đích sử dụng từ đất ở được giao sử dụng ổn định lâu dài sang đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh thì không thu tiền sử dụng đất.

4. Chuyển mục đích sử dụng từ đất giao có thời hạn sang đất ở (thời hạn ổn định lâu dài) thì thu tiền sử dụng đất tính theo”.

Căn cứ quy định trên, trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất để ở (từ đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp sang đất ở) thì nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP (Số phải nộp được tính theo mức thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều 6 áp dụng đối với tổ chức.)

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn tài chính khi nộp tiền sử dụng đất thì được ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ.

30. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm pháp luật về thuế của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời xem xét việc giao và phân cấp thêm chức năng điều tra nhằm tạo thuận lợi trong công tác quản lý thuế của ngành thuế.

Trả lời: (Tại Công văn số 11551/BTC-TCT ngày 31/8/2010)

1. Luật Quản lý thuế đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007, Nghị định số 13/2009/NĐ-CP ngày 13/2/2009 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 98/2007/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Tại các văn bản này đã quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật về thuế (từ hành vi vi phạm thủ tục thuế đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế) của người nộp thuế và mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

2. Tại khoản 2 Điều 13 Luật Quản lý thuế quy định:

“Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh tội phạm vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật và thông báo tiến độ, kết quả xử lý vụ việc cho cơ quan quản lý thuế.”.

Như vậy, Luật quản lý thuế đã quy định trách nhiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm vi phạm pháp luật về thuế thuộc các cơ quan chức năng (cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án). Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên về ý kiến “xem xét việc giao và phân cấp thêm chức năng điều tra nhằm tạo thuận lợi trong công tác quản lý thuế của ngành thuế”, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để tham gia trong quá trình sửa đổi các Luật liên quan.

31. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: Xem xét về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp để cho áp dụng cơ chế nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (đề nghị bổ sung thêm cơ sở dịch vụ) như sau: đối với các công ty con, chi nhánh của doanh nghiệp có trụ sở tại địa bàn nào thì nộp các loại thuế tại nơi đó, không tập trung nộp thuế về địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ sở như hiện nay.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương