KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)



tải về 3.73 Mb.
trang36/50
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích3.73 Mb.
#107
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   50

Trả lời: (Tại Công văn số 5249/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Bộ Quốc phòng xin tiếp thu và sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét.



32. Cử tri các tỉnh An Giang, Hà Tĩnh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ, các Bộ xem xét những trường hợp có quyết định phục viên, nhưng không có ngày nhập ngũ, không còn các loại giấy tờ liên quan để xác định thời gian nhập ngũ do cơ quan, tổ chức quản lý trước đây không ghi ngày, tháng, năm nhập ngũ, cho cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên xác nhận thời gian nhập ngũ để bổ sung hồ sơ cho những người có công với cách mạng được hưởng chế độ.

Trả lời: (Tại Công văn số 5223/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phực viên, xuất ngũ về địa phương, đã hướng dẫn cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên (đơn vị cũ của quân nhân) hoặc Ban chỉ huy quân sự huyện, quận hoặc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố (nơi đăng ký và quản lý quân nhân sau khi phục viên, xuất ngũ) xem xét, xác nhận thời gian cho đối tượng khi có yêu cầu. Tuy nhiên, đối với đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước thuộc diện hưởng chế độ một lần không nhất thiết phải xác nhận mà thực hiện quy trình theo hướng dẫn tại Mục V Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.



33. Cử tri các tỉnh An Giang, Hải Dương kiến nghị: Đề nghị rút ngắn thời gian quy định xét hưởng lương cho các đồng chí phục viên trong hai cuộc kháng chiến từ 15 năm xuống còn 10 năm cho hợp lí vì cử tri cho rằng thời gian 15 năm là quá dài.

Trả lời: (Tại Công văn số 5243/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Bộ Quốc phòng xin tiếp thu kiến nghị trên để phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét trên cơ sở cân đối chung với các chính sách đã ban hành và phù hợp với nền kinh tế của đất nước.



34. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Vị trí quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng có ý nghĩa chiến lược về an ninh – quốc phòng, nhất là trong thời kì chiến tranh. Nay trong điều kiện hòa bình, cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng sớm phối hợp với các cơ quan địa phương phân định rõ khu vực dân sinh và khu vực quốc phòng trên địa bàn quận Đồ Sơn để nhân dân yên tâm sinh sống làm ăn.

Trả lời: (Tại Công văn số 5246/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 107/2002/QĐ-TTg ngày 12/8/2002 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cả nước đến năm 2010; hiện nay Bộ Quốc phòng đã và đang phối hợp với các địa phương, các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu rà soát và điều chỉnh Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong đó có quận Đồ Sơn; Bộ Quốc phòng rất mong nhận được sự phối hợp và các ý kiến góp ý đề nghị của chính quyền, các cơ quan của địa phương.



35. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Hiện nay, lương hưu của các cán bộ, chiến sĩ tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là rất thấp. Đề nghị Nhà nước quan tâm nâng lương cho đối tượng này, số đối tượng này hiện nay còn rất ít, trước đây nghỉ hưu với mức lương thấp, nay già yếu cuộc sống càng khó khăn.

Trả lời: (Tại Công văn số 5280/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Ngày 19/01/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương hưu cho những người nghỉ hưu trước 01/4/1993 nhằm giải quyết mức chênh lệch giữa người nghỉ hưu trước và sau tháng 4/1993. Hiện nay mức lương hưu của các đối tượng cơ bản tương quan. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng xin tiếp thu để đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét theo chức năng.



36. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Đề nghị Chính phủ cho thành lập Hội chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt, tù đày có cơ cấu tổ chức từ Trung ương đến cơ sở. Đồng thời, đề nghị xem xét cho đối tượng này hàng tháng được hưởng 1/2 mức lương tối thiểu Nhà nước quy định hiện nay.

Trả lời: (Tại Công văn số 5266/BQP-VP ngày 6/9/2010)

- Ủng hộ ý kiến của cử tri thành phố Đà Nẵng đề nghị Chính phủ cho phép thành lập “Hội chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày có cơ cấu tổ chức từ Trung ương đến địa phương cơ sở..” nhưng phải thực hiện nghiêm các thủ tục, điều kiện và các quy định khác theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội” có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010.

- Theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 thì việc cho phép thành lập các hội không thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng mà thuộc thẩm quyền của Bộ Nội vụ.

- Việc đề nghị “xem xét cho đối tượng này hàng tháng được hưởng 1/2 mức lương tối thiểu Nhà nước quy định hiện nay” không phụ thuộc phạm vi, chức năng giải quyết của Bộ Quốc phòng. Đề nghị Ban Dân nguyện Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chuyển nội dung này đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu trình Chính phủ xem xét quyết định và thực hiện theo quy định của pháp luật.



37. Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét có chính sách đối với những đối tượng là bộ đội tham gia chiến trường Campuchia, Lào (C,K) trước đây còn thiếu 02, 03 tháng mới đủ điều kiện tặng Huân chương chiến công hạng 3. Cử tri đề nghị hoặc xem xét tặng Huân chương chiến công hạng 3 hoặc có chế độ khác cho phù hợp. Vì trong số đó có rất nhiều trường hợp do bị thương, có lệnh rút quân nên không tiếp tục tham gia chiến trường.

Trả lời: (Tại Công văn số 5284/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Cán bộ, chiến sỹ, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế vẻ vang tại CămPuChia (1979-1989) và ở Lào (1977-1987) lập được thành tích xuất sắc, sau các đợt chiến đấu, tham gia các chiến dịch đều đã được Bộ Quốc phòng đề nghị Nhà nước khen thưởng động viên kịp thời.

Để có chính sách khen thưởng phù hợp, động viên kịp thời đối với các đối tượng làm nhiệm vụ quốc tế vẻ vang giúp cách mạng CămPuChia và Lào những năm 1980 của thế kỷ XX, sau khi xin chủ trương và được sự đồng ý của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 01/7/1982 Bộ Quốc phòng ký ban hành Quyết định số 998/QĐ-QP quy định các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ, không vi phạm kỷ luật quân đội, có 05 năm tuổi quân trong đó có đủ thời gian từ 03 năm (36 tháng) trở lên làm nhiệm vụ quốc tế tại CămPuChia và Lào được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Quy định này tại Quyết định số 998/QĐ-QP có tính lịch sử và được tổ chức thực hiện đến trước 31/12/2004 tại Chỉ thị số 26/2003/CT-TTg ngày 24/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, các trường hợp còn thiếu 02 đến 03 tháng theo quy định không đủ tiêu chí xét khen thưởng Huân chương nhưng đều đã được tặng thưởng Huy hiệu vì nghĩa vụ quốc tế.

38. Cử tri tp Đà Nẵng và tỉnh Bến Tre kiến nghị: Thời gian gần đây, tình trạng tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam, thậm chí còn tấn công, xâm hại tài sản, sức khỏe ngư dân. Mỗi lần ngư dân thấy tàu nước ngoài là rất lo sợ. Đề nghị Nhà nước sớm phân định ranh giới trên biển để xác định chủ quyền của biển Việt Nam. Phân công lực lượng hải quân bảo vệ ranh giới trên biển, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam và ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển.

Trả lời: (Tại Công văn số 5238/BQP-VP ngày 6/9/2010)

- Vùng biển nước ta rất dài và rộng, rất giàu nguồn lợi thủy hải sản; Việt Nam đã chủ động đề nghị với các nước có chung biên giới biển thực hiện đàm phán để xác định chủ quyền và biên giới trên biển; cho đến thời điểm hiện nay việc này vẫn chưa được thực hiện xong nên đã tạo ra một số vùng chồng lấn có thể dẫn đến tranh chấp về chủ quyền trên biển; việc phân công lực lượng Hải quân thực hiện tuần tra bảo vệ ranh giới trên biển tuy đã được xác định xong do lực lượng và phương tiện tuần tra của Hải quân còn rất mỏng nên có thời điểm chưa có mặt thường xuyên trên biển; lợi dụng yếu tố trên, một số tàu cá của nước ngoài đã vi phạm vùng biển của Việt Nam để khai thác thủy hải sản trái phép (trung bình khoảng 1.200 lần chiếc/năm); với các vùng biển đã được phân định xong (Trung Quốc, Thái Lan) thì trật tự sản xuất nghề cá trên biển cơ bản được ổn định.

- Gần đây có một số vụ tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam, đã xảy ra tranh chấp ngư trường, đâm va tai nạn với ngư dân ta (số vụ xảy ra không nhiều từ năm 2009 đến nay trên Vịnh Bắc bộ đã xảy ra 06 vụ/13 tàu chủ yếu với ngư dân Trung Quốc); các vụ việc trên cơ bản đã được giải quyết đền bù ngay trên biển.

- Đặc biệt một số vụ tàu cá nước ngoài gây thương vong đối với ngư dân ta: điển hình vụ ngày 08/01/2005 làm chết 09 ngư dân Thanh Hóa, vụ này một phần do ngư dân ta tàng trữ vũ khí trái phép, bị nghi lấy trộm lưới của ngư dân Trung Quốc; vụ tàu tuần tra của Inđônêxia bắn chìm tàu làm một số ngư dân ta bị thương nguyên nhân do ngư dân ta vi phạm vùng biển của họ khai thác hải sản trái phép; một số vụ “tàu lạ” đâm chìm tàu của ngư dân ta trên biển, qua theo dõi có khoảng 123.000 tàu cá của ngư dân ta tham gia hoạt động trên biển với các trang thiết bị bảo đảm an toàn hàng hải còn lạc hậu, khí hậu thời tiết phức tạp (sương mù, đêm tối, giông bão) nên thường xảy ra các vụ tai nạn trên biển (từ năm 2009 đến nay có khoảng 158 vụ xảy ra với 213 tàu trong đó phần lớn là tàu cá; làm chết 25 người, mất tích 22 người, làm chìm 63 phương tiện).

- Tiếp thu ý kiến đề nghị của cử tri, Bộ Quốc phòng sẽ thường xuyên chỉ đạo các lực lượng: Hải quân, Cảnh sát biển, BTL Bộ đội Biên phòng tăng cường tuần tra, bảo vệ chủ quyền trên biển và thực sự là chỗ dựa của ngư dân tham gia hoạt động trên biển; mặt khác để thực sự bảo vệ vững chắc chủ quyền trên biển, Bộ Quốc phòng đã và đang xây dựng kế hoạch báo cáo và đề nghị Chính phủ cho phép mua sắm thêm một số trang bị, tàu thuyền đủ sức nhằm tạo thêm thế và lực giúp cho Bộ đội Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng đủ sức thực hiện nhiệm vụ được giao.

39. Cử tri các tỉnh Bình Thuận, Bình Định, Tiền Giang kiến nghị: Trong thời gian qua, việc thực hiện Quyết định 290/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 290/2005/QĐ-TTg về xét trợ cấp cho đối tượng có công được cử tri đồng tình. Tuy nhiên, đối với một số đối tượng có thời gian tham gia ít nhưng cũng phải thực hiện việc xác minh hồ sơ, đi lại tốn kém. Trong khi đó nhận trợ cấp rất thấp, thời gian chờ giải quyết kéo dài, đồng tiền bị mất giá nên khi nhận được trợ cấp thì không đủ trang trải lại chi phí ban đầu. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh việc thực hiện Quyết định trên và nâng mức trợ cấp cho phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời nghiên cứu chính sách trợ cấp đối với chức danh Bí thư, Phó Bí thư chi bộ ấp tham gia kháng chiến chống Mỹ.

Trả lời: (Tại Công văn số 5250/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện tích cực, khẩn trương Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và nhà nước, đến nay, toàn quốc cơ bản đã hoàn thành việc giải quyết chế độ cho các đối tượng (tính đến tháng 3 năm 2010 đã có hơn 56 vạn đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần, có hơn 88 nghìn đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm y tế và 4 nghìn đối tượng được hưởng chế độ mai táng phí). Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, tiếp tục chỉ đạo các địa phương khẩn trương giải quyết chế độ cho số đối tượng còn lại trong năm 2010.

Về mức trợ cấp và nghiên cứu chính sách trợ cấp đối với chức danh Bí thư, Phó Bí thư chi bộ ấp tham gia kháng chiến chống Mỹ, Bộ Quốc phòng xin tiếp thu và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xem xét.

40. Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị:Thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg và Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước vẫn còn vướng mắc về đối tượng được hưởng: thực tiễn ở Miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cơ sở mật cách mạng hoạt động hợp pháp trong vùng địch là lực lượng cực kì quan trọng, thể hiện sinh động đường lối chiến tranh nhân dân. Cơ sở cách mạng vừa trực tiếp đấu tranh chính trị, hoạt động vũ trang, vừa nắm bắt tình hình địch, làm tổ trưởng du kích mật, an ninh mật, làm giao liên, tiếp tế, nuôi giấu cán bộ, vận chuyển cất giấu vũ khí, trực tiếp diệt ác phá kềm nhiều người đã hi sinh, bị địch bắt tù đày tra tấn dã man. Nhưng khi làm hồ sơ để hưởng chế độ theo Quyết định 290 và Quyết định188 của Thủ tướng Chính phủ khai là cơ sở mật hoặc là cơ sở thì bị các cơ quan trả hồ sơ cho là không đúng đối tượng. Đề nghị Chính phủ cần xem xét bổ sung thêm đối tượng này được hưởng chính sách phù hợp với thời điểm lúc đó ở Miền Nam.

Trả lời: (Tại Công văn số 5248/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg; Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của liên Bộ đã quy định và hướng dẫn cụ thể các nhóm đối tượng được hưởng chế độ. Trong đó, có đối tượng là quân nhân, công an, cán bộ dân chính đảng, dân quân du kích (bao gồm cả lực lượng mật...). Đề nghị đối tượng cần khai cụ thể mình thuộc đối tượng nào nêu trên, không khai “Cơ sở cách mạng” chung chung. Trường hợp, nếu là người giúp đỡ cách mạng thì đã được hưởng chế độ theo quy định tại Pháp lệnh người có công với cách mạng.



41. Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: Để quản lí và sử dụng có hiệu quả quỹ đất quốc phòng trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đề nghị Bộ Quốc phòng, các đơn vị đóng quân trên địa bàn phối hợp với tỉnh Kon Tum tiến hành rà soát, đánh giá tình hình quản lí và sử dụng quỹ đất quốc phòng trên địa bàn tỉnh để chuyển giao cho địa phương những diện tích đất không cần thiết hoặc không còn phù hợp với nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và góp phần giải quyết tình hình thiếu đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum.

Trả lời: (Tại Công văn số 5273/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Kon Tum, Bộ Quốc phòng đã và đang chỉ đạo các đơn vị tiến hành rà soát kiểm kê quỹ đất quốc phòng đến năm 2010 trên địa bàn cả nước trong đó có tỉnh Kon Tum. Sau rà soát kiểm kê, những khu đất không còn sử dụng cho nhiệm vụ quốc phòng hoặc sử dụng không đúng mục đích; Bộ Quốc phòng sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng giao cho địa phương phát triển kinh tế xã hội; hiện nay trên tỉnh Kon Tum Bộ Quốc phòng đã và đang hoàn tất thủ tục chuyển khu đất đóng quân của Trung đoàn 66/Quân đoàn 3 tại tp Kon Tum cho địa phương. Rất mong tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan liên quan của tỉnh phối hợp với Quân khu 5, các đơn vị đóng quân trên địa bàn tỉnh và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ, giám sát việc rà soát kiểm kê quỹ đất quốc phòng có hiệu quả, bảo đảm quản lý sử dụng quỹ đất quốc phòng chặt chẽ theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành.



42. Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung cấp thẻ bảo hiểm y tế cho quân nhân tham gia kháng chiến trước ngày 30/4/1975 được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh.

Trả lời: (Tại Công văn số 5273/BQP-VP ngày 6/9/2010)

1. Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh đã nêu rõ “Cựu chiến binh thuộc đối tượng người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng”.

2. Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế thì: Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh được hưởng chế độ BHYT phải là Cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước (quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 150/2006/NĐ-CP):

a) Mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương tối thiểu chung và do ngân sách Nhà nước bảo đảm.

b) Mức hưởng BHYT khi khám, chữa bệnh đúng nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu và có xuất trình thẻ BHYT được thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh từ quỹ BHYT cho một lần điều trị, phần còn lại (20%) tự thanh toán với cơ sở khám, chữa bệnh; Khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn được thanh toán 80% chi phí cho một lần sử dụng dịch vụ đó nhưng không quá 40 lần tháng lương tối thiểu chung; Được hưởng 50% chi phí khi sử dụng thuốc chữa ung thư, thuốc chống thải ghép ngoài danh mục của Bộ Y tế nhưng được phép lưu hành tại Việt Nam; nhóm đối tượng này không được hưởng chi phí vận chuyển (mức hưởng này bằng mức hưởng BHYT của cán bộ, công chức nhà nước đang làm việc).

c) Trường hợp quân nhân tham gia kháng chiến trước ngày 30/4/1975 được thưởng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến hoặc Huân chương Chiến thắng hoặc Huy chương Chiến thắng thì khi khám, chữa bệnh đúng nơi đăng ký KCB ban đầu và có xuất trình thẻ BHYT (thuộc nhóm quyền lợi 2) được hưởng 100% chi phí KCB cho một lần điều trị từ quỹ BHYT và được thanh toán phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện trở lên.



43. Cử tri thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị cần thống nhất các văn bản pháp luật về công tác tuyển quân, mặc khác việc giao chỉ tiêu thanh niên nhập ngũ không nên căn cứ vào số dân mà phải dựa trên số lượng thực tế thanh niên đến độ tuổi nhập ngũ. Bên cạnh đó, đề nghị nên giao việc đào tạo nghề đối với quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự cho các đơn vị bộ đội và cần có chế tài bắt buộc các doanh nghiệp phải nhận lại số công nhân của mình khi họ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.

Trả lời: (Tại Công văn số 5221/BQP-VP ngày 6/9/2010)

1) Về việc thống nhất các văn bản pháp luật về công tác tuyển quân.

Hiện nay, các văn bản pháp luật về công tác tuyển quân đã được thống nhất và ban hành để thực hiện trong toàn quốc, đó là:

Luật nghĩa vụ quân sự; Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15/3/2007 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 121/ 2007/TTLT BQP-BGDĐT ngày 07/8/2007 của Liên Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn thực hiện Nghị định 38/NĐ - CP về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ; Nghị định số 83/2001/NĐ - CP ngày 09/11/2001 của Chính phủ về đăng ký nghĩa vụ quân sự; Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng; Thông tư liên tịch số 14/2006/TTLT BYT-BQP ngày 20/11/2006 của liên Bộ Y tế – Bộ Quốc phòng về hướng dẫn việc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự; Thông tư liên tịch số 76/2006/TTLT BQP-BCA ngày 05/5/2006 của liên Bộ Quốc phòng-Bộ Công an hướng tiêu chuẩn chính trị, nguyên tắc, thủ tục tuyển chọn công dân vào phục vụ trong quân đội.

Các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên là cơ sở pháp lý để các địa phương thực hiện tốt công tác tuyển quân trong nhiều năm qua, Tuy nhiên quá trình thực hiện một số văn bản chưa phù hợp, bộc lộ những hạn chế, bất cập; Bộ Quốc phòng đã và đang nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản cho phù hợp đó là:

- Nghị định số 151/2003/NĐ-CP ngày 09/12/2003 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng;

- Thông tư liên tịch số 121/ 2007/TTLT BQP-BGDĐT ngày 07/8/ 2007 của Bộ Quốc phòng-Bộ Giáo dục & Đào tạo hướng dẫn thực hiện Nghị định 38/NĐ-CP về tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ;

- Thông tư liên tịch số 14/2006/TTLT BYT-BQP ngày 20/11/2006 của liên Bộ Y tế-Bộ Quốc phòng về hướng dẫn việc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.

2) Cơ sở giao chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ.

Hàng năm, Bộ Quốc phòng đề nghị Chính phủ giao chỉ tiêu tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ cho các địa phương trên cơ sở căn cứ số lượng nam công dân từ 18 đến 25 tuổi đủ điều kiện gọi nhập ngũ; không căn cứ vào tỷ lệ dân số. Ngoài ra còn căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ, địa bàn đóng quân của các đơn vị trong quân đội để phân bổ chỉ tiêu cho phù hợp.

3) Về việc giao đào tạo nghề đối với quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự cho các đơn vị bộ đội.

Từ năm 2009 về trước, ngân sách nhà nước hỗ trợ dạy nghề cho quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự, được xuất ngũ (gọi tắt là QNXN) còn hạn chế, từ 22 đến 28 tỷ đồng/năm; QNXN phần lớn gia đình kinh tế khó khăn, không có điều kiện để học nghề, vì vậy QNXN học nghề không nhiều (khoảng 25.000 đến 28.000 người/năm). Với số lượng học viên như trên thì hệ thống dạy nghề quân đội đủ khả năng đào tạo nghề cho QNXN (toàn quân có 28 cơ sở dạy nghề gồm: 02 trường cao đẳng nghề; 19 trường trung cấp nghề, 07 trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm.

Sau khi có Quyết định số 121/2009/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ học nghề cho QNXN, trong đó quy định, quân nhân hoàn thành nghĩa vụ khi xuất ngũ, ngoài chế độ được trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương tối thiểu, nếu học nghề sơ cấp được cấp một thẻ học nghề có giá trị bằng 12 tháng tiền lương tối thiểu tại thời điểm học (hiện nay là: 730 000 x 12 tháng = 8760 000đ); do đó số QNXN học nghề đã tăng cao, nếu chỉ giao riêng các cơ sở đào tạo nghề của quân đội đào tạo nghề cho QNXN sẽ không thể đáp ứng được số lượng đào tạo. Mặt khác các cơ sở đào tạo nghề trong quân đội trang thiết bị còn thiếu về số lượng, lạc hậu về kỹ thuật; nơi ăn nghỉ cho học viên chưa bảo đảm đủ cũng ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng tuyển sinh đào tạo.

Vì vậy, hiện tại Chính phủ đã quy định giao nhiệm vụ cho các cơ sở dạy nghề trong cả nước cùng tham gia dạy nghề cho QNXN, Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm thanh toán kinh phí hỗ trợ QNXN học nghề theo quy định của Chính phủ.

4) Về việc cần có chế tài bắt buộc các doanh nghiệp phải nhận lại số công nhân của mình khi họ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 89/2005/QĐ-TTg ngày 26/4/2005 về Chính sách việc làm đối với quân nhân, công an nhân dân thôi phục vụ tại ngũ, trong đó Điều 5 quy định: Khi quân nhân, Công an nhân dân chuyển ngành, xuất ngũ về cơ quan cũ, được sắp xếp việc làm phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ hoặc được đào tạo lại nghề để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cơ quan, xí nghiệp giải thể, phá sản hoặc không có khả năng tiếp nhận lại công nhân của họ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trở về.... Nếu đưa ra chế tài bắt buộc phải nhận lại quân nhân xuất ngũ vào làm việc sẽ khó thực hiện được và không đúng với hoạt động của Luật doanh nghiệp.



44. Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: Đề nghị Nhà nước cần quan tâm tăng cường tiềm lực cho các lực lượng giữ gìn an ninh biên giới, chủ quyền biển đông, hải đảo của nước ta.

Trả lời: (Tại Công văn số 5274/BQP-VP ngày 6/9/2010)

Tiếp thu ý kiến đề nghị của cử tri, Bộ Quốc phòng sẽ thường xuyên chỉ đạo các lực lượng: Hải quân, Cảnh sát biển, BTL Bộ đội Biên phòng tăng cường tuần tra, bảo vệ chủ quyền trên biển và thực sự là chỗ dựa của ngư dân tham gia hoạt động trên biển; mặt khác để thực sự bảo vệ vững chắc chủ quyền trên biển, Bộ Quốc phòng đã và đang xây dựng kế hoạch báo cáo và đề nghị Chính phủ cho phép mua sắm thêm một số trang bị, tàu thuyền đủ sức nhằm tạo thêm thế và lực giúp cho Bộ đội Hải quân, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng đủ sức thực hiện nhiệm vụ được giao.



45. Cử tri các tỉnh An Giang, Trà Vinh kiến nghị: Cựu chiến binh tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam không được hưởng các chế, chính sách như cựu chiến binh qua các thời kì kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đề nghị Nhà nước xem xét vấn đề này.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   50




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương