KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang37/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 5249/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị (tại điểm 4 Thông báo số 183-TB/TW ngày 03/9/2008) về việc giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách đối với quân tình nguyện Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc và làm nhiệm vụ giúp bạn Lào sau 30/4/1975, Bộ Quốc đang phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiến hành khảo sát, nghiên cứu, xây dựng Đề án chế độ, chính sách đối với các đối tượng nêu trên; dự kiến trình Bộ Chính trị cho ý kiến vào quý 4 năm 2010. Sau khi Bộ Chính trị cho chủ trương sẽ tiếp tục xây dựng các văn bản về chế độ, chính sách trình Chính phủ ban hành và triển khai thực hiện.



46. Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: Cử tri các huyện được đầu tư theo quy định của Nghị quyết 30a kiến nghị, hiện nay trình độ cán bộ y tế của tuyến xã kém, nên nhiều bệnh nhân phải chuyển lên bệnh viện huyện để được khám chữa bệnh, bệnh viện huyện đang quá tải. Đề nghị Bộ Quốc phòng sớm có hướng dẫn triển khai thực hiện chính sách đào tạo cán bộ y tế cơ sở cho con em các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốc phòng theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.

Trả lời: (Tại Công văn số 5235/BQP-VP ngày 6/9/2010)

1. Theo Luật BHYT, cán bộ quân đội nghỉ hưu thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. Việc cấp thẻ BHYT, đăng ký cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, quyền lợi được hưởng của người tham gia BHYT (trong đó có cán bộ quân đội nghỉ hưu) được thực hiện theo các quy định tại Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật (Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế-Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT, Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14/8/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT...).

- Theo quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BYT, người tham gia BHYT (bao gồm cả cán bộ quân đội nghỉ hưu) được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện gần nơi cư trú và được chuyển tuyến khám chữa bệnh tuỳ theo mức độ bệnh tật và khả năng chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh ban đầu (hầu hết các bệnh viện quân đội đều là cơ sở khám chữa bệnh tương đương tuyến tỉnh và tuyến trung ương). Một số đối tượng được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, tuyến trung ương nhưng phải có những điều kiện cụ thể quy định tại Thông tư. Việc quy định đăng ký khám chữa bệnh ban đầu như tại Thông tư 10/2009/TT-BYT nhằm mục đích giảm áp lực quá tải của các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên, tạo điều kiện thuận lợi để người tham gia BHYT được khám chữa bệnh kịp thời.

- Bộ Quốc phòng luôn luôn xác định, cán bộ quân đội nghỉ hưu là một trong các đối tượng phục vụ chính của các bệnh viện quân đội và đã chỉ đạo các bệnh viện quân đội phải tạo mọi điều kiện thuận lợi và luôn sẵn sàng tiếp nhận khám chữa bệnh cho các cán bộ quân đội nghỉ hưu có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện quân đội theo các quy định chung của BHYT (Bộ Quốc phòng đã cho phép các bệnh viện quân đội khi xây dựng biểu tổ chức biên chế được tính cả đối tượng bảo hiểm y tế là quân nhân nghỉ hưu).

- Nguyện vọng được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện quân đội của đa số cán bộ quân đội nghỉ hưu là chính đáng, Bộ Quốc phòng sẽ đề nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan nghiên cứu, ưu tiên để cán bộ quân đội nghỉ hưu, có nguyện vọng, được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện quân đội ở gần nơi cư trú.

2. Triển khai thực hiện chính sách đào tạo cán bộ y tế cơ sở cho các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốc phòng theo Nghị quyết 30a:

- Theo kết quả điều tra tháng 11/2009, trong tổng số 890 xã, thị trấn thuộc 62 huyện nghèo có 883 xã, thị trấn có trạm y tế (đạt 99,21%), có 251 trạm có bác sỹ (đạt 28,2%, trong đó 7 trạm có 2 bác sỹ); tổng số nhân lực là 4.583 cán bộ, nhân viên y tế; gồm: 258 bác sỹ, 2.140 y sỹ, 602 y tá trung cấp, 622 y tá sơ cấp, 77 dược sỹ trung cấp, 123 dược tá, 651 nữ hộ sinh trung cấp và 110 nữ hộ sinh sơ cấp. Tuổi đời của cán bộ, nhân viên y tế trong 890 xã, thị trấn nhìn chung là còn trẻ, phần lớn tuổi từ 25 đến 38; tuổi từ 25 - 44 chiếm tỷ lệ 94,40%.

- Từ số liệu trên cho thấy đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

- Thực hiện Nghị quyết 30a, Bộ Quốc phòng đã xây dựng Đề án “Quân đội tham gia thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo giai đoạn 2010 - 2020”, trong đó có Dự án “Đào tạo và tập huấn y, bác sỹ, nhân viên y tế tuyến xã”.

- Bộ Quốc phòng đã tổ chức xin ý kiến 8 Bộ, ngành liên quan đóng góp Đề án; trong đó: Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Bộ Y tế đề nghị xem xét Dự án Đào tạo cán bộ y tế trùng lắp với Đề án của Bộ Y tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày 14/11/2007; Bộ Quốc phòng xin tiếp thu và phối hợp với Bộ Y tế triển khai Dự án đào tạo cán bộ y tế tuyến xã tại huyện nghèo theo “Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển” do Bộ Y tế chủ trì.



47. Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Về chế độ bảo hiểm y tế của đối tượng sĩ quan quân đội nhân dân, đề nghị sĩ quan phục viên vẫn được hưởng bảo hiểm y tế vì đối tượng này vẫn còn nhiều khó khăn.

Trả lời: (Tại Công văn số 5228/BQP-VP ngày 6/9/2010)

1. Về chế độ BHYT của sĩ quan quân đội nhân dân:

- Theo quy định tại Điều 33 Luật Sĩ quan QĐNDVN thì sĩ quan tại ngũ được chăm sóc sức khoẻ; khi bị thương, ốm đau ở xa các cơ sở quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám, chữa bệnh tại các cơ sở dân y; chi phí khám, chữa bệnh cho sĩ quan do ngân sách quốc phòng bảo đảm. Sĩ quan không phải đóng BHYT.

- Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế thì hiện nay quân nhân tại ngũ (sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ) không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật BHYT. Sau một thời gian thi hành Luật BHYT , Bộ Quốc phòng sẽ nghiên cứu, xem xét việc quân nhân có tham gia BHYT hay không, nếu tham gia thì phương thức, mức độ thế nào... và đệ trình Chính phủ. Còn với sĩ quan phục việc thuộc đối tượng Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh được hưởng chế độ bảo hiểm y tế phải là cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước (quy định tại khoản 6 điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP).

- Mức đóng bảo hiểm y té hàng tháng bằng 4,5 mức lương tối thiểu chung và do ngân sách nhà nước bảo đảm.

- Mức hưởng bảo hiểm y tế: khi khám, chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu và có xuất trình thẻ BHYT được thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh từ quỹ bảo hiểm y tế cho một lần điều trị, phần còn lại (20%) tự thanh toán với cơ sở khám, chữa bệnh; khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 80% chi phí cho một lần sử dụng dịch vụ đó nhưng không quá 40 lần tháng lương tối thiểu chung; được hưởng 50% chi phí khi sử dụng thuốc chữa ung thư, thuốc chống thải gép ngoài danh mục của Bộ Y tế nhưng được phép lưu hành tại Việt Nam; nhóm đối tượng này không được hưởng chi phí vận chuyển (mức hưởng này bằng mức hưởng bảo hiểm y tế của cán bộ, công chức nhà nước đang làm việc).

-. Trường hợp quân nhân tham gia kháng chiến trước ngày 30/4/1975 được thưởng Huân chương kháng chiến, hoặc Huy chương kháng chiến, hoặc Huân chương Chiến thắng, hoặc Huy chương Chiến thắng thì khi khám, chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và có xuất trình thẻ bảo hiểm y tế được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh (thuộc nhóm quyền lợn 2) cho một lần điều trị từ quỹ BHYT và được thanh toán phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện trở lên.

2. Theo quy định của Luật BHYT, từ ngày 1/1/2014 sẽ thực hiện BHYT toàn dân, đối với sĩ quan phục viên khác có thể tự nguyện thamgia BHYT, với phạm vi được hưởng, mức hưởng BHYT, tổ chức khám, chữa bệnh và hình thức thanh toán chi phí khám, chữa bệnh được thực hiện thống nhất như các đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT.



48. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng có hướng dẫn để cựu chiến binh làm nghĩa vụ quốc tế đã xuất ngũ về địa phương bị bệnh tâm thần do di chứng của bệnh sốt ác tính lúc tại ngũ được hưởng chính sách bệnh binh theo quy định tại Pháp lệnh người có công và Nghị định số 54/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành của Chính phủ.

Trả lời: (Tại Công văn số 5250/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Thi hành Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Bộ Quốc phòng đã có Thông tư số 166/2006/TT-BQP ngày 28/9/2006 hướng dẫn thủ tục hồ sơ, thẩm quyền công nhận, quy trình lập hồ sơ người có công với cách mạng (phần quân đội quản lý). Theo hướng dẫn tại Thông tư nêu trên, những quân nhân mắc bệnh do một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6, Điều 17 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP đã xuất ngũ nhưng chưa đủ ba năm mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần (có đủ giấy tờ theo quy định) do cơ quan quân sự địa phương lập hồ sơ, xác nhận (phần quân đội đảm nhiệm), sau đó bàn giao sang sở Lao động-Thương binh và Xã hội địa phương đăng ký thực hiện chính sách và nhận trợ cấp bệnh tật hàng tháng.

Theo phản ánh của cử tri tỉnh Tiền Giang, ngoài các đối tượng trên còn một số đối tượng không rõ thời gian xuất ngũ, hoặc xuất ngũ trên ba năm và không còn giấy tờ liên quan về thời gian công tác trong quân đội, chưa có trong quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP. Vấn đề này, Bộ Quốc phòng đã giao Tổng cục Chính trị phối hợp với cơ quan chức năng của các Bộ, ngành có liên quan đang tiến hành khảo sát, nghiên cứu (tại Tiền Giang và một số địa phương khác) để báo cáo Chính phủ và trình Bộ Chính trị xin chủ trương để giải quyết quyền lợi cho nhóm đối tượng quân nhân nêu trên.

49. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ có chính sách quan tâm đến lực lượng vũ trang có quân hàm thấp để đảm bảo đời sống, thu nhập và yên tâm công tác.

Trả lời: (Tại Công văn số 5268/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Bộ Quốc phòng xin cám ơn sự quan tâm của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên và tiếp thu kiến nghị trên để phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét đề xuất.



50. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ quan tâm có chính sách phù hợp để phát triển kinh tế quốc phòng tại các vùng biên giới của Tổ quốc nhằm giữ dân, giữ biên giới, đảm bảo đời sống cho các đơn vị bộ đội quốc phòng đóng quân, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa.

Trả lời: (Tại Công văn số 5233/BQP-VP ngày 6/9/2010)

a) Về các chủ trương và chính sách:

Bộ Quốc phòng đã phối hợp với các cơ quan Trung ương và địa phương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ đề án quy hoạch tổng thể các Khu kinh tế-quốc phòng (KTQP) và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 277/2000/QĐ-TTg ngày 31/3/2000 và số 43/2002/QĐ-TTg ngày 21/3/2002;

Theo đó, Bộ Quốc phòng đã triển khai 22 dự án đầu tư Khu KTQP, đứng chân ở những địa bàn vùng sâu, địa bàn chiến lược dọc tuyến biên giới đất liền, phối hợp với chính quyền địa phương phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, cơ cấu lại dân cư, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, với tổng vốn đầu tư 3.839 tỷ đồng.

Từ năm 2000-2010, Nhà nước đã bố trí từ nguồn vốn cấp cho Chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo và hiện nay cấp vốn theo Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu được phê duyệt tại Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tổng số là 1.585 tỷ đồng, đạt 39% chỉ tiêu kế hoạch, mỗi năm chỉ tiêu tổng thể đạt 158 tỷ đồng, bình quân là 7 tỷ đồng/cho 1 dự án.

Để triển khai nhiệm vụ xây dựng Khu KTQP trong tình hình mới, Bộ Quốc phòng đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển các Khu KTQP giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn 2025 tại Quyết định số 1391/QĐ-TTg ngày 09/8/2010.

Theo đó, Quân đội sẽ tiếp tục triển khai xây dựng 32 Khu KTQP dọc tuyến biên giới đất liền và biển, đảo.

Để tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng các Khu KTQP, Bộ Quốc phòng đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 về xây dựng các Khu KTQP. Nay đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách tài chính cho xây dựng Khu KTQP.

Để tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các đơn vị tại địa bàn Khu KTQP, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng và ban hành Thông tư 97/2005/TT-BTC ngày 9/11/2005 về cơ chế hỗ trợ tài chính đối với các Khu KTQP, sau này được sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Thông tư số 126/2009/TT-BTC ngày 18/6/2009.

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng đã triển khai xây dựng các điểm dân cư nhằm bố trí, sắp xếp lại dân cư, phát triển kinh tế-xã hội tại địa bàn biên giới do Bộ đội Biên phòng thực hiện.

b) Một số khó khăn, hạn chế khi thực hiện ở các Khu KTQP:

- Nguồn vốn đầu tư hàng năm cho các Khu KTQP thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KTXH trên các địa bàn xung yếu còn thấp, chỉ đạt từ 30- 40% nhu cầu. Hiện tại nguồn vốn đầu tư hàng năm được phân bổ từ chỉ tiêu kế hoạch vốn của Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 193/2006/QĐ-TTg, nên khó có thể tăng thêm để triển khai đầu tư theo đúng tiến độ.

- Chưa có chế độ chính sách đãi ngộ thích hợp đối với đội ngũ cán bộ đang công tác tại các đội sản xuất và các Đoàn KTQP trong điều kiện công tác khó khăn và còn nhiều thiếu thốn. Phụ cấp đặc biệt chỉ được áp dung cho cán bộ Đoàn KTQP có vị trí đóng quân trên địa bàn cùng xã có Đồn Biên phòng, nếu thuộc địa bàn xã biên giới nhưng không có Đồn Biên phòng thì chưa được áp dụng.

- Công tác đưa dân ra biên giới khi hạ tầng không được đầu tư đảm bảo ở mức tối thiểu, rất khó khăn trong việc đảm bảo ổn định lâu dài; việc khai thác sử dụng đất, quản lý khai thác bảo vệ rừng trên biên giới còn nhiều bất cập và khó khăn, trình độ dân trí thấp và kinh tế hộ gia đình luôn bị tụt hậu xa hơn so với các vùng kinh tế khác.

- Vấn đề giao đất sản xuất và đất ở cho đồng bào trong vùng dự án rất khó khăn vì quỹ đất ngày càng bị thu hẹp; việc giao khoán vườn cây cho cho các hộ dân khu vực Tây Nguyên đã được triển khai tại các Đoàn KTQP, nhưng còn chậm và nhiều bất cập. Một khi tình trạng di dân tự do chưa được chấm dứt, thì thiếu tình trạng thiếu đất ở, đất canh tác vẫn cứ tiếp tục xẩy ra.

- Sự phối hợp với chính quyền địa phương, với các cấp, các ngành để đưa văn hoá, y tế về thôn bản, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân chưa được tổ chức thường xuyên, chưa được nhân rộng, một phần do kinh phí hỗ trợ cho các Đoàn KTQP theo thông tư 97 còn ít, một phần do sự phối hợp với các cấp, các ngành chưa được quan tâm.

- Các Đoàn KTQP nói chung vẫn còn lúng túng trong công tác triển khai về việc xoá đói giảm nghèo, làm dịch vụ 2 đầu cho dân. Một số mô hình sản xuất, chế biến nông sản đã được hình thành nhưng phạm vi ảnh hưởng, tác động tích cực đến đời sống của nhân dân vùng dự án còn hạn chế. Công tác tổ chức khuyến nông, khuyến lâm có nơi còn mang tính hình thức, chưa có tác dụng tốt để có thể làm chuyển biến, thay đổi phong tục tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc, vật tư phân bón thiếu, giống mới không được cung cấp và áp dụng phổ biến kịp thời.

Trong thời gian tới, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục báo cáo Chính phủ nghiên cứu cơ chế bảo đảm vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các Khu KTQP kể cả các khu KTQP trên biển nhằm đẩy nhanh tiến độ.



51. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị xem xét có quy định bổ sung về chính sách khen thưởng đối với những người tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam, phía Bắc và làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào, Campuchia.

Trả lời: (Tại Công văn số 5231/BQP-VP ngày 6/9/2010)

- Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới và hải đảo, làm nghĩa vụ quốc tế vẻ vang tại CămPuChia và Lào, cán bộ, chiến sỹ, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam đã lập được thành tích xuất sắc, sau các đợt chiến đấu, các chiến dịch đã được khen thưởng kịp thời. Để làm tròn nhiệm vụ quốc tế vẻ vang giúp cách mạng CămPuChia, cách mạng Lào và đánh giá công lao thành tích của cán bộ, chiến sỹ trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại tuyến 1 biên giới, hải đảo của Tổ quốc, ngày 01/7/1982 Bộ Quốc phòng ký ban hành Quyết định số 998/QĐ-QP về việc xét, tặng thưởng Huân chương Chiến công cho quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở CămPuChia và ở Lào; ngày 09/6/1984 Bộ Quốc phòng ký ban hành Quyết định số 844/QĐ-QP về việc xét, tặng thưởng Huân chương Chiến công cho quân nhân và công nhân viên chức quốc phòng làm nhiệm vụ ở tuyến 1 biên giới phía Bắc và Hải đảo của Tổ quốc. Thực hiện các văn bản nêu trên, đã có hàng chục vạn cán bộ, chiến sỹ, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Chiến công. Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan hiện nay vẫn còn nhiều cán bộ, chiến sỹ vẫn chưa được xét, đề nghị khen thưởng.

- Thực hiện Chỉ thị số 26/2003/CT-TTg ngày 24/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thành việc giải quyết tồn đọng công tác khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến và quy định đến 31/12/2004 phải giải quyết xong. Qua khảo sát nắm thực trạng tình hình khen thưởng tồn đọng của các đơn vị hiện nay còn khoảng trên 68.556 trường hợp chưa được xét và đề nghị khen thưởng, trong đó có các đối tượng nêu trên. Thể theo nguyện vọng của các địa phương, đơn vị, Bộ Quốc phòng cũng đã và đang đề nghị Chính phủ tiếp tục cho giải quyết các loại hình thành tích khen thưởng trong các cuộc kháng chiến, trong đó có xin được tiếp tục xét, đề nghị khen thưởng theo Quyết định số 998/QĐ-QP ngày 01/7/1982 và Quyết định số 844/QĐ-QP ngày 09/6/1984 của Bộ Quốc phòng.

52. Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cân đối phân bổ bảo đảm nguồn ngân sách hàng năm trong việc thực hiện chế độ đối với quân nhân tại ngũ theo Nghị định 123/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 của Chính phủ quy định về tiêu chuẩn vật chất hậu cần cho quân nhân tại ngũ.

Trả lời: (Tại Công văn số 5261/BQP-VP ngày 6/9/2010)

1. Nghị định 123/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 được liên Bộ Tài chính, Quốc phòng, Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn thực hiện tại Thông tư liên tịch số 74/2006/TTLT-BQP-BTC-BKH&ĐT 21/4/2006. Theo đó, để thực hiện tiêu chuẩn ăn, mặc, khám chữa bệnh, quân trang, doanh trại, điện, nước…dự kiến sẽ thực hiện từ 2006-2010. Tuy nhiên, do khả năng ngân sách nên đến 2010 Nhà nước mới cân đối đáp ứng được cho Bộ Quốc phòng đạt khoảng 70-80% yêu cầu để thực hiện Nghị định 123/2003/NĐ-CP.

2. Do trượt giá và điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi, ngày 31/7/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003. Hiện nay Bộ Quốc phòng đang phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư soạn thảo Thông tư liên tịch để hướng dẫn thực hiện Nghị định 65/2009/NĐ-CP, ngân sách sẽ tăng thêm đáng kể (khoảng 50.000 tỷ).

Do khả năng ngân sách, một số nội dung dự kiến đến 2015 sẽ thực hiện cơ bản (như ăn, mặc, thuốc khám chữa bệnh, điện, nước…), nhưng cũng có nội dung như xây dựng doanh trại sẽ phải thực hiện dài hơn, lý do quan trọng là tuỳ thuộc khả năng ngân sách của Nhà nước. Như vậy, để đảm bảo tiến độ đề ra cần tiếp tục đề nghị Chính phủ xem xét tăng ngân sách hàng năm cho Bộ Quốc phòng như ý kiến cử tri.



53. Cử tri tp Hồ Chí Minh kiến nghị: Cử tri đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo. Đề nghị Nhà nước tiếp tục phát huy sức mạnh quốc phòng toàn dân, từng bước xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại để bảo vệ Tổ quốc.

Trả lời: (Tại Công văn số 5239/BQP-VP ngày 6/9/2010)

- Vùng biển nước ta rất dài và rộng, rất giàu nguồn lợi thủy hải sản; Việt Nam đã chủ động đề nghị với các nước có chung biên giới biển thực hiện đàm phán để xác định chủ quyền và biên giới trên biển; cho đến thời điểm hiện nay việc này vẫn chưa được thực hiện xong nên đã tạo ra một số vùng chồng lấn có thể dẫn đến tranh chấp về chủ quyền trên biển; việc phân công lực lượng Hải quân thực hiện tuần tra bảo vệ ranh giới trên biển tuy đã được xác định xong do lực lượng và phương tiện tuần tra của Hải quân còn rất mỏng nên có thời điểm chưa có mặt thường xuyên trên biển; lợi dụng yếu tố trên, một số tàu cá của nước ngoài đã vi phạm vùng biển của Việt Nam để khai thác thủy hải sản trái phép (trung bình khoảng 1.200 lần chiếc/năm); với các vùng biển đã được phân định xong (Trung Quốc, Thái Lan) thì trật tự sản xuất nghề cá trên biển cơ bản được ổn định.

- Tiếp thu ý kiến đề nghị của cử tri, Bộ Quốc phòng sẽ thường xuyên chỉ đạo các lực lượng: Hải quân, Cảnh sát biển, BTL Bộ đội Biên phòng tăng cường tuần tra, bảo vệ chủ quyền trên biển và thực sự là chỗ dựa của ngư dân tham gia hoạt động trên biển; mặt khác để thực sự bảo vệ vững chắc chủ quyền trên biển, Bộ Quốc phòng đã và đang xây dựng kế hoạch báo cáo và đề nghị Chính phủ cho phép mua sắm thêm một số trang bị, tàu thuyền đủ sức nhằm tạo thêm thế và lực giúp cho Bộ đội Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng đủ sức thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Đến nay Bộ Quốc phòng đã cơ bản hoàn thành đề án tổ chức, trang bị cho các lực lượng làm nhiệm vụ biển đảo, trong đó có chấn chỉnh và kiện toàn về tổ chức biên chế trang bị đối với các đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân; với khả năng bảo đảm ngân sách của Nhà nước cho Bộ Quốc phòng như hiện nay thì chưa thể mua sắm ngay một lúc đủ các trang bị, tàu thuyền hiện đại mà Bộ Quốc phòng phải thực hiện mua sắm dần (ưu tiên mua sắm các loại trang bị, tàu thuyền thiết yếu) để dần từng bước thực hiện thành công mục tiêu xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại; Bộ Quốc phòng rất mong cử tri trong cả nước quan tâm, có ý kiến đề nghị Đảng, Nhà nước và tạo điều kiện hơn nữa cho Bộ Quốc phòng trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao.



54. Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng các chương trình, dự án dọc tuyến biên giới Việt – Lào trên địa bàn tỉnh Sơn La; giải quyết dứt điểm việc đền bù các diện tích nương, hoa màu của dân bị thiệt hại do thi công tuyến đường tuần tra biên giới.

Trả lời: (Tại Công văn số 5225/BQP-VP ngày 6/9/2010)

1. Về đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng các chương trình, dự án dọc tuyến biên giới Việt - Lào trên địa bàn tỉnh Sơn La:

Hiện tại Bộ Quốc phòng đang triển khai 06 dự án đường tuần tra biên giới (TTBG) và 01 phân đoạn đường vào đồn trên địa bàn tỉnh Sơn La (do BTTM và QK2 làm chủ đầu tư). Trong quá trình thực hiện, các đơn vị thi công đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, tận dụng thời tiết không mưa để tổ chức triển khai thi công, xong do có nhiều khó khăn về địa hình, thời tiết, đường vận chuyển, nguồn vật liệu, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng....nên tiến độ thi công một số dự án còn chậm. Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các Chủ đầu tư tập trung giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc, huy động tối đa phương tiện và nhân lực để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án. Dự kiến tiến độ các dự án như sau:

- Các dự án hoàn thành trong năm 2010 (3/7 dự án): Dự án Đường TTBG Mốc D8-D10-E2; Dự án đường Mường Lạn - Pu Hao, tỉnh Sơn La (thuộc nhiệm vụ C); Dự án Đường Púng Bánh - Mường Lói giai đoạn 1.

- Các dự án hoàn thành trong năm 2011 (4/7 dự án): Dự án Đường TTBG Đồn Sốp Cộp Mốc D6-D7-D8; Dự án Đường TTBG Đồn 443 - Đồn 445 (từ Mốc C6 – Mốc C8); Dự án Đường TTBG Đồn 445 - Đồn 449 (Mốc C8-Mốc D1); Phân đoạn đường vào Đồn 473 Xuân Nha, các dự án này do BTTM làm Chủ đầu tư.

2. Về giải quyết dứt điểm việc đền bù các diện tích mương, hoa màu của dân bị thiệt hại do thi công tuyến đường tuần tra biên giới.

Trong quá trình triển khai các dự án xây dựng đường TTBG trên địa bàn tỉnh Sơn La, Ban QLDA 47/BTTM đã phối hợp chặt chẽ với các Hội đồng GPMB của địa phương, tổ chức thực hiện đền bù nhanh, gọn theo đúng qui trình, qui định của Nhà nước, bàn giao mặt bằng kịp thời cho đơn vị thi công. Tuy nhiên, trong quá trình thi công do điều kiện địa hình khó khăn, đất sụt trượt ra ngoài phạm vi GPMB, làm cho ruộng nương, mương ... của dân bên sườn núi bị đất đá vùi lấp, dẫn đến tình trạng dân rào đường không cho thi công, đặc biệt là tuyến đường TTBG Mốc D8-D10-E2, khu vực Chiềng Khương. Việc đền bù thu hồi đất đối với khối lượng phát sinh này rất phức tạp, do đây là đất canh tác, diện tích GPMB nằm ngoài qui định, đơn giá của địa phương chưa đầy đủ..., gây khó khăn cho công tác lập phương án và triển khai thủ tục thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng.

Trước tình hình trên, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo BTTM, Ban QLDA 47 chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ và địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt, bố trí kinh phí kịp thời để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, ổn định đời sống các hộ dân bị ảnh hưởng. Đến hết tháng 6/2010 các vướng mắc về giải phóng mặt bằng đã được tháo gỡ, nhân dân đã nhận tiền đền bù (tổng số trên 10,6 tỷ đồng), tháo dỡ rào chắn, các đơn vị đã triển khai thi công bình thường.



55. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: Đề nghị Chính phủ bổ sung những đối tượng như quân nhân có thời gian công tác trong quân đội nhưng về công tác tại địa phương, hưởng chế độ mất sức vào đối tượng được áp dụng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương