KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang38/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 5244/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Theo qui định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ thì đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng và trợ cấp một lần không áp dụng đối với những người đang hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng hoặc đang công tác hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đây là chính sách có tính chất trợ cấp cho những đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã phục viên, xuất ngũ về địa phương hiện không có chế độ trợ cấp hàng tháng, không phải chế độ trợ cấp cho tất cả đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nói chung.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến để nghiên cứu, xem xét đề xuất.



56. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Đề nghị có chính sách giải quyết cho đối tượng là chuyên gia giúp Campuchia trong kháng chiến.

Trả lời: (Tại Công văn số 5244/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị (tại điểm 4 Thông báo số 183-TB/TW ngày 03/9/2008) về việc giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách đối với quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và làm nhiệm vụ giúp bạn Lào sau 30/4/1975, Bộ Quốc đang phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành khảo sát, nghiên cứu, xây dựng Đề án chế độ, chính sách đối với các đối tượng nêu trên; dự kiến trình Bộ Chính trị cho ý kiến vào quý 4 năm 2010. Sau khi Bộ Chính trị cho chủ trương sẽ tiếp tục xây dựng các văn bản về chế độ, chính sách trình Chính phủ ban hành và triển khai thực hiện.



57. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng an ninh khu vực biên giới, đề nghị Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị Bộ chỉ huy quân sự huyện Mường Trà, Đồn biên phòng Mường Mươn, huyện Mường Trà.

Trả lời: (Tại Công văn số 5230/BQP-VP ngày 6/9/2010)

1. Về đề nghị Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng, trang thiết bị Ban CHQS huyện Mường Chà.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng đang tập trung triển khai 3 dự án xây dựng Ban CHQS huyện Mường Ẳng, Ban CHQS thị xã Mường Lay và Ban CHQS thành phố Điện Biên thuộc Bộ CHQS tỉnh Điện Biên, các dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2011. So với các địa phương khác trên cả nước nói chung và trên địa bàn Quân khu 2 nói riêng, các Ban CHQS huyện (thị, xã) thuộc Bộ CHQS tỉnh Điện Biên đã cơ bản được đầu tư, đáp ứng yêu cầu trước mắt về nhà ở, làm việc.

Ban CHQS huyện Mường Chà đã được đầu tư xây dựng 01 nhà làm việc 2 tầng diện tích 480 m2 năm 1996, 01 nhà ăn+bếp diện tích 150 m2 năm 2004, hiện còn thiếu 01 nhà ở với diện tích 480 m2 , nhu cầu này sẽ được BTL Quân khu 2 cân đối chung, tổng hợp và báo cáo Bộ Quốc phòng đầu tư vào những năm tiếp theo, sau khi hoàn thành 3 dự án trên.

2. Về đầu tư xây dựng đồn Biên phòng Mường Mươn, huyện Mường Chà.

Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Điện Biên tổng có 14 Đồn Biên phòng, trong đó có 3 đồn thành lập mới năm 2006; đến nay số đồn này đã và đang đầu tư xây dựng cơ bản, hiện còn 01 đồn Biên phòng Nà Khoa (đồn thành lập mới năm 2006) chưa được đầu tư xây dựng. So với toàn lực lượng Bộ đội Biên phòng thì BCH Biên phòng tỉnh Điện Biên đã được ưu tiên đầu tư với tỷ lệ cao hơn các tỉnh khác.

Vừa qua, Bộ Quốc phòng đã tập trung ngân sách, ưu tiên đầu tư xây dựng các đồn Biên phòng mới thành lập để ổn định đời sống, sinh hoạt và công tác của bộ đội. Cụ thể đối với BCH Biên phòng tỉnh Điện Biên đã được đầu tư xây dựng mới, đồng bộ cả Trạm kiểm soát đối với đồn Biên phòng A Pa Chải (thành lập mới năm 2006), đã hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2009; năm 2010 đã khởi công xây dựng Đồn Biên phòng Mường Pồn (thành lập mới năm 2006); dự kiến năm 2011 sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng đồn Biên phòng Nà Khoa, hoàn thành chương trình đầu tư xây dựng các đồn mới thành lập.

Đồn Biên phòng Mường Mươn, huyện Mường Chà được xây dựng từ năm 1993, đến nay đã hư hỏng, xuống cấp, cần được đầu tư xây dựng lại trong thời gian tới sau khi xây dựng xong các đồn mới thành lập. Hiện nay, BTL Biên phòng còn 208 đồn Biên phòng có nhu cầu đầu tư xây dựng lại, Bộ Quốc phòng sẽ chỉ đạo BTL Biên phòng rà soát, tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng lại các đồn đã ổn định vị trí đóng quân, doanh trại xuống cấp để đưa vào kế hoạch đầu tư các năm tới đây.



58. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: Hiện nay, Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp xã và Trưởng Công an cấp xã nhiều nơi chưa tương xứng với nhau, dẫn đến chế độ chính sách cũng khác nhau, có nơi thì Thủ trưởng cơ quan Quân sự cấp xã không phải là lực lượng chính quy, nhưng lại bố trí Trưởng Công an cấp xã là lực lượng chính quy. Đề nghị Chính phủ xem xét, hướng dẫn bố trí tương xứng, đảm bảo hài hòa giữa lực lượng Công an và Quân sự cấp xã; cần bố trí thống nhất lực lượng Công an, Quân sự tại các phường, thị trấn và các xã trọng điểm về quốc phòng, an ninh phải là lực lượng chính quy.

Trả lời: (Tại Công văn số 5260/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Do quy định của Luật Dân quân tự vệ và Luật Công an nhân dân, Chính phủ quy định khác nhau nên không thống nhất như nhau được.



59. Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: Có nhiều điểm giáp ranh, quy định còn nhiều bất cập thực tiễn nảy sinh nhiều khó khăn. Kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và Bộ Quốc phòng nên có quy định rõ ràng về ranh giới những vùng giáp ranh giữa các tỉnh. Nhiều đối tượng đã lợi dụng vấn đề ranh giới để buôn bán ma túy, đặc biệt là ở những vùng trống không có người quản lý. Thực tế lượng ma túy qua Tây Bắc chiếm tới 70%. Chính phủ nên cho thành lập đồn biên phòng khu vực Tây Bắc để quản lý.

Trả lời: (Tại Công văn số 5229/BQP-VP ngày 6/9/2010)

- Để tăng cường quản lý và phòng chống ma tuý tại các điểm giáp ranh đã được Thủ tướng Chính phủ kết luận tại buổi làm việc với Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình “ Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa lập 01 đơn vị đồn trú tại khu vực trên để tăng cường công tác an ninh trật tự, phòng chống ma tuý trên địa bàn” (văn bản thông báo Kết luận của Thủ tướng số 132/TB-VPCP ngày 21 tháng 5 năm 2010).

- Việc cử tri đề nghị thành lập đồn biên phòng khu vực Tây Bắc (khu vực huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) là không phù hợp, lý do: Hòa bình là tỉnh nội địa, việc duy trì bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trong các tỉnh nội địa thuộc chức năng chỉ đạo của Bộ Công an.

60. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị:Cử tri phản ánh việc tuyển quân hàng năm gặp nhiều khó khăn do một số thanh niên trong độ tuổi tìm mọi cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Đề nghị Chính phủ có giải pháp xử lý nghiêm những trường hợp trốn nghĩa vụ quân sự, đồng thời chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt chính sách đối với quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự như học nghề, giải quyết việc làm… (cử tri huyện Sóc Sơn).

Trả lời: (Tại Công văn số 5224/BQP-VP ngày 6/9/2010)

1. Đối với việc xử lý trốn tránh nghĩa vụ quân sự:

Để xử lý những trường hợp trốn tránh thi hành nghĩa vụ quân sự, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 về việc “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng”. Từ Điều 6 đến Điều 12 của Nghị định này đã quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm quy định về kiểm tra hoặc khám sức khoẻ để thực hiện nghĩa vụ quân sự buộc phải chấp hành các quy định về kiểm tra hoặc khám sức khoẻ theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự. Nếu vẫn tiếp tục vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì căn cứ vào Bộ Luật Hình sự để thực hiện. Do đó việc xử lý nghiêm những trường hợp trốn tránh nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của Chính quyền địa phương các cấp.

Hiện nay các mức xử phạt tiền được quy định tại Nghị định 151/2003/NĐ-CP có thấp hơn so với mặt bằng chung của xã hội, Bộ Quốc phòng đã đề nghị và được Chính phủ đồng ý cho phép sửa đổi, bổ sung tăng mức xử phạt hành chính bảo đảm nâng cao trách nhiệm của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên, việc xử phạt hành chính chỉ là một biện pháp để hỗ trợ; do đó để khắc phục tình trạng trốn tránh nghĩa vụ quân sự cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, tổ chức quần chúng và nhân dân trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt Luật nghĩa vụ quân sự.



2. Với việc thực hiện chính sách đối với quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự như học nghề, giải quyết việc làm.

- Về học nghề:

Đảng, Nhà nước, Quân đội luôn luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần đối với quân nhân tại ngũ cũng như chính sách bảo đảm dạy nghề, tạo việc làm cho quân nhân xuất ngũ trở về địa phương (gọi tắt là QNXN).

- Về giải quyết việc làm:

Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, cần có sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Mỗi năm có hàng vạn QNXN ở trên tất cả các địa phương, các vùng miền khác nhau và mỗi quân nhân có một nguyện vọng riêng. Trong khi đó điều kiện thu hút lao động ở các cơ sở Nhà nước còn ít mà chủ yếu ở các doanh nghiệp tư nhân... điều kiện, yêu cầu tuyển dụng lao động cũng khác nhau, do vậy để thống nhất chung về mặt chính sách là rất khó khăn.

Để đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho QNXN có hiệu quả, Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan nghiên cứu và đề nghị Chính phủ một số nội dung sau:

Hỗ trợ 100% kinh phí cho những doanh nghiệp đào tạo nghề cho QNXN và bố trí làm việc tại doanh nghiệp của mình.

Giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu tìm giải pháp tạo việc làm cho QNXN như: Yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp ưu tiên sắp xếp việc làm....giao chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển QNXN vào làm việc tại các cơ quan, doanh nghiêp. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho QNXN như (ưu tiên thuê đất..., hỗ trợ kinh phí học nghề và các hình thức khen thưởng khác...). Phát động, kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể và các nhà hảo tâm ủng hộ xây dựng quỹ dạy nghề, tạo việc làm cho QNXN .

Tổ chức dạy nghề và giải quyết việc làm cho QNXN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Để thực hiện chủ trương này, ngoài chính sách hỗ trợ của Chính phủ cần có sự quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả từ chính quyền các địa phương, sự ủng hộ của các tổ chức chính trị xã hội, của các doanh nghiệp và của toàn thể nhân dân.

Bộ Quốc phòng xin thông báo và tiếp thu ý kiến của cử tri để kiểm tra, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng nghiêm túc, chặt chẽ, theo đúng quy định hiện hành.



61. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Về chính sách đối với người có công với nước, hiện nay đối tượng tham gia 9 năm chống Pháp (từ tháng 8/1945 đến 1954) gặp rất nhiều khó khăn nhưng chưa được đãi ngộ thỏa đáng, trong khi nhà nước đã có chính sách cho cán bộ tiền khởi nghĩa (trước tháng 8/1945) và cán bộ, chiến sỹ và nhân dân cả nước trong thời kỳ kháng chiến chỗng Mỹ (1954-1975), đề nghị Nhà nước quan tâm chế độ đãi ngộ cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân có công lao thành tích trong thời kỳ 9 năm chống Pháp.

Trả lời: (Tại Công văn số 5249/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị (tại Thông báo số 38-TB/TW ngày 28/12/2001); ngày 11/4/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31/12/1960 trở về trước, theo quy định tại Quyết định nêu trên, các đối tượng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên, thôi việc được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo số năm thực tế phục vụ quân đội, cứ mỗi năm phục vụ trong quân đội được trợ cấp 420.000 đồng; mức trợ cấp thấp nhất bằng 840.000 đồng.

Về đề nghị Nhà nước quan tâm chế độ đãi ngộ cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân có công lao thành tích trong thời kỳ 9 năm chống Pháp, Bộ Quốc phòng xin tiếp thu để phối hợp với Bộ, ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu, đề xuất.

62. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Đường Đông Trường Sơn đoạn đi qua tỉnh Lâm Đồng được khởi công từ năm 2004 đến nay nhưng tiến độ thi công quá chậm. Khi mùa mưa tới xã Đưng K’nớ (thuộc huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng) là vùng đồng bào dân tộc, bị cách ly do không thể tham gia giao thông được.

Trả lời: (Tại Công văn số 5275/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Đường Trường Sơn Đông được khởi công từ năm 2004 tại điểm cuối tuyến thuộc tỉnh Lâm Đồng, qua quá trình triển khai chỉ đạo thi công đến nay đoạn tuyến đến xã Đưng K’nớ (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) vẫn chưa thông tuyến do một số lý do khách quan sau:

+ Điều kiện địa chất thủy văn rất phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, mùa mưa trong năm tại khu vực thường kéo dài, phải thực hiện xử lý, điều chỉnh lại cho đồng bộ và phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường.

+ Tuyến đường độc đạo trùng với tuyến đường dân sinh hiện hữu, công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, vừa thi công vừa phải bảo đảm giao thông đi lại thường xuyên cho các loại phương tiện trong địa bàn (đặc biệt số lượng xe quá tải, quá khổ tham gia xây dựng thuỷ điện tại địa phương có mật độ quá lớn).

+ Nguồn vốn của Nhà nước chưa bảo đảm tiến độ thi công theo đề nghị của Bộ Quốc phòng.

+ Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến đề nghị của cử tri tỉnh Lâm Đồng; thời gian tới sẽ trực tiếp chỉ đạo Ban Quản lý dự án 46 phối hợp với các cơ quan của địa phương xây dựng phương án triển khai phù hợp theo tiến độ ngân sách khi được nhà nước cấp bảo đảm.



63. Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: Đề nghị hướng dẫn cụ thể về quy đổi hệ số trợ cấp khu vực đối với những đối tượng trong lực lượng vũ trang. Hiện trên sổ của đối tượng này được ghi bằng phiên hiệu A,B,C… nên việc xác định phụ cấp khu vực để giải quyết chế độ là rất khó khăn.

Trả lời: (Tại Công văn số 5282/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến kiến nghị trên và sẽ phối hợp với Bộ Lao động thương binh và xã hội, BHXH Việt Nam và các địa phương xem xét, giải quyết bảo đảm quyền lợn cho các đối tượng.



64. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét hồ sơ để công nhận 3 xã: Ôn Lương, Phủ Lý và Yên Trạch huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là xã ATK vì Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đã có thành tích trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và thực chất 3 xã này tiếp giáp với ATK Định Hoá, trong kháng chiến chống Pháp là các “Vọng gác” đã trực tiếp đánh lui nhiều trận càn của địch, không cho địch thâm nhập vào “ Thủ đô kháng chiến”.

Trả lời: (Tại Công văn số 5258/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Bộ Quốc phòng thống nhất với đề nghị của cử tri tỉnh Thái Nguyên về việc xem xét hồ sơ để công nhận 3 xã: Ôn Lương, Phủ Lý và Yên Trạch huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên là xã ATK; khi Chính phủ yêu cầu (kèm theo hồ sơ liên quan và đề nghị của địa phương), Bộ Quốc phòng sẽ chỉ đạo cơ quan nghiên cứu và báo cáo Chính phủ đồng thời gửi ý kiến trả lời đến cử tri tỉnh Thái Nguyên với thời gian sớm nhất.



BỘ VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1. Cử tri tp Hải Phòng, tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Cử tri phản ánh tình trạng mê tín dị đoan, dựa vào yếu tố tâm linh để xin khôi phục đình chùa, miếu mạo đang diễn ra rất phổ biến. Ở nhiều nơi chính quyền địa phương còn tùy tiện trong việc huy động và sử dụng tiền công đức, vận động nhân dân đóng góp quá nhiều khoản. Số lượng người đến chùa, đền quá đông gây nên tình trạng quá tải, làm ô nhiễm, hủy hoại môi trường, tàn phá di tích và phát sinh các hành vi tiêu cực, phạm pháp như mê tín dị đoan, buôn bán, dịch vụ giữ xe với giá cao, trộm cắp, giả dạng ăn xin hoành hành. Cử tri đề nghị Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý các hoạt động văn hóa tâm linh; đặc biệt nghiêm cấm mọi hình thức hoạt động mê tín dị đoan.

Trả lời: (Tại Công văn số 3144/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Ngày 11 tháng 7 năm 1998, Bộ Văn hoá-Thông tin đã ban hành Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT hướng dẫn và quy định rõ việc nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan.

Những năm gần đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội kèm theo Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005; Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng và các văn bản quản lý nhà nước về lễ hội. Tại các văn bản đã quy định việc bảo tồn và chọn lọc những giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là công tác sưu tầm, nghiên cứu khôi phục lại các lễ hội truyền thống trên phạm vi cả nước. Các địa phương đã chú trọng bảo tồn các lễ hội truyền thống, nhiều lễ hội sau nhiều năm bị mai một nay đã được phục dựng lại theo nguyên gốc, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, cân bằng đời sống tâm linh và hưởng thụ, sáng tạo văn hoá trong nhân dân.

Hàng năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập đoàn công tác kiểm tra trước, trong và sau mùa lễ hội, để kịp thời chấn chỉnh những hiện tượng hoạt động mê tín dị đoan, những hủ tục không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại. Qua công tác kiểm tra, báo cáo của các đơn vị và phản ánh của báo chí, có thể thấy các tỉnh/thành đều quán triệt và chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc công tác quản lý và tổ chức lễ hội.

Hiện nay, Bộ đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng trong đó có quy định về tổ chức lễ hội, tiếp tục hoàn thiện một bước các quy định của pháp luật nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động văn hoá nói chung, ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan./.

2. Cử tri tp Hải Phòng, tp Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Nam, Gia Lai kiến nghị: Vừa qua, khắp nơi trên cả nước đã tiến hành các hoạt động mít tinh, kỷ niệm các ngày lễ lớn. Tuy nhiên, cử tri cho rằng có nhiều lễ hội, festival được tổ chức quá tốn kém, gây lãng phí trong khi đất nước còn nghèo, cần phải tập trung nguồn lực để đầu tư cho phát triển kinh tế. Đề nghị Chính phủ, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cần chỉ đạo, chấn chỉnh, tăng cường việc quản lý, tổ chức các lễ hội, lễ kỷ niệm để đảm bảo vừa hiệu quả, thiết thực nhưng cũng tiết kiệm; đẩy mạnh việc xã hội hóa các hoạt động lễ hội, festival trên phạm vi cả nước.

Trả lời: (Tại Công văn số 3106/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Việc tổ chức các Ngày kỷ niệm, Nghi thức trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước đã được quy định cụ thể trong nhiều văn bản khác nhau. Tuy nhiên, việc vận dụng ở các địa phương còn thiếu thống nhất và bộc lộ một số bất cập, hạn chế, trong đó có những biểu hiện phô trương, hình thức gây lãng phí.

Nhằm khắc phục tình trạng đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu, trình Chính phủ, Bộ Chính trị cho phép xây dựng Đề án quy định về tổ chức các Ngày kỷ niệm và nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen cao với mục tiêu: Tổ chức trang trọng, tiết kiệm, chú trọng tính hiệu quả thiết thực, thực hiện nếp sống văn minh trong việc tổ chức các ngày lễ kỷ niệm gắn với việc giáo dục lòng yêu nước và thi đua yêu nước. Đồng thời, bổ sung một số nội dung, quy định để phù hợp với sự phát triển của đất nước, trong đó có đề nghị giảm tần xuất và quy mô tổ chức các ngày kỷ niệm, giảm huy động quần chúng, khách mời… thực hành tiết kiệm, chú trọng tuyên truyền có chiều sâu, nhằm đem lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với tình cảm, nguyện vọng của nhân dân và không làm giảm ý nghĩa của các sự kiện kỷ niệm. Đề án đã được Bộ Chính trị thông qua tại Thông báo số 334-TB/TW ngày 10 tháng 5 năm 2010.

Đồng thời, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng tham mưu, trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22 tháng 7 năm 2010 về đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao với yêu cầu: Giảm tần xuất, quy mô, cấp độ tổ chức các ngày lễ kỷ niệm, không tổ chức lễ trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước và các hình thức khen thưởng riêng mà kết hợp tổ chức cùng với các lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của Ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan đơn vị, không tặng quà và chiêu đãi, giảm bớt việc huy động quần chúng, khách mời tham gia lễ kỷ niệm.

Về fetival, lễ hội, ngày 15 tháng 6 năm 2010, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị đánh giá công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2010. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm rút ra từ hội nghị, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có văn bản chỉ đạo các địa phương yêu cầu rà soát việc tổ chức các Festival văn hóa du lịch, các lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch, ngày hội văn hóa các dân tộc vùng, miền đảm bảo quy mô, tần suất từ 4-5 năm/1 lần, tránh phô trương, lãng phí, hiệu quả xã hội thấp. Thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ để huy động các nguồn lực xã hội trong tổ chức các hoạt động lễ hội trên tinh thần tự nguyện, tự giác của nhân dân, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước. Kinh phí thu chi trong lễ hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính./.

3. Cử tri tỉnh Cần Thơ kiến nghị: Hiện nay khu vực ĐBSCL còn rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch, thương mại,… Tuy nhiên, lâu nay cả vùng vẫn làm theo phong trào, thiếu cơ chế phối hợp giữa các địa phương. Đề nghị trong thời gian tới Bộ nên có giải pháp hiệu quả nhằm chấn chỉnh, góp phần nâng cao tiềm năng du lịch vốn rất phong phú của cả khu vực quan trọng này.

Trả lời: (Tại Công văn số 3101/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Để phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao cho Tổng cục Du lịch nghiên cứu “Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” nhằm phát huy thế mạnh của từng khu vực, từng địa bàn trong Vùng, tạo điểm đến đặc trưng của khu vực, mở ra khả năng kết nối sản phẩm nội vùng, liên vùng và liên quốc gia tạo ra hiệu quả kinh tế cao từ du lịch.

Sau hai năm nghiên cứu, ngày 09 tháng 03 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 803/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt “Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”. Đề án đã đề cập đến cơ chế phối hợp giữa các tỉnh trong khu vực để hình thành 4 cụm du lịch, với sự khai thác các tài nguyên du lịch đặc thù và phát huy các sản phẩm liên kết của từng khu vực tạo ra sức cạnh tranh cao. Mục tiêu đến năm 2015 các tỉnh trong vùng đón được 2,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 5,2 triệu lượt khách du lịch nội địa và năm 2020 đón được 3,9 triệu lượt khách quốc tế và 6,5 triệu lượt khách nội địa./.

4. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN xem xét nâng mức chi phí công tác của Ban chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư từ 1.000.000đ/năm/khu dân cư lên 2.000.000đ/năm/khu dân cư, để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và phù hợp với giá cả hiện nay.

Trả lời: (Tại Công văn số 3103/BVHTTDL-VP ngày 7/9/2010)

Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ làm việc, thống nhất với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính nâng mức chi phí công tác của Ban Chỉ đạo ở Khu dân cư từ 1.000.000 đồng lên 2.000.000 đồng/năm/khu dân cư.



5. Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị Bộ quan tâm đầu tư kinh phí sự nghiệp văn hoá hàng năm để khai thác, bảo tồn và phát huy Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương