KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang39/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 3103/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Trong nhiều năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí cho 05 tỉnh Tây Nguyên triển khai sưu tầm, bảo tồn vốn văn hóa cồng chiêng xây dựng trình UNESCO công nhận và di sản văn hóa thế giới.

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trong giai đoạn 2006-2010 hàng năm đều cân đối hỗ trợ cho mỗi địa phương thuộc 05 tỉnh Tây Nguyên mỗi năm từ 100 đến 200 triệu đồng để sưu tầm, lưu giữ văn hóa cồng chiêng. Đã đầu tư xây dựng các tụ điểm sinh hoạt văn hóa tại các làng, bản có hoàn cảnh đặc biệt, bảo tồn các buôn, làng truyền thống và trong nội dung các dự án đầu tư trên đều có phần kinh phú dành cho việc sưu tầm, lưu giữ và truyền dạy văn hóa cồng chiêng, như buôn M’Liêng ở Đăk Lăk, buôn Buổ tỉnh Đăk Nông… Bên cạnh đó, Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam - Cơ quan thuộc Bộ, đã sử dụng nguồn kinh phí để tổ chức sưu tầm, lưu giữ các ký âm các bản nhạc cồng chiêng, hiện đã triển khai được trên 02 tỉnh là Đăk Nông và Gia Lai; tổ chức Hội thảo quốc tế về cồng chiêng Tây Nguyên; xây dựng và ban hành chương trình hành động về bảo tồn và phát huy giá trị cồng chiêng Tây Nguyên. Đồng thời triển khai xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy cồng chiêng Tây Nguyên (năm 2010 đã bố trí 400 triệu đồng), trong đó đề ra những nội dung công việc cụ thể cần thực hiện, cũng như đề xuất các giải pháp huy động các nguồn lực để thực hiện.

Trong những năm tới, khi được Chính phủ, Quốc hội cho phép triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá giai đoạn 2011-2015, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục đầu tư để hỗ trợ các tỉnh Tây Nguyên triển khai Đề án nói trên. Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ kinh phí của Chương trình mục tiên quốc gia về văn hoá thì sự đầu tư từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn xã hội hoá cũng cần được chính quyền địa phương hết sức quan tâm thực hiện.



6. Cử tri các tỉnh Gia Lai, Lạng Sơn kiến nghị: Tăng cường đầu tư hỗ trợ trang thiết bị cho các Nhà văn hóa ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để phục vụ nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, nhi đồng.

Trả lời: (Tại Công văn số 3103/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Thực hiện Quyết định số 11/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hoá-Thông tin chủ trì phối hợp với các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và Ủy ban nhân dân các địa phương lập Dự án “Xây dựng một số làng, bản, buôn văn hóa ở vùng có hoàn cảnh đặc biệt”. Nhiệm vụ của Dự án là: xây dựng 128 tụ điểm hoạt động văn hoá tại làng, bản, buôn đang có hoàn cảnh đặc biệt trở thành điểm sáng văn hóa xây dựng gia đình văn hóa; làng văn hóa, tổ chức tốt các hoạt động lễ hội truyền thống, văn hóa thể thao, tuyên truyền cổ động; củng cố tăng cường đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực vận động, duy trì hoạt động phong trào quần chúng ở nông thôn. Dự án được thực hiện với hai giai đoạn:



- Giai đoạn 1: Từ 2003-2005 có 48 tụ điểm văn hoá được xây dựng. Tổng kinh phí Dự án giai đoạn 1 là: 26.820.000.000 đồng. Trong đó vốn đầu tư phát triển là 24.000.000.000 đồng, vốn ngân sách sự nghiệp là 2.820.000.000 đồng.

- Giai đoạn 2: Từ 2006-2010 có 80 tụ điểm văn hoá được xây dựng. Tổng kinh phí Dự án giai đoạn 2 (riêng về vốn đầu tư xây dựng cơ bản) là 42.500.000.000 đồng (trong đó có 55 tụ điểm được đầu tư 500.000.000 đồng, năm 2009 có 25 tụ điểm được đầu tư 600.000.000 đồng)

Các tụ điểm này được hỗ trợ kinh phí 10 triệu đồng để tổ chức hoạt động những năm đầu mới triển khai hoạt động; cấp một số sách, báo, văn hoá phẩm và loa cầm tay cho hoạt động của Tụ điểm.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho 100% cán bộ văn hoá cở sở phụ trách tụ điểm , học viên dự lớp được đài thọ kinh phí

Đặc biệt, dự án cấp xe ô tô chuyên dùng văn hoá thông tin lưu động tổng hợp cho các đội thông tin lưu động miền núi để tăng cường hoạt động tuyên truyền đến vùng sâu, vùng xa nơi thiếu vắng các thiết chế văn hoá cơ sở, góp phần tuyên truyền kịp thời đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước tới nhân dân, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và hoạt động văn hoá của đồng bào ở cơ sở. Từ 2006 - 2009 đã cấp được 207 xe cho Đội Thông tin lưu động chuyên nghiệp của các Trung tâm Văn hoá-Thông tin cấp tỉnh, cấp huyện của các tỉnh, huyện miền núi, vùng sâu vùng xa. Tổng số xe đã cấp từ năm 2000-2009 là 330 xe/tổng số 433 đơn vị huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa. Năm 2010 tiếp tục cấp 99 xe Văn hoá-thông tin lưu động tổng hợp cho các Đội Thông tin lưu động miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa được cấp.



7. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị có quyết sách cụ thể nâng cao chất lượng, giá trị, ý nghĩa của các danh hiệu văn hóa, tránh việc phô trương, chạy theo hình thức.

Trả lời: (Tại Công văn số 3111/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo về 10 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thống nhất xây dựng các danh hiệu thi đua gửi Bộ Nội vụ để thống nhất ban hành Thông tư hướng dẫn các danh hiệu thi đua hướng dẫn cơ sở.



8. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị:Đề nghị có chế độ ưu đãi về vật chất và tinh thần cho đội ngũ văn nghệ sỹ (chuyên và không chuyên) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng này lao động sáng tạo.

Trả lời: (Tại Công văn số 3111/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Trong điều kiện kinh tế của đất nước, thời gian qua, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến đội ngũ văn nghệ sĩ, đã ban hành nhiều chính sách, chế độ đối với văn nghệ sĩ, cụ thể:



a) Về chính sách:

- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, ý tế, văn hoá, thể thao, môi trường.

b) Về chế độ tiền lương:

Từ năm 2004, thực hiện Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, đã quy định:

Thang, ngạch lương của nghễ sĩ, gồm:

- Biên tập, biên kịch, biên dịch (ngạch cao cấp, ngạch chính, ngạch viên);

- Đạo diễn (ngạch cao cấp, ngạch chính, ngạch viên);

- Hoạ sĩ (ngạch cao cấp, ngạch chính, ngạch viên);

- Diễn viên (hạng I, hạng II, hạng III);

- Quay phim (ngạch cao cấp, ngạch chính, ngạch viên);



c) Về các chế độ phụ cấp:

- Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề và bồi dưỡng đối với lao động biểu diễn nghệ thuật Ngành văn hóa-thông tin.

+ Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề (diễn viên), có 2 mức: 20% và 30% so với bậc lương và phụ cấp tiền lương.

+ Bồi dưỡng tập luyện, có 3 mức: 20.000 đồng/ngày đối với diễn viên đóng vai chính; mức 15.000 đồng/ngày đối với diễn viên đóng vai chính thức; mức 10.000 đồng/ngày đối với diễn viên đóng vai phụ và phục vụ.

+ Bồi dưỡng biểu diễn, có 3 mức: mức 50.000 đồng/buổi diễn đối với diễn viên đóng vai chính, chỉ đạo nghệ thuật; mức 40.000 đồng/buổi diễn đối với diễn viên đóng vai chính thức; mức 20.000 đồng/buổi diễn đối với diễn viên đóng vai phụ, phục vụ và các nhân viên khác (kể cả Trưởng, phó đoàn, cấp dưỡng).

- Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21 tháng 02 năm 2006 của Bộ Văn hóa-Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức Ngành văn hóa, thông tin.

+ Mức phụ cấp, có 3 mức: Mức 4: hệ số 0,4 so với mức lương tối thiểu; Mức 3: hệ số 0,3 so với mức lương tối thiểu; Mức 2: hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu.

- Quyết định số 82/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ ưu đãi đối với học sinh, sinh viên các bộ môn nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa-nghệ thuật, gồm:

+ Giảm học phí, có 2 mức: giảm 70% đối với học sinh, sinh viên học ngành tuồng, chèo, cải lương, múa hát cung đình; Giảm 50% học phí đối với học sinh, sinh viên học ngành xiếc và múa.

+ Bồi dưỡng nghề, có 3 mức: mức 40% suất học bổng khuyến khích toàn phần/tháng áp dụng đối với học sinh, sinh viên học chuyên ngành tuồng, chèo, cải lương, múa hát cung đình, xiếc, thanh nhạc, nhạc hơi và múa; mức 30% suất học bổng khuyến khích toàn phần/tháng áp dụng đối với học sinh, sinh viên chuyên ngành quay phim, mỹ thuật; mức 20% suất học bổng khuyến khích toàn phần/tháng áp dụng đối với học sinh, sinh viên chuyên ngành nhạc dây, nhạc gõ và các bộ môn chuyên ngành khác của điện ảnh.

+ Chế độ trang bị học tập đối với học sinh, sinh viên chuyên ngành: tuồng, chèo, cải lương, múa hát cung đình, xiếc, múa và mỹ thuật.

d) Về chế độ Bảo hiểm xã hội:

- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục: “Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” và Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm” đã quy định lao động nghệ thuật biểu diễn thuộc danh mục, gồm:

+ Nghề, công việc đặc biệt năng nhọc, độc hại nguy hiểm: Loại VI gồm Diễn viên xiếc uốn dẻo, đế trụ, nhào lộn, xiếc khác trên cao; Loại V gồm: Múa balett, múa cổ truyền và hát tuồng, diễn viên rối nước, dạy thú và biểu diễn xiếc thú, diễn viên xiếc, nhạc hơi, nhạc trưởng.

+ Nghề, công việc đặc biệt năng nhọc, độc hại nguy hiểm: Loại IV gồm Nhạc công trong các dàn nhạc, đội nhạc, chăm sóc nuôi dưỡng thú, làm con rối, diễn viên chèo, cải lương, dân ca, kịch, điện ảnh và ca sĩ chuyên nghiệp.

Triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị “Về việc tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới”, hiện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tiến hành xây dựng các đề án: Đề án Xây dựng và rà soát các chế độ chính sách đối với các hoạt động văn học nghệ thuật và văn nghệ sĩ, chế độ tài trợ, đặt hàng đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật, chính sách khuyến khích sáng tác trong các hoạt động văn học nghệ thuật và thành lập quỹ sáng tác; Đề án: Chính sách đãi ngộ về nhà ở đối với Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.



9. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị:Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm nghiên cứu và ban hành Quy chế công nhận danh hiệu Đơn vị văn hóa thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, tiêu chuẩn công nhận danh hiệu Đơn vị văn hóa ở tỉnh Sơn La nói riêng và một số tỉnh của cả nước nói chung do Liên đoàn Lao động tỉnh ban hành, vì vậy phạm vi phổ biến đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh còn hạn chế; công tác tổng hợp, tổ chức bình xét còn gặp nhiều khó khăn...

Trả lời: (Tại Công văn số /BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Ngày 23 tháng 6 năm 2006, Bộ Văn hoá-Thông tin đã ban hành Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện phong trào đã nảy sinh một số bất cập, Thường trực Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương đã có văn bản đề xuất các danh hiệu thi đua gửi Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Bộ Nội vụ để thống nhất ban hành Thông tư hướng dẫn tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục khen thưởng các danh hiệu thi đua của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

10. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị bổ sung vào quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23/6/2006 của Bộ Văn hóa Thể thao du lịch danh hiệu “đơn vị văn hóa”.

Trả lời: (Tại Công văn số 3105TTDL-VP ngày 7/9/2010)

Ngày 23 tháng 6 năm 2006, Bộ Văn hoá-Thông tin đã ban hành Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện phong trào đã nảy sinh một số bất cập.

Hiện nay, Thường trực Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương đã có văn bản đề xuất các danh hiệu thi đua gửi Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Bộ Nội vụ để thống nhất ban hànhThông tư hướng dẫn tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục khen thưởng các danh hiệu thi đua của phòng trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

11. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, tại điểm 7, Điều 69 “Danh hiệu thi đua” quy định “Gia đình văn hoá, được cấp giấy chứng nhận và được thưởng: 50.000 đồng (hoặc hiện vật kỷ niệm có giá trị tương đương). Thực tế tại cơ sở, số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa hàng năm chiếm trên 80%, nguồn ngân sách địa phương dành cho việc khen thưởng này khá lớn, vì vậy một số địa phương không đủ ngân sách để thực hiện. Đề nghị Chính phủ điều chỉnh mức khen thưởng hợp lý.

Trả lời: (Tại Công văn số 3105TTDL-VP ngày 7/9/2010)

Ngày 15 tháng 4 năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số diều của Luật Thi đua, khen thưởng (thay thế Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 01/6/2010). Điểm c, Khoản 2, Điều 71, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP quy định: Danh hiệu Gia đình văn hoá được cấp giấy chứng nhận (trường hợp tiêu biểu được kèm theo tiền thưởng bằng 0,1 lần mức lương tối thiểu chung).

Như vậy, căn cứ các quy định trên, các địa phương lựa chọn những gia đình văn hoá tiêu biểu để xét thưởng.

12. Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị tăng mức hỗ trợ của Nhà nước cho chương trình MTQG về văn hóa, thể thao và du lịch trong giai đoạn 2011-2015.

Trả lời: (Tại Công văn số 3105TTDL-VP ngày 7/9/2010)

Trong nhiều năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan tăng cường hỗ trợ ngân sách Trung ương cho chương trình. Mặc dù khả năng cân đối nguồn lực của Nhà nước gặp khó khăn nhưng Chính phủ đã cân đối đầy đủ phần ngân sách Trung ương hỗ trợ cho chương trình (sở dĩ nguồn lực cho chương trình còn thiếu là do khả năng cân đối của ngân sách địa phương và huy động các nguồn xã hội hóa còn hạn chế). Về định mức chi cho từng dự án, từng nội dung công việc, trong quá trình xây dựng thông tư hướng dẫn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ cố gắng xây dựng sát với thực tế hơn, theo hướng tăng cao để đảm bảo việc triển khai công việc tại các địa phương.

Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hoàn tất thủ tục và đang trình Chính phủ xem xét, đề nghị Quốc hội thông qua việc tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2011-2015, cũng như tăng mức chi cho sự nghiệp văn hóa, thể thao du lịch nói chung và chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa nói riêng./.

13. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Đề nghị Bộ cần quy định cụ thể về trang phục và hình dáng bên ngoài của các ca sỹ khi biểu diễn trước công chúng. Bởi vì thực tế hiện nay một bộ phận không nhỏ tầng lớp thanh niên trong xã hội bị ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách do sự bắt chước mang tính tiêu cực về cách ăn mặc và biểu diễn không đúng thuần phong mỹ tục của các ca sỹ này.

Trả lời: (Tại Công văn số 3121/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Điểm 1, 4 và 5, Điều 3 Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ngày 02 tháng 7 năm 2004 quy định: Nghiêm cấm tự tiện thay đổi động tác diễn xuất, phong cách biểu diễn nghệ thuật, thêm, bớt lời ca, lời thoại khác với nội dung và hình thức thể hiện đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép công diễn mà gây hiệu quả xấu; nghiêm cấm phục trang, hóa trang trái với thuần phong mỹ tục… tạo ra kiểu đầu tóc kinh dị… trang phục hở hang, lộ liễu.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng của Bộ và chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh/thành thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các đơn vị và cá nhân nghệ sỹ biểu diễn trên toàn quốc yêu cầu kiểm tra chặt chẽ và quán triệt việc thực hiện đúng, đầy đủ các quy định tại Quyết định số 47/2004/QĐ-BVHTT ngày 02 tháng 7 năm 2004. Nhờ vậy, tình trạng vi phạm các quy định tại Quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp những năm gần đây đã giảm rất nhiều. Tuy nhiên, việc quy định cụ thể trang phục và hình dáng bên ngoài của ca sĩ là khó thực hiện.

14. Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: Đối với giải bóng đá Quốc gia, đề nghị các năm sau nên lấy tên gọi mang đậm dấu ấn Việt Nam (chẳng hạn, Giải Vô địch Quốc gia Việt Nam mùa giải 2011) thay vì lấy tên gọi như hiện nay không thể hiện được tiếng Việt Nam. Trong khi đó các giải bóng đá châu âu thì dùng tiếng Việt Nam (giải ngoại hạng Anh, giải Hoàng gia Tây Ban Nha. ..).

Trả lời: (Tại Công văn số 3121/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Hiện nay, tên gọi chính thức của giải vô địch bóng đá quốc gia được quy định tại Điều lệ Giải năm 2010 là “Giải Vô địch bóng đá quốc gia-Petro Vietnam Gas 2010”. Cách đề cập tên Giải được các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng là V-League (V là Việt Nam, League là Liên đoàn, đây là chữ viết tắt đồng thời cũng khẳng định giải đấu của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam). Cách gọi này phù hợp với thông lệ quốc tế. Ví dụ: Giải ngoại hạng Anh (Premier League), Giải Tây Ban Nha (La Liga).

Tên gọi của Giải gồm 2 phần: Giải Vô địch bóng đá quốc gia và tên nhà tài trợ chính của giải là Petro Vietnam Gas. Việc ghép tên giải với nhà tài trợ danh vị của giải được nhiều quốc gia thực hiện như: Giải ngoại hạng Anh (Barclays Premier League), Giải Tây Ban Nha (Liga BBVA).

Petro Vietnam Gas là tên giao dịch quốc tế của Tổng Công ty khí Việt Nam thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia. Việc sử dụng tên Petro Vietnam Gas ghép với tên Giải Vô địch bóng đá quốc gia được thực hiện theo hợp đồng với Tổng Công ty khí Việt Nam với mục đích xây dựng và phát triển thương hiệu trong nước và quốc tế của nhà tài trợ. Việc này cũng phù hợp với thông lệ trong việc sử dụng tên gọi của các giải thể thao và các sự kiện văn hoá, nghệ thuật khác hiện nay.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ chỉ đạo Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có văn bản đề nghị các cơ quan báo chí tăng cường sử dụng tên gọi bằng tiếng Việt khi tuyên truyền về các giải thể thao quốc gia.

15. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Bộ quan tâm xem xét một số công trình di tích lịch sử văn hoá đã có hồ sơ, đến nay đang bị bỏ ngỏ: Khu di tích nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ được cấp Bằng công nhận Di tích lịch sử Quốc gia năm 2006; cụm Nghệ thuật tôn vinh khu An toàn khu (ATK) Định Hoá tại Quán Vuông đã được Bộ khảo sát từ năm 2005 đến nay chưa có kế hoạch xây dựng tôn tạo khu quần thể và bàn giao cho địa phương bảo vệ.

Trả lời: (Tại Công văn số 3118/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Di tích địa điểm nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Bản Ngoại được xếp hạng di tích quốc gia năm 2006, còn địa điểm Quán Vuông chưa được xếp hạng di tích.

Trong Quyết định số 984/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án quy hoạch tổng thể đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo và phát huy khu di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến “Chiến khu Việt Bắc”, địa bàn gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Hà Giang, trong đó đã giao nhiệm vụ cho Ủy ban nhân dân các tỉnh làm chủ đầu tư các dự án thuộc nhóm dự án về di tích và nhóm dự án về trưng bày bổ sung tại di tích, bảo tồn cảnh quan trong khu vực di tích.

Ngày 22 tháng 10 năm 2001, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định số 4065/QĐ-UB phê duyệt dự án khả thi công trình: Phục hồi, bảo tồn, tôn tạo và phát huy khu di tích lịch sử cách mạng “Chiến khu Việt Bắc” tỉnh Thái Nguyên. Nội dung Dự án này đề xuất phương án tôn tạo hai địa điểm là:

- Di tích Nơi ở và Làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Bản Ngoại không phục hồi, chỉ xây dựng nhà bia ghi dấu sự kiện. Hạng mục nhà bia và sân vườn, đường vào di tích đã được triển khai và hoàn thành.

- Đối với Khu vực Quán Vuông dự kiến xây dựng biểu tượng tôn vinh các giá trị của ATK Định Hóa. Hiện tỉnh Thái Nguyên chưa triển khai hạng mục này vì còn cân nhắc thêm về địa điểm cũng như hình thức thể hiện.

Để bảo vệ và phát huy tốt giá trị của di tích ATK, tháng 01 năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Ban Quản lý Khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định hóa, Thái Nguyên. Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã giao Sở Xây dựng xúc tiến xây dựng Quy hoạch liên thông ATK liên hoàn 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn./.

16. Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: Tân Trào, Tuyên Quang là trung tâm của ẠTK Việt Bắc, nơi đây được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn làm nơi đặt trụ sở của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội và hầu hết bộ, ngành và cơ quan trung ương trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. Cử tri tỉnh Tuyên Quang đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục đầu tư và nâng cấp hạ tầng khu di tích lịch sử Tân Trào để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và công nhận Tân Trào là khu di tích Quốc gia đặc biệt.

Trả lời: (Tại Công văn số 3120/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Ngày 02 tháng 10 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 984/QĐ-TTg phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể đầu tư phục hồi, bảo tồn tôn tạo và phát huy khu di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến Chiến khu Việt Bắc, trong đó có Khu di tích ATK Tân Trào và các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trong tỉnh Tuyên Quang.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, ngày 31 tháng 10 năm 2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 1488/QĐ-CT phê duyệt Dự án phục hồi, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử cách mạng Chiến khu Việt Bắc, tỉnh Tuyên Quang. Bộ Văn hóa-Thông tin đã có Công văn số 2274/BVHTT-KHTC ngày 22 tháng 6 năm 2005 thoả thuận để Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang phê duyệt Dự án. Theo đó, nội dung Dự án có nhiều hạng mục di tích, địa điểm di tích đã được tu bổ, tôn tạo. Khu di tích Tân Trào có 15 điểm di tích cùng với Quy hoạch bảo tồn làng Tân Lập, xã Tân Trào.

Khu di tích có đặc thù là địa điểm nơi ở và hoạt động của các cơ quan đầu não Trung ương trong thời kỳ kháng chiến. Vì vậy, sau khi các địa điểm này được xếp hạng di tích quốc gia, thì hầu hết các Bộ, ngành đã đầu tư tu bổ, tôn tạo và xây dựng nhà bia lưu niệm. Trong đó có chú trọng đến các công trình phúc lợi cho nhân dân sở tại, như: Khu di tích Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ, Di tích Ban Tuyên huấn Trung ương, Nha Thông tin, Bộ Tư pháp...



17. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Hiện nay khi gia nhập WTO, Việt Nam đã là một trong những điểm du lịch được rất nhiều du khách nước ngoài lựa chọn để tham quan, trong đó các danh lam thắng cảnh và khu di tích văn hóa như: Cố đô Huế, vịnh Hạ Long… một trong những điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cử tri lo lắng vì hiện nay việc chèo kéo khách du lịch chụp ảnh lưu niệm, mua các tặng phẩm tại địa phương dễ gây nên mất thiện cảm về hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Bên cạnh đó cần phải hoàn thiệt cơ sở hạ tầng, xây dựng các nhà nghỉ chân, nơi vệ sinh công cộng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Trả lời: (Tại Công văn số 3100/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Vấn đề làm mất vệ sinh môi trường và tình trạng chèo kéo khách du lịch tại các điểm đến du lịch đã xuất hiện từ lâu, đặc biệt tại các điểm có đông du khách nước ngoài.

Để chấn chỉnh tình trạng đó, ngày 31 tháng 3 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg về tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, du lịch, trong đó có quy định rõ trách nhiệm của chính quyền các cấp thực hiện. Ngày 29 tháng 7 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đó ban hành Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT về Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch và tại Điểm 5, Điều 9, Luật Du lịch quy định “Khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam”.

Trong thực tế, tại một số điểm du lịch vẫn còn những hình ảnh không đẹp như nạn chèo kéo khách, ép khách chụp ảnh lưu niệm, mua đồ tặng phẩm... Để khắc phục hiện tượng này, trong thời gian tới Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra tại các điểm đến du lịch để kịp thời ngăn chặn những biểu hiện vi phạm quy định của luật pháp, đồng thời tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp quy, nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư và khách du lịch.

Về vấn đề nhà vệ sinh công cộng tại các khu du lịch có nhiều người qua lại: Ngày 8 tháng 9 năm 2009, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 3002/BVHTTDL-TCDL đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát động chiến dịch “làm mới và chuẩn hoá nhà vệ sinh” theo quan điểm “ở đâu có nhiều hành khách qua lại, ở đó có nhà vệ sinh sạch, đẹp”, đồng thời giao Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân quận, huyện tổ chức đoàn liên ngành kiểm tra thực trạng các nhà vệ sinh hiện nay. Tiếp tục tinh thần chỉ đạo trên, ngày 03 tháng 02 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-BVHTTDL về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động văn hoá, tín ngưỡng tại di tích. Theo đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị các địa phương phối hợp triển khai các giải pháp bảo đảm giữ gìn vệ sinh môi trường, sắp xếp các hàng quán, dịch vụ hợp lý tại các điểm di tích...

18. Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ đánh giá hiệu quả của Đề án 167 về xây dựng và phát triển hoạt động văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010. Đồng thời kiến nghị Chính phủ quan tâm xếp hạng Di tích Quốc gia Đồn Rạch Cát (Cần Đước) để có cơ sở cho việc bảo vệ và tôn tạo di tích lịch sử này trong thời gian tới.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương